logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 20/11/2015 lúc 07:16:52(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Xuất thân là một thày giáo phổ thông, rồi giảng viên đại học, rồi viết về những vấn đề chính trị xã hội, tôi rất quan tâm đến cuộc

tranh luận quyết liệt về xử lý môn học Lịch sử hiện nay.


Phía cơ quan chủ quản tức Bộ Giáo dục thì bảo vệ cho quan điểm cần “tích hợp” môn Lịch sử chung với 2 môn khác thành

môn học “Công dân và Tổ quốc”, trong khi hầu hết các trí thức trong nước, ngoài bộ phận chủ quản nói trên, đều nói rằng làm

như vậy thì "Thực chất là xoá bỏ môn Lịch sử trong nền giáo dục phổ thông", đây “là một việc làm không đúng, cần phải kiên

quyết loại bỏ. Phải nghiên cứu lại một cách nghiêm túc với sự tham gia trực tiếp của các nhà khoa học”, “chương trình này sẽ

dẫn đến hệ lụy làm “teo” môn lịch sử trong trường phổ thông, lớp trẻ không còn biết sự hy sinh của các bậc tổ tiên để có đất

nước như ngày hôm nay”...(*)


1. Ý kiến đã nhiều nhưng nỗi lo chưa hết

Trên công luận thì ý kiến trái chiều với Bộ Giáo dục tỏ ra áp đảo, nhưng đừng vội mừng, kinh nghiệm cho biết trong cơ chế

vận hành hiện nay những ý kiến “trái chiều” dù có tình có lý rõ ràng, dù có lợi cho dân cho nước cũng “không là cái đinh gì” khi

“Trên” đã quyết định, khi đã là chủ trương lớn của ĐCSVN, (và người ta có lý do để nghi ngờ, nếu điều này có bàn tay của

Trung quốc thì thật khó thoát ra như cái gông 16 chữ vàng rất êm ả mà tai quái). Vậy tuy đã có rất nhiều lời phân tích xác đáng

song mối lo ngại bị “teo” dần môn Sử Việt vẫn không được phép nguôi ngoai, cho tới khi nào nguyện vọng chính đáng của

nhân dân, mà đại diện là giới trí thức độc lập, được thành hiện thực.


2. Ý nghĩa đặc biệt của môn Sử Việt và môn Sử Đảng:

Ý nghĩa chung thì đã rõ, mỗi dân tộc đều “lớn lên thành người” theo một quá trình riêng của dân tộc mình, quên cái quá khứ cụ

thể ấy là lấy đi cái nền phát sinh của con người, thì dân tộc ấy như người bị chặt cụt 2 chân, chỉ ngồi trên xe lăn để người ta

đưa đẩy đi đâu cũng được. Không còn biết mình là ai thì mất hết sức mạnh tự thân.


Không ít người ngộ nhận, tưởng đang cùng thế giới chia sẻ những giá trị văn minh kỹ thuật hiện đại như nhau thì có nghĩa mọi

dân tộc đã ngang hàng với nhau. Thực ra, cái tầm vóc NGƯỜI, đẳng cấp NGƯỜI tức cái hồn NGƯỜI bên trong vẫn có thể

khác nhau nhiều lắm. Tầm vóc NGƯỜI là kết quả được tạo ra từ một quá trình lịch sử lâu dài và gắn chặt với một cộng đồng

xác định gọi là Dân tộc.


Vậy trong trường hợp cộng đồng dân tộc Việt Nam, đặc điểm lịch sử quan trọng nhất là gì?


- Trong QUÁ KHỨ, VN là một dân tộc thuần hậu, đã còn nhiều lạc hậu lại phải sống cạnh một nước láng giềng khổng lồ đầy

tham vọng và thâm hiểm. Nhưng dù có nền văn hóa rất gần nhau mà sau 1000 năm đô hộ, kẻ khổng lồ gian ác vẫn không

đồng hóa được nước nhò này, giang sơn gấm vóc Việt Nam vẫn nguyên vẹn. Lịch sử Việt Nam (gọi tắt là Sử Việt để phân biệt

với môn Sử Đảng) chủ yếu là Lịch sử chống xâm lược Tàu, qua đó khẳng định một Dân tộc có sức sống và khả năng thích

nghi mãnh liệt.


- Nhưng trong Lịch sử HIỆN TẠI tức mấy chục năm gần đây Việt Nam gặp một bước ngoặt bất ngờ. Kẻ thù cũ có dịp quay trở

lại, nhờ tận dụng được một cơ hội mới quý như vàng, đó là Ảo tưởng Cộng sản đã nhốt chung con sói và bày hươu vào chung

một chuồng, cái chuồng sơn son rất đẹp có tên “đại gia đình Xã hội chủ nghĩa, bốn phương Vô sản đều là anh em”.


Đã là XHCN thì mọi việc cứ do hai ĐCS ngồi với nhau quyết định, trong đó thế bất lợi luôn thuộc về cái ĐCS nhỏ và chịu ơn.

Còn nhân dân bị trị thì bị nền CS toàn trị tước hết mọi vũ khí tinh thần và vật chất và khóa chặt, không còn điều kiện tối thiểu để

tự đứng lên làm một sự nghiệp gì. Sự hỗ trợ quốc tế thì bị hạn chế tối đa bởi chủ trương chỉ đối thoại song phương, không

chấp nhận nước thứ ba can dự và trì hoãn việc kiện ra Liên hiệp quốc. Nước nhỏ mà thực hiện ba điều ấy thì khác nào tạo

“điều kiện cần và đủ để cho địch nhất định thắng-ta nhất định thua” như dọn cỗ cho kẻ xâm lược. Giai đoạn Lịch sử ngắn ngủi

này là thời gian của Sử Đảng, tuy được viết rất hùng tráng song chính là giai đoạn làm cho Việt Nam chịu ơn Trung quốc, thất

thế trước Bành trướng Đại Hán và rước họ trở lại.


Nay trước vận nước lâm nguy, đúng lúc phải tăng cường Sử Việt để sống lại tinh thần Thoát Trung, và sửa những sai lầm của

giai đoạn Sử Đảng đã giúp Đại Hán cơ hội trở lại thì giới cầm quyền Việt Nam đã khéo léo làm toàn những điều ngược lại: lấy

cớ “giảm tải cho học sinh” để giảm dần Sử Việt truyền thống, đồng thời tăng cường môn Sử Đảng bằng mọi phương tiện, thử

hỏi như vậy thì có lợi cho giặc hay có lợi cho dân tộc ta? Nếu có một tên Thái thú Tàu thì nó cũng chỉ mong làm được như vậy.


Còn nhớ hồi ông Lê Khả Khiêu đang làm Tổng Bí thư, có đoàn đại biểu Trung quốc sang thăm, trao đổi về những vấn đề lý

luận. Phía Việt Nam nói ĐCS Trung quốc đảm nhiệm phần lý luận, VN chỉ nhiều kinh nghiệm thực hành. Phía Trung quốc nói

VN cần sửa lại Lịch sử của mình!


Theo ý Trung Quốc, Việt Nam chỉ là “đứa con hoang” cần trở về với mẹ thì những trang sử oanh liệt chống ngoại xâm của Lê

Lợi, Hưng Đạo, Quang Trung…chẳng qua chỉ còn là những vụ phản loạn của địa phương, như bọn giặc có nổi lên chống lại

chính quyền Trung ương chứ có gì khác?


Dã tâm gian ác của giặc Bành trướng Đại Hán đã nằm trong gien của họ, đấy là việc của họ. Nhưng những người cùng được

mang dòng máu Việt của những anh hùng cứu quốc trong Sử Việt mà nay bị cái “đại cục Ý thức hệ đầy lợi quyền lừa đảo”

cuốn đi, cúi mặt làm tay sai, làm nhục tổ tiên thì sao mà tha cho được? Họ chỉ lo cho Đại Hán khi thấy tâm lý người Việt ghét

xâm lược Tàu, họ hứa với Tàu sẽ đàn áp những cuộc biểu tình yêu nước, họ hứa sẽ sửa những trang lịch sử oanh liệt chống

giặc Tàu…Chương trình “tích hợp” môn lịch sử kiểu này khác nào tiếp tục triển khai mật ước phục vụ ý đồ của giặc xâm lăng?

Liệu có oan không, khi nhớ rằng ông Bộ trưởng bảo vệ cái đề án xóa nhòa môn Sử Việt này cũng chính là người mấy năm

trước đã ra lệnh cấm học sinh sinh viên tham gia biểu tình yêu nước đấy! Chẳng có gì là ngẫu nhiên cả.
3. Tích hợp thành môn “Công dân và Tổ quốc” gây hiệu quả tốt hay xấu?

- Tích hợp kiểu này, môn Sử Việt sẽ bị phá nát


Có sự tích hợp là tốt, có sự tích hợp là xấu, tùy theo tính chất và tương tác của các môn hợp phần. TS Vũ Thị Phương Anh

cho biết khi giảng về chủ đề "người dân tộc thiểu số ở VN", trong đó tích hợp luôn cả lịch sử, cả địa lý, và cả văn hóa vào nữa.

Đó là ví dụ về sự tích hợp tốt làm tăng hiệu quả. Sự tích hợp có nhiều mức độ, có khi chỉ cần bổ sung hay minh họa bằng

những bài đọc thêm kẻm theo bài chính.


Nhưng sự tích hợp môn Sử Việt với hai môn Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng cho ta ví dụ ngược lại, nó sẽ “phá

nát” môn Sử Việt (như lời GS Đỗ Thanh Bình - nguyên Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội). Bản thân môn

Lịch sử (Sử Việt) với tư cách là một khoa học và ổn định, nhưng hiện nay đã bị nhiễm “tính Đảng”, bị chính trị hóa khá nhiều rồi

(và đó là một nguyên nhân khiến môn Lịch sử bị áp đặt và khô khan), đã thế bây giờ lại ghép vào hai môn Giáo dục công dân

và An ninh quốc phòng là hai môn gắn chặt với thể chế chính trị trước mắt, chứa đầy “đảng tính” là yếu tố chính trị nhất thời, thì

Lịch sử sẽ bị băm nát và biến tính ra sao, thiết nghĩ có thể biết trước.


Nếu chỉ vì tâm lý học sinh chán môn Sử mà phải tinh giảm thì còn đâu là chuẩn mực sư phạm? Lỗi không ở học sinh, không ở

bản thân môn học, mà ở nội dung áp đặt chủ quan vô lý và người truyền đạt vô hồn.


- Vướng ngay từ cái tên môn học


Việc “tích hợp” môn Sử Việt này vào một môn chung bị vướng ngay từ cái tên của môn chung đó: Công dân và Tổ quốc! Tổ

quốc tên là gì vậy? Người dân Việt nào cũng hiểu đây là Tổ quốc Việt Nam, thế thôi. Nhưng xin thưa không phải thế, ĐCSVN

đã đổi tên chính thức cho Tổ quốc là Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, nhiều khi chỉ gọi tắt là Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. Tổ

quốc có kèm một tính ngữ để định hướng, để đừng lầm với cái Tổ quốc cổ truyền. Tổ quốc cũng phải mang “tính Đảng”, phải

chính trị hóa.


Trong bài “Đôi điều suy nghĩ của một công dân” (1993) tôi đã viết như sau:


“Vượt lên trên mọi sự tranh giành giai cấp, vượt qua mọi thể chế, Tổ quốc chúng ta bao giờ cũng là Tỏ quốc Việt Nam thôi! Ta

gọi những đồng bào ta ở nước ngoài muốn đem sức người sức của về xây dựng đất nước là 'Việt kiều yêu nước' nhưng họ

có yêu Chủ nghĩa Xã hội đâu? Nếu ta chuyển cả Tổ quốc thành 'Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa' thì những đồng bào yêu nước ấy

còn đâu nước để mà yêu? Tôi tin rằng sẽ có ngày chúng ta làm lễ trả lại 'tên khai sinh' cho Tổ quốc là Tổ quốc Việt Nam, thì

sức mạnh của Người sễ tăng lên gấp bội, những con dân nước Việt sẽ rưng rưng nước mắt, nắm chặt lấy tay nhau mà reo

hò.”


- Phẩm chất người thày quyết định hiệu quả môn học


Tổng số tiết dạy tất nhiên là một yếu tố quan trọng nhưng nội dung giảng dạy và phẩm chất người thày quan trọng hơn nhiều.

Nội dung môn học thì đã như trên phân tích. Phẩm chất người thày thì sao? Bên cạnh phương pháp, kỹ năng truyền đạt thì

quan điểm, tư tưởng, nhiệt tâm và nhân cách của người thày là yếu tố quyết định. Người thày hiện nay ra sao, họ phải là những

“cán bộ giáo dục của Đảng”, phẩm chất đầu tiên là không được có ý kiến khác với Đảng, nếu có sẽ bị loại trừ ngay. Nhà

trường là nơi bị quản lý chính trị rất chặt, trong những trí thức có tư tưởng dân chủ tiến bộ, dám lên tiếng phản biện lâu nay hỏi

có được mấy người là các nhà giáo? Các nhà giáo bị nhiễm độc CS (một cách tự nguyện hay bắt buộc) lại đứng trên bục,

giảng cái gọi là môn Lịch sữ đã “tích hợp” bị nhiễm độc nặng nề thì nạn nhân là những người bị nuốt những thức ăn tinh thần

độc hại đó là những con em chúng ta, những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ bị nhiễm độc hàng loạt, sẽ chết từ từ cả về

trí tuệ và tâm hồn, đến lượt họ lại thành những người thày đi gieo chất độc thì xã hội chỉ còn là con thuyền lạc bến, buông trôi

theo mật ước Thành Đô.

Để dứt lời, xin các thày giáo cô giáo, những đồng nghiệp của tôi miễn thứ cho tôi nếu có những lời làm quá đau lòng đồng

nghiệp trước cái “đại cục” nhức nhối cho tương lai của giống nòi mình. Nhưng cũng thật mừng trong cuộc tranh luận về môn

Sử Việt này, nhiều thày giáo cô giáo đã không thể im lặng, đã lên tiếng phản biện quyết liệt. Thương trò, thương mình và

thương Dân tộc. Xin trích lời của Phó Gíáo Sư Vũ Quang Hiển (Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học

Quốc gia Hà Nội) làm một ví dụ:


“Cắt ghép và xuyên tạc lịch sử vốn là cách làm của những người muốn bôi nhọ lịch sử dân tộc và nhân loại. Ngày càng có

nhiều công bố trên phương tiện thông tin đại chúng làm lung lạc tinh thần thế hệ trẻ Việt Nam bằng cách lắp ghép và xuyên tạc

lịch sử theo một logic chủ quan đã định trước, nhưng lại núp bóng "cách nhìn mới" về lịch sử. Vì vậy, việc giáo dục lịch sử

thiếu tính hệ thống và toàn diện sẽ đặt thế hệ trẻ Việt Nam đứng trước hiểm họa thấy rõ.”

21-11-2015
Hà Sĩ Phu
__________
(*) Tham khảo:
- nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/bo-mon-lich-su-se-gay-hoa-kho-luong-20151106211528458.htm
- m.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/273281/cuoc-hoi-thao-chua-tung-co-ve-mon-lich-su.html
- danluan.org/tin-tuc/20151117/tranh-cai-ve-viec-bo-mon-lich-su-trong-truong-hoc#sthash.BodkZwBa.dpuf

Sửa bởi người viết 20/11/2015 lúc 07:20:29(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 21/11/2015 lúc 08:52:55(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ý kiến: Nên hay không bắt buộc học lịch sử?
UserPostedImage

Tôi đồng ý với việc Bộ Giáo dục để Lịch sử là môn tự chọn cho cấp Phổ thông trung học.

Bản thân việc ghép Lịch sử với Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng thì còn phải bàn, nhưng không có lẽ gì lại bắt buộc

học sinh cấp 3 học Lịch sử.

Có nhiều ý kiến phản đối quyết định này, nhưng tôi thấy nhiều lý luận đòi bắt buộc dạy, học môn sử rất có vấn đề.

Có bạn đọc viết gửi cho giaoduc.net: “Đất nước ta đã qua hàng nghìn năm bị xâm lược, nhưng dân tộc ta vẫn không bị đồng

hóa. Đó chính là nhờ vào lòng dân, nhờ vào truyền thống văn hóa của ông cha ta để lại. Do vậy, các môn học trong nhà trường

phải mang tính chất bắt buộc vì sự tồn vong của đất nước. Môn Lịch sử mà bị xóa sổ hoặc cho xuống hàng thứ yếu thì liệu

con cháu sau này có nghĩ rằng chúng là người Việt Nam không?”

Tôi thấy thật vô lý. Qua một nghìn năm mà không bị đồng hóa thì không cần bắt buộc học sử nữa chứ? Thế mấy nghìn năm

Bắc thuộc đấy, quan phương Bắc đô hộ họ bắt buộc người mình học lịch sử Việt Nam nên nước mới không mất sao?

Rất nhiều lý luận cũng đề cao vai trò của việc HIỂU BIẾT lịch sử Việt Nam. Không có gì sai, nhưng đây là lý luận lạc đề. Câu

hỏi ở đây không phải là “học sinh có phải hiểu biết lịch sử hay không”, mà là “học sinh có phải học sử ở trường hay không, và

nếu có, thì nên học đến mức nào?”.

Ở Singapore, Sử là môn tự chọn từ Secondary 3, tương đương lớp 8 ở Việt Nam. Ở Mỹ và Anh cũng thế, qua khoảng 14 tuổi

thì lịch sử đã không còn là môn học bắt buộc.

Xã hội, bao gồm học sinh, thầy cô giáo, phụ huynh... có lượng tài nguyên có hạn cho giáo dục ở cấp trung học phổ thông: tiền

bạc, thời gian, năng lượng. Lượng tài nguyên này phải chia đều cho rất nhiều môn học.

Bình thường, dĩ nhiên học sinh sẽ muốn dành "tài nguyên" cho những môn họ thấy hay và hữu ích nhất.

'Chán ghét'
Image copyright Hoang Dinh Nam AFP
Sự thật là tôi thấy (và hẳn là nhiều bạn cũng đồng ý với tôi) là học Sử ở Việt Nam cực kỳ chán. Nếu môn sử thực sự đạt được

mục đích giúp "hình dung được sự tồn tại và phát triển của loài người" thì tôi nghĩ đã không có cảnh cả hội đồng thi chỉ có 1

học sinh thi sử. Xin hỏi, một môn học cực chán, dù học sinh có phải học, thì cũng có gì đọng lại trong đầu không?

Ở Việt Nam, học Sử là nhớ một đống ngày tháng, nhớ diễn biến từng trận đánh như thế đang học môn khoa học quân sự, nhớ

số máy bay bị bắn rơi, số phi công bị bắt, số người thiệt mạng... Tất cả những dữ kiện này sau kì thi liệu có ai còn nhớ?

Còn đây là một câu hỏi trong một kỳ thi Sử ở Mỹ: “Theo bạn, trong số những sự kiện sau, sự kiện nào đóng vai trò quan trọng

nhất trong việc xây dựng nền dân chủ ở Mỹ: - Sự ra đời của các đảng phái chính trị những năm 1790, hay – Sự ra đời của

những tổ chức tự nguyện, nhằm mục đích cải cách xã hội những năm 1820 đến 1840. Hãy dùng các bằng chứng lịch sử để

bảo vệ lựa chọn của mình.”

Không có một câu trả lời đúng duy nhất. Học sinh được chấm điểm dựa trên sự chặt chẽ của lập luận, sự thuyết phục của

bằng chứng họ đưa ra.

Hay như ở Singapore, một bài luận môn Sử cần có đủ các phần: nêu quan điểm của người viết về vấn đề lịch sử trong đề bài

(ví dụ: “Nhật Bản hoàn toàn thắng lợi ở Singapore trong Thế chiến II. Hãy bình luận.”), nêu luận điểm trái chiều, nêu luận điểm

bảo vệ cho quan điểm của mình. Cuối cùng là kết luận mang tính cân bằng, đã xem xét cả luận điểm từ hai phía.

Một cách dạy và học Sử biến học sinh thành con vẹt, không đem lại lợi ích gì đáng kể trong thời đại mà mọi thông tin đều nằm

trên Internet chỉ cách mỗi chúng ta vài cái gõ smartphone.

Một cách dạy và học Sử giúp học sinh phát triển khả năng tự tư duy và bảo vệ chính kiến. Có lẽ các bạn cũng thấy tại sao ở

một nơi, môn sử tuy là bắt buộc nhưng bị chán ghét; còn nơi kia, môn Sử là tự chọn nhưng vẫn không bị bỏ quên.

Môn Sử đã chán, lại muốn giải quyết bằng cách bắt buộc học nó. Chẳng khác gì một nhà hàng nấu kém không ai ăn, nhưng

thay vì khắc phục bằng cách làm cho món ăn ngon hơn, thì lại đi banh miệng khách ra nhét vào bắt ăn.


Tôi thậm chí sẽ còn đi xa hơn và nói rằng sự thờ ơ với lịch sử hiện nay có một phần không nhỏ là do việc dạy Sử bắt buộc.

Hãy tưởng tượng, bạn vốn thích món phở. Nhưng trong mấy năm liền, tuần 3 lần, bạn bị bắt buộc phải ăn một món phở dở tệ.

Dĩ nhiên sau đó bạn cứ nhìn thấy món phở là sẽ rùng mình.

Đó là chưa nói đến chuyện liệu “dạy lòng yêu nước” có phải là trách nhiệm của môn Sử không? Môn Sử nên dạy cái gì? Dạy

sự thật, dạy phương pháp nghiên cứu lịch sử, dạy học sinh tự suy nghĩ để rút ra nhận xét của bản thân, hay dạy “lòng yêu

nước”?

Lịch sử vốn hấp dẫn và quan trọng, thế nhưng cách dạy nhồi nhét đã khiến cho nhiều người nghĩ về Sử đã ngán ngẩm, không

còn hứng tìm hiểu thêm.

Không ai phủ nhận hiểu biết về lịch sử là vô cùng quan trọng, nhưng chính vì thế chúng ta càng phải trả lại quyền quyết định

cho học sinh, để môn Sử ở trường có thể vừa hay, vừa hữu ích.

Nguyễn Hoàng Phong gửi cho BBC Tiếng Việt từ New York
xuong  
#3 Đã gửi : 21/11/2015 lúc 09:29:57(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Môn sử: hai phía tranh luận đều 'chưa chính xác'
UserPostedImage
Nhiều môn học sẽ được tích hợp và giảng dạy theo phương pháp mới ở nhà trường phổ thông, theo Bộ Giáo dục Việt Nam.

Cả hai phía trong cuộc tranh luận khá nóng đang diễn ra về việc dạy môn lịch sử trong nhà trường ở Việt Nam đều có những điểm 'chưa chính xác', 'chưa hiểu hết' chính chủ đề, nội dung được đưa ra tranh luận, theo một nhà nghiên cứu khoa học xã hội từ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Không hề có chuyện môn sử bị 'xóa sổ' trong chương trình Giáo dục Phổ thông Tổng thể mà Bộ Giáo dục & Đào tạo của Việt Nam đã công bố lấy ý kiến từ hơn ba tháng trước, theo một cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam từng tham gia phụ trách ủy ban Văn hóa, Giáo dục.

Trao đổi tại Bàn tròn của BBC hôm 19/11 về thực hư môn lịch sử bị 'xóa sổ' hay 'cắt xén' trong nhà trường Việt Nam, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng của Đại học này, nói:

"Tôi thấy rằng trong cuộc tranh luận này về vấn đề môn sử, nếu như ta nói cả hai phía, cuộc tranh luận nó có hai phía, tôi thấy cả hai phía đều có những cái chưa chính xác.

Cuộc tranh luận nó có hai phía, tôi thấy cả hai phía đều có những cái chưa chính xácGS. Trần Ngọc Thêm
"Thứ nhất là từ phía Hội sử học và các thầy cô dạy sử, thì tôi cảm thấy là nhiều ý kiến chưa hiểu hết chương trình này, chưa hiểu hết được cách làm chương trình này.

"Mặt khác từ bên Bộ Giáo dục, những người đại diện Bộ Giáo dục, tôi thấy rằng là người đại diện Bộ Giáo dục đứng ra trả lời có vẻ như cũng không nắm vững chương trình lắm.

"Và tôi so với chương trình mà tôi tự nghiên cứu tôi thấy là tôi hiểu đúng hơn so với người đại diện cho Bộ Giáo dục."

Và nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia TPHCM nói thêm:

"Mặt khác, đấy là tôi nói cái chưa được của cả hai bên, còn cái được, tôi thấy là cả hai bên đều có phần đúng của nó.
"Thứ nhất là trong hoàn cảnh như tình trạng giáo dục của chúng ta (Việt Nam) lâu nay, thì họ có những nhu cầu cần phải đổi mới, cần phải làm sao giảm tải.

"Giảm tải là một vấn đề rất quan trọng.

"Cho nên cách làm tích hợp giúp cho chương trình được giảm tải.

"Và nó cũng có một vấn đề nữa, tức là lâu nay chúng ta thấy rằng chất lượng dạy môn sử là nó có vấn đề.

"Nếu mà chất lượng dạy môn sử tốt, thì sẽ không có tình trạng là các em học sinh không thích học môn sử đến cái mức mà trong một phòng thi chỉ có một thí sinh thi môn sử thôi," ông Trần Ngọc Thêm nói.

Tự nhiên, xã hội
Khá nặng như thế này thì như cái cách của Bộ sắp tới sắp làm, tức là tích hợp bộ môn, theo tôi đấy cũng là một cách giải quyết khá tốtNhà giáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Trường PTTH Sơn Tây
Từ Sơn Tây, Hà Nội, một phụ huynh học sinh, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, người cũng là giáo viên ở trường Trung học Phổ thông Sơn Tây chia sẻ trải nghiệm cá nhân với Bàn tròn của BBC về việc học sinh học tập các môn khoa học xã hội ra sao, trong đó có các môn văn, sử, địa nói chung.

Bà Thanh Nhàn nói: "Nếu so sánh giữa các môn tự nhiên với các môn xã hội, thì học sinh có thiên hướng học các môn tự nhiên nhiều hơn.

"Tuy nhiên cũng có các em rất yêu thích những bộ môn xã hội, vẫn có nhiều em học địa, học sử và học văn rất tốt.

"Ví dụ như ở trường tôi, lớp chuyên địa, chuyên sử và chuyên văn cũng vẫn tồn tại bên cạnh các lớp như là chuyên toán, chuyên lý, chuyên hóa.

Trước câu hỏi liệu học sinh ở cấp phổ thông trung học VN có bị ' phân ban quá sớm' hay không như ý kiến của một khách mời khác đặt vấn đề tại tọa đàm, từ kinh nghiệm tại trường Trung học Phổ thông nơi đang giảng dạy, bà Thanh Nhàn, nói:

"Thực ra tôi nghĩ rằng là học sinh có thiên hướng học môn gì có thể là rõ rệt ngay từ cuối cấp Trung học Cơ sở, tức là từ cấp II, lên cấp III các em tiếp tục khuynh hướng của mình.
"Chỉ có một điều mà tôi thấy là... chương trình học phổ thông của nước mình (Việt Nam) so với nước ngoài, tôi cũng được nghe nhiều người nói và tôi cũng nghĩ rằng chương trình học phổ thông của Việt Nam hiện nay đang khá nặng với học sinh."

Khi được hỏi làm gì để giải quyết tình trạng 'khá nặng' này, nhà giáo từ Sơn Tây, Hà Nội, nêu quan điểm:

"Khá nặng như thế này thì như cái cách của Bộ sắp tới sắp làm, tức là tích hợp bộ môn, theo tôi đấy cũng là một cách giải quyết khá tốt.

"Tuy nhiên, khi tích hợp như thế thì Bộ cũng nên tính tới hướng làm sao đạt hiệu quả tốt nhất," nhà giáo Thanh Nhàn nói với BBC.

Âm mưu nguy hiểm?
Trở lại cuộc tranh luận về dạy sử ở nhà trường Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Việt Nam, bình luận với Bàn tròn của BBC:

"Có thể nói những ý kiến trên báo chí, rồi của giới sử học đối với vị trí của môn lịch sử ở trong chương trình thì rất là nặng nề. Thậm chí cũng có ý kiến cho là đã 'xóa sổ' môn lịch sử, đã 'khai tử' môn lịch sử, rồi cũng có những ý kiến tỏ ra nghi ngờ về động cơ ở đằng sau của sự việc này," Giáo sư Thuyết nói.

Không hề có chuyện xóa sổ môn lịch sử, chuyện ấy là chuyện không đọc mà nghĩ ra như thế thôi, và dư luận thì nói theo rất nhiềuGiáo sư Nguyễn Minh Thuyết
"Ở trên mạng, cũng có những người không ngần ngại nói rằng đây là một 'âm mưu nguy hiểm', trên báo chí người ta chỉ bảo đây là một 'sai lầm nguy hiểm', nhưng trên mạng người ta gọi đây là một 'âm mưu nguy hiểm'...

"Nhưng tôi phải xin nói thế này, những ý kiến phê bình ấy, đúng như GS. Trần Ngọc Thêm đã nhận xét, chứng tỏ là những người phê bình chưa hề đọc cái Chương trình Giáo dục Phổ thông Tổng thể của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

" Chương trình này thì Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đưa lên mạng từ ngày 5/8 năm nay, tôi và Giáo sư Trần Ngọc Thêm, chúng tôi không dính dáng gì đến chương trình này, không được mời tham gia xây dựng, nhưng với trách nhiệm với ngành, thì tôi cũng đọc rất kỹ và có góp ý cho các anh trong ban soạn thảo này.

"Thế thì tôi thấy rằng không hề có chuyện xóa sổ môn lịch sử, chuyện ấy là chuyện không đọc mà nghĩ ra như thế thôi, và dư luận thì nói theo rất nhiều. Và đây là thói quen không hay của người Việt Nam mình, tức là không chịu nghiên cứu đến nơi, đến chốn, cứ thấy ai nói một câu thì tất cả hùa nói theo như thế, thì nó thành ra một dư luận," Giáo sư Thuyết nói.

Áp lực mạnh mẽ
Và vị cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam nói thêm: "Nó áp lực mạnh đến mức mà ông Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo ngày 16/11 trả lời trước Quốc hội, thì đúng như là tường thuật của Giáo sư Trần Ngọc Thêm, khi ông Chủ tịch Quốc hội dồn hỏi, ông gặng hỏi, mà theo tôi cũng có nghĩa là ông ấy 'mớm cho đấy', là 'vậy thì trong chương trình giáo dục phổ thông còn môn lịch sử không, hoặc có tên môn lịch sử không?'

"Thì đến chính ông Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo cũng không dám trả lời là còn, ông lại nói loanh quanh là sẽ báo cáo ban này, ban khác, tôi nói thật là sức ép của dư luận nó ghê gớm lắm. Thế nhưng tôi thấy là thực ra không phải.

"Anh Thêm đã nói rất đúng rồi, ở giáo dục Trung học Phổ thông, thì đây là bậc giáo dục định hướng nghề nghiệp, thế bây giờ các em đi học ngành y, sẽ học ngành cơ khí, thì mình không cần phải bắt các em học lịch sử sâu như là ở các em sẽ vào khối khoa học xã hội, nhân văn.

Tích hợp như thế là thêm một lần học sử. Chứ không phải để bớt đi môn sửGS. Nguyễn Minh Thuyết
"Bộ Giáo dục người ta quy định thế này, ai đi học khối xã hội nhân văn thì phải chọn môn khoa học tự nhiên, đấy là bắt buộc, tự chọn nhưng bắt buộc và chọn thêm 2 môn cùng nhóm ngành với mình, thì đấy là lịch sử, địa lý, còn môn ngữ văn thì nó là bắt buộc rồi.

"Ai đi học khối khoa học tự nhiên, thì phải bắt buộc học môn khoa học xã hội, và tự chọn 2 môn khoa học tự nhiên, ví dụ lý, hóa, hay là hóa, sinh. Thế như thế thì chắc chắn là có học sử. Cái anh mà chuyên ngành khoa học xã hội, thì cả giáo dục Trung học Phổ thông là họ học tới 315 tiết sử, tôi xin nói là 315 tiết là nhiều lắm rồi chứ không phải là ít đâu, mà nếu dạy như kiểu hiện nay thì học sinh vái các vị, họ không thể học được.

"Thế thì tôi xin nói rằng như vậy tức là không có chuyện xóa môn lịch sử. Thứ hai là chuyện tích hợp nội dung kiến thức lịch sử, mà cũng chỉ là một số nội dung thôi, với một số nội dung giáo dục công dân và một số nội dung giáo dục quốc phòng, an ninh, thành ra một môn mới gọi là môn "Công dân với Tổ Quốc", thì tại sao người ta lại tích hợp như thế?

"Tích hợp như thế là thêm một lần học sử. Chứ không phải để bớt đi môn sử," Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói thêm.
Theo BBC
xuong  
#4 Đã gửi : 21/11/2015 lúc 10:29:36(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Có nên xem lịch sử là môn học tự chọn cho học sinh trung học

UserPostedImage
Kỳ thi Môn Sử tại điểm thi Trường THPT Yên Thành 2, ảnh minh họa chụp trước đây.

Vấn đề giảng dạy lịch sử hiện đang gây nên một phong trào tranh luận dữ dội tại Việt Nam, một bên là Bộ giáo dục một bên là các GS đầu ngành môn lịch sử cũng như Hội sử học Việt Nam sau khi Bộ giáo dục đưa ra dự án tích hợp môn lịch sử như một môn học tự chọn cho học sinh trung học. Trong chương trình văn hóa và nghệ thuật kỳ này Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn với GS Nhà giáo nhân dân Vũ Dương Ninh, xoay chung quanh mối tương quan mật thiết giữa văn hóa và lịch sử để nhìn vấn đề sử học ở góc nhìn văn hóa và từ đó xác định vai trò của lịch sử đúng với bản chất của nó.
UserPostedImage
Sách giáo khoa môn Lịch Sử.

GS Nhà giáo nhân dân Vũ Dương Ninh là người thầy đối với rất nhiều thế hệ tốt nghiệp môn lịch sử. Học trò ông không hiếm người đang giữ các vị trí then chốt trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Ông đang là một tiếng nói mạnh mẽ trong các diễn đàn tranh luận có nên xem lịch sử là một môn tích hợp như chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo đang vận động dư luận hay không.

Khi lịch sử bị tách rời khỏi dòng chảy văn hóa
Mặc Lâm: Thưa GS, lịch sử và văn hóa luôn song hành và văn hóa được bồi đắp vun trồng từ lịch sử. Dựạ trên kinh nghiệm đó GS nghĩ sao khi lịch sử bị tách rời khỏi dòng chảy văn hóa đặc biệt đối với động thái xem môn học lịch sử không cần thiết như nó vốn có từ khi chữ quốc ngữ được dem vào giảng dạy ở nước ta?

GS Vũ Dương Ninh: Vâng, trong thực tế cuộc sống thì lịch sử và văn hóa nó luôn đi với nhau. Nó hòa trộn, kết hợp với nhau. Nó không phải là hai mảng hoàn toàn riêng như khi chúng ta nghiên cứu thì nghiên cứu sâu về lịch sử hay sâu về văn hóa, nhưng dẫu sao nó là một thể thống nhất. Tôi nghĩ rằng bất cứ một thời đại nào thì nghiên cứu lịch sử phải rất quan tâm tới văn hóa và nghiên cứu văn hóa thì phải có cái nền của lịch sử.

Như vậy thì dù ở thời xa xưa hay bây giờ thì việc thông qua lịch sử, thông qua văn hóa, để giáo dục về tinh thần dân tộc, ý chí tự cường đều có ý nghĩa rất quan trọng cả, và tất cả những cái đó cần thấm nhuần trong hệ thống giáo dục, trong nhà trường của chúng ta.

Mặc Lâm: Có ý kiến cho rằng nếu lịch sử hình thành từ kinh nghiệm của quá nhiều cuộc chiến tranh như nước ta đã trải qua thì dân chúng sẽ lớn dần với nó bằng những thức ăn tinh thần có dáng vẻ tự hào dân tộc, sau đó dẫn tới chủ nghĩa dân tộc cực đoan, và cuối cùng thì những trang sử chiến tranh được lập lại. Giáo sư nghĩ sao về các ý kiến này?

GS Vũ Dương Ninh: Đây là chỗ chúng ta kế thừa học tập trong lịch sử như thế nào. Đúng là trong một thời gian dài chúng ta phải trải qua cuộc chiến tranh để bảo vệ độc lập và chủ quyền. Cái tinh thần dân tộc nó được hun đúc và phát triển kể cả cho tới bây giờ trong việc bảo vệ biên cương bảo vệ tổ quốc thì tinh thần dân tộc cũng được phát huy. Nhưng cũng phải thấy rằng yếu tố dân tộc ấy nó phát triển đến chừng nào thì hợp lý và nó đủ sức để động viên nhân dân, động viên tất cả mọi người trong xã hội tham gia vào công cuộc bảo vệ đất nước.

Nhưng đồng thời lịch sử cũng đem lại nhiều kinh nghiệm cho cái việc xây dựng đất nước trong tất cả các lĩnh vực, kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị….thì cũng phải khai thác cả cái mặt ấy, nhất là bây giờ chúng ta đang xây dựng trong điều kiện tương đối hòa bình. Lịch sử đó nó vừa thấm những kinh nghiệm do ông cha chúng ta để lại, đồng thời nó nâng lên tinh thần tự hào của một dân tộc. Nhưng tất cả các điều đó không thể đi đến chủ nghĩa dân tộc cực đoan để rồi phạm phải những sai lầm khác mà trong lịch sử thế giới đã có những trường hợp sai lầm như vậy.

Tôi nghĩ rằng chúng ta phát huy tinh thần dân tộc nhưng đồng thời trong thời buổi toàn cầu hóa và hội nhập ngày nay, chúng ta phải làm cho thế hệ trẻ hiểu được về mối tương quan với các quốc gia, về mối quan hệ trong quá trình xây dựng một thế giới mới, một thế giới mà con người ta phải tiến tới một nền văn minh cao hơn. Nền văn minh của công nghiệp, nền văn minh của thông tin và như vậy nó sẽ hòa hợp cả yếu tố dân tộc và yếu tố nhân loại. Tôi hiểu vấn đề là như vậy.
Mặc Lâm: Trong nhiều năm qua các thế hệ trẻ của Việt Nam không học và thi môn sử trong tinh thần khao khát tìm hiểu những diễn tiến trong hàng ngàn năm giữ nước và dựng nước. Trái lại họ thờ ơ gần như vô cảm với môn học này. Nhiều người trẻ than phiền môn sử chỉ là những con số tổng hợp, người khác lại cho rằng sách giáo khoa không dạy lịch sử cho học sinh mà đang nhồi nhét những câu chuyện thiếu vắng tính chân thật và mang mầu sắc chính trị nhiều quá. Giáo sư nghĩ sao về các ý kiến trái chiều này?

GS Vũ Dương Ninh: Đây chính là vấn đề mà giới sử học của chúng tôi đặt ra để xây dựng một hình ảnh lịch sử đúng, chân thực, khách quan và từ đó cung cấp cho người học một cách nhìn lịch sử đúng đắn hơn. Trước đây do nhu cầu của cuộc kháng chiến nên lịch sử được khai thác nhiều về mặt dấu tranh, cái đó không sai, thế nhưng bây giờ nếu như chúng ta tiếp tục như thế thì sẽ không đưa được hình ảnh một cách toàn diện của lịch sử cho thế hệ trẻ.

Chúng tôi nghĩ lịch sử vừa là kế thừa các thế hệ trước đồng thời phục vụ cho xã hội ngày hôm nay cho nên nó vừa phải đúc kết kinh nghiệm của ngày xưa đồng thơi gợi mở cho thế hệ sau những bước tiến cùng với nhân loại để bắt kịp được trình độ của nhân loại. Tôi nghĩ, nếu chúng ta nhìn lịch sử ở góc độ như vậy thì sẽ thấy được những sai lầm có thể đưa học sinh đến chỗ hiểu không đúng lịch sử hoặc hiểu nó một cách cực đoan hoặc mặt này hay mặt kia.

Môn học lịch sử sẽ từ từ biến mất?
Mặc Lâm: GS đang cùng với nhiều người khác tranh đấu với Bộ giáo dục đào tạo ngưng dự án đem môn lịch sử vào chung với các môn khác mà họ gọi là tích hợp. Xin ông cho biết liệu hành động này có làm cho môn lịch sử từ từ biến mất trong không gian giáo dục hay không?
GS Vũ Dương Ninh: Văn hóa và lịch sử tồn tại tự nhiên và muốn hay không muốn cũng phải học tập nó, thừa nhận nó, công nhận nó và phát huy nó. Cho nên phương án tích hợp mà Bộ giáo dục đưa ra không thực hiện được những điều này. Giới khoa học chúng tôi không tán thành và đang có nhiều cuộc tranh luận, trao đổi để đưa lịch sử và văn hóa vào đúng vị trí của nó mà nói cụ thể thì trong nhà trường nó phải là một môn học quan trọng.

Nó không những chỉ cung cấp kiến thức và đồng thời đào tạo nâng trình độ nhận thức của tuổi trẻ. Họ thấy trách nhiệm của công dân đối với đất nước, đối với xã hội, đối với sự phát triển của dân tộc thì nó phải là một môn khoa học độc lập, khách quan và có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục. Còn cái phương án mà Bộ giáo dục đưa ra thì chúng tôi không tán thành và chúng tôi đang có nhiều ý kiến tranh luận.

Mặc Lâm: Lại cũng có quan điểm cho rằng lịch sử Việt Nam gắn bó với lịch sử Trung Hoa nhiều ngàn năm nay, lịch sử ấy đã có nhiều máu và nước mắt của dân quân Việt Nam trong các cuộc chiến chống phương Bắc. Nếu học lịch sử một cách có khuôn phép thì sự thật ấy sẽ truyền đời gây hận thù mãi mãi cho hai dân tộc. Có người đề nghị là nên giảm bớt các câu chuyện chống ngoại xâm trong sách giáo khoa để dân tộc hai nước sống hòa bình hữu nghị với nhau. GS thấy lập luận như thế có chấp nhận được hay không?

GS Vũ Dương Ninh: Vâng, ở đây nó có hai điểm. Một, đứng về mặt nguồn gốc và quá trình phát triển văn hóa thì không một nước nào có thể phát triển văn hóa một cách đơn độc mà nó phải ảnh hưởng lẫn nhau kể cả châu Âu cũng thế. Các nền văn minh lớn như Hy Lạp cũng ảnh hưởng từ nhiều nước cho nên chuyện Việt Nam chúng ta chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa kể cả Ấn độ nữa thì cũng là một thực tế lịch sử và điều đó là chuyện rất bình thường.

Nhưng từ những cái đó chúng ta đi vào lịch sử như thế nào thì tôi nghĩ rằng một mặt ta phải chắt lọc những tinh hoa của các nền văn hóa dù của dân tộc nào thì vẫn là văn minh của nhân loại, cũng là thành tựu của nhân loại.

Thế nhưng cũng phải qua lịch sử để hiểu được bối cảnh lịch sử từng thời kỳ từng giai đoạn. Giai đoạn nào là giai đoạn độc lập tự chủ, giai đoạn nào là giai đoạn phụ thuộc hay bị lệ thuộc để phân biệt nó ra. Từ đó nâng được cái ý thức chúng ta chấp nhận nền văn hóa của thế giới, của tất cả các dân tộc và đồng thời chúng ta có tính tự hào trên tinh thần dân tộc của mình, hai cái đó nó hòa hợp với nhau.

Trong cuộc trao đổi về chủ trương tích hợp của Bộ giáo dục thì chúng tôi muốn đặt vấn đề rằng khoa học lịch sử phải đúng với nó, với tư cách là một môn khoa học mang tính độc lập, khách quan, chân thực và như vậy thì nó mới có thể phục vụ được, đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội Việt Nam chúng ta.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 21/11/2015 lúc 10:42:32(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#5 Đã gửi : 22/11/2015 lúc 10:10:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,326

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cuống rún lịch sử

Mất lịch sử còn hơn cả mất nước - bi kịch chung. Với cá nhân, mất lịch sử là mất cha mẹ tinh thần sinh thành. Ta như chiếc lá bị lìa xa khỏi cây cội nguồn, là cánh hoa đã mất mùi hương thân thuộc. Ta mãi là đứa trẻ mồ côi vì không biết núm nhau tinh thần của mình lưu lạc ở đâu, không biết bản sắc mình, và kéo dài kiếp người của mình như kẻ lãng du không bao giờ tìm thấy lữ quán tinh thần để nương trọ. Mất lịch sử là trôi mãi vô định trong dòng đời xa lạ.


Ta nhìn ta trên gương và hỏi tại sao ta có khuôn mặt với màu tóc này, nước da nọ, nét mặt kia. Ta không biết ta là ai nên ta bắt đầu đi giữa cuộc đời như người khiếm khuyết phần hồn, không phải như người của lịch sử với chiếc bóng thủy chung và vô hình của dân tộc và truyền thống dài hàng ngàn năm sau lưng mình.


“Chúng ta học lịch sử không phải để biết cách hành xử hay biết cách thành công, mà biết chúng ta là ai.” (1) Một khi chúng ta mất dấu vân tay lịch sử chúng ta sẽ không bao giờ tìm lại được hồ sơ bản sắc của mình. Cuộc đời ta rút lại chỉ là hạt cát được sản xuất hàng loạt chứ không phải là hạt cát sinh ra tự nhiên từ dòng sông chung đã từng chảy bền bỉ và mạnh mẽ cùng với thời gian.


Mất lịch sử là mất rất nhiều trách nhiệm đáng lẽ ta phải gánh vác. Tại sao nên yêu nước thương nòi, tại sao bầu bí nên thương yêu nhau khi chúng ta không cùng chung mẹ lịch sử? Nếu muốn, ta có thể rời xa mãi mãi vùng đất chung của quê hương để đến những chân trời xa và rồi cuối cùng tan biến như những kẻ không cội rễ và vô tổ quốc.


Mất lịch sử là nô lệ vĩnh viễn dưới sự đô hộ tinh thần của độc tài và ngoại bang. Dù sinh ra trong nô lệ và chưa từng bao giờ biết tự do nhưng chúng ta có thể phát minh ra tự do. Nhưng làm sao chúng ta phát minh ra lịch sử-sự kết tinh của cuộc sinh tồn và đấu tranh của hàng ngàn thế hệ trước mình? Chúng ta sẽ tồn tại như những kẻ đi vay mượn lịch sử của người khác. Tiền lời họ nhận được là sự nô lệ thể chất và tinh thần vĩnh viễn của muôn thế hệ sau ta-những người mà cha ông họ đã không bảo vệ được lịch sử.


Mất lịch sử là khởi đầu của quá trình vô danh hóa tất cả từ con người, quê hương, văn hóa, cội nguồn đến bản sắc tinh thần sâu thẳm nhất của từng cá nhân. Khi hồn thiêng lịch sử không còn trong tim người, chúng ta đi về thời mông muội- thời con người bên đống lửa bập bùng bắt đầu vẽ lên vách hang những hình ảnh lịch sử đầu tiên về sự hiện diện của loài người.

Trần Quốc Việt
song  
#6 Đã gửi : 22/11/2015 lúc 10:27:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,326

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt sử tôi đâu?

Ai dám bảo đảm là những mảng lịch sử vá víu được cắt ra từ môn Lịch Sử Việt Nam chân chính đem "tích" với đem "hợp" vào mấy cái môn học khác vốn đã mang nặng tính đảng và tính nhồi sọ sẽ không bị sửa đổi, bóp méo hay bị tô "hồng" cố ý và có sẽ giúp học sinh ham thích học, thầy giáo giảng bài được hào hứng hơn không? Cũng vậy, ai dám đoan quyết là với cách loại bỏ môn Lịch Sử như thế, những thế hệ mai sau sẽ vẫn ngoan cường, kiên quyết bảo vệ tổ quốc, dân tộc, xây dựng đất nước độc lập tự chủ, chống lại kẻ thù bành trướng như tiền nhân chúng ta đã làm?


Tại sao bây giờ người ta lại muốn bỏ môn Lịch Sử? Làm sao mà học sinh thời nay lại chán học Sử như thế? Nhất là Sử Việt Nam, lịch sử hình thành của cả một dân tộc anh hùng bất khuất? Sao có chuyện lạ lùng như vậy?


Ngày xưa tôi nhớ học trò chúng tôi rất thích môn Sử, gọi là Sử Ký hay Việt Sử hay Việt-Nam Tranh-Đấu Sử vì lịch sử Việt Nam gồm nhiều giai đoạn tranh đấu chống ngoại xâm kể từ thời lập quốc cho đến cận đại. Không những thích mà chúng tôi còn trân trọng và hào hứng khi học nữa. Mở quyển sách Việt Sử ra là tâm trí chúng tôi hòa nhịp say mê lôi cuốn ngay vào những trang sách, những dòng chữ mang đầy hình ảnh oai hùng, quật cường, bất khuất của tiền nhân trải dài suốt bốn ngàn năm chống ngoại xâm, mở mang bờ cõi, xây dựng đất nước. Chúng tôi mong mau đến giờ Sử để được nghe thầy giảng bài, kể chuyện về lịch sử dân tộc qua các triều đại, kể cả chính sử lẫn dã sử và những giai thoại bên lề.


Lời giảng của các thầy dạy môn Việt Sử đều rất hùng hồn, sống động. Tôi nhớ được học một vị thầy như vậy khi ở lớp Năm tiểu học mà vì lâu quá đã quên mất tên của thầy. Khi thầy giảng bài Việt Sử, giọng thầy trở nên truyền cảm, lôi cuốn, thao thao bất tuyệt như nhập thần. Có lúc giọng thầy hào hùng sống động như có tiếng trống dồn, tiếng hò reo của tướng sĩ ba quân trong những chiến công hiển hách của các vị danh tướng, những bậc anh quân như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Vua Quang Trung Nguyễn Huệ... Có lúc lời thầy đanh thép như quan tòa nghiêm khắc, truy hạch tội ác của giặc Hán, giặc Nguyên, giặc Minh, giặc Thanh đã hành hạ đày đọa dân Việt như thế nào, và tội "cõng rắn cắn gà nhà" quỵ luỵ cầu xin kẻ thù truyền kiếp đem quân sang dày xéo nước nhà chỉ vì lợi ích cá nhân của một số vua quan cuối đời Hậu Lê ra làm sao. Có lúc giọng thầy lại trầm buồn, bi tráng khi kể về sự hy sinh cao cả của những anh hùng như Hoàng Hoa Thám, Phạm Hồng Thái, hoặc như Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí vì chống lại thực dân Pháp, mong giành độc lập cho đất nước mà bị lên máy chém. Lời thầy lúc đọc bài thơ "Ngày Tang Yên Bái" của Đằng Phương trong đó có những câu:


"Việt Nam muôn năm!", một đầu rơi rụng
"Việt Nam muôn năm!", người khác tiến lên
Và tử thần kính cẩn đứng ghi tên
Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc


như vẫn còn văng vẳng bên tai.


Nghe lời giảng một cách say mê và nhìn ánh mắt thầy khi long lanh ngời sáng, khi u ẩn xót xa cảm xúc theo từng diễn tiến của sử tích hay bài giảng bọn học trò chúng tôi như bị thôi miên, như đang được trở về quá khứ, hòa nhập vào cuộc sống oanh liệt của tiền nhân. Từ đó tình cảm yêu tổ quốc, yêu quê hương, yêu giống nòi, tôn kính tiền nhân, ngưỡng mộ, noi gương những bậc anh hùng trung trinh tiết liệt, hy sinh tranh đấu chống giặc ngoại xâm cứu nước cứu dân đã tự nhiên sinh sôi nảy nở, thấm nhuần vào tim óc, vào máu huyết mà đâu cần phải có ai áp đặt hay nhồi nhét một cách khô khan gượng ép.


Bây giờ viện cớ môn Việt Sử là thừa hay tại vì học sinh chán không muốn học nên người ta đem chia cắt ra, nhét vào các môn học khác mỗi môn một ít gọi là "tích hợp". Tôi chẳng cần biết tích hợp là cái gì? Chữ với nghĩa nghe cộm tai lắm. Chỉ biết làm vậy là đã giết môn Việt Sử, cũng có nghĩa là tài liệu, sách Sử sẽ không còn, và sẽ càng không còn những vị thầy dạy môn Sử nữa.


Nếu không còn thầy dạy Việt Sử thì ai sẽ là người truyền cho các em học sinh những kiến thức về lịch sử Việt Nam, về niềm tự hào dân tộc, về những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại bang xâm lược của cha ông?


Ai dám bảo đảm là những mảng lịch sử vá víu được cắt ra từ môn Lịch Sử Việt Nam chân chính đem "tích" với đem "hợp" vào mấy cái môn học khác vốn đã mang nặng tính đảng và tính nhồi sọ sẽ không bị sửa đổi, bóp méo hay bị tô "hồng" cố ý và có sẽ giúp học sinh ham thích học, thầy giáo giảng bài được hào hứng hơn không? Cũng vậy, ai dám đoan quyết là với cách loại bỏ môn Lịch Sử như thế, những thế hệ mai sau sẽ vẫn ngoan cường, kiên quyết bảo vệ tổ quốc, dân tộc, xây dựng đất nước độc lập tự chủ, chống lại kẻ thù bành trướng như tiền nhân chúng ta đã làm?


Môn Việt Sử, như một di sản rường cột tinh thần, một cẩm nang trân quý được đúc kết bằng mồ hôi, xương máu, công lao trời biển từ bao nhiêu đời của tổ tiên, cha ông để lại cho con cháu mà gìn giữ, học tập và phát huy. Thế mà người ta đã không trân trọng bảo tồn, quảng bá lại còn muốn triệt tiêu, hủy bỏ. Có phải họ muốn những thế hệ con cháu chúng ta sau này không còn nhớ gì đến cội nguồn của nòi giống, không phân biệt được đâu là chính đâu là tà, không nhận ra ai là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc luôn muốn nuốt gọn đất nước này?


Tôi chợt nhớ đến bài hát "Việt Nam Tôi Đâu?" của nhạc sĩ Việt Khang với những lời ca đầy xúc động:


Giờ đây
Việt nam còn hay đã mất
Mà giặc Tàu, ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu


Mượn ý tựa đề của bài hát, tôi chỉ xin bắt chước để đặt câu hỏi tới những kẻ đang âm mưu xóa bỏ môn Lịch Sử là: "Việt Sử tôi đâu?".


Các người hãy ngưng ngay mọi ý đồ, mọi hành động mờ ám loại bỏ môn Lịch Sử Việt Nam ra khỏi chương trình học của các em học sinh. Hãy cải tà quy chánh trước khi quá muộn.


Tôi cũng chợt nhớ có ai đó nói câu: "Nếu anh bắn vào quá khứ bằng một khẩu súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng một cỗ đại bác". Tôi chỉ muốn sửa lại chút xíu trong trường hợp này là: "Nếu các anh bắn vào Việt Sử bằng một khẩu súng lục thì tương lai sẽ bắn vào các anh bằng 90 triệu cỗ đại bác!".

Quang Dương
phai  
#7 Đã gửi : 23/11/2015 lúc 07:14:58(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Làm gì khi lịch sử lâm nguy?

Xã hội hóa những trò bố láo nhằm bẻ cong lịch sử đất nước và dân tộc với hàng loạt những vinh danh anh hùng rởm kiểu Lê văn Tám, Võ thị Sáu, Phan thị Ràng, Nguyễn văn Trỗi… tổ chức hàng loạt các lễ hội, festival gọi là tôn vinh những anh hùng dân tộc chống Pháp, chống Mỹ, làm biến tướng hoặc thủ tiêu những lễ hội, những địa danh từng một thời hiển hách trong công cuộc chống quân xâm lược Hán, Tống, Nguyên, Minh Thanh, Tàu Cộng như Phát Ấn Đền Trần, Núi Yên Tử, Sông Bạch Đằng, Ải Chi Lăng, Đống Đa, Vân Đồn, sông Như Nguyệt, Lễ tưởng niệm 6 vạn dân quân trong cuộc chiến Việt Trung năm 1979 hay hoàn toàn dấu nhẹm sự kiện Trường Sa năm 1988. Cho tới Đền Hùng mà chúng cũng không tha, nào trấn yểm bùa chú, nào tạo ra những kỷ lục bá láp bá xàm...


Lịch sử là gì? "I.1. quá trình, ra đời, phát triển cho đến tiêu vong của một sự vật, sự việc trong quá khứ: Lịch sử thế giới; lịch sử dân tộc; lịch sử kiến trúc. 2. Khoa học chuyên nghiên cứu quá trình phát triển của xã hội loài người, của từng quốc gia hay dân tộc: học lịch sử; biên soạn sách lịch sử.


II. Thuộc về lịch sử, có tính chất quan trọng trong lịch sử: bước ngoặt lịch sử; nhân vật lịch sử.(Tự Điển Tiếng Việt. Nguyễn Kim Thản. trg 692. TTKHXH & NV. QUỐC GIA. Nxb VHSG. 2006. FAHASA). Hầu hết các tự điển đều giải nghĩa từ lịch sử như thế hay na ná như thế. Nhưng “Môn học Lịch sử” thì không thấy (hoặc NV chưa thấy) ai giải nghĩa bao giờ.


Thực ra, ba môn Văn – Sử - Địa. Đây là một liên hệ hữu cơ không thể tách rời. Dạy cho học trò hai câu thơ:


Không thơm như thể hoa nhài
Không thanh lịch cũng là người Tràng An.


Người thầy sẽ chuyển tải đến học trò cấu trúc, ý nghĩa câu thơ (Văn), tiểu sử và hành trạng của của tác giả là Cụ Nguyễn Công Trứ, giai đoạn lịch sử mả ông đã sống (Sử) và cảnh quan, thế núi sông cũng như quá trình hình thành của vùng đất Tràng An (Ninh Bình) là kinh đô Hoa Lư (Sử-Địa). Tất nhiên khi tách riêng để nhấn mạnh từng môn thì vấn đề sẽ khác hơn. Nhưng trong quá trình giảng dạy người thầy giáo tích hợp lại sẽ làm cho bài học trở nên thú vị và ấn tượng hơn. Vấn đề là tay nghề của người thầy như thế nào? Ngoài ra còn một điều nữa là giáo trình, giáo án được soạn làm sao?.


Khi thầy cô dạy cho học trò về Bình Ngô Đại Cáo (Văn) thì học sinh sẽ tiếp nhận được những kiến thức về lịch sử trong suốt cuộc đời cụ Nguyễn Trãi (Sử) về Ải Nam Quan (Địa) nơi ông nhận được lời giáo huấn cuối cùng của cha ông là Nguyễn Phi Khanh


Nhưng khi dạy cho học trò một bài thơ của Tố Hữu:


Giết, giết nữa ban tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sitaline bất diệt”


Tất nhiên có cho kẹo, cũng chả ai dám đem bốn câu thơ này vào sách giáo khoa, mà nếu có cho vào thì lượng giáo viên sẽ nhanh chóng hao hụt vì hộc máu mà chết hàng loạt vì chẳng biết nói thế nào về CCRĐ, nói dóc thì giết chết lương tâm, nói thật thì giết chết bao tử. Nhưng không cho vào thì KHÔNG ĐƯỢC. Thôi thì đành tìm cách xóa sổ từ từ hết môn Lịch sử, rồi Địa Lý và Văn Học bằng cách chuyển qua môn “Công Dân và Tổ Quốc” để dạy học sinh Yêu Tổ Quốc XHCN (bao gồm Việt Cộng và Trung Cộng). Đúng là #ĐMCS (Đổi Mới Cuộc Sống từ Độc Lập Tự Do sang Nô Lệ).


Nhìn lại chương trình Giáo dục hiện nay, không riêng gì môn lịch sử, mà tất cả các môn học đều bị cái môn chính trị “Sọt rác Mac-Lê-Mao” thọc tay vào từ rất lâu và đang trong quá trình tiếp tục. Từ những hình ảnh cờ 6 sao trong sách GK mẫu giáo đến đổi thay cụm từ quân xâm lược Hán Tống Nguyên Minh Thanh thành giặc phương Bắc. Đưa tiếng Hoa vào môn sinh ngữ đến những âm mưu khôi phục “danh dự” cho những tên bán nước như “Mạc Đăng Dung”.


Xã hội hóa những trò bố láo nhằm bẻ cong lịch sử đất nước và dân tộc với hàng loạt những vinh danh anh hùng rởm kiểu Lê văn Tám, Võ thị Sáu, Phan thị Ràng, Nguyễn văn Trỗi… tổ chức hàng loạt các lễ hội, festival gọi là tôn vinh những anh hùng dân tộc chống Pháp, chống Mỹ, làm biến tướng hoặc thủ tiêu những lễ hội, những địa danh từng một thời hiển hách trong công cuộc chống quân xâm lược Hán, Tống, Nguyên, Minh Thanh, Tàu Cộng như Phát Ấn Đền Trần, Núi Yên Tử, Sông Bạch Đằng, Ải Chi Lăng, Đống Đa, Vân Đồn, sông Như Nguyệt, Lễ tưởng niệm 6 vạn dân quân trong cuộc chiến Việt Trung năm 1979 hay hoàn toàn dấu nhẹm sự kiện Trường Sa năm 1988. Cho tới Đền Hùng mà chúng cũng không tha, nào trấn yểm bùa chú, nào tạo ra những kỷ lục bá láp bá xàm. Kể cả một câu trong phần lời nói đầu của Hiến Pháp năm 1980 của chính chúng đặt ra khi nhận một bài học của quan thầy cũng bị thủ tiêu, khi quay đầu bám đít. “Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhân dân ta tiến hành tổng tuyển cử tự do trong cả nước, thực hiện thống nhất Tổ quốc. Tháng 7 năm 1976, nước ta lấy tên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hòa bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam-pu-chia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình.”.


Bọn chúng không thủ tiêu môn lịch sử mà bẻ cong nó. Mục đích chính yếu của cái gọi là tích hợp với môn “Công Dân và Tổ Quốc” chính là để nâng cao lịch sử Đảng, một thứ lịch sử mang đầy tính dối trá vong bản và nô lệ, để hướng giới trẻ, thay vì yêu tổ quốc Việt Nam thì yêu “tổ quốc XHCN”


Dư luận trong và ngoài nước đang ồn ào về vấn đề này. Và luôn đặt ra giữ môn Lịch sử độc lập hay tích hợp lại với môn “Công Dân và Tổ Quốc”. Nhưng không nói lên cái cốt lõi của vấn đề là “Nội dung của môn lịch sử như thế nào để đảm bảo tinh khách quan và tôn trọng sự thật lịch sử”. Nếu như thế thì tích hợp hay không thỉ cũng vậy thôi. Còn như hiện nay thì cứ tích hợp vào để rồi nó chìm mất hẳn trong cái tình yêu “Tổ quốc XHCN” thì hóa ra hay. Chớ dạy lịch sử theo cái kiểu Quang Trung và Nguyễn Huệ là bạn chiến đấu thì chỉ tổ báo đời.


Vấn đề còn lại

Hiện nay, internet là một kho sử liệu khổng lồ về lịch sử và liên quan đến lịch sử Việt Nam do các nhà nghiên cứu lịch sử trong và ngoài nước (cả những tác giả người ngoại quốc). Riêng ở trong nước thì có rất nhiều người có thư viện riêng, tủ sách riêng, cả những phòng internet, số người sử dụng internet ở VN cũng khá cao; 30.800.000 người hơn phân nửa số đó hàng ngày dán mắt mắt vào Smartphon, Ipad, màn hình vi tính để tào lao xích đế trên FB hay những trang Web sex, thì người hiểu biết và có tâm với vận mệnh nước nhà và hào khí dân tộc nên lập những trang Web chuyên về lịch sử, sưu tầm những bài viết có giá trị, sắp xếp lại nội dung, phù hợp theo từng giai đoạn lịch sử để dễ truy cập, hoặc tổ chức các CLB trao đổi tìm hiểu về Văn-Sử-Địa, giới thiệu những trang Web với nhau hoặc những trang có sẵn như:


- http://nghiencuulichsu.com/
- http://reds.vn/index.php/lich-su
- http://hon-viet.co.uk/
- www.thivien.net/
- http://www.cadaotucngu.com/Phorum/
- http://e-cadao.com/danhmuc.htm ...
- http://www.vietnamvanhien.net/kimdinh.html
...


Tất nhiên những nội dung của những bài viết, những trang Web như vậy được viết ra, được thiết lập theo những góc nhìn khác nhau và thường thì chỏi nhau nhưng lại cho chúng ta những tư liệu khác xác thực. Vẫn biết Lê Tắc là một tên phản bội, bán nước nhưng giá trị của An Nam Chí Lược là không thể phủ nhận. Vấn đề là người tiếp cận những tư liệu này sử dụng nó như thế nào? Suy cho cùng thì chủ nghĩa Cộng Sản dù được rao giảng bằng những lời lẽ đầy nọc độc và người ta phải tiếp nhận nó dưới họng súng nhưng đâu có nghĩa là tất cả những người nghe đều trở nên xấu xa tàn độc như Cộng Sản.


Hơn một ngàn năm (111tcn-938scn) đất nước chìm trong nô lệ nhưng vẫn con đấy một dân tộc, một non sông và một nền văn hóa. Đây là một bài học lớn. Giờ đây chúng ta phải trả bài thôi.


Đã đến lúc Toàn Dân Dạy và Học Văn Sử Địa. Chớ để mấy thằng dạy sử theo kiểu bố láo này là chết cả một non sông.


Xin đừng cãi cọ với những âm mưu “Hán hóa” về cái việc làm trời ơi này của bọn CS bán nước, vì việc này như đàn gãy tai trâu, mà hãy làm cái nhiệm vụ nhỏ xíu của mình “Giúp cho thế hệ trẻ đừng quên mất cội nguồn để còn dũng khi và tư cách để “YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM”


24/11/2015
Vũ Bất Khuất
nga  
#8 Đã gửi : 25/11/2015 lúc 09:19:37(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Hãy lấy chuyện gần mà nói sử xa

Cuộc tranh cãi để riêng hay trộn Lịch sử vào hai môn “Giáo dục công dân” và “An ninh quốc phòng” cho thành môn mới “Công dân với Tổ quốc" đang diễn ra ở Việt Nam chỉ rối ren thêm nếu không ai dám nói “học sử như bây giờ thì thà đừng học còn hơn.”


Sau đây là những lý do dựa theo chuyện gần để nói tại sao:


Bắt đầu từ chuyện Hoàng Sa và Trường Sa. Sử ta từ Thế kỷ 17 đã chứng minh Việt Nam là chủ nhân ông duy nhất trên hai quần đảo này. Khi quân Trung Hoa đánh chiếm tháng 1/1974 từ tay Quân đội của nhà nước Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam thì đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khi ấy làm chủ nửa nước ở miền Bắc, không dám phản đối.


Tại sao không phản đối thì câu chuyện kể của ông Dương Danh Dy, một chuyện gia về Trung Hoa, về lý giải của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch vào thời điểm xảy ra vụ Hoàng Sa đã nói được những gì?


Báo Tuần Việt Nam của Bộ Thông tin và Truyền thông CSVN, trong số ra ngày 6/1/2014 viết: “Nhân kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa, 19.1.1974, có một băn khoăn của nhiều người là tại sao lúc đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại không lên tiếng.


Có phải chăng như sử gia Nguyễn Đình Đầu đã nghĩ rằng tình đồng chí giữa những người Cộng sản lúc đó còn lớn hơn lãnh thổ?"


Tuanvietnam có cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu Trung Quốc lão thành Dương Danh Dy - người có may mắn biết được nội tình câu chuyện.


Phóng viên: Có một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là, hồi Trung Quốc đánh Hoàng Sa đầu năm 1974, tại sao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại không lên tiếng phản đối?


Và, đối với một số người, thậm chí còn đặt vấn đề nặng hơn là Việt Nam lúc đó đã nể, sợ Trung Quốc. Thậm chí không ít người còn chỉ trích Ban Lãnh đạo Việt Nam lúc đó còn đặt tình đồng chí cao hơn lãnh thổ quốc gia?


Dương Danh Dy: “Tôi xin nói rằng đó chính là câu hỏi mà tôi cũng thắc mắc cách đây 40 năm, khi còn là một tổ trưởng theo dõi quan hệ Việt - Trung. Tất nhiên, tôi phàn nàn với mấy anh bạn đồng nghiệp thôi. Nhưng không hiểu sao, ông Nguyễn Cơ Thạch, lúc đó là Thứ trưởng Ngoại giao, nghe được, và cho gọi tôi lên gặp ông.


Ông Thạch, vốn rất quý tôi vì biết rõ tính ngay thẳng của tôi, đã nói luôn:


"Dy ơi, sao cậu dại thế! Đất nước đã thống nhất chưa? Thống nhất đất nước so với việc Trung Quốc chiếm nửa Hoàng Sa thì cái nào lớn hơn?


Cậu có biết rằng viện trợ của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu dành cho chúng ta chủ yếu đi qua đường nào? Rồi cậu chắc biết hơn những người khác rằng Trung Quốc viện trợ cho chúng ta như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ...


Thế mà bây giờ, vì cái chuyện Hoàng Sa, mà đằng nào họ cũng chiếm của Việt Nam rồi, chúng ta lên tiếng, đã không làm được gì còn ảnh hưởng tới sự nghiệp lớn hơn."


Lúc đó, ông Thạch chỉ nói cho tôi đến thế thôi, và tôi cũng thông.”


Ông Dy “thông” nhưng lịch sử thì không vì vào năm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi Công hàm cho Thủ tướng Trung Hoa Chu Ân Lai nhìn nhận chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc trên Hoàng Sa và Trường Sa.


Do đó, chuyện Chính phủ miền Bắc, vì ơn nghĩa với sự giúp đỡ của Trung Quốc và vì tham vọng đánh chiếm cho được miền Nam nên người Cộng sản không coi nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quan trọng cho bằng giữ trọn tình nghĩa với Trung Hoa.


Bây giờ, có muốn sáng mắt ra cũng đã quá muộn vì lỡ há miệng nên phải mắc quai và bị lịch sử nguyền rủa là chuyện tất nhiên.


Về cuộc chiến ở Hoàng Sa giữa Quân đội Việt Nam Cộng hòa và quân Trung Quốc tháng 1/1974 thì sách “Việt Nam-Những sự kiện Lịch sử 1945-1975” của Viện sử học-Viện Khoa học Xã hội chỉ viết: “Ngày 19 tháng Một-1974, Trung Quốc cho hải quân tiến đánh quân ngụy Sài Gòn và chiếm quần đảo Hoàng Sa. Ngày 20 tháng Một-1974, Trung Quốc cho máy bay ném bom xuống ba đảo Hữu Nhật, Quang Anh và Hoàng Sa, sau đó quân Trung Quốc đánh chiếm phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa. Đồng thời Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố về tình hình quần đảo Hoàng Sa để biện hộ hành động của họ.


Đại diện chính quyền Sài Gòn tại Liên Hiệp Quốc gửi Công hàm thông báo hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc tại Hoàng Sa cho Hội đồng Bảo an và Tổng Thư ký Liên hợp quốc. Chính quyền Sài Gòn thông báo tình hình Trường Sa cho các bên Định ước Pari và các nước khác trên thế giới.”


74 người lính Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh tại cuộc chiến này, nhưng cuốn sách không nói gì đến họ. Cho đến bây giờ, 41 năm sau, họ vẫn bị đảng và nhà nước CSVN kỳ thị, coi như không phải là những người Việt Nam đã chết vì chống giặc Trung Quốc xâm lược lãnh thổ của Tổ tiên để lại.


Đáng chú ý là cách hành văn và dùng chữ của những cán bộ biên soạn sách “Việt Nam-Những sự kiện Lịch sử 1945-1975” đã lộ ra chân tướng không coi Hoàng Sa là của cả nước Việt Nam mà của riêng miền Nam. Bây giờ Chính phủ ở miền Nam không còn nữa nên Chính phủ Cộng sản kế thừa nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có trách nhiệm gì với Hoàng Sa hay sao?


Vì vậy sách sử của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa không có dấu vết gì về biến cố hệ trọng này. Tại sao? Giấu đi có được không? Người Việt Nam, các thế hệ người Việt bị ngăn cấm biết chuyện Hoàng Sa để làm lợi cho ai?


Đến cuộc tấn công chiếm 7 đảo và đá ở quần đảo Trường Sa của quân Trung Quốc diễn ra ngày 14/3/1988, 14 năm sau biến cố Hoàng Sa, có 64 người lính Quân đội Nhân dân hy sinh tại đây.


Vậy mà, không có bất cứ một dấu vết gì của cuộc chiến Trường Sa được ghi lại trong Sách “Việt Nam-Những sự kiện Lịch sử 1975-2000”. Trang 316 của sách này chỉ ghi lại những sự việc “Từ ngày 11 đến 12 tháng 3, 1988” ghi lại sự kiện “Khai mạc đại hội đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ lần thứ năm” rồi tiếp theo “Từ ngày 15 đến 17 tháng Ba, 1988”, ghi sự việc "Ngành Nội thương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả bước đầu chuyển hoạt động thương nghiệp sang hoạch toán kinh doanh XHCN (Xã hội Chủ nghĩa)."


Ai cũng biết hai ngày 13 và 14 tháng 3, 1988 là thời gian quân Tầu hạ sát và thâu tóm lính Việt Nam còn sống sót ở Trường Sa.


Trong khi ấy thì tài liệu của Bách khoa Toàn thư (mở) viết: “Hải chiến Trường Sa 1988 là tên gọi của cuộc chiến trên biển Đông năm 1988 khi Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa đưa quân chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Do ba bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Nhân dân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ, đánh trả và cuộc chiến nổ ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Phía Việt Nam mất ba tàu vận tải của hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam đã thiệt mạng. Trung Quốc bị hư hại tàu chiến, thương vong 24 thủy binh. Kể từ đó Trung Quốc đã chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số đá ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.


Trong các tài liệu của Hải Quân Việt Nam, sự kiện này được biết đến với tên gọi CQ-88 (Chủ quyền-88).”


Như vậy thì lịch sử đau thương của cả Hoàng Sa và Trường Sa đã bị xóa đi không thương tiếc thì môn sử có lý do tồn tại để tiếp tục bị bôi nhọ không?


Hương hồn của 76 lính VNCH và 64 lính CSVN hy sinh vì chống lại quân xâm lược Tầu ở Hoàng Sà và Trường Sa đã bị bỏ quên sẽ nghĩ gì về chế độ và những người còn sống, nhất là các thế hệ con cháu sau này?


Chiến tranh biên giới phía Bắc


Nối tiếp chuyện Hoàng Sa-Trường Sa phải kể đến biến cố cuộc chiến biên giới phía Bắc giữa Việt Nam và quân xâm lăng Trung Quốc từ 17/2 đến 18/3/1979, và sau đó tiếp tục lần 2 từ 1984 đến 1987 trong vùng Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.


6 Tỉnh biên giới gồm Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên và Quảng Ninh đã bị 600 ngàn lính Trung Quốc tấn công giết hại trên 40 ngàn quân và dân.


Tư liệu của Việt Nam kể: “Ngày 12/7/1984, quân đội Việt Nam phản công giành lại những điểm cao bị Trung Quốc chiếm giữ ở Vị Xuyên (Hà Giang), 820 chiến sĩ đã bị thương, sư đoàn 356 có khoảng 600 người hy sinh.


Tháng 2/1979, Trung Quốc đồng loạt tấn công vào biên giới sáu tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới Việt Nam đã dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều, đánh bại "chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại" của quân Trung Quốc, buộc họ phải rút khỏi Việt Nam vào ngày 18/3.


Dù Trung Quốc rút quân, nhưng trong thư gửi chiến sĩ, đồng bào các tỉnh biên giới quân khu 2, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng lúc bấy giờ nhấn mạnh: "chiến sĩ đồng bào cần nêu cao cảnh giác, vì kẻ địch còn ngoan cố và tiếp tục gây thêm nhiều tội ác mới. Cần tăng cường đoàn kết các dân tộc anh em, đoàn kết quân dân, đoàn kết phía trước và phía sau, thực hiện tốt hơn nữa cuộc vận động “phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu” của các lực lượng vũ trang nhân dân".


Tài liệu chính thức của Việt Nam kể tiếp: “Đúng như lời dự đoán, Trung Quốc không hoàn toàn rút quân mà vẫn duy trì lực lượng ở biên giới và lãnh thổ Việt Nam khiến cho chiến sự tiếp diễn suốt 10 năm sau đó.


Thị xã Hà Giang đầu năm 1984, đường phố hối hả với đủ loại xe vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược… lên trận địa…Từ tháng 4/1984, súng nổ không ngừng ở biên giới Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang). Trung Quốc dùng cả bộ binh và pháo binh, tấn công chiếm một số điểm cao ở vùng núi Hà Tuyên…


Lấn chiếm biên giới tại mặt trận Thanh Thuỷ, Vị Xuyên là một phần cuộc chiến tranh phá hoại mà Trung Quốc tiến hành từ sau thất bại của cuộc chiến xâm lược quy mô lớn trên các tỉnh biên giới phía Bắc tháng 2/1979. Đây là một dạng chiến tranh đặc biệt về phương thức tác chiến, vũ khí sử dụng, thời gian và không gian… Trung Quốc vừa dùng máy bay, thám báo, biệt kích luồn sâu sang đất Việt Nam nắm tình hình, vừa kết hợp bắn cấp tập pháo cối, chế áp các điểm cao, trục đường giao thông và lực lượng bộ binh tấn công lấn chiếm đất ta. Cách đánh của chúng không theo quy luật, không kể ngày đêm, tập trung mật độ lớn với mức độ hủy diệt vào những khu vực trọng điểm như đồi Đài, Cô Ích, cao điểm 685, Cót Ép, khu 4 hầm. Số lượng đạn, pháo cối địch sử dụng trung bình mỗi ngày từ 10.000 đến 20.000 quả. Có ngày tới trên 65.000 quả (7/1/1987).”


Trong số tội ác ghê tởm của lính Trung Quốc, tư liệu Việt Nam đã ghi lại vụ thảm sát ngày 9 tháng 3/1979 tại thôn Đổng Chúc, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, khi quân Trung Quốc đã “dùng búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ suối. Trong thời gian chuẩn bị rút quân, Trung Quốc còn phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ các công trình.”


Nhưng sách “Việt Nam-Những sự kiện Lịch sử 1975-2000” chỉ ghi vỏn vẹn ở Trang 109: “Từ ngày 17 tháng Hai đến 18 tháng Ba-1979 Quân đội và nhân dân Việt Nam giành thằng lợi trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biện giới phía Bắc.”


“Ngày 17-2-1979, Trung Quốc huy động lực lượng với 32 sư đoàn, mở cuộc tiến công dọc biên giới phía Bắc từ Quảng Ninh Lai Châu.


Để bảo vệ toàn vẹn toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, quân và dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã trực tiếp chiến đấu. Đến ngày 18-3-1979, quân Trung Quốc rút ra khỏi lãnh thổ nước ta.”


Sách này không có chữ nào nói về cuộc chiến đẫm máu thứ 2 giữa Việt Nam và Trung Hoa từ 1984 đến 1987 xảy ra ở núi Lão Sơn (cao điểm 1509, tức Núi Đất), vùng Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.


Như thế thì sách in ra để làm gì, ngoài mục đích để bôi nhọ và nói láo với lịch sử?


Học tập cải tạo-thuyền nhân


Ngoài ra cũng không người Việt Nam nào có thể quên được 2 chuyện đau thương do người Cộng sản gây ra sau khi họ chiếm miền Nam năm 1975.


Đầu tiên là quyết định đem từ miền Bắc vào Chế độ cải tạo lao động rập theo khuôn mẫu của Trung Quốc đối với binh lính chế độ Việt Nam Cộng hòa hay những người tham gia phục vụ cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước 1975.


Tài liệu của Bách khoa Toàn thư (mở) viết: “Chính quyền Cộng hòa Miền Nam và Đảng Lao động Việt Nam đề ra bốn thành phần cần phải tập trung đưa đi cải tạo:


- "Ngụy quân": sĩ quan từ cấp úy đến cấp tướng;
- "Ngụy quyền": cảnh sát, tư pháp, hành chánh;
- “Đảng phái phản động: đảng viên hoạt động từ cấp quận trở lên;
- “Đầu hàng, phản bội: hồi chánh.


Ngoài ra có những người không thuộc bốn diện trên nhưng có hoạt động người cộng sản cho là chống phá như nhà văn, nhà báo, liệt kê và "biệt kích cầm bút" cũng phải đi học tập cải tạo.'


Công việc triệu tập các đối tượng để đưa đi học tập cải tạo bắt đầu từ Tháng Năm, 1975. Đối với hạ sĩ quan (cấp úy trở xuống), sau trình diện thì phải theo học một khóa chính trị ngắn rồi được cấp giấy chứng nhận để cho về. Đối với các cấp chỉ huy thì có lệnh trình diện bắt đầu từ ngày 13 đến 16 Tháng Sáu, 1975. Chiếu theo đó thì sĩ quan sẽ đi học tập 15 ngày trong khi các viên chức dân sự cùng những đảng viên các tổ chức chính trị của miền Nam thì thời gian học tập là một tháng. Người trình diện phải mang theo 21 kilôgam gạo làm lương thực trong đó có mọi ngành từ quận trưởng trở lên hoặc đối với các viên chức hành chánh là trưởng phòng trở lên. Các văn nghệ sĩ cũng phải ra trình diện.”


Đó là cách nói ngon ngọt của những kẻ “chiến thắng” Cộng sản miền Bắc dành cho “người bại trận” miền Nam. Thực tế thì khác.


Tất cả tù nhân phải lao động cực nhọc nhưng thiếu ăn và không được chăm nom sức khỏe. Đã có rất nhiều người bị giam tới 17 năm và có nhiều người nổi tiếng đã chết trong tù như nguyên Thủ tướng Phan Huy Quát, nguyên Phó Thủ tướng Trần Văn Tuyên và Thi sỹ Vũ Hoàng Chương.


Bách khoa Toàn thư mở cũng ghi: “Sau năm 1975 ở miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. Riêng ở Sài Gòn có 443.360 người ra trình diện, trong số đó có 28 viên tướng, 362 đại tá, 1.806 trung tá, 3.978 thiếu tá, 39.304 sĩ quan cấp úy, 35.564 cảnh sát, 1.932 nhân viên tình báo, 1.469 viên chức cao cấp trong chính quyền, và 9.3306 người trong các đảng phái “phản động…Tổng cộng có đến hơn 80 trại cải tạo phân bố trên toàn đất nước, nhất là những vùng biên thùy.”


Sách “Việt Nam-Những sự kiện Lịch sử 1975-2000” không có chữ nào về kế họach lao động cảo tạo giả hiệu của đảng CSVN.


Chuyện kế tiếp phải kể là tội ác của đảng CSVN và phe chiến thằng đối với số hàng chục ngàn người, kể cả trẻ em, đàn bà và người già đã bỏ mình ở Biển Đông và trên đất liền trên đường vượt biên tìm tự do từ sau năm 1975.


Cả thế giới tự do và nhân bản đã chấn động. Nhiều nước ở Á Châu như Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Nam Dương, Nhật Bản, Thái Lan và bán đảo Hồng Kông đã tham gia chiến dịch cứu vớt và cho người sống sót tạm trú trước khi được định cư ở các nước thứ ba.


Chính quyền Việt Nam không hề mảy may có phản ứng nào của con người, nói chi đến tình nghĩa đồng bào. Đã có thời gian từ 1978 đến 1979 khi xung đột Trung-Việt căng thẳng, nhà nước CSVN đã tổ chức đuổi người Việt gốc Hoa ra khỏi Việt Nam để lấy của và đòi tiền mãi lộ.


Sách sử Việt Nam thời Cộng sản cũng đã làm ngơ để phủi trách nhiệm trước lịch sử.


Đánh tư sản mại bản


Cuối cùng cũng đừng quên tội ác kinh tế của nhà nước Cộng sản đối với dân miền Nam và nền kinh tế thời Việt Nam Cộng hòa.


Quyết định số 100/CP ngày 12/04/1977 của Phó Thủ tướng Phạm Hùng đã đưa ra “chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thương nghiệp tư nhân ở các tỉnh phía Nam.”


Quyết định viết: “Trên cơ sở xây dựng và phát triển thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp hợp tác xã theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng và Chính phủ, thực hiện xóa bỏ thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, xây dựng thị trường xã hội chủ nghĩa thống nhất, trong đó thương nghiệp quốc doanh giữ vai trò chủ đạo.”


“Thương nghiệp quốc doanh phải hoàn toàn nắm vững khâu bán buôn (bán sỉ) và phần lớn khâu bán lẻ, trước hết nhằm vào những mặt hàng thuộc nhu cầu thiết yếu đối với sản xuất, đời sống và xuất khẩu; trên cơ sở đó mà không ngừng mở rộng giao lưu hàng hóa có tổ chức, bảo đảm cho sản xuất không ngừng phát triển, cải thiện từng bước đời sống của nhân dân.”


Đây là chủ trương phá hoại nền kinh tế trù phú và tự do của miền Nam để hạ thấp đời sống của người dân miền Nam xuống hàng bần cùng như đồng bào miền Bắc. Mãi 10 năm sau khi Việt Nam đã sát bên bờ vực thẳm thì người Cộng sản mới mở mắt ra để thi hành chủ trương “Đổi mới hay là chết” năm 1986 thời Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh.


Sai lầm lịch sử này, cùng với chủ trương ăn cướp tài sản của những thương gia ở bên này chiến tuyến đã để lại vết đen không tẩy uế được cho nhà nước mới sau 1975.


Việc này có chứng minh trong Quyết định của Phạm Hùng:


- “Đối với các cơ sở kinh doanh thương nghiệp của Mỹ ngụy, của tư sản mại bản, của tư sản có tội đã bỏ trốn ra nước ngoài, của bọn ngụy quân, ngụy quyền có nhiều tội ác, của tư sản gian thương lớn, thì tịch thu và tổ chức thành quốc doanh.


- “Đối với các cơ sở kinh doanh thương nghiệp vắng chủ, mà không có người thừa kế hợp pháp, hoặc người đang quản lý không có đủ giấy ủy quyền hợp pháp, thì Nhà nước trực tiếp quản lý, sau này khi người chủ về, Nhà nước sẽ tùy từng trường hợp cụ thể mà giải quyết theo chính sách chung.


- Đối với một số người muốn xin hiến tài sản cho Nhà nước, sẽ xét và chấp nhận cho hiến theo đúng tinh thần quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 434/TTg ngày 30 tháng 10 năm 1976.


- Có thể trưng thu hoặc trưng mua những cơ sở và phương tiện kinh doanh còn tốt của tư sản thương nghiệp. Số tiền trưng mua sẽ được Nhà nước chuyển qua Ngân hàng Nhà nước và trả dần trong một số năm, tùy theo nhu cầu hợp lý về vốn để sản xuất và sinh hoạt của từng hộ tư sản.


Thương nghiệp quốc doanh có thể lựa chọn để sử dụng một số nhà tư sản có kỹ thuật và nghiệp vụ quản lý kinh doanh, trước đây quan hệ tốt với cách mạng và hiện nay có thái độ tuân thủ và chấp hành các chính sách, luật pháp của Nhà nước.”


Tất nhiên, Cuốn “Việt Nam-Những sự kiện Lịch sử 1975-2000” đã không dám ghi lại “những thành tích” này của người Cộng sản.


Ngoài ra cũng nên nhớ cách viết sử của người Cộng sản là quân ta luôn luôn thắng và địch lúc nào cũng thua to, để lại nhiều xác chết và vũ khí từng đống.


Tỷ dụ như họ đã nói phét như thế này: “Cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã giành được thắng lợi có ý nghĩa chiến lược. Chỉ trong một thời gian ngắn, ta đã diệt, loại khỏi vòng chiến đấu 147.000 tên địch (có 43.000 tên Mỹ), phá hủy 34 kho vật tư dự trữ chiến tranh của Mỹ ở miền Nam, phá tan 4200 trong tổng số 5400 “ấp chiến lược” ở miền Nam, giải phóng thêm 1,4 triệu dân…” (Trích Việt Nam-Những sự kiện Lịch sử 1945-1975).


Tuyệt nhiên không có số chết, bị thương và mất tích (hay bị bắt) của phía Lực lượng Cộng sản trong suốt mấy tháng trời giao tranh thì chỉ có là “quân Ma” mới không đánh mà thắng như thế!


Hơn thế nữa, làm sao mà số thiệt hại về người và vật chất của đối phương không có số lẻ mà lại toàn số chẵn tròn chĩnh đến hoa cả mắt?


Cũng liên quan đến Mậu Thân, sách Sử của Nhà nước cũng lơ luôn chuyện cả chục ngàn người dân và Quân-Cán-Chính VNCH bị lính Cộng sản thảm sát ở cố đô Huế trong thời gian 28 ngày họ chiếm đóng.


Như vậy, môn Lịch sử như cách viết bóp méo hiện nay thì có nên tồn tại không, hay xóa luôn cả chế độ đã bịa ra nhiều chuyện giả cho tiện việc sổ sách?


Bằng chứng như câu chuyện Bộ trưởng Tuyên truyền Cộng sản Trần Huy Liệu đã sáng chế ra nhân vật anh hùng giả tạo 18 tuổi tên Lê Văn Tám với hành động yêu nước là tự tẩm xăng vào người để chạy vào đốt kho xăng của Pháp ở Thị Nghè (Gia Định) ngày 1/1/1946.


Chuyện bịa đặt này cũng đã được dựng bảng tên đường và dạy ở trường học trong 69 năm qua thì chỉ có những người viết sử Cộng sản mới thông manh đến mức như thế. -/-

11/015
Phạm Trần
nga  
#9 Đã gửi : 25/11/2015 lúc 09:41:05(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Bỏ môn lịch sử làm gì?

Bộ Giáo Dục Việt Nam đã đưa ra một dự kiến bỏ môn Lịch Sử trong giảng dạy, chuyển môn này vào phần Giáo Dục Công Dân. Một cuộc hội thảo chính thức đã diễn ra , theo như lời của sử gia Dương Trung Quốc thì hội thảo này chủ đề là.

”“Tích hợp giáo dục lịch sử, giáo dục quốc phòng an ninh và giáo dục công dân hợp thành môn công dân với Tổ quốc trong chương trình giáo dục phổ thông mới” do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 3-11”

Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã lên tiếng phản đối dữ dội trước dự thảo này của bộ giái dục Việt Nam. Từ giáo sư Phan Huy Lê, sử gia Dương Trung Quốc đến nhiều nhân sĩ, trí thức khác.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ nguyên phó chủ nhiệm khoa lịch sử trường đại học sư phạm Hà Nội cho rằng việc làm này là có tội với tổ tiên, đất nước. Còn giáo sư Phan Huy Lê gọi đó là thủ tiêu môn lịch sử, ông sử gia Dương Trung Quốc bày tỏ nhẹ nhàng hơn rằng ông thất vọng việc bỏ môn lịch sử.

Thực tế cho thấy nhiều năm trở lại đây học sinh không thiết tha gì với môn lịch sử. Đỉnh điểm kỳ thi hồi tháng 7 năm 2015 mới đây tại một điểm thi chỉ có một thí sinh thi môn lịch sử, và cần đến 66 người coi cuộc thi này.

Không ai học như vậy, bỏ cũng là đúng. Nhưng trước tiên phải đi ngược lại vấn đền là tại sao học sinh không muốn học. Nguyên nhân do đâu. ?

Nguyên nhân môn lịch sử VN không thu hút được học sinh, bởi nó được soạn theo ý đồ chính trị của Đảng CSVN, của Ban tuyên giáo ĐCSVN…những nơi chỉ có lừa đối, tuyên truyền một chiều ngự trị, miễn sao là có lợi cho vai trò cầm quyền của Đảng. Ở môn học này những phần về lịch sử Việt Nam thời xưa được dạy sơ sài , chẳng hạn đến Ha Bà Trưng đánh giặc nào cũng không được nói rõ.

Như tấm bia lớn để giữa nghĩa trang liệt sĩ hy sinh trong cuộc chống Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc chỉ được ghi là hy sinh, hay những tâm bia tội ác chống quân Trung Quốc bị đục bỏ. Hai Bà Trưng cũng chỉ được ghi chung chung là đánh quân xâm lược. Ngược lại thì khắp nơi trên đất Việt Nam đầy rẫy tấm bia ghi tội ác đế quốc Mỹ, sách giáo khoa cũng chi tiết vậy. Lịch sử Việt Nam cả ngàn năm chống chọi trước âm mưu thôn tính của Trung Quốc. Bỏ môn lịch sử đi tức là xoá ký ức của dân tộc, làm lãng quên sự cảnh giác trước âm mưu xâm lược của Trung Quốc. Những cuộc kháng chiến chống phương Bắc đầy rẫy những hình ảnh oai hùng, có tác động khơi dậy tính dân tộc quật cường sẽ bị xoá bỏ. Nếu nhìn thấy việc các đài truyền hình Việt Nam, các nhà xuất bản ở Việt Nam cho ra liên tiếp và trình chiếu những tác phẩm của Trung Quốc, chúng ta có thể thấy đây hẳn là một ý đồ có tính toàn diện thôn tính tư tưởng người Việt, tẩy não cả một dân tộc nhằm mục đích thay thế hình ảnh Trung Quốc đầy dã tâm bằng một Trung Quốc thân thiện với Việt Nam.

Từ thời Hai Bà Trưng đánh giặc nào không biết, đến chiến tranh biên giới chống quân Trung Quốc hay sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa bị Trung Quốc cướp không có trong sách giáo khoa. Thay thế vào đó là quan hệ Việt Trung mười sáu chữ vàng, hữu nghị mà Đảng nhồi vào sách giáo dục công dân. Chắc hẳn thế hệ sau này sẽ chỉ biết đến một Trung Quốc tốt bụng và người anh em thân thiết với đảng cộng sản Việt Nam.

Cùng với bán tài nguyên, đất đai, biển đảo cho Trung Quốc. ĐCSVN đang rắp tâm bán nốt tư tưởng dân tộc cho Trung Quốc qua việc bỏ môn lịch sử bằng một thủ đoạn thâm hiểm là đầu tiên dạy sơ sài , dối trá cho học sinh chán. Tiếp theo vin vào lý do học sinh không muốn học để bỏ môn này, gom vào môn giáo dục công dân. Một cái tên nghe đã thấy nặng mùi tuyên truyền, nhồi nhét tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam. Học sinh Việt Nam sẽ không được giáo dục theo truyền thống tổ tiên nữa mà giáo dục thành con người của CNXH, con người của Đảng, của Mác, Lê Ninh, Hồ Chí Minh.

Chính phủ Việt Nam nói rằng hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đời này không đòi được, thì để đời con cháu sau này đòi. Nhưng với sự giáo dục như thế này thì liệu rằng con cháu đời sau lấy tinh thần nào để làm động lực đòi lại hai quần đảo ấy.? Cứ cái đà giáo dục, tuyên truyền đang diễn ra thì vài mươi năm nữa có khi thế hệ sau ở Việt Nam xin sát nhập vào Trung Quốc cũng chẳng có gì là ngạc nhiên. Bởi diễn biến tâm lý về mặt tư tưởng ấy đã được sắp thành lộ trình từ hàng chục năm trước giữa Cộng Sản Việt Nam và Cộng Sản Trung Quốc.

Bỏ môn lịch sử, mục đích duy nhất của chế độ CSVN ngày nay là nằm trong kế hoach thôn tính tư tưởng, nô lệ hoá dân tộc vào Trung Quốc sau này.

Đòi hỏi giữ nguyên môn lịch sử chưa đủ, cần phải đòi hỏi cải cách giáo trình môn học này, đưa những bài học chân thực và khách quan trong lịch sử vào giảng dạy. Nhà văn nổi tiếng Gamzatov nói rằng ” nêú anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, tương lai sẽ bắn vào anh bằng đạn đại bác ”. CSVN còn vượt quá hơn câu thành ngữ ấy, bằng cách xoá sổ quá khứ của dân tộc. Bằng một cuộc tẩy não mà chỉ có chế độ độc tài, phát xít hay dùng đến.

Hãy nghe lời tâm tình của Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Quốc Sử trả lời báo Một Thế Giới.

” Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Hầu hết những gì diễn ra hôm nay đều có nguồn cội, căn nguyên từ quá khứ, hay nói cách khác đó là sự tiếp nối của quá khứ. Bởi thế, muốn hiểu hiện tại, muốn hành xử cho đúng, không lệch lạc trong tương lai thì phải soi chiếu vào lịch sử.

Còn môn lịch sử, nó sẽ giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ một cách có hệ thống. Tuy nhiên, có nhận thức đúng về quá khứ hay không còn phụ thuộc vào quan điểm và phương pháp nhận thức, quan điểm và phương pháp nghiên cứu lịch sử, dạy và học sử của mỗi người.

Đất nước, cộng đồng hay cá nhân nào cũng cần đến vai trò của lịch sử. Với dân tộc Việt Nam, việc tìm hiểu lịch sử còn quan trọng hơn nhiều, bởi lẽ đất nước ta luôn bị đe dọa, xâm lăng, ngay cả lúc này. Vì vậy, việc tìm hiểu, dạy và học lịch sử là một trong những vấn đề sống còn của mỗi người trong cộng đồng dân tộc. Hơn nữa, Việt Nam đang ở trong thời kỳ hội nhập, học sử là để hiểu mình, hiểu người, giúp chúng ta biết mình đang ở tầm vóc nào, hiểu rõ bạn bè và kẻ thù của mình, từ đó sẽ hội nhập tốt hơn.”

Ở cương vị người trong nước, có lẽ phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Quốc Sử chỉ khái quát chung được đến thế , vì ngại vạch rõ mưu đồ của ĐCSVN. Nhưng dù chỉ khái quát thì cũng dễ thấy quan điểm khoa học đúng đắn của ông trình bày đại diện cho rất nhiều tâm tư của người dân Việt Nam.

CSVN đã bán hết phần xác thịt của đất nước như tài nguyên, chủ quyền cho Trung Quốc. Giờ đang đến lúc CSVN bán phần linh hồn dân tộc cho bọn quỷ dữ ngoại bang phương Bắc. Mọi người dân cần nhìn rõ thủ đoạn nham hiểm này để cất tiếng nói giữ gìn được sinh khí của dân tộc, hồn thiêng của sông núi. Không thể làm ngơ cho Cộng Sản, một thứ quái thai của loài người lộng hành, tác quái , bất chấp cả lương tri, đạo lý mà tự tung, tự tác như vậy được.

Theo Facebook Nguoibuongio

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.889 giây.