logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 17/11/2015 lúc 07:27:47(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Thường bị những người lính nước ngoài đánh giá sai, phụ nữ Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống Mỹ: từ vận chuyển vũ khí và chia sẻ thông tin để xây đường hầm cũng như đào chiến hào. Họ cũng có mặt trong cấp lãnh đạo cao nhất, với bà Nguyễn Thị Bình, người phụ nữ duy nhất tại bàn đàm phán để kết thúc chiến tranh tại Paris.

UserPostedImage
Hai cô gái Bắc Việt Nam đang học sử dụng súng được kê trên kệ tự chế bằng tre (KEYSTONE-FRANCE/GAMMA-KEYSTONE VIA GETTY IMAGES)

“Người Mỹ đã không bao giờ hiểu sức mạnh của phụ nữ,” một người đàn ông có tên Sáu Đồng từng nói với nhà văn Mỹ Lady Borton nhiều năm sau khi chiến tranh kết thúc. “Phụ nữ chính là những người mua và bán. Họ đưa tin cho chúng tôi. Phụ nữ từng giữ vai trò quan trọng trong Đồng Khởi (nổi dậy năm 1960) và cả Tết Mậu Thân.”
Borton, một tín đồ trẻ phái giáo hữu từ miền Tây nước Mỹ, đến Việt Nam năm 1969 để tham gia vào phong trào hòa bình tại một trại điều dưỡng giúp người dân địa phương làm chân tay giả cho những dân thường bị què cụt. Trung tâm đó nằm ở Quảng Ngãi, phía Nam Việt Nam. Bà đã học tiếng Việt và có một số dịp gặp mặt với những phụ nữ mà bà nghi ngờ là ủng hộ cho Việt Cộng. Nhưng chỉ khi trở lại sau chiến tranh, trong khoảng cuối thập niên 1980, bà mới nhận ra mình đã quá khờ khạo không nhận ra vai trò trung tâm của họ trong hoạt động gián điệp, liên lạc và mạng lưới thông tin của miền Bắc Việt Nam - Việt Cộng.

Phỏng vấn một nhóm phụ nữ ở Bàn Long, bà Borton đã hỏi những ai trong làng từng liên quan đến lực lượng phản kháng. “Họ đã cười vào mặt tôi,” bà kể cho Late Night Live của ABC. “Chúng tôi đã ngồi ở một gian phòng, và tất nhiên chỉ có tôi là người ngoại quốc, và họ nói ‘À, tất cả chúng tôi.’”

Một người phụ nữ có tên là Hai Mùa, đã giải thích về công việc của họ: “Chúng tôi đã làm tất cả. Chúng tôi leo núi, chúng tôi nấp dưới những con sông. Chúng tôi bắt giữ tù nhân. Chúng tôi mang đạn dược. Chúng tôi tự học cách sử dụng vũ khí. Chúng tôi chỉ đường cho du kích khi họ muốn tấn công căn cứ của Mỹ tại Bình Đức. Chúng tôi là những người chỉ đường, chúng tôi là gián điệp.”

Những phụ nữ này cho bà Borton biết là binh lính của Mỹ tin rằng bất cứ ai mặc áo đen là Việt Cộng, nên họ có thể qua mặt những người Mỹ một cách dễ dàng bằng cách mặc áo màu trắng. Một phụ nữ tên Chín Hồng cho bà Borton biết rằng mình có rất nhiều phục trang: một số ngày bà ấy sẽ cải trang là cô giáo trong những ngày khác bà ấy mặc quần áo rách rưới giả làm người bán rau.

“Chúng tôi xây các đường hầm và đào chiến hào,” Hai Mùa kể tiếp. “Chúng tôi là những người trinh sát, chúng tôi là tuyến cung cấp. Chúng tôi đưa thư và bản đồ. Chúng tôi lập hệ thống thông tin liên lạc. Chúng tôi là người giao liên. Tôi đã kể cho chị cách chúng tôi dấu súng trong chum đựng nước mắm [vì người Mỹ không thể chịu nổi mùi đó] và đưa chúng đến bãi mía. Chị có lẽ đã thấy chúng tôi rất nhiều lần.”

Mong ước về một cuộc sống bình yên và quyền tự chủ

Những câu chuyện gợi nhắc lại cho bà Borton về những gì bà trải nghiệp khi đi nhận thư ở một khu căn cứ quân sự của Mỹ. ‘Tôi thương đến đó lúc 5 giờ khi gọi báo có thư và đó là lúc những người phụ nữ vào đó quét dọn, lau chùi và rửa chén dĩa … đi về,” bà kể.

“Những người lính ở cổng sẽ kiểm tra giỏ của họ, và tất nhiên là không có gì trong đó. Tôi nhớ mình đã quan sát họ và nghĩ rằng những người này – những sĩ quan 18 tuổi mang găng tay trắng – thật ngốc nghếc. Họ không đưa cái gì ra ngoài bằng giỏ của họ cả, tất cả ở trong đầu của họ.”

Những năm sau chiến tranh, bà Borton đã dành thời gian sống giữa Việt Nam và Mỹ, xây dựng tình bạn với một số nhân vật lịch sử lớn – gồm có Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà báo người Úc Wilfred Burchett – những người mà quan điểm chính trị không có gì là bí mật. Dù vậy, khi gặp những phụ nữ trong làng thì bà không tin rằng động cơ chính thúc đẩy họ là niềm tin vào chủ nghĩa cộng sản. Nhiều người cho bà biết họ không phải đảng viên.

“[Lần đầu khi tôi đến làng] tôi đã nghĩ rằng họ tin theo lý tưởng cộng sản, tin vào Hồ Chí Minh và những người khác và đó là những gì thúc đẩy họ,” bà nói.

“Sau đó tôi bắt đầu hỏi chuyện họ khi đã quen biết khá thân, tôi nói rằng, ‘Chị có phải cộng sản không? Họ trả lời, ‘Không, tôi không phải là đảng viên.” Những gì họ mong muốn chỉ là cuộc sống hòa bình… Họ muốn có quyền tự chủ đối với đất nước của mình.”

Để dành một mục tiêu hi vọng như một người phụ nữ khác: bà Nguyễn Thị Bình. Bà Bình được chính Hồ Chí Minh chọn là thành viên nữ duy nhất trong nhóm đàm phán đi đến Paris năm 1968 để sắp xếp việc Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, theo bà Borton, người vừa mới dịch tự truyện của bà Bình sang tiếng Anh.
UserPostedImage
Bà Nguyễn Thị Bình, đại diện cho Việt Nam Cộng Hòa tại Paris. (KEYSTONE-FRANCE/GAMMA-KEYSTONE VIA GETTY IMAGES)

'Chỉ có [Hồ Chí Minh] mới chọn bà ấy; chỉ có ông ấy mới chọn một phụ nữ. Đó là một chọn lựa cực thông minh, vì và ấy xinh đẹp và sử dụng tiếng Pháp thành thạo, là cháu gái chủa một nhà yêu nước rất nổi tiếng Phan Chu Trinh – người mà cả hai phía đều công nhận là một nhà yêu nước – thanh lịch và cởi mở,” bà Borton nói.

Bà Bình, trả lời phỏng vấn của ABC tại Việt Nam trong tháng 9 vừa qua, đã giải thích rằng Hồ Chí Minh khi còn trẻ đã gặp người ông nổi tiếng của bà ở Pháp, nơi Phan Chu Trinh phải sống cảnh tha hương sau những cuộc tàn sát đẫm máu đối với phong trào chống sưu thuế vào năm 1908. Bà không chắc rằng có phải vì mối quan hệ đó mà ông Hồ đã tìm đến bà hay không.

'Chủ tịch Hồ không hề nói với tôi về điều đó nhưng có thể đó là những gì ông ấy nghĩ,” bà nói.

“Trước những đàm phán và họp báo đó, tôi không phải là một người được huấn luyện đầy đủ về ngoại giao. Tôi đến các buổi họp báo với sức ép rất lớn và tôi đã lo lắng về trách nhiệm nặng nề của mình, về điều tôi có thể làm cho người dân của mình, tên tuổi của tôi. Tôi biết rằng mình có mặt ở đó đại diện cho quốc gia của mình và nói tiếng nói của dân tộc mình.”

Bà Borton cho biết điều thú vị về các cuộc đàm phán tại Paris đối với Việt Nam là nó không chỉ là về đàm phán: “Làm thế nào để họ, một quốc gia bé nhỏ, thương lượng với một nước khổng lồ như Hoa Kỳ? Sự kiện có mục đích là tranh thủ ủng hộ ở Paris và kêu gọi thế giới về phía họ.”

Bà Bình cho biết khó khăn đã khiến bà tìm thấy sức mạnh của mình

Trong quá trình đàm phán diễn ra tại thủ đô nước Pháp thì gia đình của bà Bình ở miền Nam Việt Nam đã bị bắt giữ. Trong tự truyện của mình bà đã kể về rằng đau đớn của anh bà lớn hơn của mình – nhưng đó là khó khăn mà nhiều gia đình Việt Nam cũng gặp phải.

'Khi ông hỏi tôi có lo lắng cho các thành viên trong gia đình không, tôi có nghĩ đến họ… nhưng họ cũng là một phần của dân tộc của tôi. Họ đã sống ở Việt Nam trong những hoàn cảnh rất khó khăn và đó là lí do tại sao điều đó lại tiếp thêm sức mạnh cho tôi, cho tôi sức mạnh để tôi nỗ lực hết khả năng, kết thúc những đàm phán sớm nhất chúng tôi có thể, để Việt Nam có thể thành công trên thế giới,’ bà nói.

Sau khi những cuộc đàm phán kết thúc, và Hoa Kỳ bắt đầu rút quần khỏi Việt Nam, bà Bình được tiến cử trong nhiều vị trí cấp cao của chính phủ Việt Nam, trong đó bà đảm nhiệm vai trò phó chủ tịch nước trong hai nhiệm kỳ. Bà về hưu năm 2002 nhưng sau đó bà cho biết mình còn bận rộn hơn.
UserPostedImage
Bà Nguyễn Thị Bình và người dẫn chương trình của Radio National ABC, Phillip Adams. (Ảnh: Patrice Newell))

“Ở Việt Nam, phụ nữ thường nghỉ hưu ở tuổi 55 hay 60. Nhưng tôi may mắn và rất vinh dự, vì được làm phó chủ tịch nước đến khi tôi 75 tuổi,” bà nói.

“Kể từ khi về hưu, tôi thật ra không nghỉ làm tí nào cả. Tôi vẫn tiếp tục giúp đất nước với những vấn đề của đất nước. Văn phòng này là văn phòng của quỹ hòa bình và phát triển Việt Nam. Chúng tôi tự nhận rằng chúng tôi còn rất nhiều khó khăn cần phải vượt qua.”

Khi được hỏi suy nghĩ của mình về những gì bà đã đạt được, bà Bình nhấn mạnh rằng không có gì bất thường trong đó cả. “Tôi sống một cuộc sống bình thường, như nhiều phụ nữ Việt Nam khác. Không phi thường một chút nào cả.”
Theo ABC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.