Việt Nam vừa kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Trong trả lời phỏng vấn của BBC ngày 26/8 vừa qua, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu phản
biện độc lập (IDS, đã tự giải thể) ở Việt Nam, thừa nhận 70 năm sau khi Việt Nam giành được độc lập “những mục tiêu
dân giàu nước mạnh, những mục tiêu về độc lập dân tộc, kể cả những mục tiêu về dân chủ chưa đạt”.
Mặc dầu vậy, trước câu hỏi thế thì Việt Nam có cần một cuộc cách mạng toàn diện mới hay không, ông nói: "Tôi rất ghét
cách mạng, tôi chỉ thích tiến hoá mà thôi. Bởi vì các cuộc cách mạng, nhìn suốt lịch sử thế giới, đều là các cuộc cách
mạng vô cùng tàn bạo. Cái giá nó mang lại cho nhân loại hoặc cho từng dân tộc đều rất đắt, cho nên là dẹp cách mạng đi."
Để xem Tiến sĩ Nguyễn Quang A có lý hay không, ta cần giải đáp các câu hỏi sau đây:
Một, cách mạng là gì?
Hai, có phải tất cả các cuộc cách mạng đều chủ trương bạo lực?
Ba, Việt Nam hiện tại có cần một cuộc cách mạng hay không?
Cách mạng là gìCách mạng là một sự thay đổi sâu sắc hoặc triệt để về chất, thường xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn. Cách mạng
xảy ra trong nhiều lĩnh vực như chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế,công nghiệp...Trong bài viết này, “cách mạng” được dùng
với nghĩa “cách mạng trong lĩnh vực chính trị”.
Cách mạng là thay chế độ (thể chế) chính trị hiện tại bằng một chế độ chính trị tiến bộ. Xóa bỏ chế độ quân chủ để thiết
lập nền cộng hòa, đó là cách mạng. Xóa bỏ chế độ thực dân để thiết lập độc lập dân tộc, đó là cách mạng. Xóa bỏ chế độ
độc tài – toàn trị để thiết lập nền dân chủ - đa đảng, đó là cách mạng. Có cuộc cách mạng cùng một lúc thiết lập nền độc
lập dân tộc và nền cộng hòa, có cuộc cách mạng thiết lập cùng một lúc nền cộng hòa và nền dân chủ - đa đảng. Và có
cuộc cách mạng thiết lập cùng một lúc độc lập dân tộc, nền cộng hòa và nền dân chủ - đa đảng. Thông thường cách mạng
được tiến hành với sự tham gia của một số đông quần chúng.
Tóm lại, cách mạng đồng nhất với tiến bộ và vì vậy là tuyệt đối cần thiết để thúc đẩy nhân loại phát triển. Chống lại cách
mạng là chống lại tiến hóa xã hội.
Cũng cần phân biệt cách mạng với đảo chính là biến cố chính trị dẫn đến thay đổi lãnh đạo quốc gia, chính phủ nhưng
không dẫn đến thay đổi chế độ chính trị.
Biến cố chính trị tháng 8 năm 1945 ở Việt Nam dẫn đến Độc lập dân tộc và sự ra đời của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào
2-9 cùng năm chắc chắn là một cuộc cách mạng không chỉ vì đã chấm dứt chế độ phong kiến mà ở đây là Đế quốc Việt
Nam của hoàng đế Bảo Đại và khai sinh nền Cộng hòa mà trước hết vì đã thực hiện Quyền dân tộc tự quyết, thực hiện
Độc lập dân tộc không trên cơ sở nhượng cho của phát xít Nhật. Còn cuộc cách mạng này ngay lúc đó đã thiết lập được
một nền dân chủ - đa đảng hay chưa thì tôi sẽ bàn tới trong một bài viết khác.
Cách mạng không chỉ bằng bạo lựcNói đến cách mạng thường người ta nghĩ đến bạo lực bởi đơn giản đối tượng phế bỏ là chế độ độc tài có quân đội và
cảnh sát bảo vệ, mức độ độc tài càng cao thì khả năng cách mạng sử dụng bạo lực càng lớn.
Điển hình của cách mạng bạo lực là Cách mạng Pháp với việc đưa vua Louis XVI lên đoạn đầu đài. Tuy nhiên không phải
cuộc cách mạng bạo lực nào cũng dẫn đến đổ máu. Cách mạng tháng Tám tại Việt Nam là bằng chứng. Thực vậy, dưới
áp lực mạnh mẽ của các cuộc khởi nghĩa vũ trang do Việt Minh tiến hành và trong bối cảnh Nhật đang bảo hộ Đế quốc Việt
Nam đã đầu hàng Đồng Minh, hoàng đế Bảo Đại quyết định thoái vị, trao chính quyền cho Việt Minh. Đó là lý do vì sao thủ
tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim đã từ chối đề nghị của quân Nhật dẹp Việt Minh bằng vũ lực. Chiều
ngày25/8/1945, trước hàng ngàn người tụ họp trước cửa Ngọ Môn, hoàng đế Bảo Đại đã đọc Tuyên ngôn Thoái vị và trao
ấn, kiếm vàng biểu trưng cho vương quyền cho hai đại diện Việt Minh là Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận, phụ thân của người
viết bài này.
Mặc dù vậy, thực tế cho thấy đã có những cuộc cách mạng phi bạo lực.
Đáng tiếc là ở nhiều nước hậu cộng sản vẫn chưa có được tự do, dân chủ thực sự bởi các cựu lãnh đạo cộng sản vẫn tiếp
tục nắm quyền, độc tài chỉ đổi dạng từ tập thể qua cá nhân mà thôi.
Chỉ trong vài năm, từ 1989 cho đến 1991, thế giới đã chứng kiến sự sụp đổ ngoạn mục của chế độ cộng sản dưới sức ép
của các cuộc biểu tình bất bạo động ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Đáng tiếc là ở nhiều nước hậu cộng sản vẫn chưa có được tự do, dân chủ thực sự bởi các cựu lãnh đạo cộng sản vẫn tiếp
tục nắm quyền, độc tài chỉ đổi dạng từ tập thể qua cá nhân mà thôi. Vì vậy ở các nước này lại diễn ra các cuộc cách mạng
bất bạo động được biết đến dưới cái tên “cách mạng màu” đặc trưng bởi các cuộc biểu tình ngồi và tổng đình công. Kết
quả là những kẻ tân độc tài đã phải cuốn gói. Đó là Cách mạng Hoa hồng tại Gruzianăm 2003, Cách mạng Cam tại Ukraina
năm 2004, Cách mạng Hoa Tulip tại Kyrgyzstan năm 2005.
Các cuộc cách mạng bất bạo động cũng đã nổ ra ở các nước có chế độ độc tài phi cộng sản và một số đã thành công. Đó
là Cách mạng lật đổ nhà độc tài Ferdinand Marcos do phong trào Sức mạnh Nhân dân tiến hành tại Philippines năm 1986,
cuộc Cách Mạng Hoa Lài lật đổ nhà độc tài Ben Ali tại Tunisia, cuộc cách mạng lật đổ nhà độc tài Hosni Mubarak tại Ai Cập
năm 2011…
Một cuộc cách mạng bất bạo động cho Việt NamVới Điều 4 Hiến pháp Việt Nam quy định “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, chế độ
chính trị ở Việt Nam rõ ràng là chế độ độc tài – toàn trị. Dưới chế độ này các quyền con người và công dân cơ bản như tự
do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình, tự do tín ngưỡng, tôn giáo… cho dù được ghi
trong Hiến pháp đã bị công an đàn áp thẳng thừng. Bên cạnh đó, chính quyền cộng sản Việt Nam ra sức sử dụng vị trí độc
quyền cai trị đất nước của mình để cướp bóc tài sản của người dân cũng như của quốc gia. Nghiêm trọng không kém,
cũng chính để giữ quyền lực nhằm bảo đảm đảm mục tiêu ăn cướp này mà chính quyền cộng sản Việt Nam đã và đang
làm ngơ cho Trung Quốc xâm chiếm chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam đặc biệt ở Biển Đông. Thực vậy, đối với chính
quyền này Trung Quốc là chỗ dựa duy nhất để chống lại sự nổi dậy từ phía người dân.
Do đó, một cuộc cách mạng ở Việt Nam là chẳng thể đừng để cứu dân, cứu nước!
Vấn đề còn lại là cuộc cách mạng này sẽ diễn ra theo hướng nào, bạo động hay bất bạo động?
Sau Tuyên ngôn Độc lập 2-9-1945, Việt Nam đã trải qua 30 năm liên tục chiến tranh: kháng chiến chống thực dân Pháp từ
1946 đến 1954 và nội chiến có sự can thiệp quân sự của Mỹ trong bối cảnh chiến tranh lạnh từ 1955 đến 1975. Do máu
đã đổ quá nhiều như vậy nên dù là chính đáng, là cấp thiết thì một cuộc cách mạng mới ở Việt Nam không thể lấy bạo lực
làm phương tiện. Hơn thế nữa, sự thành công của cách mạng phi bạo lực trên thế giới, nhất là ở các nước cộng sản Đông
Âu, càng làm cho các lực lượng dân chủ Việt Nam tin rằng đấu tranh bất bạo động hoàn toàn có thể đưa cuộc cách mạng
của họ tới đích. Cụ thể, đó sẽ là biểu tình, đình công và các hình thức phản đối tập thể và ôn hòa khác đòi chính quyền hủy
bỏ Điều 4 Hiến pháp, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quyền con người, quyền công dân, quyền của người lao động
được ghi trong Hiến pháp cùng lúc với đòi hủy bỏ các điều 79, 88, 258 Bộ luật hình sự và các điều luật đàn áp nhân quyền
khác, trả lại đất đai, nhà cửa đã bị chính quyền cưỡng đoạt...
Dù tàn bạo đến đâu giới cầm quyền Việt Nam cũng hiểu không thể nào tránh khỏi sụp đổ, càng đàn áp thì tội với dân, với
nước càng lớn nên cách tốt nhất là trì hoãn cái kết cục tất yếu kia được lúc nào hay lúc ấy.
Về phía chính quyền cộng sản Việt Nam, cũng như bất cứ chế độ độc tài – toàn trị nào khác, chắc chắn chính quyền này
sẽ dùng bạo lực kiểu “Thiên An Môn 1989” để chống trả cách mạng đồng nhất máu những người biểu tình sẽ đổ. Việc
chính quyền này tấn công, đánh đập dã man bằng công an và côn đồ, bắt bớ, bỏ tù hàng loạt người đấu tranh cho dân chủ
- nhân quyền, “dân oan”, nhất là trong thời gian gần đây, đã cho thấy rõ điều đó. Tuy nhiên chắc chắn không kém là máu
của người biểu tình ôn hòa một khi đã đổ thì điều này chỉ càng nung nóng quyết tâm “người trước ngã, người sau tiến” của
khối người biểu tình, càng gây phẫn nộ và thôi thúc cả nước xuống đường vì một ngày mai dân chủ!
Dù tàn bạo đến đâu giới cầm quyền Việt Nam cũng hiểu không thể nào tránh khỏi sụp đổ, càng đàn áp thì tội với dân, với
nước càng lớn nên cách tốt nhất là trì hoãn cái kết cục tất yếu kia được lúc nào hay lúc ấy. Một trong những thủ đoạn “câu
giờ” này là tung tin rồi sẽ có một “Gorbachev Việt Nam” để giải thể chế độ cộng sản hay “chế độ cộng sản Việt Nam tự thủ
tiêu” và vì vậy cách mạng là không cần thiết.
Sở dĩ tôi khẳng định giải pháp “Gorbachev Việt Nam” hay “chế độ cộng sản Việt Nam tự thủ tiêu” là thủ đoạn “câu giờ”, tức
không thể có, bởi giới cầm quyền Việt Nam rất khác với giới cầm quyền Liên Xô. Thực vậy, giới cầm quyền Liên Xô là
cộng sản quan liêu, tức ngộ nhận chủ nghĩa cộng sản sẽ mang lại công bằng và hạnh phúc cho con người và vì vậy một
khi tỉnh ngộ thì họ dứt bỏ nó. Còn giới cầm quyền Việt Nam hiện nay về tổng thể là kẻ cướp theo đúng nghĩa đen của từ
này như trên đã phân tích, mà kẻ cướp thì không thể có chuyện tự nguyện hoàn lương, trả lại tài sản và đền bù cho các
nạn nhân của nó.
Như vậy, bỏ qua nhận định không chuẩn của ông về sự đối lập giữa “cách mạng” và “tiến hóa” bởi “tiến hóa” bao gồm “đột
biến” hay “cách mạng”, Tiến sĩ Nguyễn Quang A với quan điểm “dẹp cách mạng” và những người có quan điểm tương tự
đang tiếp tay, cho dù không cố ý, kéo dài sự tồn tại của chế độ cộng sản Việt Nam gắn với tội ác chống con người và thảm
họa mất nước vào tay Trung Quốc.
Thành thử, một cuộc cách mạng bất bạo động là tất yếu, và không những thế, là cấp thiết cho Việt Nam trước khi mọi cái
trở nên quá muộn!
Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ gửi cho BBC từ Hoa Kỳ