logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 16/10/2015 lúc 07:40:05(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Con trai Thủ tướng VN làm Bí thư tỉnh


UserPostedImage
Hai con trai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đi theo con đường chính trị

Con trai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Thanh Nghị, được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang.

Đảng bộ tỉnh Kiên Giang hôm 16/10 đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ khóa X gồm 56 người.

Với kết quả này, ông Nghị, đang là Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, gần như chắc chắn sẽ là Ủy viên Trung ương chính thức tại Đại hội Đảng toàn quốc 2016.

Báo Tuổi Trẻ nói ông Nghị, sinh ngày 12/8/1976, là Bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất nước.

Ông có bằng tiến sĩ Khoa học kỹ thuật xây dựng, cao cấp lý luận chính trị.

Ông là Thứ trưởng Bộ Xây dựng trước khi được Đảng luân chuyển về làm phó bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang từ tháng 3/2014.

Em trai ông Nghị, Nguyễn Minh Triết, 25 tuổi, tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2015-2020.

Ông Triết cũng là người trẻ nhất trong số 55 tỉnh ủy viên Bình Định.

Ông đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN đưa vào tỉnh ủy Bình Định từ cuối năm 2014, khi mới 24 tuổi.

Đi du học ở Anh từ năm 2004 để học dự bị đại học, đến năm 2006, ông Nguyễn Minh Triết vào Đại học Queen Mary, London, học ngành Kỹ thuật Hàng không và Chế tạo máy cho đến năm 2009.

Học xong về nước, ông Triết được sắp xếp công tác ở Trung ương Đoàn trước khi về Bình Định.
Theo BBC

Sửa bởi người viết 17/10/2015 lúc 08:34:13(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

nga  
#2 Đã gửi : 16/10/2015 lúc 08:23:38(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Con út thủ tướng ‘trúng cử’ vào tỉnh uỷ Bình Định

UserPostedImage

Ông Nguyễn Minh Triết – con trai út 25 tuổi của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa được loan báo ‘trúng cử’ vào ban chấp hành đảng bộ Bình Định, nhiệm kỳ 2015 – 2020.


Kết quả này vừa được công bố tại đại hội đảng bộ Bình Định vào sáng ngày 16/10/2015.


Bí thư tỉnh đoàn Bình Định Nguyễn Minh Triết, sinh năm 1990, là người trẻ tuổi nhất trong tổng số 55 uỷ viên ‘được bầu’ tham gia ban lãnh đạo đảng bộ tỉnh uỷ cho 5 năm tới.


Thông tin này hiện đang gây nhiều sự chú ý, đễn nỗi sự kiện ông Nguyễn Thanh Tùng (cấp trên ông Triết) lên làm bí thư Bình Định không còn được mấy ai quan tâm.


‘Đặc cách’ cho con thủ tướng

Trong một động thái được ‘bật đèn xanh’ trước đó, nhiều cơ quan truyền thông nhà nước đã tấn công tới tấp vào quyết định bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo (con trai bí thư Quảng Nam Lê Phước Thanh) lên làm giám đốc sở kế hoạch – đầu tư ở tuổi 30.


Với chế độ cộng sản, sự kiện một người 25 tuổi ‘được bầu’ làm uỷ viên ban chấp hành đảng bộ tỉnh uỷ là một kỷ lục đáng kinh ngạc.


Tuy nhiên, kịch bản tương tự đã không xảy ra đối với sự ‘trúng cử’ của ông Nguyễn Minh Triết.


Ngược lại, thái độ của truyền thông lề đảng đã cho thấy đây là một sự kiện hiển nhiên. Đã không có bất kỳ một tờ báo nào dám chất vấn hoặc nêu nghi ngờ về năng lực của ông Triết như đã từng làm đối với ông Bảo.


Sự khác biệt ở chỗ, ông Bảo là con trai một cựu bí thư đã hạ cánh an toàn, còn ông Triết là con trai đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - ứng cử viên tổng bí thư năm 2016.


Hồi cuối năm 2014, ông Dũng sau khi thâu tóm được trung ương đảng liền chỉ định con mình vào thẳng ban chấp hành đảng bộ Bình Định mà không qua bầu bán.


Sự ‘đặc cách’ này khiến các đối thủ chính trị của ông Dũng dù nóng mặt nhưng cũng đành bó tay bất lực. Không những ‘đặc cách’ cho con, ông Dũng còn đòi ‘đặc cách’ cho chính bản thân mình khi tiếp tục ở lại bộ chính trị dù đã quá tuổi nghỉ hưu.


Năng lực thái tử đảng

Nhờ vào bệ phóng quyền lực vững chắc của bố mình, ông Triết đã có đường quan lộ rộng rãi. Tuy nhiên, điều này cũng không giúp ông che giấu đi sự bất tài của bản thân.


Sau hơn 1 năm về Bình Định, ‘thành tích’ duy nhất được biết đến của ông Triết là ý tưởng làm một đoạn clip múa võ theo điệu nhảy breakdance.


Thậm chí, ông Triết tỏ ra khá ngớ ngẩn khi kêu gọi sử dụng mạng xã hội của Viettel và Zing để tiếp cận thanh niên, vì theo ông, mạng xã hội Facebook phải trả phí từ 0,5 – 2,5 USD cho mỗi... account.


Trong khi đó, anh ruột ông Triết là Nguyễn Thanh Nghị cũng không khá gì hơn trong vai trò phó bí thư Kiên Giang, đến nỗi phải bị rời khỏi tổ công tác về việc xây dựng đặc khu kinh tế Phú Quốc.


Cả ông Triết lẫn ông Nghị đều được nói có bằng cấp tại Anh và Mỹ, nhưng không hề chứng minh được khả năng gì trong các cương vị được dọn sẵn.


Trong khi đó, Nguyễn Tấn Dũng vẫn đang ra sức thăng quan tiến chức cho con cái, bất chấp một thực tế là cả hai ông thái tử đảng này đều bất tài.


Viễn cảnh về một Kim Jong Un tại Việt Nam không còn là những chuyện xa vời.


Đất nước này đã quá khốn khổ vì một ‘cha già’ Hồ Chí Minh, nay lại thêm một ‘bố già’ Nguyễn Tấn Dũng nữa thì đúng là một đại hoạ đen tối cho dân tộc.

Hoàng Trần
nga  
#3 Đã gửi : 16/10/2015 lúc 08:25:34(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Thái tử Đảng và chức vụ cùng dòng họ

UserPostedImage
Trung Nam Hải: khu vực đầu não của chế độ tại Trung Quốc luôn được canh phòng cẩn mật

BBC Tiếng Việt giới thiệu các quan điểm từ báo chí quốc tế về hiện tượng Thái tử Đảng và quá trình truyền ngôi tại Trung Quốc, vấn đề 'con cháu giới thượng lưu' ở Anh, chủ nghĩa thân quyến tại Philippines và Nam Phi:

Trung Quốc với Thái tử Đảng

GS Kerry Brown trên The Diplomat:

"Vấn đề quan trọng cho Đảng Cộng sản với 80 triệu đảng viên hiện nay là tin cậy được ai. Trong cuốn sách (The New Emperors: Power and the Princelings in China - Các Hoàng đế mới: Quyền lực và giới Thái tử Đảng ở Trung Quốc), tôi đã dùng các số liệu của chuyên gia Đan Mạch Kjeld Eric Borgsard nói rằng tầng lớp trên ở Trung Quốc - quan chức cấp thứ trưởng trở lên - chỉ là con số không quá 3000 người.

"Nhưng ngay cả trong một số người như thế cũng có các mạng lưới quan hệ khác nhau, các nhóm trung thành với những người khác nhau, và các xung lực khác nhau. Vì thế, cách dễ làm nhất là Đảng này chỉ chọn những người canh giữ quyền lực qua cách đưa lên những con em 'sáng chói' của họ. Có thể là qua quan hệ máu mủ, hoặc qua hôn nhân, và cũng có chấp nhận thành tích công việc.

Tuy thế thành tích công việc không thì không đủ trong môi trường cạnh tranh như thế. Để lên được thì còn cần phải có niềm tin sâu sắc hơn vào Đảng như một thế lực siêu quốc gia, cả về văn hóa và lịch sử. Chính thế nên lạ thay, việc chọn nhân sự này hóa ra không khác bao nhiêu với quá trình xem xét thành phần giai cấp thời Cách mạng Văn hóa từ năm 1967: chọn theo dòng máu.

Và thật là trớ trêu khi một thế hệ bị đày ải, mang trong mình vết sẹo sợ hãi thời đó nay lại phục hồi dù vô ý thức mẫu totem ý thức hệ cũ kỹ đó..."

... và các tài khoản Thiên đường

James Balland trên báo The Guardian (01/2014):
"Hơn 10 thành viên của các gia tộc chính trị và quân sự cao cấp nhất của Trung Quốc đã dùng tài khoản hải ngoại gửi tiền tại vùng đảo British Virgin Islands, theo các tài liệu ngân hàng vừa tiết lộ.

Anh em rể của Chủ tịch Tập Cận Bình, cũng như con trai và con rể của cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo đều có tên trong danh sách các chủ tài khoản ở những thiên đường thuế.

Số liệu của ICIJ ( đường dẫn tại đây) cho thấy hơn 21 nghìn chủ tài khoản từ Trung Quốc và Hong Kong đã dùng thiên đường thuế vùng Caribbean, đặt ra câu hỏi về việc kiểm soát tài sản và quyền lực của các gia đình thuộc tầng lớp cao nhất ở Trung Quốc.

Từ 1000 đến 4000 tỷ USD đã bị đưa ra khỏi Trung Quốc tính từ năm 2000...

Đây cũng là vấn đề mất cân bằng thu nhập tại Trung Quốc. Một nghiên cứu của Đại học Bắc Kinh cho hay thu nhậư của 5% người giàu nhất Trung Quốc lớn hơn 5% dưới đáy tới 34 lần."

Anh Quốc: phân biệt ngay từ giáo dục

Judith Burns, phóng viên giáo dục viết trên BBC News:
"Anh Quốc bị cho là bị bệnh 'thượng lưu' theo một phân tích gốc gác của hơn 4000 nhân vật lãnh đạo trong các doanh nghiệp, giới truyền thông và bộ máy công quyền
Một nhóm thượng lưu nhỏ, học các trường tư ra và lên đại học ở Oxford, Cambridge, vẫn đang thống trị các ngành nghề, theo nghiên cứu của Ủy ban về Thăng tiến xã hội và Trẻ đói nghèo (Social Mobility and Child Poverty Commission).

Gọi là 'Nước Anh của tầng lớp trên' (Elitist Britain), đây là số liệu về phần trăm số người học từ các trường tư ra:

71% thẩm phán cao cấp

62% sỹ quan cao cấp trong quân đội

55% công chức dân sự cao cấp

36% thành viên Nội các

43% cây viết chính của các báo."

...và vấn đề bất bình đẳng

Helena Horton trên The Mirror phê phán "các con cháu giới học trường tư và Oxbridge" như một vấn đề gây ra bất bình đẳng tại Anh:

"Anh Quốc thiếu hẳn tính đa dạng hơn chúng ta vẫn tưởng, như số liệu mới của Ủy ban về Thăng tiến xã hội và Trẻ đói nghèo cho thấy.

Chỉ có 7% dân Anh học trường tư và 0.06% dân số học các trường Oxford hay Cambridge, nhưng những người này vẫn tiếp tục thống trị sinh hoạt công quyền cả nước Anh."

Nam Phi và cuộc chạy đua con cháu

Peter Church viết trên thesouthafrican.com (07/2015):

"Thứ trưởng Cảnh sát Nam Phi, Maggie Sotyu vừa có con gái vào làm tại Cục Điều tra Cảnh sát dù có các ứng viên giỏi hơn cô ta.

Boniwe Sotyu không có bằng cấp gì, đã vượt trên 89 ứng cử viên khác gồm nhiều người có trình độ tốt hơn, để nhậm chức.

Phe đối lập kêu gọi điều tra vụ chia chức này và chúng ta cần nhìn rộng hơn trên cả Nam Phi, xem các cáo buộc về chủ nghĩa thân quyến ra sao.
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma bị cáo buộc như thế vào năm ngoái khi ông bổ nhiệm con gái út 25 tuổi Thuthukile Zuma vào chức chánh văn phòng của Bộ Truyền thông và Bưu điện. Cô ta thành chánh văn phòng một bộ trưởng trẻ nhất trong lịch sử Nam Phi. Cô ta lên chức chỉ hai tháng sau khi vào làm việc tại văn phòng.

Năm 2013, Bộ trưởng Truyền thông Dina Pule bị điều tra vì lấy tiền công làm quà cho bạn trai Phosane Mngqibisa và nói dối về quan hệ của họ cũng như bắt Bộ của bà ta thanh toán tiền chi tiêu các chuyến ăn chơi quốc tế cho Mngqibisa dù ông ta không có tư cách hưởng các đặc quyền đó.

Đầu năm nay, quan chức Cục Phát triển cộng đồng Nancy Sihlwayi bị tố cáo là ra lệnh cho người dưới quyền đưa em gái vào danh sách 'giới trẻ khốn khó' để nhận học bổng do cơ quan của bà ta trao để vào một đại học hàng đầu Nam Phi."

Làm gì với nạn 'chia quyền trong một nhà'?

Yen Makabenta trên Manila Times (6/2014) nhắc lại trường hợp Bộ trưởng Ngân sách Florencio Abad trong chính phủ Aquino khi đó đã bổ nhiệm 11 thành viên gia đình vào các vị trí quyền lực để nói về chủ nghĩa thân hữu:

"Chủ nghĩa thân hữu hay thân quyến (nepotism) gọi một cách đơn giản nhất là chia chác quyền lợi, chức vụ trong chính quyền cho người thân.
Đây là vấn nạn gần gũi với chủ nghĩa bảo kê: ban phát bổng lộc, tình cảm để đổi lấy sự ủng hộ về chính trị cho cá nhân hoặc nhóm được nâng đỡ.

Luật hiện hành ở Philippines về chủ nghĩa thân hữu được ghi trong Điều 9, Khoản XIII, Thông tư 40/1998 của Ủy ban Công chức.

"Không có quyết định bổ nhiệm nào trong cấp chính quyền toàn quốc, tỉnh, thành phố, địa phương trong bất cứ ngành nào, gồm cả các ban ngành của nhà nước và các tổ chức, tập đoàn do chính quyền góp vốn, làm chủ sở hữu, hoặc kiểm soát, lại được trao cho thân nhân, thành viên gia đình của thủ tưởng cơ quan, văn phòng hoặc người trực tiếp điều hành cơ quan, hoặc nhờ thân nhân người đó giới thiệu, ủy thác khiến cho người được bổ nhiệm trở thành thuộc cấp của thủ trưởng cơ quan."

Thông tư này cũng ghi rằng "trừ trường hợp được quy định khác ở cấp luật, định nghĩa 'thân nhân' và thành viên gia đình' gồm tất cả những ai có quan hệ thân bằng quyến thuộc tới hàng thứ ba (third degree) thông qua huyết thống hoặc do thân thiết (affinity)."

"Chủ nghĩa thân hữu rất ích kỷ: nó tìm cách làm lợi chỉ cho một gia đình, làm yếu đi nền dân chủ, giảm tính hiệu năng và làm tổn hại cho quốc gia rất lớn."
Theo BBC
xuong  
#4 Đã gửi : 17/10/2015 lúc 07:12:29(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thái tử Đảng là 'thiếu lành mạnh'?

UserPostedImage

Tải để nghe
http://wsodprogrf.bbc.co...rty_princeling_au_bb.mp3


Theo BBC
xuong  
#5 Đã gửi : 17/10/2015 lúc 08:30:03(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Được mùa con ông cháu cha

Những ngày qua, và nhất là hôm nay 16.10, khi Đại hội Đảng bộ một số tỉnh thành bế mạc và công bố Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới, dư luận đặc biệt quan tâm đến những người trẻ tuổi được bầu vào những ghế “nóng”, nhất là Bí thư và Phó bí thư.
Có thể nói, nhân vật được sự chú ý nhất hôm nay là một người rất trẻ so với cương vị Bí thư Đảng bộ của một thành phố lớn hàng đầu cả nước, là ông Nguyễn Xuân Anh.
Theo báo điện tử Một Thế Giới, Đại hội Đảng bộ TP.Đà Nẵng ngày 16.10 đã bầu ông Nguyễn Xuân Anh, Phó bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng giữ chức Bí thư, thay ông Trần Thọ. Báo cũng khẳng định rằng đến thời điểm này, có thể nói ông Nguyễn Xuân Anh là vị Bí thư Thành ủy trẻ nhất nước. 
UserPostedImage
Ông Nguyễn Xuân Anh, tân Bí thư Thành ủy Đà Nẵng (Ảnh: Báo Tuổi Trẻ)

Ông Nguyễn Xuân Anh sinh năm 1976, trình độ tiến sĩ quản trị kinh doanh. Ông là con trai của nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Nguyễn Văn Chi. Ông Nguyễn Xuân Anh từng công tác tại báo Thanh Niên (hồi cùng chung cơ quan, tôi rất quý ông ấy và ông ấy cũng quý tôi bởi chung tính thẳng thắn), là Trưởng ban Quốc tế, sau đó chuyển về Đà Nẵng làm Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư TP.Đà Nẵng, Phó chủ tịch thường trực UBND quận Liên Chiểu, Phó bí thư rồi Bí thư Quận ủy Liên Chiểu. Ông được điều động giữ chức Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng trước khi làm Phó bí thư Thành ủy.
Cũng trong Đại hội Đảng bộ TP.Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020, một nhân vật trẻ khác được dư luận rất quan tâm là ông Nguyễn Bá Cảnh. Sinh năm 1983, ông Nguyễn Bá Cảnh, con trai của cố Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh, đã được Đại hội bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ TP.Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020.
UserPostedImage
Ông Nguyễn Bá Cảnh, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Đà Nẵng

Ông Cảnh tốt nghiệp Đại học Kinh tế Đà Nẵng, du học ở Anh, lấy bằng thạc sĩ quản trị công. Trở về công tác tại Đà Nẵng, ông từng giữ chức vụ Phó bí thư thường trực Thành đoàn từ cuối năm 2011. Hiện ông làm Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng.
Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của cả nước, những thông tin từ các Đại hội Đảng bộ tỉnh thành được người dân hết sức chú ý. Sự quan tâm ấy không phải chỉ bởi họ muốn biết ai sẽ là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo ở địa phương mà còn tò mò muốn biết những con ông cháu cha nào sẽ nối gót cha anh mình. Chính vì vậy, khi Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang công bố danh sách Ban Chấp hành mới, các cơ quan báo chí và nhân dân đã nhắc nhiều đến một nhân vật trẻ, ông Huỳnh Thanh Phong, Giám đốc Sở Công Thương Hậu Giang, đạt 226/320 phiếu, xếp thứ 49/52 ứng viên được bầu.
UserPostedImage
Ông Huỳnh Thanh Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Hậu Giang

Ông Huỳnh Thanh Phong sinh ngày 23.12.1982, vào Đảng ngày 22.2.2012,  cử nhân ngành tài chính, tín dụng. Trước khi làm Giám đốc Sở Công Thương, ông Phong từng giữ chức Trưởng phòng Tín dụng, Quỹ đầu tư và phát triển tỉnh Hậu Giang, được bầu làm Phó giám đốc quỹ này hồi tháng 5.2014. 
Nhiều người còn biết ông là con trai ông Huỳnh Minh Chắc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy. Ông Chắc đã làm đơn xin thôi chức Bí thư, nghỉ trước tuổi hồi tháng 7 vừa rồi. Đến tháng 10, đơn của ông Chắc được Bộ Chính trị chấp thuận. Ông đã nhận quyết định thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy nhưng hiện ông vẫn là Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Hậu Giang.
Một nhân vật khác từng thu hút sự chú ý của dư luận là ông Nguyễn Minh Triết. Ông sinh năm 1990, là con trai út của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, từng tốt nghiệp thạc sĩ tại Anh quốc.
Cuối tháng 6.2014, khi mới 24 tuổi, đang giữ chức vụ Phó ban Thanh niên trường học Trung ương Đoàn, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ - phát triển sinh viên Việt Nam, ông Triết được Ban Bí thư Trung ương Đoàn cử về làm Phó bí thư Tỉnh đoàn Bình Định nhiệm kỳ 2013-2017 theo chương trình đưa cán bộ đi đào tạo thực tế tại cơ sở.
UserPostedImage
Ông Nguyễn Minh Triết, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bình Định, được coi là tỉnh ủy viên trẻ nhất nước khi mới 25 tuổi

Sau đó, ông Triết đảm nhiệm chức Bí thư Tỉnh đoàn Bình Định. Tháng 12.2014, ông Triết được Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2010-2015.
Sáng 16.10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định đã công bố danh sách 55 người trúng cử vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020, ông Triết đã trúng cử vào Ban Chấp hành mới. Theo báo Vietnamnet, ông Triết là người trẻ tuổi nhất trúng cử.
Ông Triết có anh trai là ông Nguyễn Thanh Nghị, 39 tuổi, tiến sĩ khoa học xây dựng, từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng, hiện là Phó bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang. Ông Nghị vừa được bầu vào cương vị mới quan trọng hơn, là Bí thư Tỉnh ủy tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang trong phiên họp Ban Chấp hành tối 16.10. Như vậy hai anh em ông Nghị-ông Triết, tức hai con trai của thủ tướng kỳ này đều đắc cử.
Vài ngày trước đó, một trong những nhân vật tạo ra sự chú ý đặc biệt cho báo giới và dư luận là ông Lê Phước Hoài Bảo, 30 tuổi (sinh năm 1985), Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư Quảng Nam trúng vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Bảo là con trai của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Phước Thanh. Ông Bảo tốt nghiệp Trường đại học Kinh tế Đà Nẵng, chuyên ngành Tài chính tín dụng. Từ tháng 8.2010 đến tháng 8.2012 ông Bảo được cử đi học thạc sĩ chuyên ngành Quản trị tài chính và chiến lược tại trường Claremont Graduate University, Mỹ. Ông từng giữ chức Trưởng phòng Xúc tiến đầu tư của Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, sau đó tháng 3.2014 được bầu làm Phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình.
UserPostedImage
Ông Lê Phước Hoài Bảo (giữa), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Quảng Nam

Hồi tháng 7, ông Lê Phước Thanh từng gây xôn xao dư luận khi làm đơn gửi Bộ Chính trị xin thôi chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam mặc dù chưa hết nhiệm kỳ, đề nghị cho nghỉ hưu sớm bởi lý do sức khỏe. Đến đầu tháng 9, Bộ Chính trị đã chuẩn y đơn của ông Thanh. 
Tại TP.HCM, một đô thị đặc biệt sôi động, đứng hàng đầu cả nước về nhiều mặt, trong đó có cả việc mạnh dạn cất nhắc sử dụng những người trẻ, thì người trẻ luôn có chỗ đứng và cơ hội phát triển. Chắc không mấy ai quên, hồi tháng 8 vừa qua, Thành ủy TP.HCM đã điều động nhân sự về làm lãnh đạo một số quận huyện, trong số đó có nhân vật đặc biệt: ông Lê Trương Hải Hiếu.
UserPostedImage
Ông Lê Trương Hải Hiếu, Chủ tịch UBND quận 12, TP.HCM

 Nói đặc biệt là bởi ông Hiếu là con trai đương kim Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải. Nhưng đặc biệt hơn bởi ông mới 34 tuổi, từng giữ các chức vụ quan trọng: Bí thư Đảng ủy phường Bến Thành (phường trọng điểm của thành phố), Phó chủ tịch UBND quận 1 (quận trọng điểm), lần này thì được điều động giữ chức Phó bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận 12. Tại Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ 10, nhiệm kỳ 2015-2020 đang diễn ra, dư luận nhận xét rằng ông Hiếu thuộc lớp cán bộ lãnh đạo trẻ mà thành phố đang đặt nhiều hy vọng. Tuy nhiên, lần này, có lẽ vì lý do tế nhị nên ông Hiếu không có tên trong Ban Chấp hành Đảng bộ cái thành phố mà chính cha ông đang làm Bí thư.
Các "thái tử đảng" (theo cách gọi của nhà báo Trương Duy Nhất) đã tạo nên hội chứng tuổi 30, đủ cả khen chê, lời ra tiếng vào. Tuy nhiên, chưa bao giờ người ta lại lẩm nhẩm câu "Con vua thì lại làm vua/Con sãi ở chùa lại quét lá đa" nhiều như lúc này.
Nguyễn Thông
nguyenthong55@yahoo.com

nga  
#6 Đã gửi : 17/10/2015 lúc 09:11:32(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Thái Tử Đỏ Tràn Ngập Đất Nước - Phúc Hay Họa?

UserPostedImage

Khi các thái tử và công chúa, các cậu ấm cô chiêu vụt nổi lên “chói sáng” trên chính trường Việt Nam, đâu đó có thể có người mừng khấp khởi, nghĩ rằng các cô cậu ấy sẽ chính là “tầng lớp kỹ trị mà Việt Nam cần”, rằng các cô cậu trẻ, giỏi, có bằng cấp Tây học và sự văn minh hấp thụ từ Âu-Mỹ, các cô cậu sẽ giúp dân chủ hóa Việt Nam.

Và như thế phải chăng là kết quả của một chiến lược sâu xa nào đó của Mỹ, “dùng cộng sản con diệt cộng sản bố”.

Không biết nước Mỹ có một chính sách như thế với mấy nước cộng sản thật không, nhưng nếu có thật thì nó rất phi thực tế, cũng như những người đang mừng rỡ trước sự nổi lên của “thái tử đỏ” vậy.

Thanh niên Việt Nam du học Âu-Mỹ có nhiều thành phần:

- Một số đi học bằng thực lực, ví dụ thi đỗ Fulbright hoặc xin được học bổng trực tiếp từ trường (1);
- Một số đi học tự túc, bằng tiền nhà, nhờ gia đình có điều kiện (2);
- Một số đi học cũng nhờ gia đình có điều kiện, nhưng tự túc... bằng tiền công quỹ, tiền dân, tức là tiền mà cha mẹ họ có được từ tham nhũng, bóp cổ dân. Số này chính là các đấng “con ông cháu cha”, “con cháu các cụ”. (3)
- v.v. Còn nhiều thành phần khác.

Trên thực tế, nhóm 3 cũng thường trộn lẫn với nhóm 2 và 1. Hay nói cách khác, các thái tử, công chúa, cậu ấm, cô chiêu du học thường dưới cái vỏ “tự túc” của gia đình - bằng tiền do mồ hôi nước mắt cha mẹ làm ra chứ không ăn của ai - hoặc dưới vỏ “có năng lực thực sự”, “đi lên bằng đôi chân chính mình”.

Vậy theo bạn, phản ứng dễ xảy ra của nhóm 3 sau khi các cô cậu ấy tốt nghiệp với tấm bằng “du học Âu/Mỹ” tươi rói sẽ là gì?

Có lẽ họ sẽ ở lại nước ngoài để học tiếp hoặc để kiếm việc làm, ổn định dần cuộc sống. Hoặc họ cũng có thể trở về Việt Nam, kiếm một việc làm xứng đáng với “tầm” của họ, sống một cuộc sống chất lượng đúng với “tầm” của họ, tóm lại là “lên level”, đổi đời.

Nhưng dù theo cách nào, ở lại hay về Việt Nam, họ cũng không thể đi ngược lại gia đình được. Họ không thể từ bỏ truyền thống của gia đình, không thể phản bội lợi ích của gia đình - cái lợi ích gắn rất chặt với sự cầm quyền của đảng CS. Ít nhất, họ phải làm sao để “quật lại vốn”, nghĩa là lấy lại được số vốn đầu tư hàng trăm ngàn đôla mà gia đình đã bỏ ra cho họ.


Và bạn nghĩ các thái tử công chúa đỏ, các cậu ấm cô chiêu đỏ sẽ dân chủ hóa đất nước, sẽ “diệt cộng sản bố”, sẽ thay đổi Việt Nam theo hướng dân chủ-tự do, sau khi các cô cậu ấy du học?

Chờ các cô cậu ấy “quật lại vốn” xong xuôi đã nhé.
Theo Blog Đoan Trang
nga  
#7 Đã gửi : 17/10/2015 lúc 09:12:50(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
TÔI ĐÃ THẤY HẠT GIỐNG ĐỎ NỞ BỪNG TRÊN HOANG TÀN ĐẤT NƯỚC

Tôi cũng mơ thấy hoa dân chủ rộ nở trong lòng đảng cộng sản.
Hạt giống đỏ được đưa qua các nước dân chủ hưởng thụ nền giáo dục dân chủ tiên tiến bằng những đồng tiền từ mô hôi nước mắt và máu của nhân dân. Nay các hạt giống đỏ ấy thành tài trở về và đồng loạt được đưa lên nắm giữ các vị trí quan trọng của đảng để chuẩn bị kế thừa nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện đất nước
UserPostedImage

Hạt giống đỏ được đào tạo trong môi trường văn minh dân chủ, không mất quá nhiều thời giờ nhồi vào đầu kinh kệ mác lê mao phản động như các hạt giống thường dân nên có trình độ hiểu biết và tiếp thu được tư tưởng dân chủ tiến bộ của Tây phương.
Bây giờ các hạt giống đỏ ấy, khi đã nắm được các chức vụ quan trọng sẽ đồng loạt phát huy tư tưởng dân chủ tiến bộ ngay trong nội bộ đảng rồi từ đó bung ra toàn xã hội.
Đó là suy đoán theo logic.
Nhưng tôi đã "đọc" được "vị" của một vài hạt giống đỏ qua việc làm cũng như qua các phát biểu và thấy trực quan hình ảnh nhà cửa của một hạt giống đỏ ở quê tôi (như trong hình), tôi lại thấy rằng các hạt giống đỏ ấy dù có đi năm châu bốn bể vẫn giữ "đạo nhà", truyền thống gia đình và gốc gác xuất phát đã ăn sâu vào trong máu khó thể nào bị gột rửa.
UserPostedImage
Tôi thấy các kim jong un leo trèo lổn ngổn khắp nơi trên quê hương tôi.

Tôi tắt đi giấc mơ
Và chợt thấy hoang tàn nước tôi bên dưới những hạt giống đỏ đang sản sinh ra theo cấp số nhân.


Theo Blog Huỳnh Ngọc Chênh

Sửa bởi người viết 17/10/2015 lúc 09:15:46(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

nga  
#8 Đã gửi : 17/10/2015 lúc 11:48:07(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Ngẩng đấu lên chẳng thấy mặt trời

UserPostedImage

Hơn hai mươi năm trên miền Bắc và hơn bốn mươi năm trên cả nước, chủ nghĩa lý lịch của chế độ Cộng sản Việt Nam vẫn

tồn tại và đè nặng lên thân phân con người.

Lý lịch tuy không được thể hiện bằng luật, nhưng được xem là chuẩn mực đạo đức trong chính sách đào tạo “con người

mới xã hội chủ nghĩa”, “vừa hồng vừa chuyên” của chế độ.

Trước năm 1975 ở miền Bắc
Lý lịch là thứ không thể tách rời bản thân ai, có ảnh hưởng quan trọng trong mọi vấn đề liên quan đến chính quyền, từ việc

xin vào Đội Thiếu niên, vào Đoàn Thanh niên, đi học, thậm chí khen thưởng…

Trong lý lịch có mục thành phần gia đình phải khai đến ba đời, bản thân, cha mẹ và ông bà. Tôn giáo cũng là một tiêu

chuẩn để đánh giá con người.

Tốt nhất, ai muốn được ưu đãi trong việc gì đó thì phải thuộc thành phần không tôn giáo, công nhân lao động, nông dân

thuộc lớp bần, cố nông, châm chước một tý có thể là trung nông lớp dưới. Các thành phần thuộc tư sản, tiểu tư sản, hoặc

tiểu thương thuộc diện không khuyến khích.

Trong gia đình nếu có người dính đến giai cấp trung nông lớp trên, địa chủ, công chức từng phục vụ cho thực dân Pháp,

quan lại trong triều đình phong kiến, hoặc tín ngưỡng là Công giáo, thì bị xem là đối tượng “xấu” của xã hội, kẻ thù giai cấp

và bị phân biệt đối xử rõ rệt.

Khi tôi học cấp 2, một cô bạn có cha là địa chủ (đã bị xử bắn hồi năm 1956) học rất giỏi, thế nhưng hết lớp 7, cô ta không

được thi lên cấp 3, phải đi học nghề và sau đó làm kế toán cho hợp tác xã với cái bằng trung cấp.

Một số khác thuộc thành phần lý lịch “xấu” được địa phương cho học hết cấp 3 nhưng đó là nấc thang cuối cùng của công

việc “dùi mài kinh sử” vì còn đường vào đại học bị chặn hoàn toàn.

Những năm của thập niên 60, đặc biệt vào thời điểm miền Bắc bị máy bay Mỹ ném bom phá hoại, nhà nước Việt Nam ồ ạt

gửi học sinh đi học đại học ở các nước xã hội chủ nghĩa, tiêu chuẩn được đi không phải do học giỏi mà trước nhất phải có

lý lịch tốt.

Cũng vì thế, giới trí thức “xã hội chủ nghĩa” thường nhắc đến câu nói của ông Nguyễn Văn Hiệu, cựu Viện trưởng Viện

Khoa Học Việt Nam: “Cứ giắt một con bò sang Nga, khi trở về có một phó tiến sĩ”.

Tốt nghiệp đại học xong, nhà nước phân bổ công tác cũng xem xét lý lịch của từng người. Quá trình phấn đấu của cá nhân

trong thời gian học tập – có phải đoàn viên thanh niên không, là đối tuợng đảng hay là đảng viên không – đóng vai trò quyết

định đến công việc đuợc phân công.

Sau năm 1975
Để giữ và bảo vệ chính quyền cách mạng, tại miền Nam sau năm 1975 bao trùm không khí kiểm soát và thanh lọc.

Tất cả các vị trí trọng yếu trong chính quyền từ xã, tới tỉnh và thành phố, đều do người miền Bắc, người miền Nam tập kết,

hoặc cán bộ nằm vùng, nắm giữ.

Một số ít người của chế độ cũ không “nguy hiểm” được lưu dung trong bộ máy nhà nước nhưng cũng chỉ một thời gian

ngắn, sau đó bị buộc thôi việc.

Hàng trăm ngàn quân cán chính của Việt Nam Cộng hoà bị đưa đi học tập cải tạo không xét xử, còn gia đình của họ bị kỳ

thị, phân biệt đối xử khắc nghiệt, bị khống chế mọi đường làm ăn, bị đưa đi khu “kinh tế mới”…

Con em của họ bị loại ra khỏi các kỳ thi vào đại học và không được làm việc trong các cơ quan nhà nước.

Hậu quả của chủ trương này đã gây ra làn sóng của hàng triệu người miền Nam liều mạng bỏ nước ra đi mà khoảng nửa

triệu nguời bị chết trên con đường tìm tự do.

Sau năm 1986, tình hình có vẻ đỡ hơn do chính quyền “mở cửa”, cải cách kinh tế. Tuy nhiên vẫn tồn tại tình trạng không

muốn con em những gia đình liên quan tới “Mỹ-Ngụy” tham gia vào các hoạt động xã hội.

Sau khi bình thường hoá quan hệ với Mỹ vào năm 1995, số Việt Kiều về thăm quê hương ngày mỗi tăng, tiền kiều hối Việt

Kiều gửi về nước góp phần vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tư duy về lý lịch cũng “thay đổi” ít nhiều. Những người hồi

trước vượt biên bỗng dưng trở thành “khúc ruột ngàn dặm” và được chào đón.

“Khi đi đảng gọi Việt gian


Khi về đảng lại chuyển sang… Việt kiều


Khi đi phản động trăm điều

Khi về thành khúc ruột yêu ngàn trùng”

Sự việc con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng, lấy chồng là con một sĩ quan Việt Nam Cộng

hoà, cho cảm tưởng như là sự phân biệt lý lịch được gỡ bỏ.

Các trường đại học cũng đã bắt đầu hé mở cánh cửa cho con em có thành phần gia đình liên quan đến “Mỹ-Ngụy”.

Tuy nhiên, những sự kiện trên chỉ là mặt nổi hình thức, bề ngoài, trong tiềm thức sâu thẳm những người Cộng sản vẫn e

ngại, không tin tuởng. Nhiều Việt kiều có quan điểm chính trị khác với chính quyền vẫn bị cấm nhập cảnh Việt Nam.

Chủ nghĩa lý lịch vẫn ngự trị trong tâm lý của họ. Hiếm có ai con cháu mà bố mẹ thuộc thành phần “Mỹ Ngụy” được cất

nhắc vào bộ máy công quyền.

Con ông cháu cha
Trong khi đó, một thành phần khác được đặc cách, hưởng đặc quyền đặc lợi của chế độ, nằm ngoài mọi tiêu chuẩn là giới

“con ông cháu cha”- giới 4C (Con Ông Cháu Cha).

Hồ Chí Minh đã từng dùng cụm danh từ “Hạt Giống Ðỏ” để đặt tên cho con cháu cán bộ nằm vùng tại miền Nam Việt Nam.

Những “Hạt Giống Ðỏ”/“Học sinh miền Nam” được đưa ra Bắc nuôi dưỡng và học tập.

Trong thời “mở cửa” giới “4C” thường gắn liền với các lợi ích nhóm, nhằm duy trì và phát triển các mối làm ăn.

Họ thường được hưởng nhiều đặc ân của nhà nước, tích lũy được khối lượng tài sản khổng lồ mà những người dân

thường không thể nào có được, họ cũng có nhiều cơ hội được quy hoạch để làm lãnh đạo trong tương lai.

Trong giới “4C” này nhiều người được đi du học tại Mỹ, Anh, Thụy Sĩ, Pháp, Úc… và sau khi học về đã chỗ đứng ngon

lành dọn sẵn.

Các ví dụ nhiều không kể xiết, chỉ nêu ra một số điển hình.

Lê Kiên Thành, sinh 1955, con cựu TBT Lê Duẩn, kỹ sư hàng không tại Liên Xô, chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị nhiều công ty,

sở hữu một sân golf và là phó Chủ tịch thường trực Hội Golf Việt nam, thành viên Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam TP.

HCM. Con út Lê Kiên Trung, sinh 1958, Cục trưởng Cục Hải Quan TP. HCM (từ tháng 12 năm 2007), Thiếu tướng, Phó

Tổng cục trưởng Tổng Cục An ninh II, Bộ Công An.

Nguyễn Chí Vịnh, con trai út của Ðại Tướng Nguyễn Chí Thanh, là thượng tướng, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng.

Nguyễn Văn Bình, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, con ông Nguyễn Văn Chuẩn, cựu tổng Giám Ðốc Ngân

Hàng Quốc Gia, tức tương đương chức Thống Ðốc bây giờ.

Lê Minh Hưng, con trai cố bộ trưởng Công An Lê Minh Hương là phó thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước.

Tướng Tô Lâm, thứ trưởng Bộ Công An là con trai ông Tô Quyền, cựu cục trưởng Cảnh Sát Giao Thông, cựu giám đốc

Công An Hải Hưng.

Nguyễn Ðức Chung (Chung con), Thiếu Tướng, giám đốc Công An Hà Nội, con nuôi của Lê Hồng Anh, Thường trực Ban

Bí Thư.

Nguyễn Hoàng Linh, sinh năm 1971, là cục phó thuộc Tổng Cục Tình Báo (Tổng Cục 5), con trai tướng công an Nguyễn

Văn Hưởng

Phùng Quang Hải, giám đốc Tổng Công Ty 319 thuộc Bộ Quốc Phòng, con trai của bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng

Quang Thanh.

Lê Mạnh Hà, Con trai cựu chủ tịch nước Lê Ðức Anh là phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh.

Gần đấy nhất có Nguyễn Xuân Anh, sinh năm 1976, con cựu Uỷ viên Bộ Chính Trị Nguyễn Văn Chi, được chọn làm Bí thư

Tỉnh uỷ Đà Nẵng.

Nguyễn Thanh Nghị, sinh năm 1976, con Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được chọn làm Bí thư Tỉnh Kiên Giang. Nguyễn

Minh Triết, em trai Nghị, sinh năm 1988, được chọn làm Uỷ viên Tỉnh Uỷ tỉnh Bình Định.

Bất công và bất nhân
Trần Nhân Tông là vị hoàng đế thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, đã từng cho đốt hết thư tịch bằng chứng tố cáo

những người theo giặc, tránh trả thù , không truy bức để yên lòng dân. Trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái thượng

hoàng 15 năm, nước Đại Việt nhờ đó phục hồi dần sau chiến tranh với quân Nguyên và phát triển cực thịnh.

Trong cuộc nội chiến Nam-Bắc ở Mỹ, Nam-quân (Confederate) đầu hàng Bắc- quân (Union), tướng Grant chỉ ra lệnh tịch

thu khí giới, còn binh lính Nam-quân được về quê làm ăn sinh sống bình thường.

Chế độ Cộng sản sụp đổ tại Ba Lan nhưng nhà nước dân chủ không có chính sách trả thù. Tất cả công chức của chế độ

Cộng sản vẫn đuợc nhận lương hưu trí và hưởng các chế độ an sinh xã hội. Chỉ trừ những ai hợp tác với an ninh Cộng sản

thì bị luật Thanh Lọc cấm giữ các chức vụ xã hội- nhà nước.

Adam Gierek, con trai của Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Ba Lan Eward Gierek (1970-1980 ) là thượng nghị sĩ, giáo sư,

giảng viên đại học và nghị viên châu Âu ba nhiệm kỳ VI, VII và VIII.

Monika Jaruzelska, con gái của người đứng đầu đảng và nhà nước Cộng sản Ba Lan Wojciech Jaruzelski (1980- 1990), là

nhà báo, nhà tâm lý học có tiếng.

Tại Việt Nam, chủ nghĩa lý lịch không những được sử dụng đối với những thành phần “xấu”, mà ngay cả với những công

dân mà người thân của họ vi phạm luật pháp.

Em Lê Thị Bình hay em Bùi Kiều Nhi đạt điểm cao trong kỳ thi quốc gia vừa qua nhưng không được vào Học viện Cảnh sát

Nhân dân, vì bố đẻ của các em bị phạt tù tội “trộm cắp tài sản” khi các em chưa ra đời.

Trong một xã hội công bằng và nhân ái, lẽ ra không một ai phải chịu trách nhiệm về hành vi của người khác.

Đành rằng, khi thể chế chính trị thay đổi những người tham gia trực tiếp trong chế độ cũ, tuỳ từng công việc mà họ có thể

phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức, nhưng sẽ rất bất công khi những người thân trong gia đình bị hệ lụy.

Chủ nghĩa lý lịch không những làm thui chột, huỷ hoại tương lai của những người có tài mà còn chứng tỏ cách cư xử vô

nhân đạo của chính quyền.

Thay vì muốn trong sạch hoá trong bộ máy công quyền với những người phục vụ trung thành, chính quyền đã tự tạo ra sự

bất mãn và những nguời thù địch trong xã hội.

Một thể chế không do dân bầu ra, cướp được chính quyền xong thì tiếm quyền, huỷ bỏ bầu cử tự do, cha truyền con nối

thay nhau chia chác và khai thác tối đa lợi ích từ đất nước.

Người dân lao động thì vẫn muôn đời “ngẩng đầu lên chẳng thấy mặt trời”, “gãy xương sống mòn vai cứ khổ”

Lê Diễn Đức
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.381 giây.