logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 10/10/2015 lúc 11:02:11(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Cậu bé Aylan Kurdi mới ba tuổi, nằm chết trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ như ngủ quên sau một buổi chơi cát cùng gia đình đi

tắm biển. Nhưng không, cậu bé cùng gia đình đã không đi nghỉ mát mùa hè mà đi trốn chạy chiến tranh, “chủ nghĩa cộng

sản mới”, bằng thuyền; nghĩa là cậu bé ấy đã chết đuối – rồi dạt vào bờ biển; màu áo đỏ của cậu bé nằm chết như ngủ trên

bãi biển xanh đã đánh thức lòng trắc ẩn của nhân loại sau giấc ngủ dài tham lam và ích kỷ do tiện nghi và khoa học kỹ thuật

mang tới cho loài người. Đôi người đặt ra câu hỏi, “bao giờ mới hết di dân lậu?”

Đó là câu hỏi từ khi loài người có bản đồ phân chia địa lý giữa các quốc gia. Nhưng câu trả lời nào cũng không hợp lý vì

căn bản của hành tinh mà chúng ta đang sống chỉ có bốn mùa từ tạo thiên lập địa, những vùng địa lý mà con người gọi là

vùng ôn đới, vùng xích đạo, hay nhiệt đới gió mùa… Về địa lý chỉ vậy thôi! Nhưng chính con người đã tạo ra những đường

biên giới trên địa cầu để chia cắt nhà chung của nhân loại là trái đất thành nhiều quốc gia với luật lệ riêng về di trú, luật

pháp, và phát triển.

Nếu thủy tổ của loài người đúng với những giả thuyết của các nhà khoa học là xuất phát từ châu Phi và lan tỏa ra khắp địa

cầu thì lòng trắc ẩn của con cháu các vị này gần đây không dấy lên với hình ảnh chú bé áo đỏ chết trôi-giạt vào bờ biển

Thổ Nhĩ Kỳ; làm cả nhân loại phải nhìn lại lòng mình để thấy trắc ẩn là điều không có trong bước chân tha phương của tiền

nhân. Chuyện tổ tiên của loài người đi tìm đất sống được con cháu nhớ ơn như một sự phát triển của loài người. Thế

nhưng nay chính hàng con cháu của tổ tiên xa xưa lại làm khó nhau trong việc đi tìm đất sống. Động lực là chính sự văn

minh của con người hiện đại, mà trong cái văn minh ấy thì sự hẹp hòi nổi bật hơn cả.

Di dân chánh thức nào chả có lý do chính đáng. Nên những người có visa nhập cảnh vào những nước giàu có và phát triển

như Canada hay Hoa Kỳ, những nước giàu ở châu Âu, Nhật ở châu Á… một cách hợp pháp thì họ, những người may mắn

ấy, chỉ biết được giá trị của sự may mắn ở chừng mực nhất định. Với họ, đó là một cuộc đổi đời thật sự! Họ không thấm

thía bằng người vượt biên về ý nghĩa của tờ chiếu khán nhập cảnh, giá trị của sự định cư mới – làm thay đổi hoàn toàn

cuộc đời còn lại của họ. Người di dân hợp pháp qua các chính sách đoàn tụ khác nhau, không thể hình dung ra có những

con người khác đã phải tìm mọi cách để đến được miền đất hứa, bất luận họ muốn đến miền đất hứa ấy vì mục đích, lý do

gì.

Tháng trước là chuyện cậu bé áo đỏ chết trôi-giạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. Tháng này đến cậu bé cuộn mình trong va li

trong hành trình đi tìm miền đất sống lại làm bàng hoàng trái tim nhân loại của những ai còn chút tình người. Câu chuyện rất

đơn giản, quá đơn giản: một ông bố đã nhờ một phụ nữ kéo chiếc va li hành lý qua trạm kiểm soát của thuế quan Tây Ban

Nha.

Nhưng kế hoạch của họ đã không thành khi máy rọi quang tuyến tại điểm kiểm tra của quan thuế đã cho thấy hình ảnh của

một em bé đang cuộn mình trong va li.

Đó không phải là một hình ảnh lạ mắt ở những trạm kiểm soát trên toàn thế giới vì nạn di dân lậu đã toàn cầu hóa; chẳng có

gì sáng tạo hay khôi hài, mà chỉ là một nhắc nhở đau lòng cho loài người hôm nay. Tại sao con người phải tìm đủ mọi cách

để trốn thoát quê hương đích thực của mình? Từ bỏ một hoàn cảnh có thật để hy vọng một thiên đường mơ hồ khác hơn

bằng chính sinh mạng người di dân lậu đang làm nhức nhối mọi giới, mọi người trên hành tinh vì đâu?

Trong lịch sử vượt biên của người Việt sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 có câu chuyện khôi hài của cô ca sĩ miền bắc

tên là Ái Vân. Cô ấy có tài, có nhan sắc, được phong là nghệ sĩ ưu tú gì đó; nghĩa là trên mực nghệ sĩ bình thường. Ngần

ấy thuận lợi có thể nói là mơ giữa ban ngày của bao người, bao nghệ sĩ nhân dân trong chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa Việt

nam. Nhưng có lần tôi đọc được một bài về cô ta, theo những lời cô nói với báo chí trong đó thì càng rõ thiên đàng cộng

sản đúng là cái bánh vẽ. Cô nói với nhà báo rằng mình là “tường nhân” vì vượt biên từ Đông Đức qua Tây Đức khi bức

tường Berlin chưa sụp đổ. Không chỉ riêng cô, nhiều người đã trở thành tường nhân vì họ tìm đến với tự do bên kia bức

tường cộng sản do ông Đức dựng nên.

Còn bao người Việt khác là những thuyền nhân vượt biển và rất nhiều bộ nhân vượt biên bằng cách đi bộ qua Miên, qua

Thái Lan sau khi mất nước. Nhạc sĩ Trúc Hồ là người có cơ hội nhất nên đã kể lại chuyện vượt biên đường bộ của bản

thân anh cho mọi người nghe.

Đó là những năm tháng kinh hoàng của rất nhiều người Việt quyết định bỏ nước ra đi.

Trở lại với câu chuyện cậu bé tám tuổi nằm gọn trong chiếc va li kéo tay, nếu thoát được trạm kiểm soát của Tây Ban Nha,

lớn lên em nhỏ đó sẽ trả lời câu hỏi: How you get here in Spain? – cómo se puso aquí en España? Câu trả lời của cậu bé

sẽ là: Tôi là một va li nhân – a trolley suitcase people!

Cũng là một con người được sinh ra trong quyền bình đẳng theo công pháp quốc tế là mọi người được sinh ra đều có

quyền bình đẳng và mưu cầu hạnh phúc như nhau. Vậy những thuyền nhân, tường nhân, bộ nhân, va li nhân… có lỗi gì mà

chịu ám ảnh suốt đời về cuộc vượt thoát của bản thân? Cái lỗi duy nhất của họ chỉ có thể là sinh ra nhầm quê hương; hay

quê hương họ đã nhầm người lãnh đạo nên họ phải bỏ nước ra đi chứ ai chả yêu nơi chôn nhau cắt rốn của mình nhất.

Theo dòng lịch sử nhân loại thì bạo chúa, độc tài, phát xít không phải không có trong lịch sử nhân loại. Chính họ đã tạo ra

những bất hạnh và thống khổ cho con người; và tạo ra những cuộc di dân rộng lớn làm thay đổi bộ mặt nhân loại. Nhưng

thời đại của qủy như được mùa, những tên ác quỷ trên thế gian hiện tại ngày càng tàn độc hơn, và đang đầy đọa nhân loại

tới những cái chết thương tâm đến ám ảnh như ai nhìn ảnh thằng bé áo đỏ chết trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ mà không bàng

hoàng thương cảm; xót xa phận người… và áy náy riêng tư, lòng trắc ẩn bỏ quên trong tiện nghi và xa hoa thức giấc!

Con người luôn cố gắng đi tìm cho bản thân mình và gia đình một cuộc sống tốt đẹp hơn. Con người đã không ngừng liều

lĩnh tìm mọi cách để thoát khỏi tình trạng bế tắc, không lối thoát, có khi ngay tại quê nhà. Ngay trên nước Mỹ này, từ những

ngày đầu nô lệ da đen đã trốn khỏi các tiểu bang miền nam để đến các tiểu bang miền bắc nơi nô lệ được tự do, hoặc xa

hơn là Canada, nơi không có chế độ sở hữu nô lệ.

Lịch sử xa xưa của Hoa Kỳ là thế! Và lịch sử cận đại của Hoa Kỳ là vấn nạn di dân lậu vượt biên giới Mexico để lọt vào Hoa

Kỳ đã làm điên đầu bao nhiêu tổng thống Mỹ; chính phủ Mỹ thì triền miên nhức nhối với Mễ lậu.

Nhưng thuyền nhân Việt Nam có thể hiểu Mễ lậu hơn bằng trải nghiệm vượt thoát. Một số rất đông họ đã chèo trên những

con thuyền mỏng manh để đến với tự do. Một số đã bơi qua những đoạn hẹp của con sông biên giới Mỹ-Mễ có tên là Rio

Grande để đến tiểu bang Texas. Nhiều người đi bộ vượt qua sa mạc cát cháy. Nhiều người trả tiền để được xếp cá mòi

trong những thùng xe vận tải mười tám bánh. Một số trường hợp đã chết cóng khi phải ngồi trong xe chở hàng đông lạnh

quá lâu… Biết bao nhiêu những cái chết thầm lặng trên đường mưu cầu hạnh phúc là bằng chứng của sự phân bố giàu

nghèo không hợp lý trên địa cầu; bằng chứng của bạo lực, bạo quyền gây ra thảm cảnh di dân. Bằng chứng đau lòng khác

trong những năm Cuba chìm trong u mê cộng sản. Người dân của nước cộng sản này đã tìm mọi cách vượt biển để đến

Florida của Hoa Kỳ. Họ vượt biển bằng mọi cách họ có thể nghĩ ra. Có người đã dám mạo hiểm vượt biển bằng bè gỗ qua

hơn 90 dặm đường biển, bất kể hiểm nguy. Trường hợp cậu bé Elian Gonzales mẹ đã chết đuối tháng 11 năm 1999 khi

đem cậu bé vượt biển cùng với người bạn trai là một bằng chứng đau lòng về chủ nghĩa cộng sản. Lần đó báo chí Hoa Kỳ

đã hao nhiều giấy mực về vụ kiện giữa họ mẹ của cậu bé và ông bố đẻ lúc đó hiện đang sống tại Cuba. Ông bố và người

vợ sau của ông đã thắng kiện. Elian Gonzalez bị trả về Cuba. Năm đó cậu bé chưa được sáu tuổi. Một chú bé liều mạng

vượt biển không bị chết đuối, nhưng không vượt qua được sự ngu xuẩn của chủ nghĩa cộng sản là đem chú bé về lại

Cuba để nhốt lại một thiên thần vào nhà tù cộng sản. Tương lai cậu bé ấy đi về đâu!

Phan

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.111 giây.