Sự nghiệp chính trị của Malcolm TurnbullTừ luật sư nổi tiếng thế giới, Malcolm Turnbull cuối cùng đã dành được vị trí mà ông theo đuổi đến cùng, trở thành thủ tướng thứ 29 của Úc.
Malcolm Turnbull là nghị viên của Wentworth từ năm 2004. (Credit: AAP) .
Ngay từ những năm đầu được biết đến, Malcolm Turnbull và từ "định mệnh" dường như luôn đồng hành trong những vòng xoáy tương đồng.
Số phận đã đưa Malcolm Turnbull lên tầm cao mới, lớn hơn những gì ông đã trình bày trong các nghiên cứu, trong luật pháp, trong kinh doanh và cuối cùng là trong chính trị.
Dân chúng ngày càng kỳ vọng về Malcolm Turner bởi ông có tài và đã đạt được nhiều thành tựu từ khi còn khá trẻ.
Cha mẹ Malcolm li hôn khi cậu mới chín tuổi. Malcolm được cha nuôi dạy và cậu học sinh trường công lập Vaucluse đã phấn đấu vào trường Sydney Grammar, nơi cậu bộc lộ tài năng thuyết trình trước công chúng.
Sau đó, Malcolm Turner tiếp tục học luật tại Đại học Sydney, học thêm ngành báo chí, rồi giành một suất học bổng Rhodes nghiên cứu chuyên sâu hơn về luật tại Đại học Oxford.
Đến năm 1980, ông trở thành luật sư và sau đó trở nên nổi tiếng khắp thế giới vì thắng kiện chính phủ Anh khi bào chữa thành công cho điệp viên MI5 Peter Wright đã nghỉ hưu, người đã đấu tranh đòi quyền xuất bản cuốn sách 'SpyCatcher' (‘Người bắt gián điệp’).
Cùng năm đó, ông kết hôn với bà Lucy Hughes, con gái ông Tom Hughes, cựu luật sư cao cấp và cựu chưởng lý Sydney. Gia đình Hughes tham gia chính giới từ thời Thị trưởng đầu tiên của Sydney.
Malcolm Turnbull và vợ Lucy Hughes. (ABC TV)
Mặc dù không thành công trong cuộc biểu quyết bầu ứng cử viên của Đảng Tự do nhiều năm trước, ông Turnbull bắt đầu tranh cử vị trí lãnh đạo khi ông dẫn đầu Đảng Cộng hòa trong một hội nghị hiến pháp nhưng cuối cùng đảng này lại thua trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1999.
Với tư cách này, ông đã nhiều lần đối đầu với người bạn đồng thời là đối thủ không thường xuyên của mình, ông Tony Abbott — một người đồng hương Sydney từng cùng học Đại học Sydney, cùng làm việc trong sự nghiệp truyền thông ngắn ngủi và học chung ở Đại học Oxford.
Tuy nhiên, con đường chính trị của Malcolm Turnbull chính thức bắt đầu vào năm 2004, khi chính phủ Howard bước vào nhiệm kỳ cuối.
Không bao giờ rút lui khỏi cuộc chiến, Malcolm Turnbull chỉ thèm muốn một ghế - vị trí ông đã khao khát cả cuộc đời mình.
Malcolm Turnbull sống tại Wentworth, Sydney gần như cả cuộc đời. (AAP)
Khi thực hiện động thái trong cuộc bỏ phiếu bầu ứng viên đối đầu với nghị sĩ đương nhiệm Peter King của Wentworth, Turnbull rất quyết tâm. Ông tận dụng các mối quan hệ và tiền tài cho cuộc tranh cử.
Trong nhiều cuộc đối thoại nảy lửa, ông King đã tuyên bố tại Quốc hội rằng đối thủ của ông, ông Turnbull, đã cảnh báo "ông phải ‘cút đi’ và tránh đường cho tôi".
Một lần ở Canberra, ông Turnbull, thành viên mới của Wentworth, đã tham gia ủy ban chính sách và ủy ban quốc hội của phe Liên minh. Vào thời điểm đợt hạn hán nặng nề đầu năm 2006, thủ tướng John Howard bổ nhiệm Malcolm làm thư ký quốc hội phụ trách vấn đề nước.
Một năm sau đó, ông trở thành bộ trưởng môi trường.
Ông Turnbull gần như là tâm điểm của những nỗ lực từ phía chính phủ Howard nhằm lấy đà chống lại làn sóng ngày càng lớn mạnh của Đảng Lao động dưới sự lãnh đạo của Kevin Rudd, trong đó có việc ủng hộ các hành động đối phó với biến đổi khí hậu.
Sau khi chính phủ Howard sụp đổ, ông Turnbull đã tranh cử vị trí thủ lĩnh Đảng Tự do nhưng bị thua ba phiếu so với Brendan Nelson.
Mối quan hệ giữa Nelson và Turnbull hiếm khi vui vẻ. Chỉ trong vòng một năm, Malcolm Turnbull đã đánh bại Nelson để trở thành thủ lĩnh Phe Đối lập.
Malcolm Turnbull dành vị trí thủ lĩnh Phe Đối lập từ Brendan Nelson sau khi Chính phủ của Howard thất cử. (Alan Porritt, file photo: AAP)
Cuộc tấn công nhằm vào chính phủ Rudd nhưng vụ việc nghiêm trọng nhất, được gọi là vụ OzCar, đã phản tác dụng.
Một quan chức Bộ Ngân khố tên là Godwin Grech đã cung cấp tin bí mật cho văn phòng Turnbull, châm ngòi cho cáo buộc ông Rudd hay bộ trưởng ngân khố dưới quyền ông có thể đã hỗ trợ một đại lý bán ô tô người Brisbane thông qua một chương trình tài trợ của chính phủ.
Ông Turnbull đẩy cuộc tấn công của mình đến bờ vực, đòi thủ tướng chứng minh cáo buộc trên là sai hoặc phải từ chức.
Không bao lâu sau có bằng chứng cho thấy Godwin Grech đã làm giả các email, cơ sở cho cáo buộc trên, và ông Turnbull thất bại.
Những điều tồi tệ hơn xảy ra vào năm tiếp theo.
Ông Turnbull hối thúc Đảng Tự do ủng hộ Chương trình Mua bán Khí thải (ETS) do chính phủ Rudd đề xuất.
Đảng Tự do bị chia rẽ và các đối thủ bảo thủ cho rằng cần lựa chọn rõ ràng giữa một chính sách hay một nhà lãnh đạo.
Chỉ hơn đúng một lá phiếu, họ đã chọn một nhà lãnh đạo mới là Tony Abbott.
Malcolm Turnbull luôn xem Tony Abbott là bạn. (AAP: Daniel Munoz)
Malcolm Turnbull trở lại là một nghị viên cấp thấp, tiếp tục đấu tranh cho ETS và cân nhắc từ bỏ hoàn toàn sự nghiệp chính trị vào năm 2010.
Sau đó, Malcolm đổi ý và quay lại nghị trường, trở thành "Ông băng thông rộng" của Abbott, chịu trách nhiệm chính trong nỗ lực chống lại dự án mạng băng thông rộng quốc gia (NBN) theo đề nghị của Đảng Lao Động.
Đến năm 2013, nhiệm vụ của ông Turnbull là duy trì NBN của Đảng Lao Động nhưng biến nó thành một hệ thống rẻ hơn, hệ thống ‘cáp quang tới từng điểm ("fiber-to-the-node").
Ông Turnbull đã luôn coi ông Abbott là một người bạn và nhắc đi nhắc lại rằng ông và các bộ trưởng khác đã phục vụ với sự "đồng lòng", "trung thành" và "gắn kết".
Theo ABC