logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 11/09/2015 lúc 08:34:33(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Căn cứ hải quân của Nga tại Tartus, Syria. Wikipedia

Tây phương nên hay không nên đổ quân vào Syria? Nga tăng cường lực lượng quân sự tại Syria cứu chế độ Damas suy yếu trong bối cảnh Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ bất đồng trong chiến lược trợ giúp lực lượng nổi dậy. Làn sóng người tịnạn đa số là dân Syria tràn ngập châu Âu . Kinh tế Trung Quốc có thật sự vững chắc? Đó là những chủ đề chính trên báo chí Pháp hôm nay.
Le Figaro chạy tựa lớn trên trang nhất : « Nga động binh "kỳ lạ" tại Syria ». Tây phương lo ngại ý đồ của Vladimir Putin khi đưa quân vào miền tây bắc Syria. Matxcơva nhìn nhận có tăng cường vũ khí nhưng không đưa thêm người. Tây phương biết rõ là Nga nói dối.

Nhật báo cánh hữu của Pháp đặt câu hỏi : Mục tiêu chiến lược của Nga khi tăng quân tại Syria để làm gì ? Những phi trường dã chiến, tàu đổ bộ, lều trại mới dựng lên cho hàng trăm quân lính, không kể chiến xa và vũ khí nặng cung cấp cho quân đội Syria là để hợp tác với Tây phương chống tổ chức thánh chiến Hồi giáo ? Hay là chỉ để bảo vệ căn cứ địa của dòng họ và hệ phái Shi-a của tổng thống Al Assad, vừa chuẩn bị cho giải pháp chia cắt lãnh thổ vừa bảo vệ được quyền lợi « cốt lõi » của Nga tại Trung Đông mà Damas là đồng minh duy nhất.

Le Figaro để cho độc giả tự trả lời nhưng cho biết thêm một số dữ kiện : trên chiến trường, quân đội chính phủ đã hoàn toàn suy yếu không đủ sức đương cự với lực lượng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Cách nay 4 năm, khi cách mạng dân chủ ôn hòa xảy ra, quân đội Syria còn khẳng định một cách ngạo mạn là quân đội bách chiến bách thắng. Từ khi tình thế đổi thay, tranh đấu chính trị biến thành vũ lực, quân đội Syria đã đuối sức rõ rệt. Dấu hiệu đại bại rõ nét nhất là tại nhiều khu vực, như ở Idlib, quân đội chính phủ biến mất, phải nhờ cậy vào lực lượng võ trang Hezbollah do Iran tài trợ thay thế. Chính trong tình thế nguy ngập này, Damas phải kêu gọi sự giúp đỡ của Nga, nhất là để bảo vệ thành phố Lattaquié, thành trì của gia tộc Al-Assad.

Cơ hội “bình thường hóa” quan hệ Nga-Tây phương
Theo nhận định Le Figaro, Putin cố gắng tránh cho chế độ Al-Assad sụp đổ một cách thô bạo vào tay tổ chức thánh chiến Nhà nước Hồi giáo, kẻ thù của Tây phương. Thế mạnh áp đảo của Daech cũng là cơ hội cho Tây phương “nối lại” quan hệ với Matxcơva mà thái độ tráo trở của Putin trong hồ sơ Ukraina đã làm nước Nga bị cô lập.

Cũng trong chiều hướng này, nhật báo Công giáo La Croix phân tích “vấn đề nước Nga” trong bài xã luận cùng tên : trong nước, tổng thống Putin dựa trên tham nhũng để cai trị và trấn áp một cách hiệu quả phong trào đối lập. Ngoài nước, ông không đe dọa mà thẳng thừng ra tay tấn công những quốc gia muốn thoát ra khỏi ảnh hưởng Nga như trường hợp Gruzia và Ukraina.

Theo La Croix, thái độ của Putin đáng bị lên án. Ngay nước Pháp, tuy không có truyền thống chống Nga nhưng dù không ghét cũng thành ghét. Nhưng nhật báo Công giáo nhắc nhở công luận trước khi trách người hãy tự trách mình. Đừng quên là sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô sụp đổ, bị phá sản từ kinh tế đến chính trị. Phe “thắng cuộc” là Tây phương và Mỹ đã không thật lòng trợ giúp phe “chiến bại” sớm hồi phục. Mỹ không rộng lượng với Nga như đã hào phóng cứu nước Đức sau Thế chiến thứ hai. Nato không những xem Nga là một loại “cường quốc nghèo” mặc kệ cho số phận, mà còn không tôn trọng một số cam kết khi mở rộng biên giới về phương đông. Sự sỉ nhục này giải thích phần nào lý do phần đông dân Nga ủng hộ chính sách tân đế quốc của Vladimir Putin. Nhật báo Công giáo khẳng định “không thể chấp nhận” chính sách vũ lực của Nga nhưng phải quan sát từng cơ hội để thúc đẩy Nga xuống thang, phục hồi chổ đứng trong bàn cờ quốc tế.

Liệu con đường hòa giải với Nga có ảo tưởng hay không ? La Croix đương cử trường hợp cụ thể qua thỏa thuận hạt nhân với Iran và kết luận: hãy tạo cơ hội thứ hai ở Syria.

“Chúng tôi đơn độc chống thánh chiến"
Trong khi Nga cố gắng giúp chế độ Damas thì liên minh nổi dậy do Mỹ và Tây phương hậu thuẫn cảm thấy bị bỏ rơi. Trong một bài phóng sự dài “Chúng tôi một mình chống thánh chiến”, nhật báo Libération cho biết lực lượng đối lập võ trang ở phía bắc Syria đang là nạn nhân của hai lập trường tương phản của Mỹ và đồng minh khu vực là Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi Washington muốn thành lập một khu an toàn do liên minh đối lập Syria do Mỹ huấn luyện và người Kurdistan ở Syria kiểm soát thì kế hoạch này bị Ankara chống đối kịch liệt. Chính quyền Erdogan bị oán thù với tổ chức đối lập Kurdistan PKK làm mờ mắt.

Trong khi đó, hàng triệu người Syria tuyệt vọng vì chiến tranh triền miên tiếp tục chạy sang châu Âu lánh nạn gây bối rối cho Liên Hiệp Châu Âu. Le Monde loan báo : Châu Âu đón nhận dưới 10% trong số 4 triệu người tị nạn Syria. Các nước vùng Vịnh từ chối mở cửa biên giới cho dù các vương quốc Ả Rập giàu sang, phồn thịnh là nhờ nhân công giá rẻ. Tại Châu Âu, Đan Mạch không theo gương nước Đức mà lại bắt chước các nước Trung Âu từ chối nhận người tị nạn. Le Figaro cho biết thêm, một trong các nước Trung Âu đó là Hungari đang tính đến giải pháp ban bố tình trạng khủng hoảng, quân đội đã bắt đầu được huy động diễn tập chiến dịch khóa chặt biên giới được đặt tên là “hành động quyết định”. Trái lại, tại Đức, thủ tướng Merkel vun bồi hình ảnh của một nhà lãnh đạo nhân hậu, được người tị nạn lẫn người Đức tôn vinh là “ bà mẹ bảo trợ”.

Trước viễn ảnh bị làn sóng tị nạn tràn ngập, một câu hỏi then chốt được đặt ra là có nên đưa quân vào Syria hay không?

Trên Les Echos, triết gia Roger-Pol Droit thẩm định là phải can thiệp : hãy nhìn những tội ác mà tổ chức tự xưng là thánh chiến Hồi giáo đã và đang, cũng như sẽ thi hành tại Irak và Syria, nếu họ chiến thắng thì không có giải pháp nào khác : phải tiến hành chiến tranh trên bộ. Dĩ nhiên, đây là giải pháp “xấu nhất” nhưng ít tồi tệ hơn thái độ thụ động vì thời gian đang có lợi cho phe thánh chiến.

Ý kiến can thiệp trên bộ này bị Le Monde xem là “điên rồ” vì nhiều lý do trong đó có nguy cơ trúng kế tổ chức cuồng tín : gây xung đột giữa hai cộng đồng đạo Hồi và Thiên chúa giáo tại châu Âu. Thứ đến châu Âu sẽ bị khủng bố trả thù. Tuy nhiên nhật báo độc lập không chống lại phương án để một liên minh quân sự có “cùng ngôn ngữ, cùng tôn giáo, cùng khẩu vị, sinh trưởng cùng quê hương khủng bố” đổ quân vào Syria.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.047 giây.