logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/11/2015 lúc 10:59:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Freedom House: Việt Nam Vẫn Là Một Trong Những Nhà Tù Lớn Nhất Thế Giới Giam Cầm Giới Blogger


UserPostedImage

Với 29 công dân mạng bị cầm tù, Việt Nam tiếp tục là một trong những tên cai ngục tồi tệ nhất của các blogger trên thế giới

Diễn biến chính: Từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015

Với 29 công dân mạng bị cầm tù, Việt Nam tiếp tục là một trong những tên cai ngục tồi tệ nhất của các blogger trên thế giới (xem phần Truy tố và Bắt giữ vì hoạt động trực tuyến).

Ít nhất tám blogger đã bị bắt giữ hoặc bị truy tố theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự về tội lạm dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước (phần Truy tố và Bắt giữ vì hoạt động trực tuyến).

Thông tư 09 thắt chặt yêu cầu đăng ký và cấp giấy phép cho các trang web truyền thông xã hội mới, cũng như trách nhiệm trung gian cho nội dung của bên thứ ba (xem phần Xóa Nội dung).

Nghị định 174, một quy định về hình phạt bằng tiền đối với các chỉ trích, đã được áp dụng rộng rãi để trừng phạt ngôn luận trực tuyến (xem phần Truyền thông, Sự đa dạng và Thao túng Nội dung).

Giới thiệu:

Đảng Cộng sản đang chuẩn bị cho Đại hội lần thứ 12 dự định tổ chức vào đầu năm 2016 trong thời gian mà báo cáo này đề cập tới. Một sự chuyển giao quyền lực được dự đoán trước khi thành lập một chính phủ mới. Trong bối cảnh này, đàn áp cư dân mạng trở nên nghiêm trọng. Chính quyền quay vòng việc bắt giữ và trả tự do, với một blogger nổi tiếng bị bắt thay cho một người khác được tự do. Khoảng thời gian này đặc trưng bởi việc áp dụng liên tục Điều 258 của Bộ luật Hình sự đối với những người trỉ trích, một xu hướng đã được ghi lại trong Tự do trên mạng năm 2014. Hai trong số những trang mạng chỉ trích quan trọng nhất là Anh Ba Sam, và Quê Choa, đã bị chặn, và bị dừng hoạt động trong phần lớn thời gian trong giai đoạn mà báo cáo đề cập, đã làm giảm sự đa dạng và cởi mở của truyền thông lề dân.

Xử phạt hành chính đối với nội dung chỉ trích, được hợp pháp hóa bằng Nghị định 174 năm 2014, ngày càng được sử dụng nhiều để đe dọa giới truyền thông, cùng với các đe dọa kỷ luật và sa thải. Hơn nữa, Thông tư 09 ban hành vào tháng 10 năm 2014 đã gây khó các trang web truyền thông xã hội trong việc xin cấp phép và chính thức hóa trách nhiệm pháp lý trung gian mà đã được giả định nhưng không bao giờ được hệ thống hóa, mặc dù không có hình phạt rõ ràng đối với việc không tuân thủ.

Các nhà hoạt động Việt Nam cả trong và ngoài nước, từ lâu đã là mục tiêu của cuộc tấn công mạng tinh vi. Các phần mềm độc hại được sử dụng trong các cuộc tấn công rất mới, tránh được việc bị phát hiện bởi các chương trình chống virus thương mại, và gửi từ các máy chủ tại các địa điểm trên toàn thế giới. Trong năm 2015, tấn công mạng đã trở thành cá nhân hơn, chỉ ra rằng những kẻ tấn công đã quen thuộc với các hoạt động và lợi ích của các mục tiêu mà chúng hướng tới.

Những trở ngại trong việc truy cập:

Thâm nhập Internet là tương đối cao, và gần như phổ quát trong thanh niên đô thị, do chi phí thấp và tính sẵn sàng cao trong không gian bán công. Đầu tư vẫn còn cần thiết để cải thiện tốc độ, và cơ sở hạ tầng dễ bị hư hỏng vật lý. Thị trường viễn thông được thống trị bởi một vài nhà cung cấp, hầu hết trong số chúng là công ty nhà nước, thiếu sự công bằng và quyền tự chủ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Sự sẵn có và Dễ truy cập

Truy cập Internet tiếp tục tăng trong thời gian mà bản báo cáo này đề cập, với tỷ lệ sử dụng đạt 44% trong năm 2014 so với 39% của năm 2013. Việt Nam xếp thứ 101 về chỉ số phát triển công nghệ thông tin toàn cầu (ICT Development Index) trong năm 2013, cao hơn so với một số nước láng giềng trong khu vực có tổng sản phẩm quốc nội lớn hơn như Indonesia và Philippines.

Tuy nhiên, tốc độ truy cập Internet là thấp nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, dao động trong quý trước đó. Độ thích ứng tốc độ cao băng thông rộng đạt 22,4 triệu thuê bao, chiếm khoảng 40% người sử dụng Internet, tăng 11% từ năm 2012.

Sử dụng điện thoại di động của Việt Nam ước đạt 147% trong năm 2014, cho thấy một người dùng có nhiều hơn một thiết bị hoặc thẻ SIM. 56% người dùng truy cập Internet thông qua một thiết bị di động trong năm 2012, gần gấp đôi số lượng trong năm 2011. Sự tăng trưởng của sử dụng điện thoại di động tăng chậm lại trong những năm gần đây, khi chính sách mới hạn chế người dân mua thẻ SIM mới. Mặc dù vậy, các mạng 3G hoạt động từ năm 2009 phát triển nhanh. Tính đến tháng 10 năm 2013, Việt Nam có 19 triệu người dùng 3G, tăng từ 3 triệu trong năm 2011. Việt Nam vẫn chưa có chiến lược để giới thiệu mạng 4G.

Việt Nam không báo cáo số liệu về tỷ lệ sử dụng máy tính, nhưng tỷ lệ biết chữ là 93% đã giúp người trưởng thành sử dụng máy tính. Kết nối Wi-Fi miễn phí ở nhiều không gian đô thị như sân bay, nhà hàng, khách sạn, và thành phố ở một số địa điểm du lịch. Truy cập thông qua điện thoại thông minh đang tăng lên, là sự lựa chọn cho 36% người dùng internet, so với 44% người sử dụng máy tính.

Trong khi truy cập bị hạn chế hơn cho 70% dân số sống ở khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, cộng đồng nghèo khó đặc biệt khó khăn, 95% công dân trong độ tuổi 15-24 trên toàn quốc có truy cập internet ở mức độ khác nhau. Phí truy cập có dây hàng tháng đã giảm, bắt đầu vào khoảng $9 mỗi tháng, được coi là giá cả phải chăng ở các thành phố, và phí truy cập gói không dây thậm chí rẻ hơn, mặc dù không ổn định bằng.

Những hạn chế về kết nối

Trong khi một số công ty có giấy phép xây dựng cơ sở hạ tầng, Viettel của quân đội, Bưu chính và Viễn thông (VNPT) của nhà nước, hoặc các công ty con của chúng, là những nhà cung cấp thiết bị chi phối trong thực tế. VNPT điều hành mạng lưới đường trục cấp quốc gia. Bốn trong số sáu nhà cung cấp trao đổi internet sử dụng Các điểm trao đổi Internet (IXP) và cho phép các kết nối ISP, thuộc sở hữu nhà nước hoặc quân đội. Mặc dù điều này cho thấy một mức độ liên quan đến ảnh hưởng của nhà nước đối với các kiến ​​trúc internet, chính quyền Việt Nam không sử dụng bộ điều chỉnh đáng chú ý hoặc hạn chế truy cập internet cho các lý do chính trị trong suốt thời gian mà bản báo cáo này đề cập, mặc dù sự can thiệp như vậy đã bị nghi ngờ trong quá khứ. Việc truy cập bị gián đoạn khi cáp ngầm AAG, một trong vài mạng quốc tế, bị hỏng. Trong năm 2014 cáp AAG bị ngắt kết nối hai lần. Trong tháng 5 năm 2015, hư hỏng cáp làm chậm truy cập Internet trong hai tuần. Việc gián đoạn như vậy rất thường xuyên và làm giảm đáng kể tốc độ và chất lượng truy cập.

Thị trường CNTT

Ba nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất (ISPs) là VNPT, kiểm soát 51% thị trường; Viettel (40%) và FPT tư nhân (6%). VNPT và Viettel cũng sở hữu ba nhà cung cấp lớn nhất dịch vụ điện thoại di động trong nước (MobiFone, VinaPhone và Viettel), phục vụ cho 93% của mạng thuê bao 2G và 3G của đất nước, trong khi hai công ty tư nhân chia sẻ phần còn lại. Mặc dù bất kỳ Công ty được phép hoạt động cung cấp dịch vụ Internet, các rào cản không chính thức ngăn chặn các công ty mới nếu chúng không có quan hệ chính trị hay ảnh hưởng kinh tế từ việc phá vỡ thị trường.

Cơ quan quản lý

Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) phân bổ tài nguyên Internet như tên miền thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Ba bộ khác-Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Công an (BCA), và Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) quản lý việc cung cấp và sử dụng dịch vụ internet. Trên giấy tờ, VHTTDL quy định nội dung khiêu dâm và bạo lực, trong khi BCA có trách nhiệm kiểm soát chính trị. Trong thực tế, tuy nhiên, nguyên tắc này được ban hành bởi Đảng Cộng sản Việt Nam một cách không minh bạch. Năm 2008, Bộ TT & TT thành lập Cơ quan hành chính về Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử. Cùng với các nhiệm vụ khác, cơ quan này được giao nhiệm vụ điều chỉnh nội dung trực tuyến, bao gồm soạn thảo hướng dẫn cho các blog và giấy phép quản lý đối với phương tiện truyền thông trực tuyến.

Giới hạn về nội dung:

Nội dung chính trị về một loạt các chủ đề nhạy cảm bị giới hạn trực tuyến, đặc biệt là ở Việt Nam. Nghị định 174, có hiệu lực kể từ tháng Giêng năm 2014, đã được sử dụng rộng rãi trong thời gian đề cập để áp dụng phạt tiền đối với những chỉ trích chính phủ trên phương tiện truyền thông trực tuyến. Ngoài ra, Thông tư 09 ban hành vào tháng 10 năm 2014, yêu cầu chủ sở hữu trang web đáp ứng ngay yêu cầu của cơ quan xoa bỏ những nội dung, làm tăng sự tự kiểm duyệt. Lực lượng dư luận viên được trả lương bởi chính phủ mà chính quyền đã thừa nhận năm 2013 đã tăng lên và tiếp tục lũng đoạn nội dung trực tuyến.

Ngăn chặn và lọc

Với ít nguồn lực dành cho kiểm soát nội dung trực tuyến so với Trung Quốc, các nhà chức trách Việt Nam đã thành lập một hệ thống lọc nội dung có hiệu quả. Kiểm duyệt được thực hiện bởi các ISP hơn là ở cấp cửa ngõ quốc tế. Kiểm duyệt không dựa trên từ khóa mà dựa trên danh sách đen với các địa chỉ websites cụ thể (URL). Việc nhà chức trách thực hiện việc kiểm duyệt nội dung trao đổi thông qua email hoặc tin nhắn SMS chưa được ghi nhận.

Việc ngăn chặn ở Việt Nam chủ yếu nhắm đến các chủ đề có tiềm năng đe dọa quyền lực chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, bao gồm bất đồng quan điểm chính trị, nhân quyền và dân chủ, cũng như các trang web chỉ trích phản ứng yếu ớt của chính phủ trong các tranh chấp biên giới và trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nội dung quảng bá tôn giáo có tổ chức như Phật giáo, Công giáo, và các nhóm Cao Đài, mà nhà nước coi là một mối đe dọa tiềm năng, bị chặn ở một mức độ thấp hơn nhưng vẫn còn đáng kể. Các trang web Việt chỉ trích chính phủ nói chung là không thể tiếp cận, cho dù chúng được lưu trữ ở nước ngoài, chẳng hạn như Talawas, Dân Luận, và Đàn Chim Việt, hoặc trong nước, như Dân Làm Báo, Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự hay hay Bauxite Việt Nam.

Các ISP sử dụng các kỹ thuật khác nhau để thông báo cho khách hàng của họ tuân thủ chặn yêu cầu ngăn chặn. Trong khi một số thông báo cho người dùng khi một trang web không truy cập được do đã bị chặn, những người khác gửi một thông báo lỗi. Kiểm duyệt chủ yếu tập trung vào nội dung bằng tiếng Việt, do đó, các trang web New York Times và Human Rights Watch có thể truy cập, trong khi trang web tiếng Việt Đài Tự Do Châu Á của Chính phủ Mỹ lại bị chặn. Tương tự, trang BBC tiếng Anh không bị chặn nhưng phiên bản tiếng Việt lại không truy cập được. Việc chặn là không đồng nhất giữa các ISP. Một cuộc kiểm tra năm 2012 cho thấy Viettel chặn 160 trang trong số 1.446 trang trong khi FPT chặn 121 và VNPT chỉ chặn 77. [15] Không có cơ hội dành cho chủ các trang mạng bị chặn có thể kháng cáo các quyết định kiểm duyệt.

Xóa bỏ Nội dung

Ban Tuyên giáo của đảng và BCA thường xuyên hướng dẫn các báo điện tử hoặc cổng thông tin để loại bỏ nội dung mà họ cho là có vấn đề, thông qua các yêu cầu nội bộ và không minh bạch.

Trách nhiệm trung gian đã áp dụng từ lâu ở Việt Nam, nhưng đã được chính thức hóa trong năm 2013 theo Nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung trực tuyến. Nó đòi hỏi những đơn vị trung gian, bao gồm cả những đơn vị có trụ sở người nước ngoài điều chỉnh bên thứ ba trong sự hợp tác với nhà nước, và để “loại bỏ hoặc ngăn chặn thông tin” bị cấm theo Điều 5. Nó yêu cầu các chủ quán cà phên Internet chịu trách nhiệm nếu khách hàng của họ bị bắt gặp lướt các trang web “xấu”. Quá trình này được nêu trong Thông tư 09/2014/ TT-BTTTT ban hành trong tháng 10 năm 2014, trong đó yêu cầu chủ sở hữu trang web để loại bỏ nội dung “không chính xác” “trong vòng ba giờ” khi phát hiện hoặc nhận được yêu cầu từ một cơ quan có thẩm quyền theo các hình thức email, tin nhắn văn bản, hoặc gọi điện thoại. Các thủ tục cũng thắt chặt trong việc đăng ký và cấp phép các trang web truyền thông xã hội mới.

Không rõ việc các nhà cung cấp dịch vụ loại bỏ nhiều nội dung vì sợ bị trả thù trước khi Nghị định đã được ban ra, do đó không thể đánh giá tác động trực tiếp của nó. Hơn nữa, nó đã không phác thảo những hình phạt các công ty có thể phải đối mặt nếu không tuân thủ, và làm thế nào các nghị định có thể được thực thi vẫn còn chưa rõ ràng.

Phương tiện truyền thông, Sự đa dạng, và Lũng đoạn nội dung

Những người sản xuất nội dung Internet phải đối mặt với một loạt các áp lực ảnh hưởng đến chất lượng của thông tin trực tuyến. Tất cả các nội dung cần phải đi qua kiểm duyệt ở nhà trước khi xuất bản. Biên tập viên và phóng viên cũng có nguy cơ bị trừng phạt sau khi đăng tải thông tin bao gồm cảnh báo kỷ luật, bị sa thải, hoặc bị bỏ tù. Trong các cuộc họp hàng tuần, Ban Tuyên giáo chỉ đạo các tổng biên tập nội dung và lĩnh vực mà họ có thể đề cập đến.

Nghị định 174, có hiệu lực kể từ tháng Giêng năm 2014, quy định phạt hành chính 100 triệu đồng cho những ai “chỉ trích chính phủ, Đảng hay anh hùng dân tộc” hay “tuyên truyền tư tưởng phản động chống nhà nước” trên phương tiện truyền thông xã hội. Đây có thể được áp dụng cho hành vi phạm tội không nghiêm trọng đến mức đáng truy tố hình sự. Nghị định nêu phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm liên quan đến thương mại trực tuyến. Trong thời gian báo cáo đề cập, Nghị định 174 đã được sử dụng nhiều. Vào tháng 2 năm 2015, Báo Người Cao Tuổi nhận được tổng số tiền phạt khoảng USD35.000 cho một số cáo buộc.

Những hình phạt kinh tế và xã hội, ngoài các nguy cơ bị truy tố hình sự, làm tăng tự kiểm duyệt. Những cách không thể đoán trước và không minh bạch trong việc các chủ đề bị nghiêm cấm làm người dùng khó biết được những giới hạn bị cấm, và các blogger và các quản trị viên diễn đàn thường xuyên vô hiệu hóa chức năng bình luận để ngăn chặn các cuộc thảo luận mang tính tranh cãi.

Mặc dù có những hạn chế của chính phủ, internet ở Việt Nam sôi động và cung cấp một sự đa dạng của nội dung bằng tiếng Việt. Mặc dù hầu hết các nội dung là các chủ đề cá nhân và phi chính trị, báo chí công dân đã nổi lên như một nguồn thông tin quan trọng đối với nhiều người Việt Nam, đặc biệt là khi các phương tiện truyền thông truyền thống bị kiểm soát chặt chẽ. Người dân bây giờ nhận ra sự tồn tại song song của các phương tiện truyền thông chính thức nhà nước và hoạt động trực tuyến. Ở các thành phố lớn, internet đã vượt qua báo chí để trở thành nguồn thông tin phổ biến. Trong một số trường hợp như cuộc bạo động của người lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương phản đối một giàn khoan dầu của Trung Quốc ở Biển Đông trong tháng 5 năm 2014, người sử dụng Facebook đã đưa tin tức nhanh hơn và chi tiết hơn so với phương tiện truyền thông chính thống.

YouTube, Twitter, và blog có dịch vụ lưu trữ quốc tế như Blogger hay WordPress được sử dụng tự do và ngày càng trở nên phổ biến, mặc dù Twitter được sử dụng ở một mức độ thấp hơn so với một số quốc gia châu Á khác. Công cụ để phá vỡ kiểm duyệt được biết đến trong giới trẻ, người sử dụng internet công nghệ cao hiểu biết ở Việt Nam, và nhiều người có thể tìm được bằng một tìm kiếm Google đơn giản. Facebook, dù không được thừa nhận chính thức và bị chặn trong năm 2010 và 2011, được sử dụng phổ biến trong năm 2015. Cơ quan chính phủ, chẳng hạn như Bộ Y tế, đã bắt đầu tiếp cận với công dân trên Facebook, dường như báo hiệu một sự cởi mở hơn với đàn áp có chọn lọc và chặn các nội dung có mục đích tuyên truyền.

Chính phủ cũng đã có những bước lũng đoạn dư luận trực tuyến. Trong năm 2013, Ban Tuyên giáo của Hà Nội tiết lộ rằng đơn vị này có ít nhất 400 tài khoản trực tuyến và 20 tiểu blog để chống lại “thế lực thù địch.” Ngày 14 tháng 3 năm 2015, lực lượng dư luận viên bị cáo buộc xúc phạm hoạt động trực tuyến và cản trở họ khi họ tụ họp offline để kỷ niệm cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc mặc dù chính quyền Hà Nội phủ nhận rằng những dư luận viên thuộc quyền quản lý của họ. Một số blog chỉ trích cán bộ cao cấp, chẳng hạn như Quan Làm Báo trong năm 2013, hoặc Chân Dung Quyền Lực trong năm 2014, đã được cho là đấu tranh nội bộ giữa cán bộ đảng chứ không mang tính khách quan. Những người đấu tranh cho rằng những trang này không đóng góp gì cho tự do ngôn luận.

Hoạt động kỹ thuật số

Trong khi những blog quan trọng như Anh Ba Sam và Quê Choa ngừng hoạt động trong hầu hết thời gian được đề cập do việc chủ sở hữu bị bắt giữ, khả năng tiếp cận dễ dàng của Facebook là cơ hội cho nhiều người tham gia vào các hoạt động xã hội và chia sẻ phản ứng đối với các sự kiện kinh tế-chính trị. Tuy nhiên, việc huy động kỹ thuật số mang tính địa phương chứ không phải là quốc gia về quy mô, so với một số nước khác ở châu Á. Trong năm 2012, các blog đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tập hợp ý kiến ​​công chúng và cung cấp bằng chứng chống lại chính quyền địa phương đã tịch thu đất nông nghiệp của nông dân. Trong năm 2013, các nhà hoạt động cho quyền của người đồng tính sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để ủng hộ cho hôn nhân đồng giới. Gần đây nhất , tháng 3 năm 2015, phương tiện truyền thông xã hội được cung cấp không gian cho dân chúng phản đối và đã giúp tổ chức cuộc biểu tình của người dân chống lại kế hoạch chặt cây cổ thụ quy mô lớn của chính quyền Hà Nội, và cuối cùng đã buộc thành phố phải dừng dự án.

Vi phạm các quyền người dùng:

Việc thẩm vấn, bỏ tù, hành hạ thể xác của các blogger và các nhà hoạt động trực tuyến, được đẩy mạnh trong năm 2013, và tiếp tục trong suốt thời gian mà báo cáo đề cập. Các bản án nặng nề được tuyên ra trong các phiên tòa không có sự tham gia của công chúng và báo chí. Vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015, Điều 258 của Bộ luật Hình sự đã được sử dụng để kết tội ít nhất 10 người ủng hộ nhân quyền và bắt giữ 4 blogger. Tin tặc đã nhắm mục tiêu là các nhà hoạt động chống chính phủ Việt Nam từ năm 2009. Trong năm qua, cuộc tấn công mạng mang nhiều tính cá nhân với các chiến dịch thiết kế để giảm sự chỉ trích và đa dạng hóa các mục tiêu của họ.

Môi trường pháp lý

Hiến pháp, sửa đổi năm 2013, khẳng định quyền tự do ngôn luận, nhưng trong thực tế ĐCSVN đã kiểm soát chặt chẽ đối với các phương tiện truyền thông. Pháp luật, bao gồm các nghị định liên quan đến internet, Bộ luật Hình sự, Luật Xuất bản, và Pháp lệnh Bảo vệ Các bí mật Nhà nước, có thể được sử dụng để phạt hành chính và bỏ tù các nhà báo và cư dân mạng. Điều 79 và 88 của Bộ luật Hình sự thường được sử dụng để truy tố và bỏ tù các blogger và các nhà hoạt động trực tuyến cho tội danh lật đổ và tuyên truyền chống nhà nước. Điều 258, trừng phạt “lạm dụng quyền dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, công dân hợp pháp”cũng được sử dụng ngày càng nhiều để bắt giữ các blogger. Cơ quan tư pháp không độc lập, và các phiên tòa liên quan đến tự do ngôn luận thường kết thúc nhanh với bản án định sẵn. Cảnh sát thường xuyên coi thường thủ tục, bắt giữ các blogger và các nhà hoạt động trực tuyến mà không có trát hoặc giam giữ quá thời hạn tối đa cho phép của pháp luật.

Từ năm 2008, một loạt các quy định đang áp dụng cho nội dung của phương tiện truyền thông truyền thống được áp dụng cho lĩnh vực trực tuyến, bắt đầu với Nghị định 97 nhằm ngăn cản các blogger trong bình luận chính trị, xã hội và ngăn cản không cho họ phổ biến bài báo, tác phẩm văn học, hoặc các ấn phẩm khác bị cấm bởi Luật Báo chí. Nghị định 02 năm 2011, cho các cơ quan quyền lực để trừng phạt các nhà báo và blogger về một loạt các vi phạm, bao gồm xuất bản dưới một bút danh. Nghị định phân biệt giữa các nhà báo công nhận bởi chính phủ và các blogger độc lập, những người có rất ít quyền và sự bảo vệ.

Nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung Internet trực tuyến, có hiệu lực vào tháng 9 năm 2013 và thay thế Nghị định 97 năm 2008, kéo dài xu hướng đàn áp này với việc thay thế “blog” với “mạng xã hội” để mở rộng các nền tảng trực tuyến. Điều 5 giới hạn loại hoạt động trực tuyến bao gồm “chống lại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,” kích động bạo lực, tiết lộ bí mật nhà nước, và cung cấp thông tin sai lệch.

Trong tháng 10 năm 2014, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 09/2014/ TT-BTTTT nhằm siết chặt quản lý các mạng xã hội, chủ yếu là thông qua các yêu cầu khó khăn hơn cho việc cấp phép và đăng ký. Cùng với những quy định khác, những người chịu trách nhiệm cho nền tảng cần phải có bằng đại học hoặc cao hơn. Một trang web này cần phải có một “chế độ loại bỏ các nội dung không chính xác trong vòng ba giờ kể từ khi phát hiện hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo các hình thức email, văn bản hoặc điện thoại.”

Truy tố và Bắt giam vì hoạt động trực tuyến

Theo Phóng viên Không Biên giới, 29 cư dân mạng đã bị bắt giam ở Việt Nam cho tới tháng 12 năm 2014, so với 17 trong năm 2011, biến Việt Nam thành một trong những tên cai ngục tồi tệ nhất thế giới của các blogger và người dùng internet. Sự gia tăng được thúc đẩy bởi một phán quyết năm 2013 của một tòa án kết tội 14 sinh viên, các blogger, và các nhà hoạt động nhân quyền Công giáo về âm mưu lật đổ theo Điều 79, một phần cho các hoạt động trực tuyến của họ. Các bản án động từ 3 năm tù giam và 2 năm quản thúc tại gia tới 13 năm tù giam và 3 năm quản thúc tại gia.

Trong năm 2014, chính quyền Việt sử dụng Điều 258 để kết tội ít nhất 10 người hoạt động nhân quyền và bắt giữ 4 blogger. Những trường hợp bị bắt giữ trong thời gian đề cập bao gồm:

Blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập Anh Ba Sam, và cộng sự của ông, Nguyễn Thị Minh Thủy, đã bị bắt vào ngày 5 tháng năm 2014, vì đưa các bài báo lên mạng mà bị coi là “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước.”

Ngày 26 tháng 6 năm 2014, Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng giữ nguyên án tù hai năm mà trước đó ba tháng tòa sơ thẩm tuyên đối với blogger và cựu nhà báo Trương Duy Nhất vì những bài báo trên blog “Một góc nhìn khác” của ông, người bị giam giữ kể từ khi bị bắt tháng năm 2013.

Nguyễn Quang Lập, nhà văn nổi tiếng và là chủ của Quê Choa, một trong các blog chính trị được truy cập nhiều nhất của Việt Nam, đã bị bắt vào ngày 06 tháng 12 năm 2014. Một tuần trước đó, Hồng Lê Thọ, một blogger độc lập, đã bị bắt tại thành phố Hồ Chí Minh . Cả hai bị buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ.” Nguyễn Quang Lập đã được tại ngoại vào ngày 11 tháng 2 năm 2015, nhưng những cáo buộc vẫn giữ nguyên.

Ngày 12 tháng 2 năm 2015, tòa án tỉnh Đồng Nai kết án ba blogger, Lê Thị Phương Anh, Đỗ Nam Trung và Phạm Minh Vũ, những người đã bị bắt giữ tháng 5 năm 2014 trong khi đưa tin về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người lao động. Họ bị kết án từ 12 đến 18 tháng tù giam cho việc sử dụng Facebook để “phổ biến các nội dung kích động và dẫn đến các cuộc biểu tình chống nhà nước.”

Ngày 12 tháng 5, năm 2015, Kim Quốc Hoa, cựu tổng biên tập của tờ báo in chính thống và trực tuyến Người Cao Tuổi, đã bị truy tố vì “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước”. Ba tháng trước đó, ông bị sa thải và phiên bản trực tuyến của tờ báo đã buộc phải đóng cửa.

Bắt giữ và kết án cũng được ghi lại trên các vụ việc khác:

Ngày 26 tháng 8 năm 2014, một tòa án ở tỉnh Đồng Tháp kết án blogger và nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng với ba năm tù giam. Hai người bạn và cũng là người hoạt động cho tự do tôn giáo, ông Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh cũng bị kết án 30 và 24 tháng tù giam tương ứng . Ba người đã bị kết tội “gây rối trật tự công cộng” ở nơi công cộng theo Điều 245 của Bộ luật Hình sự. Tại phiên tòa cảnh sát ngăn chặn 200 bạn bè và người thân, tham dự, và bắt giữ 40 ​​người ủng hộ các bị cáo. [

Nguyễn Đình Ngọc, một blogger nổi tiếng với bút danh Nguyễn Ngọc Già, đã bị bắt tại nhà riêng ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 27 tháng 12 năm 2014, cho các hoạt động bất hợp pháp, không có cáo buộc cụ thể.

Nhà báo ảnh Đặng Nguyễn Minh Mẫn, người bị bắt bốn năm trước đây và hiện đang thụ án tù tám năm và bốn năm quản chế về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” đã tuyệt thực trong thời gian dài để phản đối việc ngược đãi cô đã phải chịu trong khi bị giam giữ. Việc đối xử vô nhân tính như đối với Minh Mẫn không phải là ngoại lệ. Tổ chức Ân xá quốc tế ghi nhận trong một báo cáo năm 2013 nhiều tù nhân chính trị đã bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt, có thể xếp loại đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục.

Giám sát, Riêng tư, và Ẩn Danh

Có thông tin hạn chế về giám sát với công nghệ tiên tiến của nhà chức trách Việt Nam. Trong năm 2013, Citizen Lab, một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Canada, xác định phần mềm FinFisher trên các máy chủ tại 25 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Cung cấp bởi Gamma International có trụ sở tại Anh Quốc, FinFisher cung cấp khả năng theo dõi thông tin liên lạc và lấy thông tin mà không có sự cho phép của các máy tính khác, chẳng hạn như danh bạ, tin nhắn văn bản và email. Citizen Lab ghi nhận rằng sự hiện diện của một máy chủ đó không chứng minh ai đã sử dụng nó, mặc dù nó được bán trên thị trường cho các chính phủ.

Nghị định 72 yêu cầu các nhà cung cấp như các mạng xã hội “cung cấp thông tin cá nhân của người sử dụng liên quan đến chủ nghĩa khủng bố, tội phạm và vi phạm pháp luật” cho “cơ quan có thẩm quyền” theo yêu cầu, nhưng lại thiếu thủ tục hoặc giám sát để ngăn cản xâm nhập hoặc thu thập dữ liệu. Nó cũng quy định rằng các công ty duy trì ít nhất một máy chủ trong nước “phục vụ công tác kiểm tra, lưu trữ và cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.” Nghị định này cho người sử dụng quyền mơ hồ để “thông tin cá nhân của họ giữ bí mật theo quy định của pháp luật “. Việc thực hiện là theo quyết định của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, và” các tổ chức, cá nhân có liên quan”, cho phép đối tượng vô danh và tư nhân có thể xâm nhập bất kỳ cơ quan nào ở Việt Nam trong tương lai. Hiện chưa có trường hợp nào bị áp dụng do đó hậu quả của nó là không rõ.

Đăng ký tên thật là không cần thiết để viết blog hay bình luận bài trực tuyến, và nhiều người Việt Nam làm như vậy một cách nặc danh. Tuy nhiên, chính quyền Việt làm giám sát truyền thông trực tuyến và hoạt động bất đồng chính kiến. Chủ sở hữu các quán café Internet được yêu cầu phải cài đặt phần mềm để theo dõi và lưu trữ thông tin về các hoạt động trực tuyến của khách hàng, và người dân cũng phải cung cấp ISP với các tài liệu do chính phủ ban hành khi mua một kết nối internet tại nhà. Vào cuối năm 2009, Bộ TT & TT yêu cầu tất cả các thuê bao điện thoại di động trả trước đăng ký chi tiết thông tin cá nhân của họ với các nhà điều hành và giới hạn mỗi người chỉ được đăng ký 3 sim. Vào năm 2015, tuy nhiên, quá trình đăng ký không liên kết với bất kỳ trung tâm cơ sở dữ liệu nào và có thể được phá vỡ bằng cách sử dụng một chứng minh thư giả. Có thể mua sim rác rất dễ dàng mà không cần chứng minh nhân dân.

Đe dọa và bạo lực

Ngoài hình phạt tù, các blogger và các nhà hoạt động trực tuyến bị tấn công vật lý, bị sa thải, internet bị cắt đứt, bị hạn chế đi lại, và bị vi phạm các quyền khác. Ngày 02 tháng 11 năm 2014, cựu tù nhân lương tâm và nhà báo tự do Trương Minh Đức bị phục kích và bị đánh đập cho đến khi ông bị bất tỉnh bởi tám nhân viên cảnh sát mặc thường phục. Đây là lần thứ 3 trong vòng hai tháng ông bị đánh đập. Trong tháng Giêng năm 2015, 12 blogger và các nhà hoạt động nhân quyền bị hành hung bởi những tên côn đồ vô danh khi họ đang đi thăm một nhà hoạt động khác.

Ngày 30 tháng 4 năm 2015, kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, các blogger và các nhà hoạt động bị giám sát chặt chẽ, bị đe dọa, và một số trường hợp bị hành hung. Biện pháp quản thúc tại gia đã được tăng cường, các phóng viên; độc lập, bao gồm cả Phạm Chí Dũng, người được phong anh hùng thông tin bởi Ký giả Không Biên giới, bị ngăn cản không cho tác nghiệp về sự kiện. Cuối cùng, vào ngày 11 tháng 5 năm 2015, blogger và nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến, gần đây nhất là hoạt động trong các cuộc biểu tình chống lại việc chặt cây cổ thụ của chính phủ tại Hà Nội, đã bị đánh đập dã man bởi côn đồ.

Các cuộc tấn công kỹ thuật

Các nhà hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài đã từng là mục tiêu của các cuộc tấn công mạng một cách có hệ thống. Khi hoạt động lần đầu tiên được ghi nhận trong năm 2009, những kẻ tấn công sử dụng các chương trình bằng tiếng Việt để lây nhiễm máy tính với các phần mềm độc hại để thực hiện tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) tấn công phân tán trên các blog và các trang web bị coi là chỉ trích chính phủ. Google ước tính rằng “có khả năng hàng chục ngàn máy tính” đã bị ảnh hưởng, nhưng chính quyền Việt Nam không có các biện pháp để tìm hoặc trừng phạt những kẻ tấn công.

Các nhà hoạt động ngày hôm nay có thể bị chiếm tài khoản khi họ mở các email chứa phần mềm độc hại. Trong năm 2013, những kẻ tấn công chiếm quyền kiểm soát của một số blog quan trọng, bao gồm cả các trang web Anh Ba Sam, Quê Choa, và blog được viết bởi các nhà hoạt động Xuân Điền, Huỳnh Ngọc Chênh, và những người khác. Việc phổ biến là các trang web có đăng một danh sách URL thay thế trong trường hợp trang hiện tại bị chiếm quyền kiểm soát.

Bắt đầu từ năm 2013, các cuộc tấn công bằng cách sử dụng phần mềm độc hại để do thám các nhà báo, nhà hoạt động và bất đồng chính kiến ​​đã trở thành cá nhân hơn. Electronic Frontier Foundation (EFF) trụ sở tại California và Hiệp hội Nhà báo Mỹ (Associate Press) đã nhận được email bị nhiễm mời họ tới các hội nghị nhân quyền hoặc đưa tài liệu học tập về chủ đề này, chỉ ra rằng người gửi đã quen thuộc với các hoạt động và lợi ích của người nhận. Theo phân tích của EFF, tỷ lệ phát hiện các phần mềm độc hại là rất thấp – chỉ có một nhà cung cấp chống virus trong số 47 nhà có thể phát hiện virus cho tới tháng Giêng năm 2014. Trong năm 2015, nhiều cuộc tấn công nhắm mục tiêu cá nhân bị phát hiện là được thực hiện bởi một số chuyên gia internet ở Việt Nam.

Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ, ngày 31 tháng 10 năm 2015
Theo Freedom House
https://freedomhouse.org...freedom-net/2015/vietnam

Sửa bởi người viết 01/11/2015 lúc 11:01:37(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.324 giây.