logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 15/10/2015 lúc 08:19:59(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Kính gửi các tổ chức, đoàn thể và cơ quan truyền thông trong, ngoài nước

Kính thưa quí vị,

Được biết nhà cầm quyền Việt Nam sẽ mời Tập Cận Bình, Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc, sang chính thức viếng thăm Việt Nam, chúng tôi, một số người Việt Nam yêu nước nhận thấy có bổn phận phải lên tiếng để cảnh giác mối đe dọa của Trung Quốc đối với Việt Nam và kêu gọi nhân dân Việt Nam phải nói "Không!" về sự có mặt của Tập Cận Bình trên đất nước chúng ta.

Chúng tôi xin gửi đến quí vị Bản Lên Tiếng do 127 người Việt Nam đồng ký tên. Rất mong quí vị ủng hộ và tiếp tay quảng bá rộng rãi.

Xin chân thành cám ơn.

Thay mặt nhóm khởi xướng
Phạm Minh Hoàng

UserPostedImage

Bản Lên Tiếng:
Về chuyến đi Việt Nam của ông Tập Cận Bình và vấn đề Biển Đông


Chúng tôi, những người Việt Nam yêu nước và quan tâm về tình hình Biển Đông, quan niệm rằng bảo vệ đất nước là trách nhiệm chung của toàn dân. Vì vậy chúng tôi thấy có bổn phận phải lên tiếng để cảnh giác và kêu gọi những điều sau đây:

Thứ nhất, trong mối quan hệ giữa hai nước, Việt Nam thường xuyên bị Trung Quốc đe dọa trực tiếp một cách nghiêm trọng trên các mặt chính trị và kinh tế. Tham vọng của Trung Quốc là dùng sức mạnh để chiếm giữ và kiểm soát giao thương trên Biển Đông. Tham vọng này đe dọa quyền tự do hàng hải trong vùng, ảnh hưởng rất lớn lên sự phát triển và ổn định của cả khu vực Á Châu Thái Bình Dương. Riêng đối với Việt Nam, hành động xâm chiếm của Trung Quốc đang gây ra những thiệt hại đáng kể về mặt tài nguyên và ngư nghiệp, đe dọa an ninh quốc phòng.

Thứ hai, chính vì tham vọng của Trung Quốc đang là mối lo ngại của thế giới, đây là lúc quyền lợi của chúng ta và nhiều nước khác tương đồng với nhau. Do đó, nhà cầm quyền Việt Nam phải đẩy mạnh hợp tác và xây dựng thế liên minh với những nước có chung mối quan tâm về vấn đề Biển Đông để cùng đối phó với tham vọng của Trung Quốc, như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản,... Đây cũng là lúc phải xét lại mối quan hệ với Trung Quốc, xét lại những cái gọi là “4 Tốt” hay “16 Chữ Vàng”, xét lại tất cả những ký kết không bình đẳng từ trước đến nay và phải từ bỏ biện pháp đối thoại song phương với Trung Quốc, vì đây chính là cái bẫy của Bắc Kinh. Thay vào đó, hãy dùng tòa án quốc tế để đối phó với Trung Quốc như là Philippines đang làm.

Thứ ba, khi Trung Quốc vẫn bất chấp sự phản đối của Việt Nam và nhiều nước trong vùng, tiếp tục bồi đắp nhiều đảo nhân tạo trên biển Đông với mục tiêu quân sự, tiếp tục tấn công ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, nhà cầm quyền Việt Nam không thể trải thảm đỏ để đón tiếp Chủ tịch nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình! Nhân dân Việt Nam phải nói "Không!" về sự có mặt của Tập Cận Bình trên đất nước chúng ta và nhà cầm quyền cần hủy bỏ ý định đón tiếp Tập Cận Bình như các cơ quan truyền thông đã loan tin. Đây là một hành động cần thiết trên mặt ngoại giao để khẳng định thái độ của chúng ta trước một nước láng giềng đang chèn ép và xem thường dân tộc Việt Nam.

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, công bố bản lên tiếng này nhằm thể hiện tiếng nói của những người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh đất nước và góp phần kêu gọi tinh thần đoàn kết dân tộc trước một hiểm họa nghiêm trọng. Xây dựng nội lực dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh và xây dựng hợp tác hữu nghị với những nước có cùng mục tiêu là yếu tố then chốt để giúp chúng ta giữ được sự độc lập và chủ quyền đối với Trung Quốc.

Việt Nam, ngày 15 tháng 10 năm 2015
Đồng ký tên:
1.Nguyễn Xuân Anh, cựu tù nhân lương tâm - Nghệ An
2.Trần Văn Bang, Kỹ Sư - Sài Gòn
3.Nguyễn Vũ Bình, nhà báo, cựu tù nhân lương tâm - Hà Nội
4.Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo – Sài Gòn
5.Nguyễn Kim Chi, Nghệ Sĩ - Hà Nội
6.Tống Văn Chính, Phật Giáo Hòa Hảo - An Giang
7.Quách Văn Công, hoạt động xã hội – Lâm Đồng
8.Nguyễn Văn Cừ - Hải Dương
9.Nguyễn Kim Cương - Hà Nội
10.Lương Văn Diện - Hải Dương
11.Lê Quang Du - Sài Gòn
12.Thái Văn Dung, cựu tù nhân lương tâm - Nghệ An
13.Đặng Văn Dũng, Hà Nam
14.Hoàng Dũng, hoạt động nhân quyền - Sài Gòn
15.Lã Việt Dũng, Kỹ Sư - Hà Nội
16.Nguyễn Văn Duyệt, cựu tù nhân lương tâm - Nghệ An
17.Nguyễn Văn Đài, Luật Sư, cựu tù nhân lương tâm - Hà Nội
18.Ngô Nhật Đăng, Nhà Báo - Sài Gòn
19.Nguyễn Văn Đề, hoạt động xã hội - Hà Nội
20.Nguyễn Văn Điền, Phật Giáo Hòa Hảo - Đồng Tháp
21.Lê Công Định, Luật Sư, cựu tù nhân lương tâm - Sài Gòn
22.Ninh Thị Định - Hải Phòng
23.Trần Hữu Đức, cựu tù nhân lương tâm - Nghệ An
24.Nguyễn Hữu Giải, Linh Mục - Huế
25.Hoàng Văn Giảng - Hải Dương
26.Nguyễn Thanh Hà, nhà giáo - Hà Nội
27.Nguyễn Thị Hà - Hải Phòng
28.Đỗ Thị Minh Hạnh, cựu tù nhân lương tâm - Sài Gòn
29.Nguyễn Thúy Hạnh – Hà Nội
30.Nguyễn Văn Hiên - Bắc Ninh
31.Lê Quang Hiển, Phật Giáo Hòa Hảo - Sài Gòn
32.Nguyễn Hoàng Hoa, Mục Sư - Trà Vinh
33.Phan Tấn Hòa, Phật Giáo Hòa Hảo - Cần Thơ
34.Phạm Minh Hoàng, nhà giáo, cựu tù nhân lương tâm - Sài Gòn
35.Lê Hùng, Hoạt động xã hội - Hà Nội
36.Lê Anh Hùng, Hoạt động xã hội - Hà Nội
37.Nguyễn Thanh Huân, Hoạt động nhân quyền, Nghệ An
38.Nguyễn Mạnh Hùng, Mục Sư - Sài Gòn
39.Nguyễn Thế Hùng, Giáo sư Đại học - Đà Nẵng
40.Phan Văn Hùng - Hà Nội
41.Vũ Hùng, nhà giáo, cựu tù nhân lương tâm - Hà Nội
42.Vũ Mạnh Hùng, nhà giáo - Hà Nội
43.Đỗ Ngọc Hương, tiểu thương - Hải Phòng
44.Trần Thị Hường, Hoạt động bảo vệ sự sống - Hà Nội
45.Trương Minh Hưởng - Hà Nam
46.Lê Quang Huy, nhà giáo - Thái Nguyên
47.Dương Kim Khải, Mục Sư, cựu tù nhân lương tâm - Sài Gòn
48.Lê Văn Khôi, Công nhân - Nghệ An
49.Hoàng Văn Khởi - Hà Nội
50.Nguyễn Kiêu, sinh viên, Sài Gòn
51.Nguyễn Thị Lan - Hải Phòng
52.Nguyễn Kim Lân, Chánh trị sự Cao Đài - Vĩnh Long
53.Đặng Băn Lê - Hải Phòng
54.Vũ Linh, nhà giáo - Hà Nội
55.Nguyễn Trung Lĩnh, Kỹ sư, cựu tù nhân lương tâm - Hà Nội
56.Phan Văn Lợi, Linh Mục - Huế
57.Đinh Đức Long, Tiến sĩ, Bác sĩ - Sài Gòn
58.Võ Phi Long, hoạt động xã hội – Sài Gòn
59.Bùi Văn Lược, Phật Giáo Hòa Hảo - Vĩnh long
60.Lỗ Ngọc Lê Đình Lượng, Hoạt động nhân quyền - Nghệ An
61.Đặng Văn Mạnh - Hà Nam
62.Đặng Ngọc Minh, cựu tù nhân lương tâm - Trà Vinh
63.Vũ Đức Minh, Hoạt động xã hội - Hà Nội
64.Nguyễn Huy Năng, hoạt động xã hội – Ninh Bình
65.Vũ Đức Ninh - Hải Dương
66.Nguyễn Thị Nga, tiểu thương - Hải Phòng
67.Trần Thị Thúy Nga, hoạt động xã hội - Hà Nam
68.Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà văn, cựu tù nhân lương tâm - Hải Phòng
69.Nguyễn Danh Ngọc, nhà giáo - Bắc Giang
70.Nguyễn Huyền Nguyên - Hải Phòng
71.Trần Minh Nhật, cựu tù nhân lương tâm - Lâm Đồng
72.Nguyễn Thị Khiêm Nhu, viết văn - Sài Gòn
73.Nguyễn Văn Oai, cựu tù nhân lương tâm - Nghệ An
74.Hồ Văn Oanh, cựu tù nhân lương tâm - Nghệ An
75.Tô Oanh, nhà giáo - Bắc Giang
76.Hứa Phi, Chánh trị sự Cao Đài - Lâm Đồng
77.Phan Văn Phong - Hà Nội
78.Trần Hoàng Phúc, sinh viên Luật - Sài Gòn
79.Nguyễn Bạch Phụng, Chánh trị sự Cao Đài - Vĩnh Long
80.Trịnh Bá Phương, hoạt động xã hội - Hà Nội
81.Lê Quốc Quân, Luật Sư, cựu tù nhân lương tâm - Hà Nội
82.Nguyễn Đan Quế, Bác sĩ, cựu tù nhân lương tâm - Sài Gòn
83.Bạch Hồng Quyền, Truyền Thông, hoạt động xã hội - Hà Nội
84.Ngô Duy Quyền, Hoạt động xã hội - Bắc Giang
85.Lê Văn Sóc, Phật Giáo Hòa Hảo - Vĩnh Long
86.Lai Tiến Sơn - Hà Nội
87.Chu Mạnh Sơn, cựu tù nhân lương tâm - Nghệ An
88.Nguyễn Mạnh Sơn, cựu tù nhân lương tâm - Hải Phòng
89.Paulus Lê Sơn, cựu tù nhân lương tâm - Thanh Hóa
90.Trương Minh Tam, cựu tù nhân lương tâm - Hà Nam
91.Hòa Thượng Thích Không Tánh - Sài Gòn
92.Dương thị Tân, cựu tù nhân lương tâm - Sài Gòn
93.Nguyên Công Thanh, chuyên viên cơ khí - Sài Gòn
94.Lê Ngọc Thanh, Linh Mục - Sài Gòn
95.Nguyễn Văn Thành - Hải Phòng
96.Trần Đức Thạch, cựu tù nhân lương tâm - Nghệ An
97.Nguyễn Trọng Thao - Hải Dương
98.Nguyễn Thị Thâu - Hải Phòng
99.Đinh Hữu Thoại, Linh Mục - Sài Gòn
100.Huỳnh Công Thuận, Cựu quân nhân QLVNCH - Sài Gòn
101.Trần Ngọc Thuận - Hà Nội
102.Bùi Thị Thu - Hải Phòng
103.Nguyễn Thị Minh Thư - sinh viên, Sài Gòn
104.Nguyễn Thị Thúy - Hải Phòng
105.Nguyễn Trọng Thủy - Hà Nội
106.Nguyễn Tường Thụy, nhà báo - Hà Nội
107.Nguyễn Trung Tôn, Mục Sư, cựu tù nhân lương tâm - Thanh Hóa
108.Phạm Toàn, nhà giáo dục học - Hà Nội
109.Nguyễn Huyền Trang, phóng viên - Sài Gòn
110.Nguyễn Văn Tráng, sinh viên - Thanh Hóa
111.Nguyễn Trung Trực, cựu tù nhân lương tâm - Quảng Bình
112.Thân Văn Trường, Mục Sư - Sài Gòn
113.Nguyễn Bắc Truyển, cựu tù nhân lương tâm - Sài Gòn
114.Từ Anh Tú, hoạt động xã hội - Hà Nội
115.Nguyễn Ngọc Tuấn - Hải Dương
116.Chu Văn Tuấn, hoạt động xã hội - Nghệ An
117.Lê Thanh Tùng, truyền thông - Sài Gòn
118.Nguyễn Thị Tươi - Hải Dương
119.Đinh Quang Tuyến, hướng dẫn viên du lịch - Sài Gòn
120.Đỗ Văn Tuyển, cựu tù nhân lương tâm - Hải Dương
121.Lê Thị Vân - Hải Phòng
122.Hà Thị Vân, hoạt động bảo vệ tự do tôn giáo - Hà Nội
123.Nguyễn Văn Viên, hoạt động xã hội - Nam Định
124.JB Nguyễn Hữu Vinh, nhà báo – Hà Nội
125.Đinh Nhật Uy, Kỹ Sư Tin Học – Long An
126.Nguyễn Phương Uyên, sinh viên, cựu tù nhân lương tâm – Bình Thuận
127.Phan Thị Hải Yến, Kế Toán - Sài Gòn

Sửa bởi người viết 15/10/2015 lúc 08:25:29(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 15/10/2015 lúc 08:26:30(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Người dân phản đối Tập Cận Bình đến thăm Việt Nam

UserPostedImage
Giáo sư Phạm Minh Hoàng

Vào chiều ngày 15 tháng 10 năm 2015, giáo sư Phạm Minh Hoàng cùng 126 nhà hoạt động dân chủ - nhân quyền trong nước đã ký vào bản lên tiếng phản đối ông Tập Cận Bình đến thăm Việt Nam trong thời gian tới.
Giáo sư Phạm Minh Hoàng
Giáo sư Phạm Minh Hoàng, người đại diện soạn thảo cho biết: “Chúng tôi, những người Việt Nam yêu nước và quan tâm về tình hình Biển Đông, quan niệm rằng bảo vệ đất nước là trách nhiệm chung của toàn dân. Vì vậy chúng tôi thấy có bổn phận phải lên tiếng để cảnh giác và kêu gọi những điều sau đây:

Thứ nhất, trong mối quan hệ giữa hai nước, Việt Nam thường xuyên bị Trung Quốc đe dọa trực tiếp và nghiêm trọng trên các mặt chính trị và kinh tế. Tham vọng của Trung Quốc là dùng sức mạnh để chiếm giữ và kiểm soát giao thương trên Biển Đông. Tham vọng này đe dọa quyền tự do hàng hải trong vùng và ảnh hưởng rất lớn lên sự phát triển và ổn định của cả khu vực Á Châu Thái Bình Dương. Riêng đối với Việt Nam, hành động xâm chiếm của Trung Quốc đang gây ra những thiệt hại đáng kể về mặt tài nguyên và ngư nghiệp, và đe dọa nghiêm trọng cho an ninh quốc phòng.
Thứ hai, chính vì tham vọng của Trung Quốc đang là mối lo ngại của thế giới, đây là lúc quyền lợi của chúng ta và nhiều nước khác gặp nhau. Do đó, nhà cầm quyền Việt Nam phải đẩy mạnh hợp tác và xây dựng thế liên minh với những nước có chung mối quan tâm về vấn đề Biển Đông để cùng đối phó với tham vọng của Trung Quốc, như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản,... Đây là cũng là lúc phải xét lại mối quan hệ với Trung Quốc, xét lại những cái gọi là “4 Tốt” hay “16 Chữ Vàng”, xét lại tất cả những ký kết không bình đẳng từ trước đến nay và phải từ bỏ biện pháp đối thoại song phương với Trung Quốc, bởi vì đấy chính là cái bẫy của Bắc Kinh. Thay vào đó, hãy dùng tòa án quốc tế để đối phó với Trung Quốc như là Philippines đang làm.
Thứ ba, khi Trung Quốc vẫn bất chấp sự phản đối của Việt Nam và nhiều nước trong vùng, tiếp tục bồi đắp nhiều đảo nhân tạo trên biển Đông với mục tiêu quân sự, tiếp tục tấn công ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, nhà cầm quyền Việt Nam không thể trải thảm đỏ để đón tiếp Chủ tịch nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình ! Nhân dân Việt Nam phải nói "Không !" về sự có mặt của Tập Cận Bình trên đất nước chúng ta và nhà cầm quyền cần hủy bỏ ý định đón tiếp Tập Cận Bình như các cơ quan truyền thông đã loan tin. Đây là một hành động cần thiết trên mặt ngoại giao để khẳng định thái độ của chúng ta trước một nước láng giềng đang chèn ép và xem thường dân tộc Việt Nam.”
Sau khi bản lên tiếng phản đối ông Tập Cận Bình đến thăm Việt Nam được công bố, nhiều nhà hoạt động dân chủ trong nước đã cầm tấm biểu ngữ có nội dung “Phản đối nhà cầm quyền Việt Nam đón tiếp ông Tập Cận Bình” để chụp hình và đưa lên các trang mạng xã hội.

Trước đó, trong một cuộc khảo sát do Pew phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại đối với 1,000 người Việt Nam, kết quả cho thấy 78% người Việt Nam được khảo sát cho biết họ muốn Việt Nam gần hơn với Mỹ. Người dân Việt Nam muốn nhà cầm quyền phải nói không với quan hệ Trung Cộng, và nên bắt tay với Mỹ để xây dựng một xã hội dân chủ - công bằng – văn minh thực sự.

UserPostedImage

SBTN
nga  
#3 Đã gửi : 16/10/2015 lúc 06:18:17(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Muối Tập Cận Bình Và Vết Thương Việt Nam

UserPostedImage

Kính gởi quý cơ quan truyền thông báo chí,

Trong lúc nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục từ chối khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế và từ chối bảo vệ ngư dân Việt ngoài khơi, thì việc trải thảm đỏ tiếp rước ông Tập chỉ khiến giới lãnh đạo Trung Quốc càng thêm tự tin để lấn tới; họ tin chắc dân tộc Việt Nam sẽ tiếp tục run sợ và chấp nhận sự đã rồi.

Kính mời quý vị đọc bài viết "Muối Tập Cận Bình và vết thương Việt Nam" của tác giả Vũ Thạch và kính mong được tiếp tay phổ biến.

Trân trọng,
Mai Hương
Trưởng Ban Liên Lạc Truyền Thông Đảng Việt Tân
_______________________

Muối Tập Cận Bình và vết thương Việt Nam

UserPostedImage

Vũ Thạch@S: Chỉ trong vài ngày vừa qua, từ khi nhà cầm quyền Việt Nam loan tải trên báo đài sẽ đón rước long trọng ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc, đến đất nước này, nhiều phản ứng trong hàng ngũ đảng viên đã bật lên với vô số câu hỏi tại sao:

- Đón rước họ Tập linh đình đến Việt Nam — và phải đón trước chuyến thăm của Tổng thống Obama đúng theo lệnh Bắc Kinh — để làm gì?
- Nếu còn sợ Tàu đến thế thì ngả theo Mỹ gần đây để làm gì?
- Tại sao giới lãnh đạo đảng cứ nhất định phải tung ra những thông điệp nửa khôn nửa dại như thế?
- Lãnh đạo đảng CSVN nghĩ họ có thể đánh lừa hay đu dây với ai khi mà cả Mỹ lẫn Tàu đều đã viết rành rẽ trên giấy trắng mực đen về ý định đó của Hà Nội?
- Giới lãnh đạo Việt Nam nghĩ họ khôn đến độ có thể "tiếp tục xin tiền Tàu để mua súng Mỹ để bắn lính Tàu để xin thêm viện trợ Nhật"? (Có đảng viên còn gắn thêm vào cuối câu hỏi này "... trong khi giải quyết chuyện ngập nước và mất nước giữa lòng thủ đô còn chưa xong?)
- v.v...

Còn đối với đại khối những người Việt đang rất lo âu về vận mạng đất nước, viễn cảnh đón rước tên "trùm xâm lược" chỉ càng làm tăng nỗi uất hận và đau lòng:

Thứ nhất, tiếp rước ông Tập Cận Bình là sự sỉ nhục và phản bội anh linh những con dân Việt đã bỏ mình bảo vệ đất nước tại Hoàng Sa, Trường Sa, và dọc theo biên giới phía Bắc suốt 10 năm trường. Ông Tập, kể từ khi lên nắm quyền, đã đề xướng chính sách "Trung Quốc mộng", gia tăng vận tốc lấn chiếm chủ quyền và tài nguyên của Việt Nam, đặc biệt tại những vùng đã nhuộm máu các chiến sĩ Việt Nam.

Thứ hai, tiếp rước ông Tập Cận Bình là tiếp tục che mắt toàn dân về mối tai họa đang bao trùm lên đất nước và về một tình hữu nghị không hề có. Ông Tập, kể từ khi lên nắm quyền, đã ra lệnh gấp rút bồi đắp và biến các đảo tại Hoàng Sa và Trường Sa thành những căn cứ quân sự của Trung Quốc, với khả tăng tiêm kích nhiều tỉnh dọc bờ biển miền trung và miền nam Việt Nam. Và trong suốt mấy năm qua, không có tháng nào không có các ngư dân Việt bị cướp, đánh, đâm nát tàu, và giết hại dưới tay hải quân Trung Quốc. Nhiều trường hợp chết mất xác!

Thứ ba, tiếp rước ông Tập Cận Bình là một thông điệp sai lầm và tai hại gởi đến Bắc Kinh. Trong lúc nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục từ chối khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế và từ chối bảo vệ ngư dân Việt ngoài khơi, thì việc trải thảm đỏ tiếp rước ông Tập chỉ khiến giới lãnh đạo Trung Quốc càng thêm tự tin để lấn tới; họ tin chắc dân tộc Việt Nam sẽ tiếp tục run sợ và chấp nhận sự đã rồi.

Hơn bao giờ hết, nhân dân Việt Nam phải nói "Không!" với Tập Cận Bình. Truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt yêu quí hòa bình nhưng không bao giờ khiếp nhược trong trách nhiệm bảo vệ bờ cõi, không bao giờ viện cớ "ta còn yếu" để dâng thêm chủ quyền đất nước cho giặc.

Nếu đang sống trong một thể chế do dân làm chủ thì việc hủy bỏ màn đón rước Tập Cận Bình chắc chắn đã là ý nguyện hiển nhiên và tối thiểu của bất kỳ người Việt yêu nước và tự trọng nào. Nhưng trong thực tế đất nước hôm nay chỉ có điều hiển nhiên ngược lại: giới lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam chắc chắn không có gan để nói "không" với thiên triều, và chắc chắn chỉ riu ríu kéo nhau đến tận chân phi cơ chờ đón. Trong lúc công an được lệnh dàn trận khắp nơi, từ cửa nhiều nhà riêng đến tràn ngập đường phố, để sẵn sàng "giải quyết triệt để (1)" "từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc (2)".

____________
Ghi chú:
(1) Lời Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh.
(2) Lời Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.184 giây.