logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/10/2015 lúc 08:55:11(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội, khẳng định điều ông gọi là quá trình bắt giữ và tạm giam Đỗ Đăng Dư đã được Công an huyện Chương Mỹ “thực hiện theo đúng quy định của pháp luật”.

Trong phát biểu chính thức đầu tiên kể từ vụ thiếu niên Đỗ Đăng Dư bị đánh chết trong khi bị tạm giam, lãnh đạo Công an Hà Nội được truyền thông trong nước dẫn lời nói sẽ “sớm đưa ra kết luận”.

“Trong quá trình giam giữ, Dư là vị thành niên phạm tội nên đã được đưa vào buồng tạm giữ, tạm giam dành cho người vị thành niên theo đúng quy định của pháp luật.

"Ngay sau khi nắm bắt được thông tin Dư bị đối tượng cùng buồng đánh, Công an Thàng phố Hà Nội chỉ đạo Trại tạm giam số 3 phối hợp với gia đình và Bệnh viện Bạch Mai cứu chữa tích cực. Trong quá trình đó đều thông tin cho gia đình biết, nhưng rất tiếc nạn nhân đã không qua khỏi.

“Sau đó Công an Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Cơ quan điều tra Công an Thành phố Hà Nội vào cuộc phối hợp với viện kiểm sát khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai và đã tiến hành khởi tố vụ án, đưa đối tượng cùng giam giữ, cùng buồng vào Trại giam số 1 để sớm kết luận.

"Trong quá trình điều tra, chúng tôi sẽ làm rõ trách nhiệm đối với cán bộ quản giáo, nếu có sai phạm thì chúng tôi sẽ xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật," ông Chung nói.

Trong khi đó Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói việc Đỗ Đăng Dư bị đánh chết trong trại giam của công an Hà Nội có dấu hiệu của ' tội phạm tư pháp' và cần phải mở điều tra độc lập [như việc đưa Viện kiểm sát vào] mà không nên để ngành công an tự điều tra lấy.
Luật sư Trần Thu Nam, người được gia đình của Đỗ Đăng Dư ủy nhiệm và đề nghị hỗ trợ tư pháp, và chứng kiến tại cuộc giảo nghiệm tử thi của bị can vị thành niên mô tả nguyên nhân dẫn đến Dư bị “phù não” là do có một vết thương tròn và một vết thương nữa là ở gốc, cái gọi là đốt sống ở trên cùng mà tiếp giáp với sọ não, bị giập và bị tổn thương, dẫn đến việc giập mạch máu ở đốt sống trên cùng đó, dẫn đến việc không đưa máu lên trên não để nuôi não được.

"Nguyên nhân tại sao dẫn đến cái giập của đốt sống đó thì nó sẽ dẫn đến việc có vết thương ở trên chán bên tay phải, có thể là do một lực gì đó tác động vào trên phần trán này dẫn đến việc mà... cái đầu xoay quá mức, có thể bị ngửa lên trên, dẫn đến việc bị tổn thương của đốt sống sau cùng..."

Đỗ Đăng Dư, đang ở tuổi vị thành niên, bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Chương Mỹ, Hà Nội, khởi tố và tạm giam khoảng hai tháng về hành vi được mô tả là bị "bắt quả tang" trộm cắp tài sản.

Thông tin chính thức của Bộ Công an Việt Nam nói: “Khi vào Trại tạm giam, Dư được bố trí tạm giam tại buồng C15 (dành cho người chưa thành niên), khu C, cùng buồng với 03 bị can là Vũ Văn Bình (sinh năm 1998), Nguyễn Nam Trường (sinh năm 1998), Lê Đức Anh (sinh năm 1998).”

Mẹ nạn nhân Đỗ Đăng Dư nói bà rất đau lòng vì “ công an ngăn gia đình vào thăm Dư trong bệnh viện và bác sĩ không nói rõ bệnh tình của Dư mà chỉ bảo gia đình chuẩn bị tâm lý cho điều xấu nhất. Đến lúc Dư mất, gia đình vẫn không có trong tay giấy tờ nào làm bằng chứng về vụ việc”.

Bà hối tiếc vì đã “ký giấy của công an mà ban đầu chỉ nghĩ là giúp Dư đi giáo dưỡng vài tháng để bớt ham chơi”.

Hôm 14/10, bà Đỗ Thị Mai, nói với BBC quan điện thoại rằng hiện gia đình phó thác mọi chuyện tiếp theo cho luật sư.

Hôm 12/10, luật sư Ngô Ngọc Trai, giám đốc công ty luật Công Chính, cho BBC biết ông và một số đồng nghiệp đã cùng ký vào ‘đơn trình báo’ gửi Bộ trưởng Công an, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Giám đốc Công an Hà Nội.
Trước mắt, đơn của các luật sư đề nghị tạm đình chỉ công tác với thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Chương Mỹ, người đã ký quyết định tạm giữ và tạm giam Đỗ Đăng Dư “để phục vụ cho việc điều tra xác minh và xử lý sai phạm” và sau đó “tiến tới chấp nhận các đề xuất cải cách tư pháp”.

Vụ Đỗ Đăng Dư bị đánh chết gây phẫn nộ trong dư luận tại trong vài ngoài nước, đặc biệt trên trang mạng xã hội.

Đoàn Bảo Châu, một nhà báo, blogger, phóng viên ảnh đang sống tại Hà Nội, viết bài 'Nỗi khát khao chính đáng và cần thiết' so sánh à cách báo chí trong nước đưa tin vụ này với “một hài kịch được đạo diễn thô thiển vụng về”.

“Thời gian cháu Đỗ Đăng Dư nằm hôn mê suốt 5 ngày ở bệnh viện Bạch Mai, trong khi cộng đồng Facebook xôn xao thì cả nền báo chí cách mạng im lặng như thể mắc hội chứng câm điếc tập thể.

“Thế nhưng khi cháu vừa qua đời, đồng loạt các báo bỗng ào lên như bị cùng tiêm một loại thuốc động kinh, cùng đưa một nội dung, có chăng chỉ khác vài câu chữ không quan trọng và tên tác giả bên dưới,” ông Đoàn Bảo Châu viêt.

Mạng xã hội chia sẻ một video cho thấy có một nhóm người vào nhà gia đình bố mẹ Đỗ Đăng Dư khi đang tổ chức tang lễ cho con mình và dùng vũ lực kéo một người đến viếng ra ngoài nhà và mô tả người này là "phản động, bán nước".

Nhóm người ăn mặc thường phục được cư dân mạng mô tả là "dư luận viên" này đã bị gia đình bố mẹ Đỗ Đăng Dư đuổi gia ngoài.
Theo BBC
song  
#2 Đã gửi : 25/10/2015 lúc 09:57:00(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bản Lên Tiếng Về Vụ Sát Hại Em Đỗ Đăng Dư Của Các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự Độc Lập Tại Việt Nam

UserPostedImage

Kính gởi:
- Toàn thể đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước
- Các Chính phủ dân chủ năm châu, các Tổ chức Nhân quyền quốc tế
- Các cơ quan báo chí hoàn vũ và những người thiện chí.

Hồi tháng 3 năm nay, trung tướng Trần Trọng Lượng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm đã báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội là từ tháng 10-2011 đến tháng 9-2014, có 226 công dân chết tại nhà giam giữ, trại tạm giam của công an trên cả nước (con số thực chắc cao hơn nhiều). Ngoài ra, việc giải quyết các trường hợp chết oan vì tay công an như ông Trịnh Xuân Tùng ở Hà Nội, anh Nguyễn Công Nhựt ở Bình Dương, anh Ngô Thanh Kiều tại Phú Yên, cháu Tu Ngọc Thạch ở Khánh Hòa v.v… đã không hề theo pháp luật văn minh quy chuẩn.

Công luận quốc dân và quốc tế chưa hết bàng hoàng và phẫn nộ trước các sự kiện quái đản ấy, thì xảy ra vụ việc em Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi, thuộc thôn Đông Cựu, xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ (Hà Nội), bị đánh trọng thương trong trại tạm giam số 3 Xa La (Hà Đông) rồi chết thê thảm tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Theo sự cung cấp tin tức từ báo lề dân và sự phân tích tin tức của báo lề Đảng, thì trong vụ việc này, việc chà đạp công lý pháp luật đã tới tột cùng và thói tàn nhẫn vô nhân đạo đã đến đỉnh điểm.

Do đó chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự độc lập VN, nhận định như sau:

1- Ngày 05-08-2015, do bị tình nghi đã lấy trộm chưa tới 2 triệu đồng của nhà hàng xóm nên Đỗ Đăng Dư đã bị công an xã Đông Phương Yên tiến hành bắt giữ (dẫu gia đình đã xin bồi thường), sau đó chuyển lên công an huyện Chương Mỹ. Từ đó gia đình không hề nhận được bất kỳ thông báo, hay lệnh tạm giữ tạm giam nào cũng như không được gặp mặt Đỗ Đăng Dư.

Một nhóm luật sư, đứng đầu là luật sư Ngô Ngọc Trai, đã đặt vấn đề: với tuổi vị thành niên, với tội trộm cắp vặt, dựa vào điều 303 Bộ luật Tố tụng hình sự và điều 138 Bộ luật Hình sự, em Dư có đáng bị bắt và tạm giam không? Ngoài ra, quy định nào cho phép công an bất cần thông báo bằng văn bản cho gia đình và cấm cản gia đình thăm gặp?

2- Ngày 04-10-2015, một công an tên Dũng (quản giáo trại tạm giam) đã gọi điện yêu cầu gia đình đến bệnh viện Hà Đông thăm Dư. Sau khi nhận 500.000 đồng lót tay của bà Đỗ Thị Mai (mẹ nạn nhân), công an Dũng mới cho vào và nói với bà: “cháu Dư bị tiêu chảy(!?)”. Phần bà thì thấy con mình nằm dưới đất, tay bị xích, chân bị cùm.

Một ngày sau, Đỗ Đăng Dư được đưa vào bệnh viện Bạch Mai. Công an cho biết em bị suy nhược cơ thể. Phần bà Mai thì thấy con trong tình trạng nguy kịch, hôn mê sâu, thân thể sưng phù với nhiều vết bầm tím. Suốt thời gian Dư nằm điều trị, gia đình và thân nhân liên tiếp gặp phải sự sách nhiễu, bó buộc giữ kín thông tin về tình trạng của em, không được chia sẻ cho các trang mạng xã hội lẫn giới hoạt động nhân quyền, cũng chẳng được quyền túc trực để chăm sóc nuôi bệnh. Công an sắc phục, thường phục có mặt dày đặc tại chỗ để ngăn chặn việc đưa tin, chụp ảnh. Phần bệnh viện thì cho biết nội tạng của Dư đã hỏng hết, não phù nề, nhưng có lúc lại để kiến bò nhung nhúc lên em.

3- 19g ngày 10-10-2015, bác sĩ bệnh viện Bạch Mai thông báo cùng gia đình rằng Dư đã chết và ngay lập tức được chuyển xuống nhà xác. Em đã qua đời trong cô đơn, đớn đau, tức tưởi vì không có sự chứng kiến của thân thuộc. Mẹ và anh chị nạn nhân chỉ biết gào khóc sau cánh cửa khóa chặt của nhà xác bệnh viện. Công an thì nhẫn tâm im lặng hoàn toàn. Hôm sau, cuối cuộc thảo luận với họ, gia đình và luật sư đã nhờ tới pháp y quân đội. Sau gần 4 tiếng mổ xẻ và khám nghiệm tử thi, biên bản pháp y chỉ ghi lại các dấu thương tích bên ngoài, chứ không ghi lại các dấu thương tổn ở não và nội tạng, mặc dù não bị phù nề do chấn thương, khiến cho luật sư nhân chứng từ chối đồng ký tên vào (sau đó ông có thông báo cho công luận). Phải chăng công an cố tình che giấu nguyên nhân dẫn đến cái chết oan khuất của Dư, vì ngay cả biên bản pháp y cũng bị họ toa rập với quân đội che đậy và đánh tráo?

4- Lúc này, báo chí nhà nước mới lên tiếng. Tờ An ninh Thủ đô số ra ngày 11-10 nói rằng Đỗ Đăng Dư đã bị một người cùng buồng giam hành hung. Đây cũng là một trẻ vị thành niên tên Vũ Văn Bình. Bình đánh Dư chỉ vì “tội” không rửa bát dĩa sạch(!?). Bài báo còn sốt sắng cho biết mọi diễn tiến, công an huyện Chương Mỹ đều báo cáo với công an Hà Nội và Bộ Công an. Đặc biệt Bộ trưởng Trần Đại Quang – dù đang bận tham dự Hội nghị lần thứ 12 Trung ương Đảng – cũng lập tức chỉ thị điều tra vụ em Dư bị đánh chết, còn Giám đốc Công an Hà Nội thì đề nghị khẩn trương làm sáng tỏ vụ việc, theo kiểu “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”! Đài truyền hình và nhiều tờ báo quốc doanh khác cũng đưa ra một bản tin giống nhau và một luận điệu tương tự.

Nhiều nhà phân tích, đặc biệt nhiều người từng trải qua trại tạm giam và nhà tù đều nhận xét bản văn báo chí có dạng một kịch bản dàn dựng, mang tính lèo lái dư luận, giọng điệu hết sức đểu giả, chứa nhiều điều phi lý mâu thuẫn, tạo ra một con dê tế thần để che đậy bàn tay tội ác và che giấu thủ phạm đích thực là công an. Trùm dư luận viên còn ngụy biện rằng đó chỉ là một tai nạn y như tai nạn giao thông, xảy ra do sự bất tuân thủ kỷ luật an toàn(?!)

5- Chưa chịu buông tha, sau khi Dư đã được chôn cất, lực lượng công an mặc thường phục vẫn thường xuyên rình rập nhà em để khủng bố gia đình và khách viếng, chà đạp nỗi bất hạnh của tang gia. Đỉnh điểm là sáng ngày 16-10, khi 26 nhà hoạt động xã hội và dân oan nhiều tỉnh đến chia sẻ niềm đau với gia đình và thắp hương cho kẻ xấu số, khoảng 10 công an xã Đông Phương Yên và huyện Chương Mỹ mặc thường phục xông vào gây rối, chửi bới và đánh đập họ. Quá căm phẫn trước hành vi độc ác, bất chấp lễ nghĩa của đám côn đồ này, cha mẹ em Dư đã phải đuổi chúng ra ra ngoài trong tiếng gào khóc đớn đau uất hận. Thế mà bọn chúng từ ngoài đường vẫn chửi vào những người đến thắp hương là “phản động, phản quốc, bán dân, bán nước”, còn mai phục ở bãi đổ xe để tiếp tục đánh ông Trương Văn Dũng khi ông ra về.

6- Cũng trong cùng ngày, bà Đỗ Thị Mai đã viết đơn gửi "Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc", yêu cầu cơ quan này vào cuộc để làm sáng tỏ trước quốc tế cái chết đầy uẩn khúc của con bà và tìm ra kẻ thủ ác trực tiếp, vì gia đình bà không tin rằng Dư đã bị bạn tù sát hại. Đơn kêu oan viết bằng máu của một con người này cho thấy gia đình nạn nhân (và có lẽ của mọi gia đình gặp nạn tương tự) xem hệ thống tòa án tại Việt Nam như không hiện hữu, xem bộ mặt công lý của chế độ chỉ là trò hề, xem chữ ký vào Công ước Cấm tra tấn và cái ghế Hội đồng Nhân quyền của Việt Nam chỉ là màn lừa gạt, nên chẳng lạ gì khi chỉ vài hôm sau, công an lẫn Chính quyền đã đích thân tới gia đình nạn nhân để yêu cầu rút lại lá đơn đó và hứa sẽ bồi thường ít nhiều, bằng không sẽ chẳng có một xu bạc, thậm chí chính gia đình nạn nhân có thể sẽ bị sách nhiễu và có thể tù tội tiếp không chừng (như trong vụ cháu Tu Ngọc Thạch). Đây lại thêm một trò lăng nhục công lý, vì xét theo phương diện hình sự, thủ phạm phải bị truy tố, và xét theo phương diện dân sự, nạn nhân phải được đền bù.

7- Nhận thấy đây là dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hình sự và là tội phạm diễn ra trong hoạt động tư pháp, nhóm luật sư bênh vực công lý nêu trên đã dựa vào điều 110 Bộ luật Tố tụng Hình sự và điều 296 Bộ luật Hình sự, để yêu cầu chính các cơ quan hữu trách của Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải đích thân điều tra vụ việc.

Nhưng với hệ thống chính trị bất phân lập tam quyền và với hệ thống tư pháp thường thấy có sự toa rập giữa công an, kiểm sát và quan tòa như hiện nay, có hy vọng gì sự thật sẽ được sáng tỏ và công lý sẽ được thực thi. Ngay hai án tử hình cho Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải mà công luận thấy là oan ức và đã được trao cho Quốc hội để tái xem xét, thì tới nay –sau hơn một năm- vẫn trong tình trạng dẫm chân tại chỗ!

Chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự độc lập VN, khẩn thiết kêu gọi:

1- Thưa quốc dân đồng bào, lại thêm một oan hồn nữa cảnh báo chúng ta: Hôm qua, hôm nay là chúng tôi, ngày mai có thể là con là cháu, là chồng là vợ, là cha là mẹ, là anh là em hoặc chính bản thân quý vị sẽ rơi vào trường hợp oan khuất ấy, nếu như tất cả vẫn tiếp tục lặng thinh, lo cho cái tổ của chính mình, mặc kệ cái ác cái xấu ngang dọc tung hoành trên đất nước, mặc kệ bạo quyền tà lực tác oai tác quái trong xã hội suốt 7 thập niên qua. Dân tộc chúng ta đã sống chung với tội ác lâu quá rồi đến mức chẳng còn nghe thấy gì nữa, đang chìm trong giấc ngủ mê giữa ban ngày và rất cần được những oan hồn đánh thức. Bởi lẽ tội ác không được phép quên lãng và bạo quyền không được phép tồn tại.

2- Hỡi Đảng Cộng sản, Bộ Chính trị và Bộ Công an, từ ngày các người du nhập thứ học thuyết Mác-xít ngoại lai, toàn thể dân tộc đã bị đem ra làm vật thí nghiệm thê thảm; từ ngày các người đưa ra chiêu bài “giải phóng” lường gạt, hàng triệu đồng bào VN đã phải mất mạng vô ích; từ ngày các người chủ trương xây dựng một thứ Xã hội chủ nghĩa không tưởng, trọn vẹn đất nước càng thêm suy thoái tụt hậu, vô số dân lành sống trong điêu linh chết trong khốn khổ. Nhưng máu các nạn nhân của bạo quyền không ngớt kêu oan tới trời và rền vang trong lịch sử, và chẳng có tội ác nào mà không sớm muộn sẽ bị trừng phạt, các người hãy nhớ lấy!

3- Nhà cầm quyền VN hãy mau chóng tiến hành việc cải cách tư pháp: quyền im lặng phải được quy định, việc lấy lời khai bị can phải có luật sư tham gia, phòng giam giữ và phòng hỏi cung phải lắp máy ghi âm ghi hình, toàn thể các trại tạm giam và trại giam phải giao về cho Bộ Tư pháp và 3 thẩm quyền điều tra, công tố, xét xử phải hoàn toàn độc lập.

Làm tại Việt Nam ngày 24-10-2015

Các tổ chức xã hội dân sự đồng ký tên
1- Bạch Đằng Giang Foundation. Đại diện: Thạc sĩ Phạm Bá Hải.
2- Ban Chấp hành Khối Nhơn sanh Đạo Cao Đài. Đại diện: Các Chánh trị sự Võ Văn Quang, Trần Quốc Tiến, Trần ngọc Sương.
3- Ban Đại diện Khối Nhơn sanh Đạo Cao Đài. Đại diện: Các Chánh trị sự Hứa Phi, Nguyễn Kim Lân, Nguyễn Bạch Phụng.
4- Defend The Defenders website. Đại diện: Ông Vũ Quốc Ngữ.
5- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
6- Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ. Đại diện: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa.
7- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần tuý. Đại diện: Chánh thư ký Lê Quang Hiển.
8- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN. Đại diện: Ông Nguyễn Bắc Truyển
9- Hội Bảo vệ Quyền Tự do tôn giáo. Đại diện: Cô Hà Thị Vân.
10- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.
11- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế và Lm Phan Văn Lợi.
12- Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Đại diện: Cô Huỳnh Thục Vy, Bà Nguyễn Thị Hài, Bà Trần Thị Nga.
13- Hội thánh Tin lành Chuồng bò. Đại diện: Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng.
14- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.
15- Mạng lưới Blogger Việt Nam. Đại diện: Cô Nguyễn Thị Hợi.
16- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải.
17- Phòng Công lý Hoà bình DCCT Sài Gòn. Đại diện: Linh mục Đinh Hữu Thoại.
Sài Gòn báo. Đại diện: Linh mục Lê Ngọc Thanh.
18- Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh.

Theo Bauxite VN
nga  
#3 Đã gửi : 26/10/2015 lúc 08:11:16(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Ý kiến: Vụ Đỗ Đăng Dư gióng hồi chuông kêu cứu?

UserPostedImage

Vụ em Đỗ Đăng Dư 17 tuổi bị đánh chết khi đang bị tạm giam cho thấy môi trường nghiệt ngã trong những nơi giam giữ các nghi phạm hình sự ở Việt Nam.

Theo thông tin từ một phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội hồi tháng 3/2015 về giám sát tình hình oan sai, thì trong vòng 3 năm từ năm 2011 đến năm 2014 cả nước có tới 226 người chết trong các trại giam giữ trên toàn quốc.

Đây chỉ là thống kê phần nguy hại có thể đong đếm được, phần còn lại tuy không tính đếm được nhưng rộng lớn hơn, đó là tình cảnh cuộc sống khổ ải như bị đày đọa ở những nơi giam giữ.

Hiện Quốc hội đang bàn thảo ban hành Luật thi hành tạm giữ tạm giam, các Đại biểu cần tìm hiểu về đời sống của những người chịu cảnh giam giữ lâu nay.

Một câu chuyện cũ
Mấy năm trước tôi tham gia bào chữa cho một người bị giam cũng ở trại tạm giam số 3 gần khu vực Cầu Bươu thuộc Hà Đông, Hà Nội. Bị can là một người trung niên tuổi ngoài 40 bị khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hành vi của ông này xuất phát từ việc ông nhận được thư điện tử viết bằng tiếng Anh của người không rõ danh tính, nói rằng đang ở nước ngoài và có một khoản tiền lớn muốn tìm người làm từ thiện, nhưng để được nhận tiền thì đối tác cần bỏ ra một khoản ứng trước để thực hiện các thủ tục tài chính tư pháp quốc tế.

Do hám lợi người đàn ông đã lôi kéo bạn bè và người thân vào phi vụ nhưng rồi tiền gửi đi mất hút mà không thấy gì, người mất tiền làm đơn tố cáo ông này lừa đảo chiếm đoạt.

Một lần vào lấy lời khai cùng điều tra viên thì thấy chòm râu của bị can ở một bên cằm thì trụi nhẵn còn bên kia lại cứng dài như lông nhím, hỏi ra thì được biết suốt ngày ông này bị mấy người giam giữ cùng đè ra giữ tay giữ chân nhổ râu.

Khi đó trời mùa hè nóng nực, bị can cho biết cả ngày chỉ được vài gáo nước dùng, mọi người chỉ rửa mặt xúc miệng rồi dành nước để lau nền nhà cho mát để nằm, điều này muốn phản ánh tình trạng nong nực và thiếu nước sinh hoạt trong phòng giam.

Người đàn ông đó đã ở tuổi trung niên còn không bảo vệ được mình, trong khi em Đỗ Đăng Dư mới 17 tuổi cũng bị giam tại nơi này và bị đánh đập dẫn đến tử vong. Điều này cho thấy tình trạng bạo lực xâm hại nghiêm trọng xảy ra trong các phòng giam giữ.

Chuyện kể của Hàn Đức Long
Những người ở ngoài thì nhặt rau sống, tức là nhặt sạch rau xong rồi mới xào nấu, còn trong đó thì mọi người phải nhặt rau chín, tức là rau sau khi được phát cùng với cơm thì phải nhặt lại rồi mới ănLời kể của ông Hàn Đức Long, người từng bị tuyên án tử hình
Hàn Đức Long là bị can trong vụ án giết người và hiếp dâm trẻ em xảy ra ở tỉnh Bắc Giang hồi năm 2005. Bị can đã 4 lần bị tuyên án tử hình, song nhờ gia đình cùng luật sư liên tục kêu oan nên tới nay các bản án đã bị hủy và vụ án đang được điều tra lại từ đầu.

Trong buổi lấy lời khai, khi có thời gian trống ông Long tranh thủ kể chuyện cho luật sư nghe về đời sống trong trại giam Kế thuộc tỉnh Bắc Giang nơi ông đã bị giam giữ suốt 10 năm qua.

Ông Long cho biết người bị tạm giam bình thường ngày chỉ ăn hai bữa, một bữa được phát lúc 10 giờ sáng, một bữa lúc 4 giờ chiều. Nói về độ sạch của cơm rau, ông Long cho biết những người ở ngoài thì nhặt rau sống, tức là nhặt sạch rau xong rồi mới xào nấu, còn trong đó thì mọi người phải nhặt rau chín, tức là rau sau khi được phát cùng với cơm thì phải nhặt lại rồi mới ăn.

Ý ông Long là chê cơm rau trong trại giam nấu không được sạch, việc nấu nướng được thực hiện bởi một toán phạm nhân được ưu ái chọn cho ra thực hiện.

Những hôm nào bị can có lịch đi lấy lời khai thì buổi sáng được ăn thêm bát mỳ, mỳ thì của ông Long còn nước nóng thì do trại phát cho, nhưng nước thường chỉ âm ấm chứ không được nóng nên mỳ thường không chín. Ông Long nhiều lần kêu ca việc thiếu nước nóng trong trại giam, rất ít được dùng nước nóng.

Những người sau khi bị bắt rất thèm những thứ sinh hoạt thường nhật bên ngoài như uống nước chè và hút thuốc, đây là thói quen của hầu hết dân lao động, nhưng trong trại giam thì không có được những thứ này, trừ những trường hợp đặc biệt được ưu ái.

Ông Long kể rằng trong trại giam có một buồng gọi là buồng hoàng cung, tối nào cũng có nước chè và thuốc hút.

Ông Long kể việc đun nước nóng trong trại giam như sau, dùng những chai nước nhựa để đun, bôi một ít kem đánh răng vào đít chai sẽ giúp chai nhựa có thể đun sôi được nước, hoặc túi giấy bóng đựng đường khi lộn ngược ra ngoài cũng có khả năng đựng nước và đun sôi.

Chất đốt là những thùng đựng nước bằng nhựa được cho đem vào phục vụ sinh hoạt trong phòng giam, khi gói vào trong chăn rồi dẫm cho dập nát thành từng mảnh nhỏ sẽ trở thành chất đốt. Khi đun nước, chai nước hoặc túi giấy bóng đựng nước được đưa dần từ trên cao xuống cho nóng từ từ rồi nước sẽ sôi.

Ông Long kể hồi mới bị bắt tối ngày bị đưa đi hỏi cung, đêm về muộn nằm ở cái rãnh lối đi ở giữa hai bên hai hàng bê tông lạnh lẽo, ông nằm đó mà cảm tưởng như nằm dưới huyệt mộ.

Đối với tử tù thì còn bị cùm chân, sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh cá nhân cũng ngay tại chỗ, ông nào chân to thì khổ vì sẽ khó xê dịch, ông Long có thời gian dài là tử tù, ông bị bắt từ ngày 18/10/2005 tính tới ngày 18/10/2015 tới đây là tròn 10 năm bị giam giữ. Sức khỏe giờ cũng suy yếu nhiều.

Tình cảnh sống đày đọa
Từ lâu rồi cộng đồng xã hội có nhận thức rằng đã đi ở tù là phải chịu khổ, đó là cái giá phải trả, là sự trừng phạt của pháp luật cho những kẻ tội phạm. Nhiều người cho rằng sự khắc nghiệt ở nơi giam giữ là cách răn đe giáo dục kẻ vi phạm, ‘không thế chúng không biết sợ’.

Từ lâu rồi cộng đồng xã hội có nhận thức rằng đã đi ở tù là phải chịu khổ, đó là cái giá phải trả, là sự trừng phạt của pháp luật cho những kẻ tội phạm. Nhiều người cho rằng sự khắc nghiệt ở nơi giam giữ là cách răn đe giáo dục kẻ vi phạm, ‘không thế chúng không biết sợ’... Mọi người quên mất rằng tạm giam chỉ là biện pháp ngăn chặn (chứ nó chưa phải là hình phạt), còn hình phạt tù là hình thức cách ly một người ra khỏi đời sống xã hội (nhằm tránh gây hại) chứ nó không là sự hành hạ.
Từ đó khiến môi trường giam giữ bị bỏ bê thiếu đầu tư quan tâm, sự khắc nghiệt lại được xem là thuộc tính chức năng tác dụng của nhà tù.

Mọi người quên mất rằng tạm giam chỉ là biện pháp ngăn chặn (chứ nó chưa phải là hình phạt), còn hình phạt tù là hình thức cách ly một người ra khỏi đời sống xã hội (nhằm tránh gây hại) chứ nó không là sự hành hạ.

Vì tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người phải được bảo vệ dù cho đó là kẻ tội phạm, và hình phạt tù không đồng nghĩa với việc làm mất đi nhân phẩm.

Nhà tù hay phòng giam có thể được xem là nơi giáo dục phục hồi nhân phẩm, nhưng cái cách đối xử như hành hạ giữa những con người với nhau diễn ra trong những nơi đó không phải là môi trường giáo dục.

Từ năm 2012 với tư cách là một luật sư vận dụng pháp luật, tôi đã có Đơn kiến nghị chấn chỉnh hoạt động bắt giam và hỏi cung của cơ quan điều tra gửi đi các nơi.

Trong đơn đã phản ánh tình trạng đời sống khổ sở của những người bị giam giữ, như phòng giam thì chật hẹp, điện nước sinh hoạt thiếu, thức ăn nghèo dinh dưỡng, có hiện tượng bị người giam giữ chung hành hạ, không được thăm gặp người thân, không được tiếp cận với sách báo truyền hình.v.v.

Với điều kiện giam giữ như vậy, con người sẽ suy kiệt về sức khỏe, sa sút về tinh thần, lợi dụng tình trạng đó để lấy lời khai thì đó chính là một hình thức truy bức nhục hình.

Môi trường giam giữ nghiệt ngã thực chất chính là một hình thức truy bức nhục hình nhằm bẻ gãy ý chí tự chủ (điều này thực chất là loại bỏ nhân cách) nhằm buộc khai báo, điều này hoàn toàn trái ngược với tinh thần pháp luật nghiêm cấm mọi hình thức truy bức nhục hình.

Đơn kiến cũng bày tỏ: Xét về bản chất con người thì không ai chống lại chính mình. Việc có lời khai ngày hôm nay có thể là tài liệu chống lại mình ngày mai thì bình thường không ai muốn khai báo. Trong thực tế, chỉ do bị truy bức nhục hình thì người ta mới phải khai báo.

Xét về bản chất của luật pháp, việc điều tra xử lý tội phạm chính nhằm bảo vệ các quyền con người, trong khi việc giam giữ người trong môi trường xấu hoặc việc bức hiếp buộc người ta phải khai báo lại đã xâm phạm tới quyền con người được pháp luật bảo vệ.

Như vậy việc xử lý vụ án ban đầu mang ý nghĩa tốt, tích cực đã được thực hiện bằng những cách thức phản lại chính ý nghĩa ban đầu của nó. Đây là sự bất dung hòa về thang giá trị giữa phương tiện và mục tiêu.

Lời kêu cứu từ những nơi giam giữ
Thực trạng về môi trường giam giữ khắc nghiệt là có thật và có nguyên nhân từ nhận thức sai lầm về vai trò tác dụng của những phòng giam giữ, và nguyên nhân khác là duy trì cách thức điều tra phá án bằng cách bắt giam giữ để lấy cung.

Cho nên từ lâu nay đã xảy ra tình trạng thiếu quan tâm đầu tư cho môi trường giam giữ, theo số liệu từ các cơ quan chức năng thì hiện tại cả nước cần tới 3.600 tỷ đồng để xây nhà giam giữ vì hiện còn thiếu đến 26.000 chỗ giam giữ theo tiêu chuẩn mỗi người hai mét vuông.

Tình trạng người bị giam giữ sống trong môi trường khổ cực là sự thật và nếu có kêu ca thì người ta bảo đã đi tù còn đòi sướng với ai? Cái lý lẽ rất khó bác bỏ để khước từ cải thiện.

Bởi thế mà chỉ trong vài năm đã xảy ra mấy trăm người chết trong những phòng giam giữ mà kết cục giống như vụ em Đỗ Đăng Dư.

Cho nên cái chết của em Dư cần được xem là hồi chuông kêu cứu từ những phòng giam gửi tới cộng đồng xã hội, những mong cộng đồng quan tâm thúc đẩy thay đổi tình cảnh giam giữ khắc nghiệt hiện nay.

Và đối với những đại biểu Quốc hội làm luật, thì khi cân nhắc các quy định về Luật thi hành tạm giữ tạm giam, không thể không tìm hiểu về tình cảnh cuộc sống của những người đang bị giam giữ hiện nay.

Luật sư Ngô Ngọc Trai gửi cho BBC từ Hà Nội
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.211 giây.