logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/10/2015 lúc 08:27:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,156

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Bộ trưởng Thương mại các nước trong cuộc họp về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP tại Atlanta, Georgia, ngày 1 tháng 10, 2015.

Mỹ, Nhật, và 10 nước Vành đai Thái Bình Dương khác hôm nay đạt thỏa thuận về hiệp định tự do mậu dịch khổng lồ giúp giảm bớt các rào cản và đề ra các quy định thương mại cho 40% kinh tế thế giới.

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương được hoàn tất ở thành phố Atlanta, bang Georgia miền Nam nước Mỹ, đỉnh điểm của 7 năm đàm phán gai góc về các rào cản thương mại đối với các mặt hàng nông nghiệp và các sản phẩm từ sữa, xe hơi mới, các tiện ích công nghệ mới nhất, các loại thuốc tiên tiến và nhiều mặt hàng khác kèm theo những quy định về môi trường và lao động.

Theo dự kiến các quan chức sẽ công bố chi tiết của hiệp định trong ngày hôm nay. Thỏa thuận này phải được phê chuẩn bởi cơ quan lập pháp quốc gia của 12 nước trong khối. Từng ngành công nghiệp trong mỗi nước đang vận động mạnh mẽ để bảo vệ sản phẩm của họ trước hàng nhập khẩu từ nước ngoài hoặc để mở ra cơ hội xuất khẩu để làm ăn ở các nước khác.

Hoàn tất thỏa thuận TPP là một thắng lợi lớn về chính sách đối ngoại cho Tổng thống Mỹ Barack Obama dù chưa chắc Quốc hội sẽ chấp thuận thỏa thuận này. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ có phần chắc sẽ không xem xét thỏa thuận TPP cho tới năm sau.
UserPostedImage
Các nước trong Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.

Tổng thống Obama đã vận động cho hiệp ước này vượt qua sự phản đối từ đa số đồng nghiệp trong đảng Dân chủ của ông tại Quốc hội, những người cho rằng thỏa thuận này sẽ làm mất hàng ngàn công ăn việc làm của dân Mỹ vì các nhà sản xuất chuyển hoạt động sang các quốc gia khác nơi có mức lương nhân công rẻ hơn. Ngược lại, các đảng viên Cộng hòa chú trọng doanh thương thường phản đối nhiều chính sách đối ngoại và đối nội của Tổng thống Obama thì phần đông lại ủng hộ việc hoàn tất hiệp định thương mại TPP.

Tuy nhiên, một nhà lập pháp chủ chốt trong đảng Cộng hòa, dân biểu Paul Ryan, ứng viên của đảng này tranh chức Phó Tổng thống hồi năm 2012, tỏ ra thận trọng về việc hoàn tất thỏa thuận TPP.

Ông Paul Ryan nói "Một Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương thành công có nghĩa là ảnh hưởng của Mỹ sẽ lớn hơn trên thế giới và có thêm việc làm tốt ở nội địa, nhưng chỉ có một thỏa thuận tốt, một thỏa thuận đáp ứng những nguyên tắc của Quốc hội trong đạo luận vừa ban hành về quyền xúc tiến thương mại, mới có thể được thông qua tại Hạ viện Mỹ. Tôi chưa vội phán xét cho tới khi nào có thể xem văn bản chung cuộc và tham khảo ý kiến với các đồng nghiệp và các cử tri của tôi."

Tại Hoa Kỳ, chấp thuận chung cuộc cho TPP có thể rắc rối vì cuộc bầu cử Tổng thống 2016 sắp tới. Có thể mãi đến năm 2017 Quốc hội Mỹ mới có hành động về hiệp ước này, khi một tân Tổng thống lên nhậm chức. Theo quy định của Hiến pháp, Tổng thống Obama không được tranh cử thêm nhiệm kỳ thứ ba.

Nhiều nhà phân tích kinh tế xem TPP như một thỏa thuận có thể đối chọi với sự tăng trưởng và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ngay cả khi nền kinh tế của Bắc Kinh đã chậm lại, nó vẫn có tác động giao dịch rộng khắp trên thế giới.

10 quốc gia khác cũng có tên trong thỏa thuận hôm nay bao gồm Canada, Mexico, Peru, Chile, Việt Nam, New Zealand, Australia, Brunei, Singapore và Malaysia.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 05/10/2015 lúc 05:02:38(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,156

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố hoàn tất thành công TPP
UserPostedImage
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ tuyên bố với việc hoàn tất thành công Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương hôm nay, Mỹ và 11 nước tham gia đã có một bước quan trọng tiến tới tăng cường quan hệ kinh tế và siết chặt hơn các mối quan hệ chiến lược trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Trong thông cáo đề ngày 5/10, Ngoại trưởng Kerry nói thỏa thuận lịch sử kết nối các nước đại diện gần 40% GDP toàn cầu sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng, tăng cường tính cạnh tranh, và mang lại công ăn việc làm.

Vẫn theo ông Kerry, TPP sẽ tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp và người lao động Mỹ bằng cách đề ra những tiêu chuẩn cao về lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, cùng môi trường internet mở và tự do.

Ngoại trưởng Kerry bày tỏ hy vọng TPP sẽ thúc đẩy kinh tế Mỹ và định hình các mối quan hệ kinh tế-chiến lược giữa Hoa Kỳ với các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai.

Ông Kerry nói ông tự hào về các nỗ lực giúp đưa các cuộc thương thảo về TPP tới kết cục thành công và đặc biệt tán dương đại sứ Michael Froman về sự lãnh đạo và viễn kiến của ông trong tiến trình đàm phán TPP.

Tại Hoa Kỳ, chấp thuận chung cuộc cho TPP có thể rắc rối vì cuộc bầu cử Tổng thống 2016 sắp tới. Có thể mãi đến năm 2017 Quốc hội Mỹ mới có hành động về hiệp ước này, khi một tân Tổng thống lên nhậm chức. Theo quy định của Hiến pháp, Tổng thống Obama không được tranh cử thêm nhiệm kỳ thứ ba.

Nhiều nhà phân tích kinh tế xem TPP như một thỏa thuận có thể đối chọi với sự tăng trưởng và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ngay cả khi nền kinh tế của Bắc Kinh đã chậm lại, nó vẫn có tác động giao dịch rộng khắp trên thế giới.

10 quốc gia khác cũng có tên trong thỏa thuận hôm nay bao gồm Canada, Mexico, Peru, Chile, Việt Nam, New Zealand, Australia, Brunei, Singapore và Malaysia.
Theo VOA

Sửa bởi người viết 05/10/2015 lúc 05:05:57(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#3 Đã gửi : 05/10/2015 lúc 05:07:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,156

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam sẽ thực hiện những cam kết về quyền của người lao động trong TPP?
UserPostedImage
Đại diện 12 nước tham gia đàm phán TPP tại Atlanta, Mỹ ngày 5/10/2015. AFP

Vào 5 giờ sáng giờ miền Đông Hoa Kỳ ngày 5 tháng 10, 12 nước tham gia Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP đã kết thúc vòng đàm phán cuối cùng tại Atlanta. Kết thúc đàm phán, 12 đại diện của các nước tham gia đàm phán đã có cuộc họp báo ngắn, đề cập đến một loạt các khúc mắc liên quan đến thỏa thuận này trong đó có vấn đề về quyền của người lao động mà đại diện Việt Nam coi là một trong những vấn đề khó khăn và nhạy cảm nhất.

Sau 8 năm với nhiều vòng đàm phán, cuối cùng, hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP) giữa 12 nước thành viên đã đạt được vào 5 giờ sáng giờ miền Đông Hoa Kỳ ngày 5 tháng 10. Vào 9 giờ sáng cùng ngày, đại diện các nước tham gia đàm phán đã có cuộc họp báo ngắn thông báo kết quả đàm phán.

Phát biểu mở đầu buổi họp báo, đại diện thương mại Mỹ, Michael Forman ca ngợi thỏa thuận mới đạt được:

Sau hơn 5 năm với những vòng đàm phán căng thẳng, chúng tôi đã đạt được thỏa thuận sẽ tạo công ăn việc làm, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, thúc đẩy đổi mới trên khắp khu vực châu Á Thái Bình Dương. Nhưng điều quan trọng hơn cả là thỏa thuận đã đạt được mục tiêu mà chúng tôi đặt ra đó là một thỏa thuận đầy tham vọng, toàn diện, chuẩn mục cao và sẽ có lợi cho người dân các nước thành viên.
Đại diện thương mại Mỹ cũng hy vọng thỏa thuận đạt được giữa các nước có GDP chiếm 40% GDP trên toàn thế giới, sẽ mang lại những lợi ích cụ thể trong xóa đói giảm nghèo ở từng quốc gia:

Chúng tôi hy vọng thỏa thuận lịch sử này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, hỗ trợ cho những công việc được trả lương cao hơn, cải thiện sức sáng tạo, năng suất, sức cạnh tranh, tăng mức sống, giảm đói nghèo ở các nước, cải thiện tính minh bạch trong điều hành, bảo vệ môi trường và người lao động.

Phát biểu tại buổi họp báo, đại diện từ phía Australia nhìn nhận thỏa thuận mới thực sự có tính đổi mới và là thảo thuận thương mại lớn nhất, đầy tham vọng nhất với sự tham gia của nhiều quốc gia trong suốt 20 năm qua, định hình các thỏa thuận thương mại khác trong thế kỷ 21.

Ngay sau khi thỏa thuận vừa đạt được. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã có thông cáo báo chí hoan nghênh thỏa thuận. Ông nói rằng thỏa thuận mới đã đưa đến một sân chơi bình đẳng cho các nông dân, chủ trang trại, người sản xuất bằng cách loại bỏ hơn 18,000 thứ thuế mà các nước áp dụng lên hàng hóa. Thỏa thuận cũng bao gồm những cam kết mạnh mẽ nhất của các nước về lao động và môi trường so với các thỏa thuận thương mại trước đó trong lịch sử và những cam kết này hoàn toàn có thể thực thi.

Hội đồng thương mại Mỹ ASEAN, hôm 5 tháng 10 cũng ra thông cáo báo chí ca ngợi thỏa thuận mới đạt được. Thông cáo viết thỏa thuận sẽ có ảnh hưởng lớn và tích cực lên quan hệ thương mại giữa Mỹ và các nước ASEAN và là một nhân tố quan trọng trong cam kết của Mỹ tại Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.

Để đạt được kết quả cuối cùng, các nước tham gia đàm phán cũng có những nhượng bộ nhất định ở vòng đàm phán cuối như bản quyền thuốc, chế tạo xe hơi và sản phẩm từ sữa.

Riêng trong vấn đề về lao động và quyền của người lao động, đại diện thương mại Mỹ cho biết hiệp định mới thiết lập tiêu chuẩn lao động rất cao so với bất cứ hiệp định thương mại nào trước đó, trong đó bao gồm quyền lập hội, quyền đàm phán của người lao động, chống cưỡng bức lao động, phân biệt đối xử, lương và an toàn cho người lao động. Hoa Kỳ cam kết sẽ làm việc chặt chẽ với các nước để đạt được những tiến bộ thực sự trong việc cải thiện đời sống của người lao động.

Với Việt Nam, một trong những vấn đề phức tạp nhất trong đàm phán TPP là lao động. Bộ trưởng Bộ Công thương, Vũ Huy Hoàng, đại diện đàm phán từ phía Việt Nam phát biểu tại buổi họp báo rằng Việt nam cam kết thực hiện những điều kiện về lao động đưa trong hiệp định vốn cũng là những quy đinh của Tổ chức Lao động Thế giới ILO, mà Việt Nam là thành viên.
Tôi nghĩ vấn đề lao động là một trong những vấn đề khó khăn và nhạy cảm nhất cho Việt Nam trong quá trình đàm phán. Chúng tôi đã dành nhiều thời gian đàm phán với các đối tác. Tôi nghĩ, những điều kiện về lao động đưa ra trong thỏa thuận không phải chỉ của riêng Hoa Kỳ hay bất cứ nước nào mà là của ILO. Việt Nam là thành viên của ILO và chúng tôi cam kết thực hiện các quyền và nghĩa vụ với các điều kiện của ILO và tôi nghĩ đây là cam kết và sự sẵn sàng mà chúng tôi sẽ thực hiện liên quan đến các vấn đề về lao động.

Hiện Việt Nam chưa cho phép công nhân được lập các công đoàn độc lập mà phải tham gia vào công đoàn do nhà nước chỉ đạo.

Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng cũng nói mặc dù tham gia đàm phán, Việt Nam là một nước kém phát triển so với các nước khác, nhưng ông tin Việt Nam sẽ vượt qua được những khó khăn của mình để thực hiện các cam kết đưa ra trong hiệp định.

Việt Nam, Malaysia và brunei cùng tham gia TPP và ASEP. Tôi nghĩ là đối với Việt Nam, chúng tôi là một trong 12 nước tham gia TPP và là nước kém phát triển trong nhóm, nhưng chúng tôi nghĩ là chúng tôi sẽ vượt qua được mọi khó khăn để hoàn tất những application và quyền hạn của mình. Nếu chúng tôi đã quyết định tham gia vào đàm phán ASEP thì tôi nghĩ chúng tôi cũng sẽ tuân theo cùng cách như khi chúng tôi đã làm với các nước khi tham gia đàm phán TPP.

Cũng trong buổi họp báo, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhận định việc tham gia TPP sẽ tạo điều kiện cho ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam phát triển, do đó cải thiện đời sống của người dân vì theo ông ngành công nghiệp này thu hút hàng triệu lao động tại Việt Nam.
Theo RFA
xuong  
#4 Đã gửi : 06/10/2015 lúc 07:51:21(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
TPP: Việt Nam ai mừng ai lo?
UserPostedImage
Dệt may Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng nhờ TPP

Sau nhiều nỗ lực và không biết bao nhiều vòng đàm phán, Hiệp định thương mại TPP, là Hiệp định thương mại lớn nhất trong lịch sử, gồm 40% của tổng GDP toàn cầu, cuối cùng đã được cả 12 nước thành viên đồng ý.

Dù vẫn còn một số trở ngại trong Quốc hội Hoa Kỳ...dường như TPP đã được đàm phán thành công.

Việc này sẽ có những tác động đáng kể đối với sự phát triển của nền kinh tế Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Vậy, dân Việt Nam nên mừng về kết quả này? Hay mừng bao nhiêu %? Ở đây chỉ xin chia sẻ vài ấn tượng đơn giản, chưa sâu.

Thứ nhất, gần như tất cả những nhà quan sát đều đồng ý “Việt Nam” sẽ là một trong những “người” thắng – tức là sẽ là một “big winner,” chủ yếu vì TPP sẽ (1) mở rộng và nâng cao khả năng của các công ty sản xuất tại Việt Nam để tiếp cận những thị trường lớn trong khối, trong đó có Hoa Kỳ.

(2) Do đó, cũng sẽ khuyến kích FDI vào Việt Nam. Oh, nhiều tiền hơn hả? Thế thì tốt quá! Phải không? Cũng tốt chứ, nhưng tiền đó sẽ đi đâu, vào túi của ai? Các công ty (cả của Việt Nam lẫn ngoại quốc) sẽ ‘ăn’ bao nhiêu? Còn người dân? Những đồng tiền này sẽ tác động đến tài chính công cộng/ngân sách nhà nước như thế nào? Nhiều câu hỏi lắm. Chính vì thế nói “Việt Nam” sẽ có nhiều lợi ích là chưa được. Phải hỏi và nói cụ thể: Việt Nam là ai? Ai ở Việt Nam sẽ được quyền lợi .v.v…

(3) Điểm được đề cập và nêu ít hơn nhưng tôi thấy quan trọng hơn, liên quan đến khả năng của TPP để kích thích những bước phát triển trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tại Việt Nam.

Ở đây phải xin lỗi vì tiếng Việt của mình còn quá hạn chế để nói/viết đúng. Theo Hiệp định TPP (cũng như hiệp định EU đã được ký cách đây mấy tháng) để được miễn thuế v.v., những hàng hóa xuất khẩu ở Việt Nam phải gồm những “đầu vào” (inputs) từ trong nước (hay các nước thành viên của TPP khác).

Điều này có thể khuyến khích các nhà sản xuất tại Việt Nam đầu tư nhiều hơn trong nước, và đồng thời giảm sự hấp dẫn của mô hình nhập khẩu đầu vào từ Trung Quốc lắp ráp tại Việt Nam. Như nhiều người Việt Nam thấy, kinh tế “lắp ráp” chưa thực sự là một nền kinh thế công nghiệp đúng nghĩa.

Khuyến khích chất lượng
Như vậy, TPP có thể khuyến khích các ngành công nghiệp ở Việt Nam có những bước đột phá đối với công nghệ, sáng tạo, v.v., đầu từ mạnh hơn vào việc nâng cấp công nghệ, nâng cao chất lượng...

Vậy, sao ở đầu bài tôi hàm ý chưa chắc nên mừng về TPP? Tất nhiên, việc TPP sẽ mở rộng những cơ hội cho Việt Nam cũng như gia tăng FDI vào Việt Nam là hai tác động hứa hẹn. Nhưng, cuối cùng, những lợi ích của TPP đối với người dân Việt Nam sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của các thể chế chính trị và kinh tế trong nước.

Với vị trí chiến lược và những lợi thế đó, chắc chắn nền kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục có tăng trưởng từ 5% trở lên. Nhưng câu hỏi đặt ra là không phải Việt Nam có thể có tăng trưởng kinh thế như thế nào mà là chất lượng của sự phát triển của Việt Nam sẽ ra sao?

Nếu ở các nước tư bản có câu nói rằng chủ nghĩa tư bản là quan trọng để cho những nhà tư bản quản lý, thì có lẽ ở Việt Nam có thể nói kinh tế thị trường là quan trọng để thống trị bằng một hệ thống thiếu minh bạch.

Như vậy, đối với TPP tôi thấy nếu cải cách thể chế theo hướng minh bạch bao nhiều, số người dân Việt Nam có lý do để mừng về Hiệp định TPP sẽ tăng bấy nhiêu.

Tóm lại: TPP sẽ mang lại những cơ hội tốt cho Việt Nam. Nhưng những tác động của TPP tới sự phát triển của Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của các thể chế chính trị, kinh tế ở Việt Nam trong những năm tới. Còn sớm là đúng.

Tiến sĩ Jonathan London gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hong Kong
xuong  
#5 Đã gửi : 06/10/2015 lúc 08:04:09(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
TPP, công cụ của Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương
UserPostedImage
12 nước tham gia TPP. | Nguồn : Freemalaysiatoday.com


Hoa Kỳ nhượng bộ trên hai hồ sơ lớn : dược phẩm và công nghệ xe hơi để đạt được Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP với 11 đối tác trong vùng. Washington đặc biệt quan tâm đến quyền lợi và điều kiện lao động của công nhân viên, vai trò của giới công đoàn độc lập hay quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ. Doanh nhân Mỹ hài lòng vì TPP nhưng thủ tục phê chuẩn sẽ kéo dài.

Ngày 05/10/2015 tại Atlanta, Hoa Kỳ và 11 quốc gia đối tác chính thức hoàn tất đàm phán để thành lập một khu vực tự do mậu dịch lịch sử. Sau 7 năm và hơn 20 vòng đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, Hoa Kỳ, Canada, Chilê, Mêhicô, Pêru, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Malaysia, Brunei, Singapore và Việt Nam đạt đồng thuận về « khu vực tự do mậu dịch lớn nhất thế giới ».

Văn kiện các bên vừa ký kết tại Atlanta còn phải được chính phủ và Quốc hội các nước liên quan phê chuẩn. Khó khăn lớn nhất có lẽ lại xuất phát từ Hoa Kỳ : Quốc hội Mỹ có thời hạn 90 ngày để xem xét trước khi biểu quyết thông qua hoặc bác bỏ trọn gói hiệp định TPP. Sớm nhất TPP chỉ được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào tháng 1/2016.

TPP liên kết 12 nền kinh tế chiếm đến 40 % GDP toàn cầu, với mục đích xóa bỏ các rào cản cho giao thương và nhất là làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc. Washington chờ đợi với Hiệp định thương mại Xuyên Thái Bình Dương, tổng trao đổi mậu dịch của Mỹ với 11 đối tác trong vùng lên tới 400 tỷ đô la một năm, 50 % trong số đó là giao thương với Nhật Bản.

Dù đã được khởi động từ cuối năm 2008 đầu 2009, quá trình đàm phán TPP đã đầy rẫy những trở ngại. Một trong những thách thức bất ngờ là Nhà Trắng đã gặp phải sự chống đối ngay từ bên trong, không chỉ trong hàng ngũ của đảng Cộng Hòa đối lập mà còn cả từ chính đảng Dân Chủ của bản thân Tổng thống Barack Obama. Nhưng rồi cuối cùng Hành pháp Hoa Kỳ đã được Quốc hội lưỡng viện bật đèn xanh để tiến hành đàm phán.

Là một người theo dõi sát hồ sơ TPP chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa trở lại với những nhượng bộ và đòi hỏi của phía Mỹ. Theo ông TPP với Hiệp định tự do mậu dịch Xuyên Thái Bình Dương, Mỹ dùng sức mạnh kinh tế để củng cố ảnh hưởng chính trị đối với các quốc gia trong vùng Châu Á –Thái Bình Dương, là một « hàng không mẫu hạm đối trọng với Trung Quốc ».
UserPostedImage
Bộ trưởng Thương mại 12 nước tham gia TPP kết thúc đàm phán tại Atlanta. Ảnh ngày 05/10/2015.
Erik S. Lesser / European Pressphoto Agency)

RFI : Hoa Kỳ đã nhượng bộ những gì và áp đặt quan điểm trên hồ sơ nào ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Nội dung chi tiết của các cam kết về hơn 70 hồ sơ trình bày trong 30 chương khá dài sẽ chỉ được công bố trong nhiều ngày tới vì còn phải qua các phần chuyên môn như trình bày, rà soát lại nhiều khái niệm luật pháp, chuyển ngữ rồi kiểm chứng lại văn bản v.v… Tuy nhiên, qua mộ số tiết lộ đây đó về phiên họp kéo dài tới bất ngờ tại Atlanta, người ta có thể suy đoán được một số điểm rất gay go trước khi Hoa Kỳ và 11 quốc gia đối tác đạt được một thỏa thuận mà các Bộ trưởng và giới chức hữu trách đánh giá là có ý nghĩa lịch sử. Riêng về Hoa Kỳ, phía Mỹ đã tranh đấu mạnh mà nhượng bộ cũng nhiều.

Một hồ sơ đáng chú ý là loại dược phẩm gốc sinh lý hay phôi bào, gọi tắt là biologic. Trong danh mục gần năm ngàn loại thuốc được TPP bàn cãi, khoảng ba ngàn bốn trăm loại là thuốc do doanh nghiệp Hoa Kỳ mất công nghiên cứu, chế biến và phân phối. Một đạo luật được cả hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa thông qua quy định rằng doanh nghiệp Mỹ cần thời hạn khai thác là 12 năm trước khi loại thuốc đó trở thành thuốc “đồng căn” –là dược phẩm gốc được mọi doanh nghiệp khác chế biến căn cứ trên thành phần gốc do doanh nghiệp Mỹ tìm ra.

Các nước khác thì nêu yêu cầu về đạo đức là phải sớm có thuốc rẻ cho dân nghèo mà thật sự là để kỹ nghệ dược phẩm của mình sớm sản xuất được loại thuốc “đồng căn” với sinh dược của Mỹ. Vì vậy, ngoài Nhật, hầu hết các nước đều yêu cầu Mỹ thu ngắn thời gian khai thác từ 12 năm xuống năm bảy năm. Dẫn đầu là Canada nơi mà các doanh nghiệp dược phẩm được bảo vệ tác quyền trong tám năm, hay Úc là đối tác có năm năm bảo vệ công nghệ dược phẩm của mình.

Kết quả thì Hoa Kỳ nhượng bộ bằng một quy định nhập nhằng giữa hai kỳ hạn năm năm và tám năm. Các doanh nghiệp sinh dược Hoa Kỳ thì vẫn giữ được tác quyền sáng chế nhưng đang chờ đợi chi tiết về quy định khá mập mờ nói trên. Cũng vì sự nhượng bộ ấy, Hiệp ước TPP bị giới dân cử của các tiểu bang có doanh nghiệp sinh dược đả kích hoặc nghi ngờ.

Hồ sơ thứ hai là Hoa Kỳ cũng đồng ý cho Nhật Bản bán xe vào Mỹ với phụ tùng chế tạo tại Á Châu là nơi người ta tin rằng lương rẻ sẽ khiến Nhật dễ cạnh tranh hơn. Chi tiết về thời hạn cam kết này vẫn chưa được rõ, nhưng gây quan ngại cho các doanh nghiệp chế biến phụ tùng xe hơi tại Michigan. Phía Hoa Kỳ còn nêu vấn đề về tình trạng lũng đoạn hối đoái của nhiều nước để bán xe vào Mỹ cho rẻ. Chẳng hạn, hãng Ford của Mỹ kịch liệt theo dõi chuyện ấy, với hàm ý là nhắm vào Nhật Bản khi Tokyo ào ạt bơm tiền làm đồng yen sụt giá và xe Nhật hóa ra rẻ hơn.

Thật ra, với các nước, đây là đòi hỏi lố bịch của Quốc hội Mỹ vì chính Hoa Kỳ đã ào ạt bơm tiền từ cuối năm 2008 khiến có lúc Mỹ kim sụt giá nặng. Phía Hoa Kỳ nhượng bộ là không nêu vấn đề này trong các cam kết của TPP, và bị doanh nghiệp trong nước phản đối, nhưng sẽ dùng đòn phép nghị trường rất nhiêu khê rắc rối của Quốc hội Mỹ để Thượng viện sẽ ra một đạo luật riêng, rồi kèm vào Hiệp ước TPP trước khi được phê chuẩn.

Đấy là về những nhượng bộ đáng chú ý nhất của Mỹ. Ngược lại, Hoa Kỳ mạnh mẽ đòi hỏi một số điều kiện được ghi vào văn kiện sẽ được Quốc hội từng nước phê chuẩn. Một vài thí dụ sau đây là đáng chú ý hơn cả : Thứ nhất là tôn trọng quyền lợi và điều kiện lao động của công nhân viên qua công đoàn độc lập và triệt để giải trừ nạn buôn người. Hai điều khoản này trực tiếp nhắm vào Việt Nam và Malaysia.

Thứ hai là tránh nạn cạnh tranh bất công nhờ sự ưu đãi dành cho các doanh nghiệp nhà nước để doanh nghiệp tư nhân có sân chơi bình đẳng- lại cũng là một điều khoản nhắm vào Việt Nam. Thứ ba là phải bảo vệ môi sinh, khái niệm mơ hồ mà thỏa mãn được cánh tả thích ôm cây xanh và cứu thú hiếm. Then chốt nhất, Hoa Kỳ đòi các nước phải nâng tiêu chuẩn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Và dù dịch vụ không bị rào cản quan thuế, Hoa Kỳ vẫn chiếm thế mạnh trong các ngành dịch vụ cao cấp, kể cả tư vấn kỹ thuật, nghệ thuật phim ảnh, âm nhạc, giải trí hay công nghệ tin học, v.v… chính là nhờ quyền sở hữu trí tuệ này.

RFI : Doanh nhân Hoa Kỳ có hài lòng không ? Hoặc có những lo ngại gì ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thói thường, khi được lợi thì các doanh nghiệp giữ im lặng, có khi sau khi đã kín đáo vận động. Hiệp ước TPP sẽ giảm trừ khoảng 18 ngàn thuế quan khác nhau nên giúp doanh nghiệp Hoa Kỳ bung vào 11 thị trường kia và có thể nâng mức xuất cảng của Mỹ, tạo thêm việc làm cho công nhân Hoa Kỳ. Nông sản là trường hợp đáng kể với các nông trại Mỹ vẫn được bảo vệ dù dân số không cao.

Nhưng các doanh nghiệp lớn có kinh nghiệm về thị trường quốc tế thì hài lòng nhất. Ngược lại, giới tiểu thương thì vất vả hơn vì phải cạnh tranh với hàng ngoại sẽ đổ vào Mỹ với giá rẻ. Còn lại, các thành phần xưa nay được ưu đãi và bảo vệ, kể cả loại nghiệp đoàn quý tộc đang mất đoàn viên thì lo sợ và vận động chính trường để phản đối.

Như mọi khi và ở mọi nơi, các ngành chế biến không thể cải tiến để cạnh tranh thì phản đối. Trong khi doanh nghiệp cao cấp thì đã lên một trình độ khác, thiên về dịch vụ và trí tuệ, nên lặng lẽ cải tiến và khai thác cơ hội mới của TPP.

RFI : TPP đem lại những lợi ích gì cho Hoa Kỳ, về cả kinh tế lẫn chiến lược ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Nói chung, Hoa Kỳ có lợi lớn nhờ TPP. Theo dự phóng từ chính quyền thì mươi năm nữa, mỗi năm xuất cảng thêm được 123 tỷ đô la. Nhưng thật ra mối lợi ấy không lớn bằng các nước đang phát triển trong khu vực TPP. Từ nay, kinh tế của các quốc gia này thêm gắn bó với Hoa Kỳ và chính trị cũng vậy. Mối lợi chiến lược là Hoa Kỳ dùng sức mạnh và sức mua kinh tế để trở thành một trụ cột về chính trị của các nước Á Châu và của cả vành cung Thái Bình Dương.

Với triển vọng thành công trong hai năm tới, TPP có thể kết nạp thêm Hàn Quốc và cả Đài Loan. Khi ấy, như lời phát biểu vào Tháng sáu của một nhà vật lý học và chuyên gia lịch sử nay đang là Tổng trưởng Quốc phòng Mỹ, TPP là một « hàng không mẫu hạm đối trọng với Trung Quốc ».

RFI : Cuối cùng, anh đánh giá thế nào về thỏa ước này ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Hoa Kỳ có nền kinh tế số một toàn cầu với sức sáng tạo và khả năng cạnh tranh ít ai bì, nhưng lại có hệ thống chính trị suy đồi của một nền dân chủ mị dân với các chính khách chỉ muốn tái đắc cử.
Sáng kiến TPP là của bốn nước nguyên thủy từ 10 năm trước. Đến năm 2008, chính quyền Hoa Kỳ thời George W. Bush thấy hay nên nhập cuộc và nắm đầu máy để đẩy tới chỗ cao xa hơn với sự tham gia của nhiều nước khác. Qua năm 2009 thì lãnh đạo mới là chính quyền Mỹ, Barack Obama lại do dự đắn đo và học bài mất một năm mới hiểu ra mối lợi nên từ năm 2010 mới thật sự tiến vào đàm phán qua hơn 20 kỳ họp, với tiêu chí quá lạc quan.

Vì khi ấy, chính trường lại mở ra nhiều đợt du kích nghị trường bằng thủ thuật luật lệ đầy lắt léo tại cả hai viện để đảng Dân Chủ của Tổng thống Obama tấn công ngay công trình mà ông cho là hệ trọng cho nước Mỹ về cả an ninh lẫn kinh tế. Cho nên, sau kết quả đàm phán ở Atlanta vừa qua, các thành phần chống đối đang dàn trận để qua năm tới Quốc hội mới cứu xét Hiệp ước.

Năm 2016, nước Mỹ có tổng tuyển cử tức là bầu lại cả Tổng thống với Quốc hội, cho nên nội dung TPP bị xoi kính hiển vi và Hiệp ước sẽ còn bị phục kích liên hồi. Có khi Hoa Kỳ chỉ phê chuẩn Hiệp ước vào đầu năm 2017 với một số điều chỉnh sẽ làm các đối tác điên đầu. Kết luận thì kinh tế Hoa Kỳ có thể lãnh đạo thế giới, nhưng chính trị thì không. Đây là một cám dỗ cho các chế độ tại Matxcơva và Bắc Kinh.
Theo RFI
xuong  
#6 Đã gửi : 06/10/2015 lúc 08:06:28(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
TPP : Việt Nam thắng lớn, Trung Quốc thua đau ?

UserPostedImage
Một xưởng may mặc ở Sài Đông, ngoại ô Hanoi, Việt Nam. REUTERS/Kham/FilesF

Vào ngày 05/10/2015, 12 nước hai bên bờ Thái Bình Dương đã thông qua Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP (Trans-Pacific Partnership), được đánh giá là một thỏa thuận tự do mậu dịch lớn nhất trong lịch sử. Ngay sau khi văn kiện được thông qua, giới quan sát đã thử phân tích xem ai được lợi nhiều nhất, và ai sẽ bị thua thiệt nặng nhất. Một trong những câu trả lời lý thú đã được hãng tin Mỹ Bloomberg đưa ra hôm nay : Được lợi nhiều nhất là Việt Nam, trong khi bị thua thiệt nhiều nhất lại là Trung Quốc, một nước không được mời gia nhập khối TPP.
Tầm vóc của khối tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương phải nói là rất lớn, tập trung khoảng 40% kinh tế toàn cầu, với tổng mức GDP lên đến gần 30 ngàn tỷ đô la, trải rộng từ Úc, New Zealand, Nhật Bản, qua Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam, để vươn tới Canada, Mỹ, Mêhicô, Chi Lê, Peru.

Theo tính toán từ phía chính quyền Mỹ, một khi Hiệp định TPP bắt đầu có hiệu lực, hơn 18.000 sắc thuế to nhỏ đánh vào hàng hóa do Mỹ sản xuất sẽ bị loại bỏ, trong lúc mọi người, từ giới nuôi tôm Việt Nam cho đến các nhà chăn nuôi bò sữa New Zealand, tất cả đều có quyền tiếp cận dễ dàng các thị trường trên toàn vùng Thái Bình Dương.

Với TPP Việt Nam có thể tăng được 11% GDP và 28% xuất khẩu
Để đạt được kết quả trên, các nước đã phải đàm phán gay go trong suốt 5 năm, và nói đến đàm phán, tức là nói đến mặc cả với kết quả là có được, có mất. Trích dẫn giới chuyên gia phân tích, hãng Bloomberg đã có một nhận xét rõ ràng : Bên cạnh Nhật Bản, Việt Nam nằm trong danh sách các nước được hưởng lợi nhiều nhất với hiệp định TPP.

Theo nhóm nghiên cứu Eurasia, thỏa thuận TPP có tiềm năng giúp GDP Việt Nam tăng thêm được 11% vào năm 2025, với kim ngạch xuất khẩu trong cùng thời điểm tăng 28% nhờ vào việc các công ty xí nghiệp di dời cơ sở sản xuất của họ từ nước khác vào Việt Nam để tranh thủ mức lương còn thấp tại chỗ.

Một cách cụ thể hơn, hai ngành xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam là thủy sản và dệt may sẽ được lợi rõ nét. Việc giảm thuế nhập khẩu ở Mỹ và Nhật Bản sẽ là một hậu thuẫn đáng kể cho ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam, sẽ tranh thủ được lợi thế lương nhân công thấp của mình để giành lấy các thị phần hiện nằm trong tay Trung Quốc…

Bên cạnh đó, ngành xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam chắc chắn sẽ được lợi nhờ việc bãi bỏ thuế nhập khẩu đang đánh vào các sản phẩm như tôm, mực và cá ngừ, hiện đang ở khoảng 6,4% -7,2%.

Toàn cảnh dĩ nhiên không hoàn toàn mầu hồng : Việc Việt Nam phải loại bỏ thuế nhập khẩu (hiện ở khoảng 2,5%) đánh trên dược phẩm, sẽ dẫn tới một tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các công ty Việt Nam và các công ty nước ngoài. Các quy định bảo vệ bằng sáng chế rất chặt chẽ trong TPP cũng sẽ gây khó khăn cho các công ty dược phẩm Việt Nam trong việc tiếp cận với các sản phẩm mới cũng như sản xuất ra các loại thuốc mới.

Trung Quốc vừa mất thị phần, vừa phải ngồi nhìn Mỹ xoay trục
Điểm rất đáng chú ý trong bài phân tích của Bloomberg tuy nhiên lại liên quan đến Trung Quốc, không thuộc TPP, nhưng lại bị cho là sẽ bị thiệt thòi nhất vì phải đứng bên ngoài khối tự do mậu dịch này. Thiệt thòi đầu tiên đối với Trung Quốc là vì đã lỡ tẩy chay TPP, cho nên giờ đây, Bắc Kinh phải lặng yên ngồi nhìn Washington (và Tokyo) thắt chặt quan hệ với khu vực, và thúc đẩy chính sách « xoay trục » của Tổng thống Mỹ Obama mà Trung Quốc ghét cay ghét đắng.

Trung Quốc như đã nhận thức được sai lầm ban đầu đó, vì thế, trong thời gian gần đây, đã bắt đầu đổi giọng, tung tín hiệu cho biết là họ sẵn sàng gia nhập khối TPP trong tương lai.

Trong lãnh vực thuần túy thương mại, ngành xuất khẩu Trung Quốc được cho là sẽ bị mất một số thị phần ở Mỹ và Nhật Bản vào tay các nước Đông Nam Á trong TPP, đặc biệt là Việt Nam.

Trước mắt, theo một chuyên gia kinh tế của hãng Bloomberg, để hạn chế tác hại đến từ TPP, Trung Quốc sẽ thúc đẩy chiến lược « Con đường tơ lụa mới » của họ, phát huy hoạt động của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á mà họ thành lập, và đàm phán thêm nhiều hiệp định tự do mậu dịch với các nước khác.
Theo RFI
xuong  
#7 Đã gửi : 06/10/2015 lúc 08:11:48(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hiệp định TPP được mọi nơi hoan nghênh, ngoại trừ Trung Quốc

UserPostedImage
Các bộ trưởng Thương mại tham dự đàm phán Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương trước khi bước vào hội đàm ngày 1/10/2015 tại Atlanta, tiểu bang Georgia Hoa Kỳ. REUTERS/USTR Press Office

Ông Huỳnh Bửu Sơn tại Sài Gòn
Tải để nghe
http://telechargement.rf...son_VN_Huynh_Buu_Son.mp3


« Một thế kỷ mới » cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, theo Thủ tướng Nhật, « một viên đá khổng lồ đầu tiên cho sự thịnh vượng tương lai của chúng ta », theo Thủ tướng Úc… Ngày 06/10/2015, nhiều lãnh đạo thế giới đã lên tiếng hoan nghênh sự kiện 12 nước quanh Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, đã đúc kết được bản hiệp định tự do mậu dịch Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. Là cường quốc kinh tế trong cùng khu vực, nhưng không tham gia vào khối, Trung Quốc cũng có phản ứng nhưng rất chừng mực.
Đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, « một vùng kinh tế lớn sẽ nổi lên (...), TPP sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta sung túc hơn… Một thế kỷ mới đang bắt đầu cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. ». Phản ứng phấn khởi của ông Abe cũng dễ hiểu vì hiệp định TPP được cho là rất có lợi cho Nhật Bản, đồng thời là một thành công chính trị của ông.

Không kém phấn khởi, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cũng nhiệt liệt hoan nghênh TPP, trong lúc Malaysia tỏ ý vui mừng về khả năng được tiếp cận dễ dàng hơn với một loạt thị trường. Các lãnh đạo 12 nước thành viên TPP lên tiếng hoan nghênh đã đành, mà ngay cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế FMI, qua lời bà Tổng giám đốc Christine Lagarde, cũng cho rằng hiệp định TPP là « một sự kiện rất tích cực ».
Phản ứng từ Việt Nam

Sau khi có tin về việc 12 phái đoàn đàm phán TPP đạt thỏa thuận, chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn (từ Sài Gòn) chia sẻ :

« Tôi cũng vừa mới đọc báo sáng nay. Khi đọc đến tin đã kết thúc cuộc đàm phán lịch sử về Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương, tôi rất là cảm xúc. Lúc đó, tự nhiên tôi muốn vỗ tay tán thưởng nỗ lực của tất cả những vị đại diện của 12 quốc gia, phải nói là đã làm việc hết sức nỗ lực, để vượt qua nhiều khó khăn, đặc biệt trong lĩnh vực thuốc, sinh học… Tôi rất mừng. Tôi nghĩ rằng, đối với Việt Nam, kết thúc cuộc đàm phán thành công này, Việt Nam trong tương lai sẽ trở thành một thành viên của TPP. Đó là một bước ngoặt về kinh tế rất tốt cho Việt Nam, để có thể đặt nền kinh tế trên một đường băng phát triển mới.

Việc Việt Nam tham gia vào TPP sẽ mang lại cho Việt Nam những thuận lợi lâu dài. Trước mắt, cơ hội là lớn, nhưng thách thức cũng không kém. Điều quan trọng là TPP sẽ giúp cho Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa những cải cách trong bộ máy hành chánh, những cải cách về thể chế, để tạo điều kiện cho môi trường kinh tế, cho các doanh nghiệp tư doanh của Việt Nam tăng cường năng lực cạnh tranh.

Tham gia TPP sẽ tạo ra những áp lực để Nhà nước và chính phủ Việt Nam phải thực hiện các cải cách về thể chế kinh tế. Tôi nghĩ rằng, đó chính là điều kiện cho phép Việt Nam nhận được những thuận lợi cơ bản và lâu dài trong tương lai ».

Trung Quốc với thái độ dè dặt
Riêng Trung Quốc, cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, cũng là một nước ven Thái Bình Dương, nhưng lại không tham gia khối TPP, vì xem đấy là một công cụ của Mỹ, đã có phản ứng rất thận trọng. Sau khi được tin hiệp định TPP đã được thông qua, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ nói vắn tắt là Bắc Kinh luôn « mở cửa chào đón bất kỳ cơ chế nào » có khả năng « tăng cường sự hội nhập kinh tế của khu vực Châu Á Thái Bình Dương ».

Đối thủ của Trung Quốc là Nhật Bản đã không ngần ngại gợi ý với Trung Quốc là hãy cố cải thiện luật lệ để có thể tham gia vào khối TPP. Theo Thủ tướng Abe : « Nếu trong tương lai Trung Quốc tham gia vào TPP, điều đó sẽ góp phần đảm bảo an ninh cho Nhật Bản và ổn định của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ».

Theo RFI
xuong  
#8 Đã gửi : 06/10/2015 lúc 08:38:30(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Giải thích Hiệp định Đối tác Mậu dịch Xuyên Thái Bình Dương
Là hiệp định mậu dịch cấp khu vực lớn nhất trong lịch sử, sự Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP) sẽ thiết lập các điều kiện đầu tư, kinh doanh và mậu dịch mới cho mười một nước trên vành đai Thái Bình Dương và Hoa Kỳ. Đây là một nhóm rộng lớn trên thế giới có tổng sản lượng quốc nội GDP gần tới 28 ức Mỹ kim, chiếm 40 phần trăm GDP toàn cầu và 1/3 mậu dịch thế giới.


Sau các cuộc thảo luận ráo riết dài năm ngày các bộ trưởng mậu dịch đạt được thỏa thuận chung vào hôm thứ Hai tại Atlanta sau một thất bại đầy chán nản vì không thống nhất ý kiến được hồi tháng Bảy ở Hawaii.


Là thành quả của 10 năm hiệp thương, thỏa thuận trên là một thắng lợi mang dấu ấn của Tổng thống Barack Obama trong công cuộc vận động cho một chính sách ngoại giao xoay trục sang vành đai Thái Bình Dương. Nhưng TPP bây giờ sẽ phải được mang ra bàn thảo lại tại Quốc hội Hoa Kỳ và liệu nó có được thông qua hay không hiện vẫn là đề tài gây phân hóa chính trị trong lưỡng viện.


Trong tháng Sáu năm nay ông Obama khắc phục được sự phản đối của một số dân biểu ngay trong đảng Dân chủ và được Quốc hội ban cấp thẩm quyền thúc tiến mậu dịch (trade promotion authority). Đây là quyền được điều đình các thỏa thuận mậu dịch với các nước khác mà không bị Quốc hội sửa đổi hoặc cản trở. Bây giờ ông phải thuyết phục được Quốc hội mà đặc biệt là các dân biểu đồng đảng Dân chủ phê chuẩn hiệp ước TPP. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng như 11 quốc gia khác có 90 ngày để cứu xét các chi tiết của hiệp ước.


Cuộc tranh luận trong Quốc hội sẽ soi mói mọi yếu tố của hiệp định mậu dịch. Đây là bước cuối cùng để Hoa Kỳ chấp thuận TPP, một thỏa thuận mậu dịch tham vọng nhất kể từ sau Hiệp định Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ (North American Free Trade Agreement - NAFTA) trong thập niên 1990.


Tại sao hiệp ước này gây phân hóa Quốc hội Hoa Kỳ

Những người ủng hộ TPP biện hộ rằng nó là lợi ích lớn lao cho tất cả những quốc gia tham dự, nó sẽ "mở ra nhiều cơ hội" và "giải quyết những vấn đề trọng yếu của thế kỷ 21 trong nền kinh tế toàn cầu" và nó được lập ra theo một cách thức khuyến khích thêm nhiều nước khác, thậm chí kể cả Trung quốc, tham gia.


Những người phản đối thì coi thỏa thuận này hầu như là sự phản bội lại lợi ích của giới lao công và tiểu thương Hoa Kỳ vì nó khuyến khích thêm sự xuất cảng việc làm hãng xưởng ở Hoa Kỳ sang các quốc gia có mức lương căn bản thấp, đồng thời giới hạn sự cạnh tranh và khuyến khích sự tăng giá dược phẩm và các sản phẩm giá trị cao khác bằng cách cho các quốc gia khác trong TPP được áp dụng các tiêu chuẩn bảo vệ bằng sáng chế Hoa Kỳ. Điều khoản cho phép các công ty đa quốc gia được thách thức các luật lệ và phán quyết tòa án trước các hội đồng tài phán đặc biệt cũng bị mạnh mẽ phản đối.


Tại sao phải là TPP và tại sao vào thời điểm này?

Hiệp định này là yếu tố vô cùng quan trọng trong chính sách "xoay trục" của Tổng thống Obama. Nó là một trong các cách để ràng buộc các đối tác mậu dịch Thái Bình Dương thân cận với Hoa Kỳ hơn, đồng thời gia tăng thách thức với cường quốc đang lên của Á châu là Trung quốc.


Nó là một trong những cách để giải quyết một số vấn đề tồn đọng mà có nguy cơ trở thành các chướng ngại vật khi mậu dịch toàn cầu tăng vụt, bao gồm thương mại điện tử, dịch vụ tài chánh và truyền thông internet xuyên biên giới.
UserPostedImage

Ngoài ra, một số vấn đề mậu dịch truyền thống cũng có cơ hội được giải quyết. Hoa Kỳ rất nôn nóng thiết lập thỏa thuận mậu dịch với các quốc gia thành viên TPP như Nhật Bản, Mã Lai Á, Brunei, New Zealand và Việt Nam; và củng cố NAFTA, tức là hiệp định mậu dịch hiện hành giữa Hoa Kỳ với Gia Nã Đại và Mể Tây Cơ.


Hiệp định TPP giải quyết được vấn đề gì?

Thuế quan và hạn ngạch: Từ lâu được dùng để bảo vệ các ngành kỹ nghệ nội địa trước những hàng hóa ngoại quốc giá rẻ, thuế trên hàng nhập cảng từng có thời là đặc điểm chuẩn mực và thiết thực của chính sách mậu dịch, và tạo ra nhiều thu nhập cho Bộ Ngân khố Hoa Kỳ trong thế kỷ 19. Tuy nhiên, sau cuộc Đại Suy thoái Kinh tế 1929 và Đại chiến Thế giới II, Mỹ đã lãnh đạo một phong trào mậu dịch tự do hơn bằng cách hạ thấp và bãi bỏ thuế quan.

Hiện nay Hoa Kỳ và các quốc gia phát triển đều bớt áp đặt thuế lên hàng hóa nước ngoài nhiều, mặc dù vẫn còn một số. Chẳng hạn như Hoa Kỳ hiện vẫn bảo hộ thị trường đường nội địa trước các quốc gia xuất cảng đường giá rẻ toàn cầu và áp đặt thuế lên giày dép nhập cảng. Trong khi đó Nhật đánh thuế nặng lên nông phẩm như gạo, thịt bò và bơ sữa.


Môi sinh, nhân công và các luật lệ bảo vệ tài sản trí tuệ: Các thương thuyết gia Hoa Kỳ khẳng định rằng thỏa thuận TPP tìm cách san bằng mặt sân cạnh tranh bằng cách áp dụng các chuẩn mực nhân công và môi sinh gắt gao với các đối tác mậu dịch, và giám sát các luật lệ bảo vệ tài sản trí tuệ.


Dòng dữ liệu: Hiệp định TPP sẽ giải quyết được một số vấn đề nảy sinh kể từ khi các hiệp ước trước được điều đình. Một là các quốc gia liên hệ đồng ý không được ngăn chặn các chuyển giao dữ liệu xuyên biên giới bằng internet, và không đòi hỏi các máy chủ phải được đặt trong nước mà chủ nhân đang làm ăn. Đề nghị này gây lo ngại cho một số quốc gia, Australia là một ví dụ điển hình, bởi vì nó có thể xung đột với các luật lệ và qui định tư ẩn chống lại dữ liệu cá nhân lưu trữ ở nước ngoài.


Dịch vụ: Mục tiêu lớn lao của hiệp định là tăng cường cơ hội cho những ngành kỹ nghệ dịch vụ, vốn đảm trách hầu hết những việc làm tư nhân trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Mỹ hiện chiếm lợi thế cạnh tranh trong một loạt nhiều dịch vụ; bao gồm tài chánh, thiết kế, nhu liệu, giáo dục, luật pháp và kỹ thuật thông tin. Mặc dù các dịch vụ này không bị đánh thuế nhập cảng nhưng các qui định và hạn chế mang tính quốc tịch trên sự đầu tư hiện được nhiều nước đang phát triển áp dụng để bảo vệ các doanh nghiệp sở tại.


Các doanh nghiệp nhà nước: Các thương thuyết gia Hoa Kỳ đã thảo luận về nhu cầu giải quyết sự ưu đãi dành cho các doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù VN và Mã Lai Á có rất nhiều doanh nghiệp nhà nước nhưng Hoa Kỳ cũng có một số (ví dụ như Bưu Điện và Fannie Mae). Hiệp định chung kết có thể bao gồm một số điều kiện nhằm bảo đảm sự cạnh tranh công bằng trong khi vẫn để cửa cho Trung cộng gia nhập sau này.


Tại sao không có Trung quốc?

Trung cộng chưa bao giờ bày tỏ ý muốn tham dự các cuộc hiệp thương nhưng từng bộc lộ lo ngại về hiệp định TPP, coi nó là một đe dọa tiềm ẩn khi Hoa Kỳ nỗ lực thắt chặt quan hệ với các đối tác mậu dịch Á châu. Nhưng mới vừa rồi, khi các cuộc điều đình tăng tốc, nhiều quan chức cao cấp Hoa lục bày tỏ những ý kiến nghe có vẻ như muốn chấp nhận hiệp định hơn, và thậm chí nói bóng gió rằng họ có thể tham dự vào một thời điểm nào đó.


Các quan chức Hoa Kỳ, trong khi xác định rõ rằng họ coi hiệp định TPP là một trong những nỗ lực chống lại ảnh hưởng của Trung quốc trong khu vực, tuyên bố họ hy vọng "cấu trúc mở" của hiệp định rốt cuộc sẽ thúc giục Trung cộng gia nhập, cùng với các cường quốc kinh tế khác như Đại Hàn.


Cái bóng của NAFTA và cuộc tranh luận ở Hoa Thịnh Đốn
UserPostedImage
President Bill Clinton won congressional backing for Nafta, but most lawmakers in his own party voted against it.
Credit Doug Mills/Associated Press

NAFTA là do cựu Tổng thống Bill Clinton ký kết trong năm 1993 và dẫn tới sự bùng nổ mậu dịch giữa Hoa Kỳ, Mễ Tây Cơ và Gia Nã Đại. Cả ba nước này đều xuất cảng nhiều hàng hóa và dịch vụ sang hai nước đối tác, đầu tư ngang biên giới tăng trưởng, và nền kinh tế Hoa Kỳ đã gia tăng hàng triệu việc làm kể từ ấy. Nhưng dĩ nhiên không phải tất cả những xu hướng đó là đều do NAFTA, và các lợi lộc không hề bình đẳng: Hoa Kỳ có một sự thặng dư mậu dịch nhỏ với Mễ Tây Cơ khi hiệp định được ký kết, nhưng thặng dư ấy mau chóng trở thành thâm thủng mậu dịch hơn 50 tỷ mỗi năm.


Những người công kích NAFTA còn chỉ ra rằng tăng trưởng việc làm tại Hoa Kỳ không hề tính đến sự tổn thất việc làm cho Mễ Tây Cơ hoặc Gia Nã Đại; theo số liệu thống kê, Hoa Kỳ bị mất hoặc bị chuyển dịch 700 ngàn việc làm vì NAFTA.


NAFTA là chiến thắng trọng đại của cựu Tổng thống Clinton sau một trận chiến hết sức cam go trong Quốc hội. Ông giành vừa đủ số phiếu ủng hộ của các đảng viên Dân chủ để thông qua hiệp định. Tỷ số ủng hộ là 234 và 200 dân biểu tại Hạ viện; và 61 và 38 nghị sĩ trên Thượng viện.


Tổng thống Obama vẫn chưa giành được thành quả như ông Clinton. Làm việc với giới lãnh tụ Cộng hòa trong Hạ và Thượng viện, ông giành được quyền thúc tiến mậu dịch. Đây là một bước cực kỳ trọng yếu cho phép Tòa Bạch Ốc được đệ trình hiệp định mậu dịch cho Quốc hội biểu quyết mà không cần bị tu chính.


Nhưng tiến trình lập pháp đầy nhiêu khê này đã khiến mối quan hệ giữa ông Obama và nhiều dân biểu đồng đảng Dân chủ cũng như là các nghiệp đoàn lao công và hiệp hội tiểu thương trở nên chua cay. Nhiều đảng viên Dân chủ tuyên bố rằng ông Obama phải giải quyết các quan ngại về các tiêu chuẩn lao công và môi sinh cũng như là bảo hộ các nhà đầu tư khi ông quay lại Quốc hội để tìm sự phê chuẩn cho hiệp định mậu dịch.

Kevin Granville
Samsung dịch

Nguồn:
http://www.nytimes.com/2...deal-explained.html?_r=0

Sửa bởi người viết 06/10/2015 lúc 08:40:11(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.450 giây.