logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 17/10/2015 lúc 07:29:04(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Nghệ sĩ Minh Phụng. Hình do soạn giả Nguyễn Phương cung cấp

Người ta không biết câu chuyện xảy ra từ bao giờ, ở đâu, mà ngay cả địa danh “Đào Nguyên” trong câu chuyện cũng chẳng rõ ở quốc gia nào, có hay không cũng chẳng biết, mà chỉ thấy trong truyện xưa tích cũ, và trong tuồng cải lương mà thôi.

Chỉ gánh hát nhỏ đưa lên sân khấu
Nghệ thuật cải lương đã viết thành kịch bản, dàn dựng đưa lên sân khấu cho người đời thưởng thức câu chuyện bằng cảnh trí, bằng lời ca tiếng hát. Vở hát “Đào Nguyên lạc lối Từ Thức gặp tiên nữ Giáng Hương” thì không thấy đoàn lớn trình diễn, mà chỉ thấy ở các gánh hát nhỏ ở thôn quê đã đưa lên sân khấu phục vụ bà con nông thôn.

Khán giả miền quê rất ưa thích các tuồng có cốt truyện huyền hoặc, diễm tình, và cái đặc biệt là tuồng Từ Thức lạc vào Thiên Thai đã gây thắc mắc cho khán giả, khi vãn hát ra về rồi mà vẫn không có giải đáp. Không rõ thời điểm diễn ra câu chuyện ở thời kỳ nào, nhưng nếu căn cứ vào lúc đầu xảy ra cho đến khi kết cuộc cũng cả trăm năm. Tình tiết cũng khá hay, và câu chuyện bắt đầu như sau:

Cô thôn nữ Yến Nhi xinh đẹp đảm đang, đã thầm thương trộm nhớ chàng nho sinh Từ Thức, kể từ ngày hai người gặp nhau ở lễ hội hoa Xuân. Từ đó, nàng sớm hôm tảo tần buôn gánh bán bưng để giúp chàng ăn học, mong Từ Thức có ngày vinh quy bái tổ. Đoạn khởi đầu là vậy, cũng tương tợ như nàng Châu Long trong tuồng “Người Đẹp Bán Tơ”, tức Lưu Bình Dương Lễ của soạn giả Kiên Giang Hà Huy Hà, từng được đoàn Việt Hùng Minh Chí, trình diễn thời giữa thập niên 1950. Hay là tuồng “Bên Cầu Dệt Lụa” của soạn giả Thế Châu, mà nhân vật nữ chính là Quỳnh Nga, dựng quán bán buôn nuôi Trần Minh ăn học, được hát trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga và chính Thanh Nga đảm trách vai Quỳnh Nga.
UserPostedImage
Thanh Nga nhận HCV giải Thanh Tâm năm 1958 , thời điểm cô đạt đỉnh cao danh vọngTừ trái qua: Thanh Nga - Ngọc Giàu - Lan Chi - Bích Sơn

Đoạn đầu thì vậy, nhưng đoạn sau thì khác hoàn toàn, bởi Từ Thức đã không trông đợi đến ngày đỗ đạt Khôi Nguyên, mà lại thích đi đó đi đây, du sơn du thủy. Ngày nọ trên bước đường phiêu bạt, Từ Thức gặp con suối trong vắt với phong cảnh hữu tình, cỏ cây hoa lá xinh tươi, từng cơn gió nhẹ thoảng thoảng mùi hương thơm ngào ngạt. Chàng nương theo giòng suối, đi mãi không biết chán, không biết mệt, càng đi xa thì phong cảnh càng đẹp, bước vào Thiên Thai lúc nào không hay. Bất giác nghe tiếng động, tiếng ồn của nước, hình như có ai đang tắm suối thì phải. Tò mò, chàng vạch cây lá bước thêm vài bước... thì ôi thôi! Trước mặt chàng, một cô gái đẹp tuyệt trần, đang vỗ bàn tay xinh xắn vào giòng nước chảy, phát ra tiếng “chát chát”. Cô không mặc áo quần gì cả, nên để lồ lộ tấm thân ngà ngọc, cân đối với những đường cong tuyệt mỹ tạo thành. Khuôn mặt nhìn nghiêng của cô cho thấy rõ một bên má đào đang ửng hồng dưới nắng. Cũng như suối tóc đen huyền buông xỏa, vô tình làm nổi bật làn da trắng ngần từ cổ đến chân. Tóm lại thân thể cô là cả một công trình điêu khắc của tạo hóa, mà hầu như người nữ nào ở thế gian cũng mong muốn cái đẹp kia rơi vào mình.

Thấy thế, Từ Thức thẩn thờ, ngây ngất đứng bất động một lúc, chưa biết có phải lên tiếng xin lỗi hay là lánh mặt ngay. Dù vô tình nhưng chàng nho sinh cũng thấy rằng mình có lỗi “nhìn trộm” người ta. Chàng quơ mạnh tay vạch lá cây định bỏ đi, thì cô gái phát hiện có người nhìn mình, nên vội vã bước lên chỗ để xiêm y, mặc nhanh vào chạy theo níu kéo chàng lại.

Giáng Hương tiên nữ (tên cô gái) nói:

- Bớ chàng nho sinh kia, nhìn người ta rồi lại bỏ đi sao?

Từ Thức chưa biết phải trả lời thế nào đây cho ổn, thì cô gái nói tiếp:

- Đã “thấy” người ta rồi thì phải đi theo người ta mà thôi!

Phân bua trao đổi với nhau một hồi, cô gái cho biết mình là tiên ở Đào Nguyên, và đây là giòng suối “Tương Tư” các tiên nữ thường hay xuống đây tắm suối. Nhưng hôm nay lại có mặt một nam nhân của trần gian nơi đây, là điều chưa từng có. Nàng cho biết do chàng đã thấy được thân thể của nàng rồi, thì bắt buộc phải đưa chàng lên cõi tiên, gặp bà Tây Vương Mẫu để bà quyết định.

Thế là Từ Thức đi theo Giáng Hương, lần bước theo giòng suối Tương Tư để vào chốn Đào Nguyên. Khi gặp Thánh Mẫu thì bà biết rõ căn duyên của Giáng Hương và Từ Thức phải nặng nợ với nhau thời gian hai tháng. Hai tháng ở cõi tiên dài lắm, dài bằng cả trăm năm ở trần gian vậy.

Thánh Mẫu tác hợp
Và Thánh Mẫu đã tác hợp cho hai người, đồng thời dành một vùng huê viên rộng lớn, cho cả hai ở đó mà vui hưởng hạnh phúc, không bị ai quấy rầy.


Giáng Hương cung phụng cho chàng hết mực, và kể từ hôm ấy Từ Thức ngày đêm quấn quít bên người đẹp tiên nga, vô vàn hạnh phúc... Là tiên nữ nên Giáng Hương biết rõ trong ý tưởng chàng ta đang nghĩ gì. Có một buổi chiều trời đang mưa lất phất, chàng chợt thấy cánh hoa đẹp ngoài vườn, loại hoa tỏa mùi hương bát ngát, sợ rằng lát nữa đây mưa nhiều, mưa nặng hột thì cành hoa tơi tả. Chàng có ý nghĩ đi bẻ cành hoa mang vô phòng, nhưng vì trời đang mưa nên chưa thực hiện, tức thì Giáng Hương lấy cây dù trao cho, bởi nàng đọc được trong ý nghĩ Từ Thức.

Có những lần chàng muốn nghe nhạc, chỉ muốn thôi chứ chưa nói ra gì hết, thì Giáng Hương lấy đàn dạo lên vài điệp khúc mà chàng ta ưa thích. Tóm lại Từ Thức tận hưởng cảnh thần tiên, non bồng nước nhược, bên cô vợ tiên nga hết dạ nuông chiều, mà người trần gian mấy ai có được như chàng nho sinh tốt số này. Lạc lối như Từ Thức thì đâu có chàng trai nào lại không mong muốn chớ!

Ở chốn Đào Nguyên được hai tháng, cũng có nghĩa là đã trải qua một trăm năm ở dưới trần, thì ngày nọ Giáng Hương có lệnh của Thánh Mẫu gọi. Trước khi đi gặp Thánh Mẫu, nàng căn dặn chàng không được mở cánh cửa, ở bức tường phía sau hàng hoa kiểng kia.

Không biết có phải duyên nợ của họ chỉ đến đây thôi hay sao, mà chính vì sự căn dặn của nàng đã gây ra sự tò mò của Từ Thức. Bóng nàng vừa khuất ngoài hoa viên, thì chàng ta đến mở cánh cửa. Thì ra đây là cánh cửa mở ra nhìn xuống trần gian, cảnh sinh hoạt chốn hồng trần hiện ra trước mắt, người qua kẻ lại, ngựa xe xuôi ngược dập dìu, chợ búa bán buôn nhộn nhịp, khiến cho chàng nho sinh nhớ nhà, nhớ quê hương, và nhớ cả người yêu Yến Nhi.

Từ Thức còn mơ màng đứng bên cánh cửa đang mở, thì Giáng Hương đã về, nàng biết được ý định của chàng muốn về thăm quê hương.

Nàng nói thầm:

- Thôi rồi! Định mạng đã sắp bày!

Từ Thức nói:

- Anh muốn về thăm quê hương vài hôm và sẽ trở lại.

Giáng Hương buồn rầu:

- Không được đâu chàng, trần gian và thượng giới cách biệt, người ở đâu thì ở đó, không thể qua lại được.

- Chớ sao anh là người hạ giới, mà lại lên đây chung sống với em, hai tháng qua cùng em vui hưởng hạnh phúc?

- Đó chẳng qua là do căn số, chỉ duy nhứt có mỗi mình chàng là có được cái may mắn ấy.

Giáng Hương nói tiếp:

- Do chàng lạc lối vào Thiên Thai và vô tình gặp thiếp chớ không phải cố ý, nên Thánh Mẫu cảm thông, cho chàng sống cận kề bên thiếp.

Giờ đây nếu chàng về trần gian thì không bao giờ lạc lối vào Đào Nguyên lần thứ hai. Dù rằng Giáng Hương cặn kẽ giải thích, can ngăn chàng ta đừng đi về trần gian mà không trở lại được, nhưng Từ Thức vẫn khăng khăng nhứt quyết phải trở về quê nhà một chuyến. Bây giờ thì tiên nữ tự trách mình, sao lại để cho Từ Thức trông thấy cảnh trần gian, chớ lâu nay chàng đã quên mất rồi.

Câu chuyện Từ Thức lạc lối vào Thiên Thai gặp tiên nữ, rồi cùng người đẹp vầy duyên vui sống, tràn đầy hạnh phúc, thơ mộng. Nếu như câu chuyện được dừng lại tại đây, thì chắc chẳng có gì để cho người đời suy gẫm nhiều, mừng cho chàng ta mà thôi. Thế nhưng tình tiết câu chuyện lại diễn tiến bất ngờ, đưa đến sự hối tiếc cho nhân vật Từ Thức, khi chàng ta một mực muốn trở lại trần gian, với bao nhiêu là tranh đua hỗn tạp.

Câu chuyện Từ Thức lạc lối vào Thiên Thai gặp tiên nữ Giáng Hương, đưa lên sân khấu đã thu hút mạnh mẽ số người đi coi cải lương. Do vậy mà phía bên địa hạt dĩa hát cũng mau lẹ nhảy vào khai thác, và cũng thành công luôn, mà còn làm giàu nhiều hơn gấp bội, do dĩa hát phát hành rộng rãi đi khắp miền đất nước, mà đặc biệt ở miền Lục Tỉnh tiêu thụ nhiều nhứt.

Số là khoảng 1953 hãng dĩa Việt Nam đã cho ra đời bộ dĩa Đào Nguyên Lạc Lối với 20 câu vọng cổ do cô Ba Trà Vinh và danh ca Xuân Liễu thu thanh.

Sau 1975 câu chuyện Từ Thức gặp tiên nữ lại được thu băng video, do nghệ sĩ Minh Phụng vai Từ Thức, nữ nghệ sĩ Thanh Thanh Tâm vai Yến Nhi, Tài Linh vai tiên nữ Giáng Hương, và một cô đào mụ xuất hiện với vai Yến Nhi khi về già. Nói chung, nếu như cốt truyện được bà con ưa thích, thì người làm nghệ thuật dù ở lãnh vực nào, cũng sẵn sàng bỏ vốn ra kinh doanh.

Trở lại lúc Từ Thức đòi về trần gian để gặp lại người yêu cũ Yến Nhi, tiên nữ Giáng Hương có bằng lòng không? Tôi sẽ trình bày tiếp câu chuyện diễm tình ngồ ngộ này vào kỳ sau.
Theo RFA
phai  
#2 Đã gửi : 24/10/2015 lúc 08:57:27(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trở về trần gian Từ Thức gặp lại “cụ bà” Yến Nhi

UserPostedImage
Một cảnh trong vở tuồng "Cánh tay Vương Tá" năm 2011 tại Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM. Nguồn sankhau3mien.com

Kể từ lúc nhìn thấy trở lại cảnh trần gian với người người qua lại, với hình ảnh người nông dân bên cánh đồng bát ngát mênh mông với công việc ruộng nương đồng áng. Ôi sao mà đẹp quá! Thế là Từ Thức lúc nào cũng mặt ủ mày ê, buồn rầu khôn tả, chàng không tha thiết gì với Bồng Lai Tiên Cảnh nữa, mà tâm tư cứ suy nghĩ mãi chuyện hồng trần, mà mình vô tình quên mất thời gian qua.

Tìm đường về làng cũ
Tiên nữ Giáng Hương đã không còn cách nào để khuyên giải nỗi u buồn của Từ Thức, can gián thế mấy cũng không được. Cuối cùng thì nàng đành phải đưa chàng ta ra cổng Trời, làm phép trong khoảnh khắc thì Từ Thức đã hiện diện ở mặt đất thế gian.

Tìm đường về làng cũ, chàng đi thật nhanh về để sớm gặp người yêu cũ Yến Nhi, để bù lại cho nàng những ngày thương nhớ. Chẳng mấy chốc hình ảnh quen thuộc cổng làng hiện ra, vẫn con đường đất và chiếc cầu bắc qua con sông nhỏ, vẫn ao làng mà bên ven bờ có bụi tre lá rụng...

Tóm lại là cảnh vật vẫn y nguyên chẳng thay đổi, chỉ có con người ta là hoàn toàn xa lạ, chẳng một ai quen để mà hỏi thăm. Chợt thấy một cô thôn nữ sắp bước vô cổng làng, chàng hỏi:

- Cô là người ở làng này à?

Người nữ gật đầu xác nhận:

- Phải, tôi là người ở làng này, cậu hỏi có chuyện chi?

- Vậy nhà của cô Yến Nhi ở đâu?

- Cậu hỏi cô Yến Nhi nào?

- Tôi muốn hỏi thăm cô Yến Nhi ở làng này.

- Ở đây chỉ có bà cụ bán bánh tráng ở ngôi trường đằng kia là tên

Yến Nhi mà thôi, bà ta gần một trăm tuổi rồi mà gọi bằng “cô” sao được. (Cũng có gánh cải lương nói cụ bà bán bánh ít, bánh tét).

Thấy chàng ta châu mày suy nghĩ, người thôn nữ nói tiếp:

- Bà cụ Yến Nhi chỉ sống một mình không có chồng con gì hết. Nghe nói khi xưa một trăm năm trước, bà có người yêu là một nho sinh tên Từ Thức, rồi tự nhiên cái ông Từ Thức ấy bỏ đi đâu mất, bà trông chờ mãi vẫn không thấy về.

Nghe người thôn nữ nói, Từ Thức lấy làm lạ không lẽ một trăm năm trước cũng có người nho sinh cùng tên với mình, và người yêu cũng tên Yến Nhi sao? Mà tại sao mình lại không nghe ai nói chuyện ấy chớ!

Chàng hỏi:

- Chuyện Từ Thức và Yến Nhi có nhiều biết không vậy cô?

- Ai ở làng này mà không biết chuyện đó chớ! Giờ đây mỗi ngày bà cụ ngồi bán bánh tráng trước ngôi trường mà ông Từ Thức từng học, như là để nhớ một kỷ niệm nào đó vậy.

Từ Thức lấy làm lạ, có lý nào mới hai tháng trời mà Yến Nhi lại già đi cả trăm tuổi sao? Chàng nhìn về phía ngôi trường cạnh bên đình làng thì vẫn không thay đổi, chỉ có cái là tại sao cả ngôi trường lẫn đình làng lại cũ kỹ đi rất nhiều, rêu xanh mọc đầy trên mái ngói.

Muốn biết cho chắc, chàng hỏi:

- Vậy chớ ở đây có ai là thân thuộc, hay bạn bè của Từ Thức mà cô vừa nói đó?

- Những người thuộc lớp tuổi của ông cụ Từ Thức đã chết hết cả rồi, chỉ duy nhứt có bà cụ Yến Nhi mỗi ngày ngồi bán bánh tráng trước cổng trường là còn sống đó thôi, ông vào đó hỏi thăm đi.

Từ Thức cám ơn rồi rời khỏi cổng làng, đi về phía ngôi trường, mà đối với chàng từng có kỷ niệm lúc mới gặp gỡ Yến Nhi. Khoảng cách thu ngắn dần, và giờ đây trước mắt chàng là một cụ bà đầu tóc bạc phơ, mắt mờ sờ sệt, da mặt nhăn nheo, răng rụng không còn một chiếc. Chàng hỏi:

- Thưa cụ bà, cụ bà có biết cô Yến Nhi mà hai tháng trước đây là người thân của nho sinh Từ Thức, hôm nay cô ở đâu?

Nghe nhắc đến tên Từ Thức, như gợi lại hình ảnh cũ, cụ bà xúc động rưng rưng nước mắt. Một lúc sau bà mới thốt lên câu nói:

- Yến Nhi là tôi đây, và nho sinh Từ Thức là bạn tình chưa làm lễ thành hôn, thì ông bỏ đi biệt tích biệt tăm từ ấy đến nay luôn.

Từ Thức nói:

- Cụ bà có kỷ niệm nào đáng nhớ đối với nho sinh Từ Thức?

- Khi còn trẻ, tôi ban ngày buôn bán, ban đêm ngồi quay tơ, nuôi ổng ăn học, chờ ngày đỗ đạt. Lúc đó tôi mới 17 tuổi và ông chưa đầy 20. Ngày nay tôi già trăm tuổi nhưng lòng vẫn hoài vọng chờ mong người xưa quay về. Bây giờ cậu gợi lại chuyện năm xưa, tôi buồn quá!

Như nhớ lại điều gì, cụ bà Yến Nhi nói tiếp:

- À! Mà cậu hỏi cô Yến Nhi nào, ở đây chỉ có tôi tên Yến Nhi mà thôi!
Từ Thức suy nghĩ có lý nào như vậy chớ? Chàng chỉ lạc lối Đào Nguyên mới có 2 tháng kia mà! Rồi bỗng chàng vụt nhớ đến trong sách sử có ghi rằng: Một ngày ở trên thượng giới dài bằng mấy năm ở trần thế, như vậy hai tháng chàng chung sống với Giáng Hương cũng ngang bằng cả trăm năm ở mặt đất thế gian rồi còn gì. Truyền khẩu nhân gian cũng từng nói thế! Đối với chàng thì sau hai tháng vẫn trẻ trung đâu có gì thay đổi, còn Yến Nhi một trăm năm trôi qua thành cụ bà thì cũng đúng thôi!

Giờ đây điều khó xử cho chàng ta, là có nên nói rõ mình là Từ Thức của một trăm năm về trước, nhưng đối với cụ bà thì phải làm sao đây, bởi bà vừa nói vẫn hoài vọng người xưa quay về. Khi nãy vừa xuống trần gian, định bụng khi gặp Yến Nhi chàng sẽ ôm nàng vào lòng, tâm sự thật nhiều, rằng mình vẫn thương vẫn nhớ Yến Nhi. Nhưng thực tế trước mắt thì không thể tưởng tượng nổi, Yến Nhi đã là cụ bà, và chàng chỉ đáng cháu đáng chắt của bà cụ, mà nhìn là người yêu thì thế nào được chớ! Vậy thì đâu có cái chuyện Yến Nhi sẽ mừng rỡ gặp lại người yêu, ngã đầu vào ngực chàng thỏ thẻ những câu ân tình. Cũng đâu có cái chuyện gặp nhau rồi nàng mừng quá, xúc động rồi thổn thức khóc, nước mắt ràn rụa như chàng tưởng tượng lúc mới trở lại trần gian.

Trước một thực tế quá chán chường, Từ Thức im lặng không nói gì thêm, cũng không chào từ giã “bà cụ” Yến Nhi trước khi rời khỏi. Thế rồi Từ Thức lại ra đi biệt dạng, mà người đời chẳng ai biết được chàng đi đâu. Đây là câu chuyện diễn tả vừa chuyện xưa tích cũ, vừa là kịch bản cải lương. Dĩ nhiên 2 cái khác nhau, nếu như chỉ căn cứ vào chuyện xưa tích cũ thì thế hệ của Từ Thức đã chết hết chẳng còn ai, nhưng trong tuồng cải lương thì còn “cụ bà Yến Nhi”.

Cụ bà Yến Nhi bán bánh tráng
Không biết vị soạn giả cho ra đời vở hát Đào Nguyên Lạc Lối, đã dựa theo sử sách nào, căn cứ vào đâu để dựng lên một cụ bà Yến Nhi bán bánh tráng. Hay là soạn giả đã tưởng tượng ra một nhân vật cũng có lý phần nào, rồi viết vào làm phong phú thêm câu chuyện, lại vừa làm cho lớp tuồng trở nên vui nhộn. Đó là lúc Từ Thức nhìn chăm chăm cụ bà Yến Nhi một lúc rồi thối lui, thối lui... thiếu điều đụng cánh gà sân khấu, khiến cho khán giả cười rần lên.
UserPostedImage
Bìa đĩa cải lương Yêu Người Điên, soạn giả Thiếu Lĩnh, đoàn cải lương Dạ Lý Hương.

Đóng vai Yến Nhi phải 2 nữ nghệ sĩ thì mới coi được, chớ không thể một người. Màn đầu thì một cô đào trẻ đóng vai Yến Nhi (mới 17 tuổi). Màn sau thì cô đào mụ, hóa trang cho già thêm để đóng vai cụ bà Yến Nhi bán bánh tráng. Tuồng cải lương cảnh cuối Từ Thức thất thểu bước đi, và màn nhung từ từ khép lại. Vãn hát khán giả thắc mắc hỏi nhau: Chàng ta đi đâu, có trở về với Giáng Hương? Khán giả khác lên tiếng: Về sao được mà về, tiên nữ nói rồi, nếu xuống trần gian thì không được trở lại Đào Nguyên lần thứ hai...

Và cũng có người trách Từ Thức sao lại bạc tình với Giáng Hương, nói rằng ở cõi tiên không muốn, về trần gian làm chi để rồi chứng kiến nỗi ê chề không thể tưởng tượng được, khiến chàng ta lạc lõng giữa chợ đời nhân thế, đến đỗi phải bỏ làng ra đi biệt tích biệt dạng...

Nghệ thuật cải lương đã đánh trúng tâm lý khán giả, đã tìm ra câu chuyện nhân gian tuy huyền hoặc, nhưng lại là động lực cho khán giả bỏ tiền ra mua vé. Câu chuyện khó có thể tin nhưng lại rất hay, và lại càng hay hơn, khi nó được chuyển thể thành kịch bản cải lương sân khấu, đưa người ta vào sự suy tưởng phong phú vậy.

Đào Nguyên Lạc Lối là vở hát mà ai xem cũng thắc mắc ở phần kết cuộc, là Từ Thức đi đâu? Hầu như đại đa số đều muốn Từ Thức về lại với tiên nữ Giáng Hương. Thế nhưng, trước đó Thánh Mẫu có nói rằng, căn duyên của hai người nặng nợ với nhau hai tháng, nên mới khiến cho Từ Thức mở cánh cửa nhìn xuống trần gian.

Và trong số khán giả được hỏi có người nói rằng, như thế cũng đầy đủ quá rồi, hai tháng ở Bồng Lai Tiên Cảnh dài ngang bằng 100 năm ở trần gian. Như vậy Từ Thức hưởng hạnh phúc còn dài lâu hơn người ở trần thế, thì con đòi gì nữa chớ! Mất tích hay chết luôn cũng vừa thôi. “Trăm năm trong cõi người ta...” Cụ Nguyễn Du đã nói thế kia mà!

Cái khổ ở đây là bà cụ Yến Nhi, suốt đời hoài vọng người xưa trở lại, gặp mặt làm chi để rồi chàng quay gót không một lời từ giã. Ai cũng thương xót cho hoàn cảnh của bà. Phận gái mười hai bến nước. Gặp phải bến này có cũng như không.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.226 giây.