logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/09/2015 lúc 05:50:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lời người dịch: Albert Schweitzer (1875-1965) là vĩ nhân người Đức rất nổi tiếng. Ông là người thành đạt trên nhiều lĩnh vực từ triết học, tôn giáo đến âm nhạc. Tuy nhiên từ trên đỉnh cao hạnh phúc và danh vọng ấy, ông quyết tâm thực hiện lý tưởng ông ấp ủ từ thời sinh viên. Ông quyết định học y khoa vào lúc ông 31 tuổi. Ông muốn trở thành bác sĩ để phụng sự trực tiếp nhân loại trong suốt đời còn lại vì ông thấy rất nhiều người quanh ông không được hưởng hạnh phúc như ông chỉ vì họ nghèo khổ và bệnh tật. Ra trường ông đến Châu Phi và tự tay xây bệnh viện để giúp điều trị những người cùi bản xứ. Vào năm 1952 ông được trao giải thưởng Nobel Hòa Bình. Ông qua đời ở Châu phi tại nơi ông đã trực tiếp điều trị hàng ngàn bệnh nhân. Ông còn đề ra thuyết triết học “Tôn trọng sự Sống”, theo đó tất cả các sự sống đều phải được trân quý cho dù sự sống ấy chỉ là chiếc lá hay con kiến. Ông là người ảnh hưởng rất lớn đến các phong trào xã hội hiện nay như phong trào bảo vệ thú vật và đến tinh thần thiện nguyện của thanh niên trên thế giới.


Nhân mùa tựu trường, chúng tôi dịch bài nói chuyện sau của ông ở một trường nam trung học ở Anh vào năm 1935. Tựa đề của người dịch.



Tôi rất vui là có thể nói chuyện với các em hôm nay. Tôi do dự không biết tôi có nên nói với các em về công việc của tôi vì tôi biết các em quan tâm đến công việc của tôi: nhưng tôi sẽ không nói đến điều ấy, vì tôi muốn nói với các em về điều tôi ấp ủ trong lòng. Tôi muốn nói với các em về chính các em, về con đường các em sẽ theo đuổi trong đời.


Các em chưa tìm thấy con đường mình theo ấy; các em còn ở dưới mái trường đây mà chuẩn bị cho các em vào đời. Nhưng sẽ đến ngày các em bắt đầu bước đi trên con đường sáng tạo ra cuộc đời của mình ấy và rồi các em sẽ muốn biết nên đi theo hướng nào. Và các em sẽ thấy tìm hướng đi còn khó hơn các em tưởng nhiều. Tôi muốn hỏi các em các em sẽ mang theo những tư tưởng gì khi rời trường để bước chân vào đời. Tôi muốn nói cho các em hiểu các em phải có những tư tưởng khi các em bước chân vào đời.


Các em đến trường đây để học. Các em học gì? Các em học nhiều kiến thức khác nhau mà cần thiết để thành đạt trong đời. Các em học ngôn ngữ, các em học vật lý, hóa học, toán… và tôi muốn nói cho các em biết, các em không thể nào học cho đủ. Các em muốn thi đậu, và tôi hy vọng các em sẽ đậu cao. Tôi hy vọng các em sẽ không phải thi đậu quá nhiều kỳ thi. Tôi đã trải qua điều không may mắn là phải thi đậu quá nhiều kỳ thi, cho nên tôi hy vọng các em thi đậu càng ít kỳ thi càng tốt nhưng đậu càng cao càng tốt.


Các em phải có tất cả các loại kiến thức cho cuộc đời và các em cũng nên mang theo những kiến thức cần thiết khi rời trường; nhưng các em cũng phải mang theo những tư tưởng. Các em không chỉ được dạy về kiến thức, các em cũng được dạy để hiểu những tư tưởng. Các em thấy những tư tưởng này trong những cuốn sách các em đọc, các em thấy những tư tưởng này ở các thầy giáo đang dạy các em; đấy chính là mặt trái của giảng dạy. Nhưng trên mặt này các em sẽ không bao giờ phải thi cử vì không có người chấm thi nào có thể nhìn vào tâm hồn các em mà hỏi các em những câu hỏi về những tư tưởng nào các em có khi các em bước chân vào đời. Chính cuộc đời sẽ chấm thi các em và chính cuộc đời sẽ hỏi các em: "Tuổi trẻ có hữu ích cho em? Sau khi hấp thụ vào lòng tất cả những tư tưởng cần thiết, tất cả những tư tưởng em thấy trong sách vở, trong những tác phẩm cổ điển em thấy chúng có hữu ích chăng? Em có mang theo vào đời lý tưởng cần thiết?"


Vì không ai trong chúng ta có thể chỉ sống bằng kiến thức- tất cả các em cũng cần phải suy nghĩ. Các em cần có những tư tưởng nào? Các em cần suy nghĩ về con đường chân chính thành người, không chỉ là người có kiến thức, hay người làm việc giỏi giang, mà còn là người biết mình muốn làm gì. Hãy trở thành người mà biết rằng để sống ta cần sự thật, để sống ta cần lòng tốt, để sống ta cần lòng biết ơn, và trong cuộc sống có cuộc sống tinh thần và chúng ta chỉ nghèo nàn nếu chúng ta bước vào đời mà không nhận thức ra cuộc sống tinh thần ấy. Các em sẽ cần nói: "Ta không chỉ muốn sống cuộc sống bên ngoài.” Các em không muốn trở thành người mà nói: "Ta muốn thành đạt, ta muốn có địa vị tốt, ta muốn sống sung sướng”; nhưng các em muốn trở thành người mà nói: "Ta muốn gìn giữ tâm hồn mình."


Các em rời trường này với chính những tư tưởng như thế. Khi các em vào đời, các em sẽ thấy rất nhiều người đã mất lý tưởng của họ và họ sẽ nói với các em: "Này, đấy là cảm tính thôi; chứ với cái thứ ấy anh sẽ chẳng có thể làm được điều gì thực tế; trên đời điều quan trọng duy nhất là quyết tâm, là biết điều ta muốn và có nhiều kiến thức khác nhau.” Các em đừng để bị lừa dối, đừng khiến cho cuộc đời mình nghèo nàn: hãy biết rằng để sống các em cần tấm lòng giàu có. Các em đừng trở thành những kẻ hoài nghi, hãy trở thành những người đi tìm lý tưởng. Cuộc đời muốn lấy lý tưởng của các em, cho nên các em hãy giữ vững lý tưởng của mình. Các em sẽ cần bảo vệ những lý tưởng ấy và các em dễ bị những tư tưởng bên ngoài đưa đường dẫn lối trong đời. Đừng bao giờ để bị dẫn dắt như thế. Tất cả các em hãy nói lời này: "Ta muốn tâm hồn ta dự phần vào đời ta, vì tất cả thành đạt trong đời còn có nghĩa gì nếu ta đánh mất tâm hồn mình?” Và nếu tôi nói với các em rằng các em cần lý tưởng, đồng thời tôi cũng nói với các em rằng các em phải phụng sự. Cuộc đời các em sẽ nghèo nàn nếu các em chỉ nghĩ về sự thành đạt cho bản thân: mục đích trong đời là phụng sự, là sẵn sàng giúp đỡ những người cần giúp đỡ, là góp phần đạt được những điều nên đạt được.


Tôi không biết các em sẽ theo đuổi những con đường nào. Trong các em sẽ có người trở thành nhà thần học, sẽ có người trở thành thầy giáo và giáo sư, và đối với các em này tôi muốn nói: "Các em hãy biết rằng nghề nghiệp như thế là ơn huệ các em đã nhận được; hãy biết rằng qua nghề nghiệp này các em có thể phụng sự bằng cả tấm lòng của mình, các em không có loại hoạt động bình thường, không phải hoạt động thuần túy vật chất, mà các em đang góp phần dạy dỗ và giáo dục xã hội. Các em hãy biết rằng những ai có thể phụng sự người khác bằng cả tấm lòng của mình thì có thể có hạnh phúc lớn lao trong đời.” Nhưng trong các em có những người sẽ làm việc trong văn phòng, những người sẽ làm việc trong các nhà máy, những người sẽ phải trông coi máy móc-hoạt động của họ sẽ mang tính vật chất; và những ai dễ phải than “Ta không thể nào cống hiến cho đời tấm lòng của mình.” Họ sẽ nói: “Ta phải chỉ làm những thứ không quan hệ gì đến tâm hồn mình.” Nhưng tôi muốn nói với họ: "Không! Số phận không bắt ai trên đời này chỉ có hoạt động vật chất.” Nếu chúng ta tham gia hoạt động vật chất với ý nghĩ làm bổn phận của mình, làm tròn bổn phận của mình, thì như thế mọi hoạt động đều lý tưởng. Đối với những ai có hoạt động thuộc loại ấy tôi muốn nói: “Cũng tìm hoạt động khác cùng với hoạt động ấy; hãy tìm hình thức hoạt động nào đấy mà các em có thể giúp những người khác bằng trái tim nhân ái”- và điều ấy có thể cho ta hạnh phúc thật sự. Trong cuộc đấu tranh chống cái ác chúng ta đang tìm kiếm những người tình nguyện và những người tham gia vào công việc này sẽ cho các em biết rất khó tìm được những người tình nguyện. Tôi để các em tự nói: "Ta muốn là người tình nguyện. Ta không muốn dùng thì giờ cho mình, -cho nghỉ ngơi, cho vui thú bản thân, cho đọc báo… nhưng ta muốn dành nhiều thời gian cho những công việc cần được làm trong xã hội con người chúng ta. Ta phải tìm điều gì đấy khiến lòng ta hạnh phúc.”


Đấy là điều các em nên tìm kiếm trong cuộc đời: không bao giờ thỏa mãn cho tới khi các em đã tìm thấy điều ấy. Có lẽ các em sẽ phải tìm trong thời gian dài. Tôi thường nhận rất nhiều thư từ (tôi hy vọng không ai trong các em sẽ nhận nhiều thư từ như tôi) và trong nhiều thư tôi nhận, có câu hỏi: “Ông có thể cho tôi biết tôi có thể dùng thiện chí của tôi như thế nào? Tôi có thiện chí cống hiến; tôi muốn tìm điều gì tốt mà tôi có thể làm nhưng tôi không thể nào tìm thấy.” Tôi thường nhận những lá thư như thế, và tôi trả lời: “Hãy kiên nhẫn; đừng nghĩ bạn có thể tìm được lời giải ngay. Bạn thấy tôi ở Lambarene nên bạn nghĩ: có người đã tìm thấy sự hoạt động. Nhưng nếu tôi có thể kể cho bạn nghe về cuộc đời tôi, bạn sẽ biết tôi đã tìm kiếm những công việc như thế này trong suốt rất nhiều năm trời rồi chỉ cuối cùng tôi mới tìm thấy nó. Vì vậy nếu bạn muốn dùng suốt đời thiện chí bạn có ấy thì có thể bạn phải tìm kiếm và chờ đợi; chỉ tìm kiếm, và chờ đợi, rồi bạn sẽ tìm thấy.” Và khi tôi trả lời những thư từ như thế tôi thường nói thêm điều khác: "Hãy tìm chuyện bình thường.” Lòng chúng ta thường tìm kiếm điều gì đấy rất lớn lao, điều gì đấy đòi hỏi rất nhiều hy sinh, cho nên thường là lòng chúng ta không thấy những chuyện bình thường. Trước tiên các em phải biết làm những chuyện bình thường trước và thường những chuyện bình thường lại khó làm nhất. Trong những chuyện bình thường này, các em hãy bận rộn giúp những ai cần các em. Các em thấy ai một mình-hãy cố gắng ở bên họ, cố gắng dành vài giờ của các em cho họ, làm như thế các em biết phụng sự: và chỉ đến lúc ấy các em sẽ bắt đầu tìm thấy hạnh phúc đích thực. Tôi không biết số phận các em sẽ ra sao. Nhiều em có lẽ sẽ giữ những chức vụ quan trọng. Có lẽ nhiều em sẽ nổi tiếng nhờ ngòi bút, hay là những họa sĩ nổi tiếng. Nhưng tôi biết một điều: chỉ những ai trong các em đã tìm kiếm và tìm được cách phụng sự thì mới thật sự sẽ hạnh phúc. Những người hạnh phúc là những người đặt mình dưới sự hướng dẫn của trái tim, vì trái tim là lương tri cao quý, lương tri luôn luôn đúng trong cuộc đời.

Nguồn: Dịch từ nội san trường Silcoates School ở Anh, tháng 12 năm 1935, trang 782-785.

http://myhome.spu.edu/sp...itzerInTheSilcoatian.pdf

Trần Quốc Việt dịch
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.078 giây.