logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 31/08/2015 lúc 08:41:27(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Đơn vị chống chiến tranh hóa học của quân đội Trung Quốc làm việc tại hiện trường vụ nổ Thiên Tân, 21/08/2015.
REUTERS/Stringer

Le Figaro hôm nay có bài phân tích « Mô hình Trung Quốc đang gặp khủng hoảng ? ». Thảm kịch Thiên Tân, chứng khoán sụp đổ…mùa hè này như một thùng thuốc súng đối với Bắc Kinh, đang phải trải qua một thời kỳ chuyển đổi khó khăn.
Một mùa hè tan tác với khủng hoảng chứng khoán, đồng nhân dân tệ bất ngờ phá giá, viễn cảnh kinh tế u ám và thảm họa Thiên Tân đã làm nhạt nhòa hình ảnh một cường quốc mới nổi đắc thắng. Một số người đã dự báo sự sụp đổ sắp tới của nước Trung Hoa đỏ.

Tuy nhiên theo Le Figaro, những khó khăn trên đây như một hồi còi cảnh báo, minh họa cho một mô hình tăng trưởng đang kiệt sức, và sự khẩn trương cần có đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, phải tìm ra những phương thuốc mới, nếu không muốn bị mất đi tính chính danh trước thế hệ trẻ có học vấn và đòi hỏi cao.

Chứng khoán sụp đổ có làm kinh tế Trung Quốc trật đường rầy ?

Đó là câu hỏi đầu tiên. Cổ phiếu không ngớt nhảy múa từ cuối tháng Sáu đã thổi luồng gió sợ hãi qua tất cả các thị trường chứng khoán thế giới. Thượng Hải mất 41% giá trị trong vòng hai tháng, dù Bộ Chính trị đã tung ra những biện pháp khẩn cấp cứu nguy, khiến một số cổ đông nợ nần nhiều đã phải tự tử.

Đây là một cái tát cho chế độ, vì cơn sốt chứng khoán là do báo chí nhà nước cổ vũ, thu hút đông đảo người không kinh nghiệm lao vào chơi cổ phiếu trước món lợi quá lớn, khi chỉ trong vòng một năm giá trị đã tăng khủng khiếp, đến 150%.

Chính quyền muốn trao tặng « giấc mơ Trung Hoa » của Tập Cận Bình với việc mở ra biên giới mới cho chứng khoán, trong lúc thị trường địa ốc suy sụp và tăng trưởng chậm lại. Đó là lý do khiến Bắc Kinh vội v ã phản ứng khi quả bóng đầu cơ bị vỡ, tung ra 144 tỉ đô la mua vào hàng loạt cổ phiếu.

« Tính chính danh của họ đang bị lung lay » - chuyên gia Arthur Kroeber của Brookings-Tsinghua Center ở Bắc Kinh nhận xét. Nhưng thủ thuật này tỏ ra phản tác dụng. Cú « bazooka tài chính » tốn kém này hơi quá tay, thay vì để thị trường tự điều chỉnh bình thường.

Bởi vì nguy cơ lây lan được các nhà phân tích cho là thấp, vì tại Trung Quốc, thị trường chứng khoán trông giống như một casino lớn, tương đối tách rời nền kinh tế thực nếu so với phương Tây. Chỉ có 7% hộ gia đình thành thị sở hữu cổ phiếu, còn tại Hoa Kỳ là hơn phân nửa ; và các công ty Trung Quốc chỉ tìm được 5% vốn từ thị trường này.

Nhưng tác động tâm lý của vụ sụp đổ chứng khoán là khôn lường, làm xói mòn lòng tin dành cho những « Người cầm lái » ở Bắc Kinh trong suốt hai thập kỷ quản lý ổn thỏa vừa qua. Nó tạo ra một mớ bòng bong ngờ vực, mà cội rễ nằm trong sự yếu kém của cơ cấu.

Vì sao kinh tế Trung Quốc chựng lại ?

Sau 30 năm cất cánh ngoạn mục, Trung Quốc đang trải qua thời kỳ quá độ khó khăn. Mô hình tăng trưởng cũ dựa trên xuất khẩu hàng ít giá trị gia tăng và trên đầu tư, đang hụt hơi, dẫn đến tăng trưởng xuống đến mức thấp nhất từ 25 năm qua. Tháng Bảy, xuất khẩu sụt 8,3% còn qua châu Âu sụt 12%, do lương tăng làm giảm tính cạnh tranh trước Đông Nam Á và châu Phi. « Nền kinh tế mới » từ các tập đoàn internet, Alibaba, Tencent, điện thoại di động Xiaomi…cố gắng thay chân, cũng như lãnh vực dịch vụ, nhưng quá chậm.

Mắt xích còn thiếu là tiêu thụ nội địa, rất cần thiết để giảm lệ thuộc vào các thị trường xuất khẩu. Dân số Trung Quốc bị lão hóa nhanh hơn dự báo thích tiết kiệm hơn chi xài, trước một Nhà nước bất ổn về phúc lợi và một chế độ đã làm kiệt quệ nhiều thế hệ trong thế kỷ 20. Nhất là khi giai cấp trung lưu trỗi dậy, họ chọn lựa các nhãn hiệu ngoại quốc – thành công của xe hơi Đức và iPhone 6 chứng tỏ điều đó. Giới tinh hoa không tin vào hàng « made in China », bằng mọi cách chuyển tiền ra nước ngoài và xin được hộ chiếu ngoại quốc.

Dù vậy, cỗ máy Trung Quốc năm nay nhắm vào mức tăng trưởng 7%, năng động nhất thế giới. Theo các chuyên gia, thực tế chỉ từ 4 đến 6%. Nhưng theo Tim Cook, ông chủ Apple, tăng trưởng của giới trung lưu « sẽ rất lớn trong những năm tới », với các nhu cầu ngày càng tinh tế. Bên cạnh lãnh vực quốc doanh vô hiệu quả và tham nhũng, khu vực tư nhân tỏ ra rất sáng tạo.

Thảm kịch Thiên Tân : Dấu hiệu cảnh báo cho chế độ ?

Hai vụ nổ xảy ra tại cảng Thiên Tân hôm 12/8 không chỉ giết hại 139 nạn nhân và làm bị thương 700 người. Nó còn phơi bày ra ánh sáng một sự tập trung những bất cập, làm băng hoại mô hình Trung Quốc từ bên trong.

Trước hết là sự thiếu trách nhiệm, cái thắng chính làm nền kinh tế không thể nâng cấp, vốn rất cần thiết để được đứng vào hàng ngũ các nước phát triển. Những tai nạn công nghiệp chết người là chuyện cơm bữa, như vụ nổ nhà máy Côn Sơn (Kunshan) làm 146 người chết năm 2014. Trong khu vực Bắc Kinh, 70% cơ sở hóa chất không tôn trọng các tiêu chuẩn an toàn – một quả bom nổ chậm ! Tiếp đến là thiếu năng lực : hàng mấy chục lính cứu hỏa đã chết vì không được đào tạo tối thiểu.

Hệ quả của thiếu trách nhiệm là nạn dịch tham nhũng và lạm dụng chức quyền : muốn làm ăn phải có quan hệ (guanxi). Một trong những chủ nhân của kho hàng Thụy Hải (Ruihai) chính là con trai của cựu giám đốc công an Thiên Tân, 700 tấn cyanure đã được trữ gần khu dân cư, cao gấp 40 lần cho phép.

Thông tin này ban đầu bị kiểm duyệt - 300 tài khoản và 50 trang web bị khóa ngay - sau đó trung ương sử dụng để đổ lên đầu chính quyền địa phương. Tập Cận Bình đòi « minh bạch » và trừng phạt một số quan chức, trong khi cư dân mạng nổi giận. Một người viểt trên Vi Bác : « Hãy chấm dứt tình trạng là người khổng lồ về diễn văn và một chú lùn trong hành động ».

Sau nạn ô nhiễm, xì-căng-đan thực phẩm bẩn, Thiên Tân minh họa cho các thử thách gay gắt của đảng, trước lớp dân thành thị đòi hỏi chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Khó khăn có làm lung lay đế chế Tập Cận Bình ?

Hồi tháng Ba, một trong những nhà Trung Quốc học uy tín nhất ở Mỹ đã gây rúng động khi loan báo sự cáo chung sắp tới của một chế độ đang kiệt lực, trên Wall Street Journal. Tuy vậy ông William Shambaugh không nói gì về uy tín của Tập Cận Bình, có được nhờ chiến dịch chống tham nhũng ầm ĩ và các phương pháp mị dân bắt chước Vladimir Putin, tái hiện nạn sùng bái cá nhân. Ông ta nhấn mạnh ý thức hệ để cứu vãn một hệ thống bị tham nhũng tàn phá, đàn áp đối lập và đề cao lòng tự hào dân tộc.

Nhưng những khó khăn kinh tế đã làm xáo trộn lịch trình của ông Tập – cho đến nay dành ưu tiên cho đối nội, và muốn coi Hoa Kỳ như người đồng đẳng. Những người đối lập được chắp thêm cánh, nhất là trong quân đội, với nguy cơ kìm hãm các cải cách cần thiết, trong đó có việc « chiếu tướng » các tập đoàn quốc doanh. Thủ tướng Lý Khắc Cường chưa chi đã tỏ ra lúng túng.

Trong khi đó « đây là lúc để tăng tốc cải cách, nếu không muốn đối mặt với một cuộc khủng hoảng thực sự sắp tới » - Kroeber cảnh báo. Chủ yếu là tương lai của « hợp đồng với quỷ sứ » - giữa đảng và nhân dân - từ thập niên 80 : chấp nhận độc tài để đổi lấy tăng trưởng.
Theo RFI
xuong  
#2 Đã gửi : 08/01/2016 lúc 09:16:17(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mô hình kinh tế Trung Quốc sản sinh khủng hoảng

UserPostedImage
Một công nhân xây dựng ăn tối tại công trường ở tỉnh An Huy. Ảnh tư liệu. REUTERS/Stringer/Files

Kinh tế thị trường « định hướng xã hội chủ nghĩa » của đảng Cộng sản Trung Quốc đe dọa bản thân Hoa lục và thế giới : cội nguồn gây khủng hoảng, mối đe dọa hàng đầu, vấn nạn không giải pháp, chứng khoán xáo trộn, Bắc Kinh bất lực … là những tựa lớn và phân tích trên báo chí Pháp hôm nay 08/01/2016.
Trên trang nhất, Le Monde chơi chữ với hàng tựa đậm : " La Chine, danger économique numéro un" (Trung Quốc , nguy hiểm kinh tế số một). Thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến, sau khi lao dốc ngày đầu tuần, đã sụt thêm 7% trong ngày thứ tư trong vòng 29 phút và cũng sụt thêm 7% trong ngày thứ năm.

Sàn giao dịch lao đao, đồng tiền bị phá giá và tình trạng phát triển kinh tế chậm lại của Trung Quốc đã gây hiệu ứng lo âu trên toàn cầu. Les Echos thì cho rằng Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc đã phải can thiệp với hàng loạt biện pháp khẩn cấp : hạ giá đồng nguyên (nhân dân tệ), giới hạn bán cổ phần, bơm tiền mặt vào thị trường nhưng hủy bỏ « cầu chì an ninh tự động » 7%. Theo Le Figaro, Trung Quốc đang làm thị trường tài chính thế giới lao đao và càng lúc càng lo ngại rơi vào một cuộc khủng hoảng mới. Ngân hàng Thế giới cũng báo động : nguy cơ kinh tế, tài chính, xã hội, địa chính trị đều gia tăng khắp địa cầu.

Vì sao nên nỗi ?
Theo Le Figaro, Trung Quốc đang ở trong thời kỳ « lột vỏ » đầy nguy hiểm và nhiều chướng ngại. Thứ nhất là không còn gây đuợc niềm tin và thứ hai là giá nhân công lên cao. Trong bối cảnh tình hình địa chiến lược trên toàn cầu có nhiều bất trắc, giá nhiên liệu giảm, căng thẳng ở Trung Đông và quả bom H của Bắc Triều Tiên, giới đầu tư mất hết tin tưởng vào nền kinh tế thứ hai của thế giới.

Một nhà kinh tế độc lập tại Thượng Hải nhận định : năm 2016 sẽ vô cùng khó khăn. Ngay giới tài phiệt Trung Quốc cũng « hốt của mà chạy », đầu tư vào ngành công nghệ tiên tiến và thị trường địa ốc của Tây phương để được an toàn ở Canada, Hoa Kỳ hay Úc. Trong vòng ba tháng cuối năm, 367 tỉ đôla đã bị tẩu tán ra khỏi Trung Quốc. Dấu hiệu nguy hiểm thấy rõ là công nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc, đầu tàu của kinh tế quốc gia đã « hụt hơi ».Chính sách « tái cấu trúc » lãnh vực quốc doanh là cuộc cải cách « khó nhất » về mặt xã hội của Chủ tịch Tập Cận Bình. Vì thế, chính quyền mới có thái độ do dự. Thái độ do dự này đang làm cho thị trường tài chính bất an.

Guồng máy kinh tế Hoa lục « trục trặc » và đáp án xã hội dân sự
Cũng cùng nhận định, Liberation, trong bài « Mô hình Trung Quốc : cỗ máy khủng hoảng », dưới bức ảnh một người trung niên mặt đăm chiêu, nói rõ thêm : công nghiệp thiếu sức cạnh tranh, mãi lực của dân thấp, đầu cơ địa ốc, tẩu tán tài sản, đầu tư bỏ chạy là tình trạng khốn đốn của cường quốc kinh tế số hai thế giới.

Cho dù chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt thông tin nhưng vẫn phải báo cáo chỉ số Hoạt động của ngành công nghiệp PMI (Purchasing Managers Index), suy yếu. Tin này là « ngọn lửa châm vào thùng thuốc súng » làm giới đầu tư và đầu cơ bán tống bán tháo cổ phần.

Thị trường Trung Quốc còn mất hấp dẫn vì ba lý do : một là tiền lương tăng lên trung bình 8% trong những năm gần đây, làm doanh nghiệp chỉ muốn dời nhà máy sang các nước khác. Thứ hai là sức mua của người dân không cao và thứ ba là bong bóng địa ốc đang sắp vỡ vì những người có tiền không mua mà còn bán ra để chạy sang Úc, sang Mỹ.

Theo nhật báo cánh tả, Trung Quốc không phải là « cứu tinh của thế giới » như được mô tả trước đây. Ngược lại, chế độ kinh tế có định hướng này đang trở thành bất ổn định mà nhiều nhà kinh tế dự báo sẽ hạ cánh một cách « thô bạo ».

Nhưng trên La Croix, trong bài « Trung Quốc làm thế giới lo ngại » chuyên gia Christophe Despas lạc quan hơn cho là chế độ Trung Quốc kiểm soát được tình hình, cho dù phải mất nhiều thời gian. Điều chắc chắn là Trung Quốc không có chiến lược nào ngoài « chiến lược đánh đâu đỡ đó ».

Nhật báo kinh tế Les Echos đưa giải pháp : chính tệ nạn tham ô là căn bệnh trầm kha của Trung Quốc và nhiều nước đang phát triển. Toa thuốc đầu tiên là phải trao trách nhiệm việc nước cho « xã hội công dân ».

Trong cái bất hạnh của Trung Quốc, cũng tạo ra cái rủi và cái may cho nhiều nước : Trong nhóm « thua » có Đài Loan, Đại Hàn, Nhật, Mỹ Đức phải giảm xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhóm « thắng » có Việt Nam, Indonesia « hốt » tiền đầu tư bỏ Trung Quốc. Tuy nhiên, theo Le Monde, phải chờ thực tế trả lời.

Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.104 giây.