logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 15/10/2015 lúc 08:15:24(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Bà Đỗ Thị Mai mẹ bị can vị thành niên Đỗ Đăng Dư chụp sau khi con trai của bà qua đời. (Ảnh: Châu Đoàn)

Vụ việc Đỗ Đăng Dư bị đánh chết trong trại giam của công an Hà Nội có dấu hiệu của 'tội phạm tư pháp' và cần phải mở điều tra độc lập mà không nên để ngành công an tự điều tra lấy.

Đó là quan điểm của một nguyên quan chức lãnh đạo Văn phòng Quốc hội Việt Nam tại Bàn tròn Trực tuyến của BBC thứ Năm tuần này về vụ bị can Dư, 17 tuổi, bị đánh chết trong trại giam của Công an Hà Nội.

Trao đổi tại Tọa đàm với chủ đề "Dấu hỏi xung quanh vụ Đỗ Đăng Dư", nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:

"Có ý kiến đề nghị rằng nên chăng để một cơ quan độc lập vào điều tra thì tốt hơn, mặc dầu Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng đã có chỉ thị là phải điều tra rõ ràng các sai phạm rồi xử lý nghiêm minh, thì đó cũng là chỉ thị.

Mặc dầu Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng đã có chỉ thị là phải điều tra rõ ràng các sai phạm rồi xử lý nghiêm minh, thì đó cũng là chỉ thị. Nhưng có lẽ đây... liên quan đến hoạt động có dấu hiệu của tội phạm tư pháp, phải chăng cơ quan điều tra khách quan hơn, đó là Viện Kiểm sát?Luật sư Trần Quốc Thuận
"Nhưng có lẽ đây... liên quan đến hoạt động có dấu hiệu của tội phạm tư pháp, phải chăng cơ quan điều tra khách quan hơn, đó là Viện Kiểm sát?", cựu quan chức Văn phòng Quốc hội nói với Tọa đàm.

Thương tích thực thể
Tiết lộ với Bàn tròn của BBC về những gì chứng kiến tại cuộc giảo nghiệm tử thi của bị can vị thành niên tiến hành tuần này, Luật sư Trần Thu Nam, người được gia đình của Đỗ Đăng Dư ủy nhiệm và đề nghị hỗ trợ tư pháp, nói:

"Ở trên người, khám nghiệm tử thi thì có hai phần, khám nghiệm ở bên ngoài và khám nghiệm ở bên trong. Khám nghiệm ở bên ngoài thì có một số tổn thương không đáng kể. Ví dụ một số tổn thương ở trên vùng cổ, rồi một số tổn thương nhỏ, sứt da ở những vùng tay chân và ở đằng sau gáy, thì những tổn thương đó không phải là có tính chất dẫn đến cái chết của cháu Dư.

"Mà khi đã mổ những vết thương tổn thương đó, thì không có tụ máu dưới da. Thì xác định rằng những tổn thương mà do xây xước không ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của cháu Dư. Thì những cái đó là do lý do gì đó va chạm hay đánh nhau, hoặc trong quá trình bị tạm giữ, tạm giam gây nên.

"Nhưng mà xác định vấn đề bên trong mới là quan trọng. Sau khi mổ tử thi thì có mổ não, sau khi cắt sọ não thì tôi chứng kiến rằng các bác sỹ đã làm rất cẩn thận, đã soi tất cả những sọ não lên trên bóng đèn để xem, tìm những vết rạn, những vết thương để mà có thể xác định là có chấn thương sọ não hay không.

"Và có rạn, có những vết lõm ở trên sọ não hay không, thế thì không thấy, nhưng mà sau khi đưa não ra ngoài...

Vì rửa bát bẩn?
Đỗ Đăng Dư, đang ở tuổi vị thành niên, bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Chương Mỹ, Hà Nội, khởi tố và tạm giam khoảng hai tháng về hành vi được mô tả là bị "bắt quả tang" trộm cắp tài sản.

Thông tin chính thức của Bộ Công an Việt Nam nói: “Khi vào Trại tạm giam, Dư được bố trí tạm giam tại buồng C15 (dành cho người chưa thành niên), khu C, cùng buồng với 03 bị can là Vũ Văn Bình (sinh năm 1998), Nguyễn Nam Trường (sinh năm 1998), Lê Đức Anh (sinh năm 1998).”

Sáng 4/10, “Thấy Dư rửa bát bẩn, Bình gọi Dư đến ngồi ở khu vực giữa hai bệ xi măng nơi bị can ngủ. Bình đứng đối diện Dư và dùng tay phải tát hai cái vào má trái, dùng chân trái đá ba, bốn lần vào đầu Dư theo hướng từ trên xuống dưới.”

“Sau đó, Bình đứng dậy đi ra phía cửa ra vào, còn Dư vào đi vệ sinh. Khoảng 05 phút sau, Dư đi ra khỏi khu vệ sinh thì bị ngã xuống sàn nhà.”

Dư được đưa đi cấp cứu nhưng Dư qua đời ngày 10/10.

Vũ Văn Bình hôm 8/10 bị công an TP Hà Nội khởi tố về tội danh cố ý gây thương tích.

Mẹ nạn nhân Đỗ Đăng Dư nói bà rất đau lòng vì “công an ngăn gia đình vào thăm Dư trong bệnh viện và bác sĩ không nói rõ bệnh tình của Dư mà chỉ bảo gia đình chuẩn bị tâm lý cho điều xấu nhất. Đến lúc Dư mất, gia đình vẫn không có trong tay giấy tờ nào làm bằng chứng về vụ việc”.

Bà hối tiếc vì đã “ký giấy của công an mà ban đầu chỉ nghĩ là giúp Dư đi giáo dưỡng vài tháng để bớt ham chơi”.

Hôm 14/10, bà Đỗ Thị Mai, nói với BBC quan điện thoại rằng hiện gia đình phó thác mọi chuyện tiếp theo cho luật sư.

Đơn gửi Bộ Trưởng
Liên quan đến cái chết của Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi, luật sư tại Hà Nội đã ký vào đơn gửi Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.

Hôm 12/10, luật sư Ngô Ngọc Trai, giám đốc công ty luật Công Chính, cho BBC biết ông và một số đồng nghiệp đã cùng ký vào ‘đơn trình báo’ gửi Bộ trưởng Công an, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Giám đốc Công an Hà Nội.

Trước mắt, đơn của các luật sư đề nghị tạm đình chỉ công tác với thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Chương Mỹ, người đã ký quyết định tạm giữ và tạm giam Đỗ Đăng Dư “để phục vụ cho việc điều tra xác minh và xử lý sai phạm” và sau đó “tiến tới chấp nhận các đề xuất cải cách tư pháp”.

Tin cho hay, Bộ trưởng Công an Việt Nam, Đại tướng Trần Đại Quang, đã yêu cầu điều tra về vụ việc.

Các khách mời của BBC tại Bàn tròn hôm 15/10 bao gồm một số luật sư, nhà báo, nhà phân tích... đã đang theo dõi vụ việc.

Mời quý vị theo dõi tại đây:



Theo BBC
nga  
#2 Đã gửi : 15/10/2015 lúc 09:54:03(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Cái Chết Của Em Đỗ Đăng Dư


Kính gởi quý cơ quan truyền thông báo chí,

Dư luận đang quan tâm về cái chết bí ẩn của em Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi, tại bệnh viện Bạch Mai hôm mồng 10 tháng 10, sau khi được đưa đến từ trại giam của bộ Công an vào chiều mồng 8 tháng 10. Mãi đến ba ngày sau, khi mà cộng đồng mạng lên tiếng phản đối mạnh mẽ và các luật sư nhập cuộc, thì báo công an mới loan tin và đổ hết trách nhiệm cho một bị can ở cùng buồng giam.

Kính mời quý vị đọc bài viết "Cái Chết Của Em Đỗ Đăng Dư" của tác giả Trung Điền và kính mong được tiếp tay phổ biến.

Trân trọng,
Mai Hương
Trưởng Ban Liên Lạc Truyền Thông Đảng Việt Tân
____________________


Cái Chết Của Em Đỗ Đăng Dư

Dư luận đang quan tâm về cái chết bí ẩn của em Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi, tại bệnh viện Bạch Mai hôm mồng 10 tháng 10, sau khi được đưa đến từ trại giam của bộ Công an vào chiều mồng 8 tháng 10.


Mặc dù đoàn pháp y của quân đội đã đến khám nghiệm, nhưng cho đến nay nhà cầm quyền CSVN chưa công bố nguyên nhân gây ra cái chết cho em Dư.


Trong khi đó, công an lại ngăn cản mẹ em, bà Đỗ Thị Mai, vào thăm con tại bệnh viện. Đến lúc em Dư mất, bà Mai cũng không nhận được bất cứ giấy tờ gì về vụ tử vong của con trai mình. Sự kiện này đã gây ra một làn sóng phẫn nộ rất lớn trong cộng đồng mạng không chỉ tại Hà Nội mà ở khắp mọi nơi.


Khi hay tin em Dư mất tối mồng 10 tháng 10, đã có hàng trăm người gồm các nhà đấu tranh cho dân chủ, bà con dân oan rủ nhau tụ họp tại bệnh Bạch Mai để hỗ trợ tinh thần cho bà Đỗ Thị Mai.


Đặc biệt hiện có 3 văn phòng luật sư và 5 luật sư tham gia tố tụng để giúp cho bà Đỗ Thị Mai đi tìm công lý cho cháu Dư.


Mãi cho đến ngày 13 tháng 10, báo công an và đài truyền hình Việt Nam mới đưa tin về vụ tử vong của em Đỗ Đăng Dư; nhưng nội dung lại dựa theo “kịch bản” của công an Hà Nội.


Báo Công An loan tải rằng em Dư đã bị tạm giam 2 tháng vào ngày 7/8/2015 vì đã ăn trộm số tiền 1 triệu 500 đồng của nhà hàng xóm ở Thôn Đông Cựu, xã Đông Phương Yên, Huyện Chương Mỹ; nhưng em đã trả lại.


Ngày 13/8, công an Chương Mỹ đã chuyển em Dư lên trại tạm giam số 3, thuộc công an Hà Nội. Khi vào trại giam này, em Dư bị nhốt chung với 3 bị can khác là Vũ Văn Bình (SN 1998), Nguyễn Nam Trường (SN 1998), Lê Đức Anh (SN 1998).


Sáng ngày 4/10, Dư, Bình, Trường và Đức ăn sáng tại buồng giam. Theo lịch phân công, sau khi ăn xong, Dư phải rửa bát cho các bị can cùng buồng. Vì em Dư rửa bát bẩn nên Bình đã đánh và đá Dư khiến em bị xỉu. Cán bộ quản giáo phát hiện và đưa em Dư cấp cứu ở bệnh viện Hà Đông. Sau một ngày nằm ở đây, bệnh tình em Dư có vẻ nguy kịch, công an đã đưa lên bệnh viện Bạch Mai và em đã tử vong vào ngày 10/10.


Theo báo Công an thì tất cả những diễn tiến nói trên, công an Huyện Chương Mỹ đều báo cáo cho công an Thành phố Hà Nội và Bộ công an. Đặc biệt là Bộ trưởng công an Trần Đại Quang – dù đang bận tham dự Hội nghị lần thứ 12 Trung ương đảng – cũng đã chỉ thị điều tra vụ em Dư bị đánh. Ngày 8/10 công an thành phố Hà Nội đã khởi tố bị can Vũ Văn Bình về tội cố ý gây thương tích, 2 ngày trước khi em Dư tử vong.


Qua nội dung tường thuật như trên của báo Công an và đài truyền hình Việt Nam đã nảy sinh 3 nghi vấn:


Thứ nhất là trong suốt thời gian em Dư được đưa vào bệnh viện Hà Đông sáng mồng 4/10 rồi bệnh viện Bạch Mai mồng 6/10 và cho đến lúc tử vong mồng 10/10, công an đã không cho gia đình, nhất là mẹ em Dư là bà Đỗ Thị Mai gặp mặt, trong khi lại âm thầm xúc tiến việc truy tố bị can Vũ Văn Bình. Phải chăng Bình đang trở thành một nạn nhân thứ hai - bị dùng như một con dê tế thần để che đậy các hành vi sát nhân của công an? Dựa vào các thương tích trầm trọng trên cơ thể Dư, một người như Bình khó có thể tạo ra những vết thương chết người như vậy.


Thứ hai là khi em Dư tử vong vào ngày 10/10, công an Hà Nội đã không có bất cứ một thông báo nào về sự kiện này. Mãi đến ba ngày sau, khi mà cộng đồng mạng lên tiếng phản đối mạnh mẽ và các luật sư nhập cuộc, thì báo công an mới loan tin và đổ hết trách nhiệm cho Vũ Văn Bình về tội danh “cố ý gây thương tích”. Phải chăng Bộ công an đã coi thường sự kiện này ngay từ đầu và ngụy tạo kịch bản em Dư bị đánh để trốn trách nhiệm.


Thứ ba là trước sự kiện dư luận cả nước quan tâm về cái chết của em Đỗ Đăng Dư mà công an Hà Nội không hề có một cuộc họp báo chính thức, hoặc tỏ ra một hành động tối thiểu nào để xoa dịu nỗi đau của người mẹ mất con là bà Đỗ Thị Mai. Trong khi báo công an lại viết những lời hoa mỹ nào là công an Hà Nội phối hợp với Viện kiểm sát thành phố chỉ đạo các đơn vị khẩn trương điều tra, một mặt phối hợp cơ quan y tế và gia đình tích cực cứu chữa, điều trị cho em Dư (sic).


Trách nhiệm gây ra cái chết của em Đỗ Đăng Dư đang nằm trong ban quản lý trại giam 3, công an Hà Nội.


Ngoài những truy cứu về hình sự gây ra cái chết của em Dư, vấn đề then chốt nhất chính là sự coi thường công luận của công an Hà Nội nói riêng và bộ máy công an nói chung, khi có gần 300 người đã chết trong lúc tạm giam, tạm giữ trong thời gian qua.


Điều này cho thấy là sự bạo hành của công an đã và đang đe dọa sinh mệnh của các công dân khi bị bắt giữ vì bất cứ lý do gì.


Việc các luật sư và cộng đồng mạng đứng lên đòi công lý cho em Đỗ Đăng Dư hiện nay chính là bước đầu khơi dậy tinh thần đấu tranh chống lại sự bạo hành của công an - trong trại giam lẫn bên ngoài xã hội.

Trung Điền
song  
#3 Đã gửi : 18/10/2015 lúc 10:01:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,326

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Luật sư vụ Đỗ Đăng Dư hứa 'sẽ làm hết mình'

UserPostedImage
Luật sư Trần Thu Nam cho hay các luật sư sẽ làm tất cả để làm sáng tỏ sự thực về cái chết của bị can 17 tuổi Đỗ Đăng Dư.

Một luật sư trong vụ bị can vị thành niên Đỗ Đăng Dư bị đánh chết trong trại giam của Công an Hà Nội nói các luật sư 'sẽ làm tất cả' để đảm bảo cho sự thực khách quan trong vụ việc được đưa ra ánh sáng.

Trao đổi với BBC tuần này, Luật sư Trần Thu Nam, một trong mười bốn luật sư đã gửi thư kiến nghị lên chính quyền về vụ Đỗ Đăng Dư và là luật được gia đình nạn nhân, bị hại trong trại giam này mời bảo vệ lợi ích hợp pháp trong vụ án, nói:

"Chúng tôi đã vào cuộc một cách nhanh chóng, sau khi làm đơn trình báo của các luật sư, thì hôm nay, tất cả các luật sư đã nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cháu Dư, cho gia đình người bị hại trong vụ án mà cháu Dư bị đánh chết," luật sư nói với Bàn tròn của BBC hôm thứ Năm.

"Tiếp theo nữa, chúng tôi đã soạn những văn bản gửi các cơ quan tiến hành tố tụng của huyện Chương Mỹ để yêu cầu cung cấp cho gia đình những văn bản tố tụng như là các lệnh bắt giữ, rồi các lệnh tạm giam, rồi các lệnh khởi tố đối với cháu Dư trong hồ sơ vụ án mà cháu Dư là bị can vụ án trộm cắp.

Chúng tôi sẽ làm tất cả những việc theo trình tự quy định của pháp luật để xác định ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của cháu Dư có đúng là cháu Vũ Văn Bình đánh không, hay là những đối tượng nào khác, thì chúng tôi sẽ phải xác định...Luật sư Trần Thu Nam
"Để chúng tôi đánh giá xem việc mà đã tạm giữ, tạm giam của cháu Dư đã có đúng pháp luật hay không và chúng tôi sẽ làm tất cả những việc theo trình tự quy định của pháp luật để xác định ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của cháu Dư có đúng là cháu Vũ Văn Bình đánh không, hay là những đối tượng nào khác, thì chúng tôi sẽ phải xác định...", ông Trần Thu Nam nói với BBC.

Hôm 12/10, một thư kiến nghị dưới dạng 'Đơn trình báo' đã được nhóm luật sư 14 người thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam, trong đó có các luật sư Ngô Ngọc Trai, Nguyễn Thanh Bình, Lê Văn Luân, Trần Thu Nam, Nguyễn Hà Luân, Hoàng Văn Hướng, Phan Hữu Thư, đã được gửi tới Bộ trưởng Công an, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội đề nghị chính quyền điều tra, xác minh vụ việc.

Tiếp tục trợ giúp
Hôm thứ Sáu, trên trang Facebook cá nhân của mình, Luật sư Trần Thu Nam cập nhật thêm về việc các luật sư tiếp tục trợ giúp trong vụ án Đỗ Đăng Dư.

Ông viết: "Hiện nay có thêm Công ty Luật TNHH (Trách nhiệm Hữu hạn) Quốc tế Hồng Thái và Cộng sự của Luật sư Nguyễn Hồng Thái sẵn sàng tham gia tố tụng hoặc các kiến nghị khác để trợ giúp cho gia đình.

"Ngoài ra, còn hai nữ Luật sư sẵn sàng sát cánh cùng người phụ nữ mất con là bà Đỗ Thị Mai trong vụ án.

"Tôi sẽ thông báo các thông tin này đến gia đình bà Mai biết để làm các thủ tục mời Luật sư theo Luật định.

"Khi nào hoàn tất các thủ tục tôi sẽ công khai danh tính của các nữ Luật sư sau.
"Chúng tôi, các Luật sư xin chia sẻ nỗi đau mất mát cùng cha, mẹ của cháu Đỗ Đăng Dư!", Facebook của Luật sư Nam viết.

Tin cho hay, gia đình nạn nhân là bị can vị thành niên Đỗ Đăng Dư, người bị thiệt mạng hôm 10/10 trong Trại Giam số 3 ở Hà Nội, đã gửi đơn cầu cứu tới Cao ủy Liên Hiệp Quốc.

Trong lá đơn được gửi một tuần sau cái chết của con trai mình, bà Đỗ Thị Mai, mẹ của nạn nhân hôm 16/10 đã yêu cầu làm sáng tỏ cái chết. Lá đơn viết:

“Ngày 10/10/2015, con trai tôi là Đỗ Đăng Dư đã tử vong sau hơn hai tháng bị tạm giam trại tạm giam số 3 Công an thành phố Hà Nội.

"Cái chết của con trai tôi quá nhiều uẩn khúc, gia đình tôi không tin rằng con trai tôi bị bạn tù đánh chết."

Có nhiều dấu hỏi
Tại bàn tròn trực tuyến của BBC hôm 15/10, ông Bùi Thanh Hiếu, tức blogger Người Buôn Gió, một trong số nhiều nhà hoạt động trên mạng xã hội đã theo dõi và bình luận về vụ Đỗ Đăng Dư, cho rằng có nhiều 'dấu hỏi và mâu thuẫn' trong vụ nạn nhân này bị một 'bạn tù đánh chết' trong trại tạm giam.

Sự việc bị đánh này xảy ra lúc 8h30 theo báo chí, đến 10h, công an gọi bà đến trại để nhìn con, tất cả những kinh nghiệm của tôi ở trong trại giam (cho thấy rằng) không bao giờ công an người ta goi người nhà đến ngay lập tức như thế, trừ trường hợp đã tử vongBlogger Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió)
Trình bày quan điểm dưới dạng những giả thuyết, blogger từ Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức nói:

"Bà (Đỗ Thị) Mai mẹ của cháu Dư có nói rằng lúc 10h ngày 4/10, công an gọi bà đến trại giam để nhìn thấy con, cái sự việc bị đánh này xảy ra lúc 8h30 theo báo chí (Việt Nam), đến 10h, công an gọi bà đến trại để nhìn con, tất cả những kinh nghiệm của tôi ở trong trại giam (cho thấy rằng) không bao giờ công an người ta gọi người nhà đến ngay lập tức như thế, trừ trường hợp đã tử vong.

"Và ở trong vấn đề này, bà Mai nói rằng khi bà đến nơi rồi, bà nhìn thấy con bà không nói năng gì và đang nằm bất tỉnh, có thể bà Mai chưa thể khẳng định được rằng con bà còn sống lúc ấy hay không. Cho nên tôi hỏi rằng sau đấy một quá trình người ta chuyển đi thì không ai thấy cháu Dư đều ở trạng thái mê man, bất tỉnh, mà nhiều người nói rằng là có nước vàng rỉ ra.

"Tôi nghĩ nguyên nhân tử vong này bây giờ phải làm rõ ràng nó xảy ra lúc 18h30 của ngày 10/10 hay nó xảy ra ngay lúc mà xảy ra sự việc, tức là 8h30 ngày 4/10 xảy ra sự việc 'đánh nhau'? Mười giờ thì công an gọi bà Mai vào. Tất cả những trường hợp mà tôi đã từng kinh qua trong các nhà tù, thì không bao giờ... Ở trong nhà tù thì họ đánh nhau nhiều và đi viện rất là nhiều, và họ thậm chí vài ba ngày hôm sau họ về, họ cũng chẳng báo gia đình.

"Bệnh viện lại đưa người tù đó trở về, còn trường hợp bị gãy xương tay phải bó bột, hoặc là liệt tay, liệt chân, thì cũng phải một, hai tháng sau người nhà lên thăm thì mới biết, chứ họ không bao giờ họ gọi. Ở trong trường hợp này có một điểm rất đặc biệt, trái với mọi quy luật bình thường là chỉ 8h30 xảy ra việc đánh nhau, 10h công an đã gọi gia đình lên, và gia đình lên chỉ nhìn thấy cháu Dư đang ở trong trạng thái bất tỉnh, và từ lúc 10h của ngày 4/10 ấy đến lúc nhận xác đều hoàn toàn bất tỉnh.
"Cho nên tôi nghĩ rằng, thời điểm của cái chết này cần phải làm rõ. Cái việc mà khám tử thi, cháu Dư đã nằm ở trong một thời gian điều trị, thì các bác sỹ có thể chụp siêu âm, cắt lớp, họ có thể xác định được nguyên nhân tử vong hay nguyên nhân bệnh lý, hoàn toàn họ có thể xác định được rồi, ngay ở trong thời điểm mà họ ở bệnh viện rồi, cho nên việc khám nghiệm tử thi, tôi hoàn toàn tôi thấy rằng việc ấy chỉ mang tính chất thủ tục," ông Bùi Thanh Hiếu nêu quan điểm.

Điều không bình thường
Từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, bình luận về vụ án, ông nói: "Bà Đỗ Thị Mai được gọi vào và vào thì không cho vào, ở đây gọi vào bảo là con bị bệnh thế này, thế kia, thế thì gọi vào như vậy, tôi cho là một hiện tượng không bình thường.

"Bởi trong trại giam, chuyện đánh đập bị thương tật, như có luật sư mới trình bày, như (ý kiến) của anh Bùi Thanh Hiếu trình bày, thì tôi cho rằng chuyện đánh nhau trong trại giam rồi bị thương tật này kia, nhưng mà tự nhiên có người gọi gia đình chạy vào rồi thế này, thế kia, thì đó là... những hiện tượng đó không bình thường.

Như (ý kiến) của anh Bùi Thanh Hiếu trình bày, thì tôi cho rằng chuyện đánh nhau trong trại giam rồi bị thương tật này kia, nhưng mà tự nhiên có người gọi gia đình chạy vào rồi thế này, thế kia, thì đó là... những hiện tượng đó không bình thường.Luật sư Trần Quốc Thuận
"Những hiện tượng đó làm cho người ta liên hệ đến là trong các năm vừa qua đến 226 người bị bắt, rồi bị chết trong trại giam vì lý do này, vì lý do khác, v.v... người ta suy nghĩ đến chuyện đó. Cho nên tôi nghĩ người ta sốt ruột rồi cho... công an nên an toàn trong các trại giam, đây là trại giam của các trẻ em vị thành niên, tức là dưới 18 tuổi, thì dĩ nhiên là trong thông báo mà báo chí đăng, dường như đọc, thấy nó có vẻ hoàn toàn là đúng luật cả.

"Nào phê chuẩn trại giam thiếu niên, rồi ba cháu kia (giam chung) cũng thiếu niên này kia, thì hình như không có chuyện gì. Nhưng mà (cái) tự nhiên không có chuyện gì đó, cần phải điều tra nó có chuyện gì trong cái không có chuyện gì đó," Luật sư Thuận nói với BBC.

Hôm thứ Năm, từ Đà Nẵng, blogger, nhà báo tự do Trương Duy Nhất cũng bình luận thêm về vụ Đỗ Đăng Dư, đặc biệt là từ góc nhìn, động thái của giới luật sư và giới báo chí, ông đề xuất cần làm gì để làm giảm thiểu các vụ việc như đã xảy ra với bị can vị thành niên mới tử vong ở tuổi 17 ở Hà Nội.

"Trong những vụ việc như thế này, thì làm sao để hai lực lượng chúng ta tự tham gia thế nào để làm đối trọng, để làm giảm bớt cái oan sai và những cái gọi là tự tung, tự tác ở phía cơ quan điều tra. Đó là lực lượng luật sư và báo chí," ông Trương Duy Nhất nói.

Tuần qua, trên mạng xã hội và dư luận tiếp tục có nhiều bình luận về vụ việc Đỗ Đăng Dư bị thiệt mạng, một số cho rằng chính quyền nên có lời xin lỗi 'công khai' và ngay lập tức trước với gia đình nạn nhân trên truyền thông đại chúng về việc để vị thành niên này bị chết trong trại tạm giam, thay vì là 'giữ im lặng'.

Cũng có những ý kiến khác đặt dấu hỏi về việc liệu lãnh đạo công an thành phố Hà Nội đã 'làm tròn trách' nhiệm hay chưa trong vụ Đỗ Đăng Dư, trong khi đó, việc để tới ít nhất 226 nạn nhân thiệt mạng trong các trại giam trong vài ba năm trở lại đây, theo số liệu được truyền thông Việt Nam loan bố, có thuộc 'pham vi trách nhiệm' của lãnh đạo Bộ công an và ngành này hay là không?
Theo BBC
song  
#4 Đã gửi : 18/10/2015 lúc 10:10:44(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,326

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Dân chết oan

UserPostedImage
Từ trái qua: Anh Đỗ Đăng Khoa - Anh của Dư, Bà Đỗ Thị Mai - Mẹ của Dư, Chị Đỗ Thị Trúc - Chị của Dư, trước nhà tang lễ bệnh viện. Hình: FB Nguyễn Lân Thắng

Ta đứng lên vì những người oan
Oan hồn trẻ vị thành niên Đỗ Đăng Dư chết dưới bàn tay công an đã thêm một lần dựng lương tri người Việt Nam trỗi dậy.

Đỗ Đăng Dư bị tố là ăn cắp hai triệu (có người khẳng định chỉ là 1,5 triệu) của hàng xóm. Người mất đã được trả lại tiền.

Nhưng em Dư thì bị công an bắt đi giam biền biệt trong hai tháng, cha mẹ không được thăm nuôi, không biết tin tức. Dư bị

bắt giam trái pháp luật rồi chết trong vây hãm, đơn độc, trong đòn hiểm tra tấn bức cung và nhục hình, toàn thân bầm dập

và phù não...

Hai triệu đồng với em Dư và vô số người nghèo ở Việt Nam thì rất lớn nhưng so với số tiền mà các quan chức địa phương

cũng như trung ương công khai trộm cướp của dân bằng mọi mánh khóe tham nhũng ngày ngày thì không bằng hạt cát so

với quả núi.

Vì sao em nghèo? Vì sao em chết ? Công an đối với em tàn nhẫn đến mức không cho gia đình thăm gặp mà không giải

thích nguyên do. Gia đình em cho biết, khi em đã bị đánh gần chết, hôn mê, vẫn có bốn năm chục công an bao vây em tại

bệnh viện Bạch Mai, không cho người nhà vào chăm sóc như các bệnh nhân khác.

Cung cách đó công an đã làm rất nhiều lần với hàng trăm người khác. Vì sao mấy trăm người dân khác trước em đã tan

xương nát thịt, tinh thần hoảng loạn và đã chết vì bị bức cung, nhục hình?

Vì khi là quan chức hay nhân viên trong một số cơ quan công quyền dưới chính thể này, vô số người có thể giết dân nếu

thích. Họ giết vì cầm chắc sự an toàn, vì đã có đồng nghiệp, có cấp trên, có chi bộ, cấp ủy Đảng và các cơ quan đoàn thể

khác cánh hẩu bao che. Đến cả pháp y cũng bị lung lạc, chưa nói Viện kiểm sát và tòa án...

Cái vòng quay giết người cứ thế, vận hành đã bao năm nay rồi, trên đầu người dân Việt Nam!

Vì sao những kẻ giết em và những kẻ cướp ngày cả hàng ngàn tỉ đồng mà vẫn ung dung tại vị, nhặng xị mua quan bán

tước, đưa con cái họ hàng vào „nối ngôi“ để ngày ngày tiếp tục hà hiếp dân kiếm tiền phè phỡn vô độ?!

Bởi vì Dư cũng như đa phần dân Việt, trót sinh ra với thân phận thường dân dưới chính thể độc tài cộng sản, phải chịu

đựng một trong những thể chế phản tiến bộ nhất của loài người.

Việt Nam đã ký rất nhiều công ước về nhân quyền, tự do ngôn luận, công ước chống tra tấn...nhưng hầu hết chỉ ký rồi làm

ngược lại. Riêng từ đầu năm 2015 đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ thì đã có 11 người chết trong đồn công an. Theo

báo cáo tại Ủy ban thường vụ quốc hội của trung tướng Trần Trọng Lượng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát Phòng

chống tội phạm, thì chỉ từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 9 năm 2014 đã có 226 người chết tại nhà tạm giữ, tạm giam của

công an. Con số thống kê này, do của chính ngành công an đưa ra, nên không thể không nghi ngờ việc đã chỉnh sửa cho ít

hơn thực tế.

Đừng biến công an thành kẻ thù của dân
“Đả đảo công an giết cháu Đỗ Đăng Dư”, “Bệnh viện Bạch Mai đồng lõa với tội ác”... Đó là những biểu ngữ đầy căm phẫn

của thân nhân người bị hại và một số nhà hoạt động dân chủ dũng cảm tại Hà Nội đã đứng lên phản đối, đòi công an Hà

Nội phải làm rõ cái chết của em Dư.

Nhưng, như thường lệ, như hàng trăm cái chết trong đồn công an khác, công an Hà Nội đã có những việc làm mà theo các

luật sư là sự bao che. Ngay cả Pháp y quân đội, dù không nằm trong ngành công an, cũng đã có những hiện tượng được

cho là khuất tất, bao che khi không mô tả những vết thương bên trong thân thể Dư tại biên bản giám định, đến mức luật sư

Trần Thu Nam không thể ký biên bản xác nhận và phản đối.
UserPostedImage
Em Đỗ Đăng Dư lúc đang cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai. Citizen photo.

Xem 5 lời thề danh dự của công an VN : “Tuyệt đối trung thành với tổ quốc và nhân dân Việt Nam, Kính trọng, Lễ phép với

nhân dân. Sẵn sàng bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp cả nhân dân. Suốt đời tận tụy phục vụ nhân dân,

Vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân...” thì thấy rằng lực lượng công an không những làm ngược lại, mà

nhiều người, nhiều tập thể công an đã thành những ổ nhóm tội phạm chuyên ức hiếp người dân bằng nạn chèn ép, mãi lộ,

bảo kê cho kẻ bất lương, bắt giam và bức cung, thậm chí tra tấn đến chết hàng trăm người dân vô tội. Sự tàn bạo nối tiếp

tàn bạo.


Sự bao che của công an Hà Nội cùng pháp y quân đội và của một vài tờ báo đã khiến người dân càng thêm căm phẫn.

Nhiều người đã lên tiếng không khoan nhượng. Mạng xã hội cồn sóng. Đặc biệt là một nhóm gồm bảy luật sư dũng cảm,

do luật sư Ngô Ngọc Trai và Trần Thu Nam đứng đầu, đã cùng ký tên trong đơn trình báo gửi Bộ trưởng công an, Viện

trưởng Viện Kiểm sát tối cao và Giám đốc công an Hà Nội.

Các luật sư tố cáo việc tạm giữ tạm giam em Dư là trái pháp luật. Căn cứ điều 138 Bộ luật hình sự, điều 303 Luật tố tụng

hình sự, trẻ vị thành niên như Dư chỉ bị bắt tạm giam nếu phạm vào tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng hoặc đặc

biệt nghiêm trọng. Chỉ khi em trộm cắp từ 50 triệu đồng trở lên thì mới có thể bị bắt tạm giam. Cái chết của Dư là do sai

phạm của những người liên quan, do vi phạm quy tình thủ tục tố tụng hình sự. Ngay cả khi Dư bị các bạn tù đánh chết thì

cũng không loại trừ việc công an mượn tay chúng để ép cung. Đây còn là tội phạm diễn ra trong hoạt động tư pháp. Người

ra quyết định tạm giam có thể đã phạm vào tội ra quyết định trái pháp luật theo điều 296 của Bộ luật hình sự.

Trên sơ sở đó, các luật sư đã đề nghị xác minh, điều tra và khởi tố vụ việc. Đề nghị Giám đốc công an Hà Nội tạm đình chỉ

công tác đối với Thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan cánh sát điều tra huyện Chương Mỹ – Hà Nội để xác minh và xử

lý sai phạm... Đề nghị Bộ trưởng công an và Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao ý thứ đầy đủ về tính nghiêm trọng và hệ

quả sâu xa của tình trạng bạo quyền nghiệt ngã trong nền tư pháp hình sự hiện tại. Đề nghị phải chấp nhận các đề xuất

trong cải cách tư pháp : quy định về quyền im lặng, việc lấy lời khai bị can phải có luật sư tham gia và trong phòng hỏi cung

phải lắp camera ghi âm ghi hình.

Những đề nghị này là hợp lý và được đông đảo người dân Việt Nam ủng hộ.

“Vết máu” trong lòng tay lãnh đạo. Hãy làm “Đại lễ Rửa tội”
Một mạng người là vô cùng trọng đại. Mọi mạng người đều bình đẳng như nhau, “nhưng một số người bình đẳng hơn

những người khác” (theo “Trại súc vật”) dưới chính thể cộng sản. Đó là điều khiến cho chính thể này không còn lý do tồn

tại. Chính thể cộng sản càng vận hành, nó càng làm hại nhân dân và đất nước và người dân phải è cổ ra nuôi bộ máy bất

lương và tàn bạo không điểm dừng.

Trực tiếp làm chết dân là ngành công an. Theo lẽ công bằng và trách nhiệm đương nhiên, chỉ cần để vài người dân bị

công an tra tấn đến chết cũng đã là chuyện rất nghiêm trọng, không thể chấp nhận được, không có bất cứ lý do gì để biện

minh. Dù chỉ vài người dân chết vì bị công an tra tấn, lẽ ra người đứng đầu ngành phải từ chức, người đứng đầu đảng,

chính phủ, nhà nước, quốc hội phải đứng ra xin lỗi nhân dân, thậm chí từ chức.

Thế mà họ đã để mặc hàng trăm người bị giết chết trong đồn công an chỉ trong vài năm! Đó là do các nguyên thủ quốc gia

đã dùng sai người, bản thân không chỉ đạo kiểm tra sâu sát, không có biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu dù trong tầm tay họ.

Chính vì thế, trong mỗi giọt máu của dân oan đã chảy, đều có nguyên nhân trực tiếp từ sự thờ ơ hoặc vô cảm hoặc bất tài

hoặc tàn nhẫn của các vị lãnh đạo đứng đầu Đảng, Chính phủ, quốc hội và Nhà nước.

Trong bất cứ giọt máu nào của dân bị chảy, đương nhiên đều phải truy nguyên dấu vết tội phạm từ bàn tay của những

người đứng đầu đơn vị, ngành, lĩnh vực, dù họ không trực tiếp cầm súng tay đấm chân đạp. Nhưng họ đã trực tiếp duy trì

việc giết dân của cấp dưới.

Để chết cả gần ba trăm người trong đồn công an chỉ trong ba năm, thì chính nhà cầm quyền đã trở thành đồng lõa cho

những kẻ giết người được bao che bởi công quyền. Bởi chỉ riêng họ được dân nuôi, vì họ có toàn quyền trong tay mà

không ngăn chặn, dân cứ tiếp tục bị hại chết dưới tay công an.

Hỡi những công an không và chưa kịp giết người! Các vị còn lương tâm không? Khi gần như không làm gì để chặn bàn tay

của nhiều đồng nghiệp côn đồ khát máu dân? Đứng trong một lực lượng như thế mà không làm gì để ngăn chặn, mặc dù

hết sức dễ dàng, đó là một sự nhục nhã, thậm chí tàn nhẫn!

Những vị lãnh đạo Việt Nam, các vị cần nhìn thấy, trong mỗi giọt máu đổ xuống của người dân, đều có nguyên nhân từ

bàn tay các vị và đều để lại vết bẩn trong bàn tay ấy.

Không có bất cứ lý do gì để biện minh. Và các vị cần phải đứng lên, ra trước ánh sáng lương tâm và hành động ngay như

một người lương thiện có danh dự.

Các vị cần sám hỗi, xin lỗi nhân dân và thi hành ngay các biện pháp kiên quyết để loại vĩnh viễn những kẻ ác ôn khát máu

dưới mọi hình thức - ra khỏi ngành công an, ngành tư pháp và hành pháp.

Và cách khắc phục tận gốc, lâu dài nhất, là chính các vị hãy ăn năn bằng việc cải tà quy chính. Hãy cùng nhân dân VN đón

thời cơ mới đang đến, làm một cuộc cách mạng thể chế, giải tán chế độ độc tài cộng sản Việt Nam, trả lại nền dân chủ đa

nguyên, tự do ngôn luận và nhân quyền cho dân Việt Nam, trong đó có các vị.

Đó là công việc tối thiểu của lương tâm mà trước hết, các vị cần làm cho chính mình. Một Đại lễ Rửa tội. Như thế mới có

thể cứu vãn danh dự của quý vị.

Võ Thị Hảo (VOA)
xuong  
#5 Đã gửi : 19/10/2015 lúc 07:58:17(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nghĩ về Pháp trị trong xã hội công an trị

UserPostedImage
Gia đình bà Mai cầm biểu ngữ trước nhà tang lễ bệnh viện. Từ trái anh Đỗ Đăng Khoa (anh của Dư), bà Đỗ Thị Mai (mẹ của Dư), chị Đỗ Thị Trúc (chị của Dư)

Những cái chết trong xã hội công an trị
Lại thêm một người nữa thiệt mạng khi bị công an giam giữ. Một thiếu niên 17 tuổi tên Đỗ Đăng Dư chết vì bị đánh sau hai tháng bị công an giam giữ. Người bị chết trong đồn công an ở Việt nam không phải là chuyện lạ, cái chết của Đỗ Đăng Dư chỉ kéo dài thêm danh sách chết vì công an mà blogger Bạch Cúc cho đăng tải trên trang Dân Luận. Danh sách này đã lên đến 22 người từ năm 2010 đến nay.

Báo chí nhà nước cũng có đưa tin về cái chết của này, và bảo là Đỗ Đăng Dư bị thiệt mạng do bạn tù hành hung. Ngoài ra tất cả các báo còn nói đến chuyện nạn nhân có một thành tích trộm cắp.

Nhiều blogger cho rằng cái cách mà báo chí nhà nước đưa tin nhằm vào hai mục đích. Thứ nhất là phủi bỏ trách nhiệm của cơ quan công an, thứ hai là muốn hướng dư luận nghĩ rằng cái chết của một kẻ trộm cắp không phải là một vấn đề đạo đức gì lớn lao.

Blogger, nhạc sĩ Tuấn Khanh cho rằng cái cách hướng dẫn dư luận như vậy là một kiểu ngụy biện nhằm làm mờ đi sai lầm của công an. Ông viết tiếp:

Một mạng người rất trẻ nữa đã chìm trong đất lạnh, góp thêm tầng cao ngất của những tượng đài oan khiên trên đất nước này.

Tôi cứ nghĩ về kẻ đã viết ra kịch bản giải quyết khủng hoảng cái chết của em Đỗ Đăng Dư. Thời đại đúng là của loài thú mang mặt người. Chúng như bọn khủng bố IS tàn bạo. Chúng ra sức cứu chiếc tàu hỏng đang đắm, nhưng không quên giãy đạp, khủng bố cả người chết, gia đình người chết. Thời đại của những kẻ muốn mình sống sót bằng cách phải hiến tế đồng loại.

Blogger Đoàn Hoa chỉ trích thái độ của báo giới chính thống khi đưa tin này, chỉ trích sự im lặng của giới y bác sĩ bệnh viện Bạch Mai nơi Đỗ Đăng Dư trút hơi thở cuối cùng. Và Đoàn Hoa chỉ trích cả sự chỉ đạo truyền thông của ai đó được gọi là một kẻ bất nhân:

Chỉ với một cú điện thoại chỉ đạo của một kẻ bất nhân nào đó mà cả chục ngàn con cừu khoác cái vỏ phóng viên cùng hàng trăm tờ báo ở Việt Nam đều cúi gằm mặt im lặng làm như họ không hề biết, không hề nghe đến cái chết đáng thương của cháu thiếu niên 17 tuổi Đỗ Đăng Dư. Họ bịt tai, nhắm mắt để không nhìn, không nghe thấy một bà mẹ khóc hết nước mắt vì cái chết oan trái của con mình. Các bác sĩ, y tá trong bệnh viện, nơi cháu Dư nằm chờ chết cũng im lặng….

Nhà văn Mai Tú Ân mô tả thảm cảnh xã hội nằm dưới sự bạo hành xảy ra liên tục, mà ông thấy là lần sau lại còn dữ dội hơn lần trước:



Những hình ảnh ghê rợn, những thân người bầm giập, những dấu vết khủng khiếp của bạo hành, sự gào thét vật vã của người thân của nạn nhân, cùng một màn im lặng đáng sợ của những người thực thi pháp luật và sự im lặng khó hiểu của các cơ quan thông tin đại chúng là những đặc điểm giống nhau của những vụ việc này. Điều giống nhau nữa là sự tái diễn, lập đi lập lại, khi dư luận về vụ chết người trước chưa dịu đi thì lại có vụ sau lại bùng lên dữ dội hơn….

Còn tác giả Mạnh Kim thì cho rằng những hình ảnh mà Mai Tú Ân vừa mô tả là sự thể hiện sự lộng quyền xem thường pháp luật của cơ quan công an:

Vấn đề là công an đã nhổ vào mặt hệ thống pháp luật như thế nào. Công an đã thách thức toàn bộ giá trị pháp chế “nhà nước XHCN” như thế nào. Và công an chà đạp như thế nào giá trị nhân bản của “nhà nước pháp quyền” trong đó “công lý, công bằng dựa trên sự công nhận và tiếp nhận hoàn toàn giá trị tối thượng của nhân cách con người, được bảo đảm bởi các thể chế làm khuôn khổ của trật tự tự do, dân chủ và quyền con người, an toàn cho các công dân”

Đoạn nói về giá trị nhân bản của nhà nước pháp quyền mà Mạnh Kim vừa đề cập được tác giả trích ra từ những văn bản của Tạp chí cộng sản, cơ quan lý luận của đảng cầm quyền.

Nhưng cũng trong lý luận của đảng cầm quyền, những người cộng sản từ khi mới bắt đầu nắm quyền cũng đã không ngần ngại cho rằng cơ quan công an chính là công cụ để trấn áp của họ. Và điều này được nhiều người cho rằng là một lý do quan trọng để cho các xã hội cộng sản cũng chính là những xã hội được gọi là công an trị. Điều nguy hiểm của xã hội này là bạo lực sẽ được sử dụng để đối với bạo lực, như lời nhận xét của nhà văn Phạm Đình Trọng trong một lần trao đổi với chúng tôi: dân chúng sẽ dùng bạo lực chống lại nhà nước, và chống lẫn nhau.
Pháp trị
Nhận xét về tính chất của nhà nước Việt nam hiện nay cũng như xu hướng của nó, nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn viết trên trang của ông rằng Nhà nước VN đã, đang, và sẽ hướng đến một nhà nước mà trong đó cán bộ nhà nước cậy quyền cậy thế, sử dụng quyền lực (mà họ nghĩ là do đảng giao phó) để mưu đồ cho quyền lợi cá nhân và dòng tộc.

Cũng đã có những ý tưởng muốn sự cai trị ở Việt nam phải hướng tới một xã hội có kỷ cương pháp luật hơn. Trong hơn 10 năm qua người ta bắt đầu nói đến xã hội pháp trị hay pháp quyền ở Việt nam.

Để đạt được một xã hội như thế người ta cho rằng phải từ bỏ ý thức hệ cộng sản, mà những người sáng lập ra nó vốn không coi trọng pháp luật được cho là sản phẩm của xã hội tư sản. Những phép tắc của tòa án, những qui chế về tranh tụng của luật sư cũng chỉ mới được thiết lập trong thời gian gần đây ở Việt nam.

Trên trang Bauxite Việt nam trong tuần qua độc giả gặp lại Giáo sư Nguyễn Đình Cống, người thẳng thắn đặt vấn đề từ bỏ ý thức hệ Mác Lenin bấy lâu nay.

Trong bài Góp ý cho dự thảo báo cáo chính trị đại hội 12 của đảng cộng sản, ông Nguyễn Đình Cống cho rằng nếu muốn có sự chính danh để xã hội có thể ổn định, thì đảng cộng sản nên tổ chức các cuộc đối thoại với các tổ chức xã hội dân sự đang phát triển hiện nay, và điều quan trọng là phải từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê, thiết lập một nhà nước theo qui chế dân chủ tam quyền phân lập.

Cũng trên trang blog chính trị xã hội này lần đầu tiên người ta thấy cây bút Thiện Tùng công khai gốc gác xuất thân của mình trong bài viết Có phải do đa đảng (mà) bất an về chính trị?

Thiện Tùng nói rằng ông từng là một đảng viên cộng sản, vì không tán thành sự độc tài đảng trị nên từ năm 1986 ông đã từ bỏ đảng. Thiện Tùng cũng nói rằng ông là người cổ xúy cho khuynh hướng dân chủ và đa nguyên về chính trị lẫn kinh tế. Đối đáp với ý kiến chỉ trích cho rằng đa đảng sẽ mang đến sự rối loạn, ông nêu ý kiến rằng chuyện độc đảng hay đa đảng nên được đưa ra tranh luận.

Mặc khác trong bài viết này, để trả lời cho câu hỏi rằng ai sẽ nắm quyền sau đại hội đảng sắp tới, ông cho rằng điều đó không phải là quan trọng:

Trước thềm đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều người giục tôi tham gia dự đoán về những người chủ tương lai của những chiêc ghế quan trọng cấp trung ương và địa phương, tôi chỉ đơn giản với họ một câu cho qua chuyện: “Không phải ai, mà thể chế chính trị nào”

Cũng nhận xét về báo cáo chính trị của đại hội đảng, một trí thức khác là Giáo sư Tô Văn Trường, lại phát hiện ra rằng trong báo cáo ấy vẫn còn đề cập đến khái niệm Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà theo ông thì về Thực chất, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một sự lai tạp vô lý của hai loài không cùng hệ gene, chỉ là sự nguỵ biện, duy ý chí, lạc lõng.

Trở lại câu chuyện người thiếu niên Đỗ Đăng Dư thiệt mạng sau thời gian bị công an tạm giam, nhiều người đã xuống đường biểu tình phản đối. Một nữ công dân mạng cho đài Á châu tự do biết:

“ Lý do mà tôi cũng như những anh em tham gia thứ nhất là ( đòi hỏi) cho em Dư, thứ hai để phản đối việc nhà cầm quyền đánh đến chết công dân mà trở thành một tình trạng chung trong rất nhiều năm nay do nhà cầm quyền này làm rồi. Dân vào đồn công an bị đánh chết rồi họ đưa ra nhiều lý do để bao biện cho việc làm đó, nên đó là lý do mà tôi quyết định đến đó để đồng hành cùng gia đình em.”

Chị nói thêm rằng cái chết của công dân Đỗ Đăng Dư là một lời cảnh tỉnh cho tất cả những người Việt nam, vì ai cũng có thể trở thành một nạn nhân như thế trong xã hội hiện nay.

Trả lời Nam Nguyên của đài Á châu trự do về những hy vọng cải cách sắp tới, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội, nói rằng có một nhu cầu phải cải cách chính trị, thể chế một khi Việt nam ngày càng tham gia vào cuộc sống quốc tế. Ông nói:

Câu chuyện đó ở Việt Nam nếu mà Đại hội Đảng kỳ này cũng quyết đi theo con đường ấy, mà chắc cũng phải đi thôi chứ không còn con đường nào khác. Chắc là tất cả thực hiện được, mà muốn thực hiện được thì dĩ nhiên phải sửa luật. Kể cả nếu cần thiết phải sửa Hiến pháp thì cũng phải sửa.

Ông Trần Quốc Thuận nói về những định chế và cải cách kinh tế, nhưng hy vọng về việc sửa đổi Hiến Pháp của ông cũng chính là hy vọng của nhiều người Việt nam, trong đó có những công dân mạng biều tình phản đối sau cái chết của Đỗ Đăng Dư, để cho xã hội không còn là một xã hội công an trị nữa.
Theo RFA
xuong  
#6 Đã gửi : 19/10/2015 lúc 08:04:51(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chính quyền yêu cầu gia đình Đỗ Đăng Dư rút đơn gửi LHQ

UserPostedImage
Mẹ, anh trai và chị gái của em Dư đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi. Ảnh chụp tại tại sân nhà tang lễ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trưa ngày 11/10/2015. Photo Nguyen Dinh Ha/luatkhoa.org

Vụ việc thiếu niên 17 tuổi Đỗ Đăng Dư bị đánh chết trong trại tạm giam Công an Hà Nội đang được nhóm hơn chục luật sư trong nước yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ những vi phạm pháp luật suốt quá trình bắt giữ, tạm giam cho đến khi chết. Ngoài ra vụ việc cũng được nói đã được trình đến cơ quan phụ trách vấn đề nhân quyền của Liên hiệp quốc.

Yêu cầu rút đơn?
Bà Đỗ thị Mai, mẹ của nạn nhân Đỗ Đăng Dư, vào sáng ngày 19 tháng 10 cho biết về việc có người đến gia đình yêu cầu rút đơn gửi đến cơ quan nhân quyền Liên hiệp quốc trình bày về cái chết của người con mà bà này cho là oan ức:

“ Ông ấy bên Hội đồng Nhân dân sang khuyên chứ không phải bên công an. Ông ấy sang bào nhà tôi rút tờ đơn không làm gì nữa để bên công an người ta sang bồi thường ít nhiều, lấy tiền ở nhà hay sang xã lấy. Tôi bảo bây giờ đã ủy quyền hết cho luật sư rồi thì phải tham khảo luật sư; chứ tôi không nói gì.”

Bà này nói rằng do bản thân cũng như gia đình không biết gì nhiều về luật pháp nên mọi việc đều phải hỏi ý kiến của luật sư giúp gia đình trong vụ việc này là luật sư Trần Thu Nam.

“ Pháp luật tôi không hiểu như thế nào do tôi ít học, không được học mấy nên về pháp luật nhờ luật sư giúp đỡ, chứ tôi không biết gì đâu.”

Chúng tôi cũng được luật sư Trần Thu Nam nói về thông tin gia đình hỏi ý kiến ông về việc tiếp xúc với cơ quan Liên hiệp quốc:

“ Việc họ liên lạc với bên Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc thì có một kênh khác có người bên Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc tiếp xúc với gia đình. Họ có hỏi tôi tư vấn gì không thì tôi nói nếu đúng người bên Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc nắm vụ việc thì sẽ được bảo vệ tốt hơn. Nếu có cơ quan quốc tế nhân quyền lên tiếng thì sẽ có tác động rất lớn đối với chính phủ Việt Nam. Tôi chỉ biết tư vấn cho họ về những vấn đề hợp tác với Cao ủy thôi; chứ còn việc tiếp xúc với Cao ủy như thế nào, ai là người đưa đến thì tôi cũng không được rõ lắm và tôi cũng không có tư vấn về việc đó.”

Còn về việc có người đến yêu cầu gia đình rút đơn gửi đến cơ quan Liên hiệp quốc thì luật sư Trần Thu Nam cho biết ông chưa được gia đình chính thức thông báo; và luật sư Trần Thu Nam đề nghị nên cẩn trọng về thông tin này:

“ Việc này thì tôi có nghe trên phương tiện thông tin đại chúng và facebook thôi. Thực ra gia đình chưa có ý kiến và chưa hỏi về vấn đề này với tôi. Thực ra mà nói đó chỉ là thông tin thôi, còn nó có thực sự hay không thì lại là vấn đề khác… Có thể người nào đó bắn tin, cho nên chúng ta không nên quá vội vàng khi đánh giá sự việc, kể cả thông tin của gia đình vì gia đình chưa thể đánh giá sự việc đó có đúng sự thật hay không, hay đối tượng nào đó gây nhiễu sự kiện này. Cho nên chúng ta phải hết sức tỉnh táo khi phán xét một sự việc mà theo luật sư là phải có chứng cứ.”

Hỗ trợ từ các tổ chức xã hội dân sự

Thông tin về việc cháu Đỗ Đăng Dư bị đưa vào Bệnh Viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê, phù não được một thành viên của Hội Phụ nữ Nhân quyền là chị Trần Thị Nga đưa lên các trang mạng xã hội. Theo chị Trần Thị Nga thì chính gia đình đã chủ động liên lạc với hội để được công khai về vụ việc của cháu Đỗ Đăng Dư. Chị Trần Thị Nga nói:

“ Trường hợp cháu Đỗ Đăng Dư từ khi ngày nhập viện 4/10 đến ngày 6/10, họ qua người này, người kia mới biết đến những người đấu tranh, trong đó có Hội Phụ nữ Nhân quyền. Họ qua người này, người kia và đặc biệt những người quen của gia đình Đỗ Đăng Dư cũng biết tôi là người đẩy thông tin vụ án Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng nên họ đã chủ động liên lạc với tôi để nhờ đưa tin vì tôi biết cách đưa tin và biết cách giúp đỡ gia đình họ, cũng như hướng dẫn về mặt pháp lý phải làm như thế nào. Chính họ là người chủ động liên lạc nhờ tôi làm việc đó.”

Ý thức luật pháp

Luật sư Trần Thu Nam thừa nhận tình trạng nhiều người dân Việt Nam, nhất là những người dân nghèo còn rất ít hiểu biết về luật pháp và các quyền lợi hợp pháp của bản thân họ. Dù rằng Việt Nam hiện có dịch vụ trợ lý pháp lý cho người nghèo; nhưng chẳng mấy người biết cách để mà sử dụng.

“ Có thể nói rằng hiểu biết pháp luật của người dân Việt Nam nói chung là một hạn chế. Họ hiểu biết pháp luật rất ít, có thể khẳng định như vậy, và họ không biết cách sử dụng hết các quyền lợi của mình đối với dịch vụ pháp lý. Hiện nay Nhà nước Việt Nam có dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo; thế nhưng người dân không quan tâm nhiều lắm, và hình như được phổ cập rất ít; cho nên họ không biết cách tiếp xúc thế nào và bày tỏ những vướng mắc pháp lý của mình như thế nào, và trợ giúp pháp lý cho những người nghèo, những người ở vùng sâu- vùng xa còn bị hạn chế.”

Trong trường hợp của gia đình nạn nhân Đỗ Đăng Dư, luật sư Trần Thu Nam cho biết sau khi vướng vào vụ việc thì trong mọi tình huống đều hỏi ý kiến của luật sư:

“ Đối với gia đình Đỗ Đăng Dư, qua sự việc này họ thấy vai trò của luật sư rất lớn và rất quan trọng trong quá trình đi tìm sự thật của vụ án cũng như bảo vệ tối đa quyền lợi cho mình theo qui định của pháp luật. Hiện nay họ nhận thức được điều đó, và mọi việc họ đều nhất nhất hỏi ý kiến của luật sư trước khi thực hiện.

Tôi cũng rất mừng khi người dân nhận ra vài trò của luật sư trong xã hội nói chung và trong vấn đề pháp lý nói riêng.”

Sau khi xác nạn nhân Đỗ Đăng Dư được đưa về quê chôn cất và một số nhà hoạt động xã hội đến thăm thì lực lượng công an đã vào ngay trong nhà hành hung những người đến phúng điếu. Một nạn nhân bị đánh nhiều nhất là nhà hoạt động Trương Văn Dũng ở Hà Nội.

Theo chị Trần Thị Nga thì dù gia đình nạn nhân Đỗ Đăng Dư vì cái chết oan ức của người thân trong trại giam công an số 3 Hà Nội mà đòi hỏi công lý cho người qua đời; nhưng hành xử mang tính trấn áp của công an và cơ quan chức năng địa phương có thể làm cho gia đình hoảng sợ. Trong tình thế đơn độc hiện nay của gia đình tại thôn Đông Cựu, xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội thì cần có thêm nhiều người quan tâm lên tiếng và đồng hành cùng gia đình trong quá trình đòi công lý.

Nhà hoạt động Trần Thị Nga cho rằng nếu mọi người không lên tiếng thì vừa qua là vụ việc của Đỗ Đăng Dư, có thể trong thời gian sắp tới sẽ có thêm nạn nhân chết vì bị tra tấn trong đồn công an mà người đó có thể là thân nhân của những người không lên tiếng đòi hỏi chấm dứt tình trạng này theo như Công ước chống tra tấn mà Việt Nam đã tham gia ký kết và Quốc hội phê chuẩn vào năm ngoái.
Theo RFA
xuong  
#7 Đã gửi : 19/10/2015 lúc 08:20:12(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Quốc tế phải giám sát việc thực thi Công ước chống tra tấn

UserPostedImage
Khẩu hiệu chống tra tấn của tổ chức Ân xá Quốc tế

Mặc dù đã ký và phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về tra tấn, nhưng tình trạng bức cung, nhục hình dẫn đến tử vong và thương tích của những người bị công an tạm giữ, tạm giam vẫn còn rất phổ biến ở Việt Nam, mà điển hình là vụ Đỗ Đăng Dư, một thiếu niên 17 tuổi, bị chết sau hai tháng bị tạm giam.


Vào tháng 11 năm ngoái, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về chống tra tấn ( tên đầy đủ là Công ước của Liên hiệp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người ), mà Việt Nam đã ký kết vào năm 2013. Đến ngày 05/02/2015, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước chống tra tấn.

Sau đó, Thủ tướng Việt Nam đã ra quyết định ngày 17/03/2015 phê duyệt kế hoạch việc triển khai thực hiện Công ước chống tra tấn. Tiếp đến, Bộ Công an Việt Nam cũng đã thành lập Tổ công tác liên ngành về việc thực hiện Công ước của Liên hiệp quốc về chống tra tấn.

Thế nhưng, trong khi Việt Nam đang triển khai những bước nói trên, thì các vụ bức cung, dùng nhục hình đối với những người bị công an tạm giam, tạm giữ vẫn tiếp diễn và thường xuyên có những thông tin về các trường hợp tử vong hoặc thương tích trong trại giam, trong đồn công an....

Một trong những vụ mới nhất là vụ anh Huỳnh Ngọc Lợi ở xã Hòa Khánh, Buôn Ma Thuột, đã tự tử chết vào ngày 06/10/2015, để lại một lá thư tuyệt mệnh tố cáo anh bị công an ép cung và dọa nạt, khi bị Công an Buôn Ma Thuột gọi lên để lấy lời khai về một vụ ẩu đả giữa anh Lợi với một người khác. Nhưng vụ gây chấn động dư luận nhất trong thời gian đó là cái chết của thiếu niên Đỗ Đăng Dư, chỉ sau hai tháng bị tạm giam trong một trại tạm giam của công an Hà Nội và điều đáng nói là thiếu niên này đã bị tạm giam chỉ vì ăn trộm 2 triệu đồng của hàng xóm. Vụ này gây chấn động dư luận đến mức bộ trưởng Công an Trần Đại Quang đã phải ra lệnh cho Giám đốc Công an Hà Nội điều tra.

Theo một báo cáo được đưa ra tại Quốc vào tháng 4 năm nay, trong vòng 3 năm, đã có đến 260 người chết khi bị tạm giam, tạm giữ, cho thấy tầm mức của vấn đề này rất nghiêm trọng.

Trả lời RFI Việt ngữ, luật sư Trần Vũ Hải, Hà Nội ,cho rằng tình trạng nói trên đã và đang xảy ra ở Việt Nam, như “Vụ án Vườn điều “ cách đây 17 năm của Huỳnh Văn Nén ( cũng tố cáo bị bức cung, nhục hình ) mà ông có tham gia. Theo luật sư Hải, một trong những nguyên nhân đó là do những người công an chịu áp lực phải phá án.

Nhưng theo luật sư Trần Thu Nam, Trưởng Văn phòng Luật sư Tín Việt, tình trạng bức cung, nhục hình vẫn còn phổ biến là do chưa có giám sát những hành động của công an đối với người tạm giam, tạm giữ.

Như vậy, trong bối cảnh mà Việt Nam đang triển khai thực hiện Công ước Liên hiệp quốc về chống tra tấn, nên có những biện pháp gì để hạn chế các vụ bức cung, nhục hình? Luật sư Trần Vũ Hải nêu lên hai giải pháp: tách trại tạm giam, tạm giữ ra khỏi sự quản lý của công an và đặt camera giám sát việc lấy lời khai của những người bị tạm giam, tạm giữ. Đồng thời phải sửa đổi một số luật như luật tố tụng hình sự, Luật tạm giam, tạm giữ, ...

Về phần luật sư Trần Thu Nam cũng cho rằng chừng nào các trại tạm giam, tạm giữ vẫn còn nằm dưới sự quản lý của công an thì vẫn khó tránh khỏi sự lạm quyền dẫn đến bức cung, nhục hình. Nhưng những đề xuất chuyển giao quyền quản lý các trại tạm giam, tạm giữ chẳng hạn cho bộ Tư pháp thì chưa được thực hiện, có lẻ là do tranh chấp về quyền lực.

LS Trần Thu Nam cũng thấy là tuy đang triển khai thực hiện Công ước Liên hiệp quốc về chống tra tấn, nhưng Việt Nam lại bảo lưu một số điều khoản của Công ước này, cho nên rất khó cho quốc tế giám sát.

Về phần LS Trần Vũ Hải thì hy vọng Việt Nam sẽ chấp nhận cho những đoàn giám sát của quốc tế đến kiểm tra các trại tạm giam, tạm giữ ở Việt Nam, vì nếu chính phủ Hà Nội khẳng định mình thực hiện tốt Công ước Liên hiệp quốc về chống tra tấn, thì không có gì phải ngại sự giám sát của quốc tế.

Trước mắt, vấn đề được đặt ra ra đối với những vụ bức cung, nhục hình gây tử vong hoặc thương tích đối với những người bị công an tạm giam, tạm giam, đó là những người gây hại phải bị trừng trị ra sao? Nhưng theo luật sư Trần Thu Nam, do không có giám sát, cho nên rất khó xác định được trách nhiệm của những công an bức cung, dùng nhục hình.

Hiện vẫn còn rất ít công an bị đưa ra tòa vì những vụ bức cung, nhục hình gây tử vong. Có một điều trớ trêu là trong khi công an không bị gì, thì những người thân của nạn nhân lại bị phạt tù, như vụ hai người thân của học sinh Tu Ngọc Thạnh ở Khánh Hòa bị công an xã đánh chết, nhưng người bác họ Mai Đình Tâm và cậu ruột Nguyễn Văn Ly thì lại bị tòa tuyên án mỗi người 1 năm 3 tháng tù trong phiên xử vào tháng 6 năm nay, với tội danh “ gây rối trật tự công cộng”!.

Dầu sao, một khi đã tham gia Công ước Liên hiệp quốc về chống tra tấn , Việt Nam sẽ phải thực hiện những trách nhiệm cụ thể trong việc phòng chống tra tấn, chẳng hạn như:

Hình sự hóa hành vi tra tấn, quy định những hình phạt thích đáng với hành vi tra tấn.

Điều tra, truy tố và xét xử nhanh chóng, hiệu quả những hành vi tra tấn trong các hoàn cảnh khác nhau.

Giáo dục, tuyên truyền về cấm tra tấn, bao gồm việc đưa vấn đề cấm tra tấn vào các luật lệ về chức năng, nhiệm vụ của các đối tượng có liên quan như cán bộ thực thi pháp luật, nhân viên dân sự, quân sự, y tế, công chức...

Rà soát, giám sát và kiểm tra việc thực hiện các luật lệ có liên quan và các cơ sở giam giữ để bảo đảm hành vi tra tấn không xảy ra.

Bảo đảm các quyền tố tụng của bị can, bị cáo, các quyền khiếu nại, tố cáo và quyền được bồi thường của nạn nhân tra tấn, quyền được bảo vệ của nhân chứng và nạn nhân.

Không sử dụng lời khai lấy được từ sự tra tấn làm chứng cứ trong mọi giai đoạn tố tụng.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.437 giây.