logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 13/12/2015 lúc 03:22:19(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết


Tóm lược: "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ" là một ca khúc do nhạc sĩ Trần Bảo Như phổ nhạc từ bài thơ của tôi cùng nhan đề. Nhạc sĩ

Trần Bảo Như đã biến một bài thơ tầm thường thành một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam đứng lên

chống lại chế độ cộng sản và đem lại chính nghĩa cho tổ quốc. Lời nhạc sửa đổi bài thơ giúp cho ý nghĩa và cách diễn tả thêm

phần hữu hiệu. Sự thực hiện đặc thù của bài hát hội đủ mọi sắc thái độc đáo của âm nhạc. Giai điệu và tiết tấu thay đổi phù

hợp với ý tưởng: buồn bã khi bày tỏ nỗi tiếc thương và thúc giục khi kêu gọi tuổi trẻ đứng lên. Phần hòa âm càng làm gia tăng

phẩm chất nghệ thuật qua sự phối hợp âm thanh từ những nhạc cụ một cách tài tình. Phầ̉n trình bày của các ca sĩ cũng rất độc

đáo, trộn lẫn giọng ca khắc khoải và hùng mạnh. Các minh họa, video clips, và hình ảnh phong phú hóa nội dung bài hát và làm

tăng giá trị lịch sử của lời ca.

Có người đề nghị tôi không nên viết bài phê bình về ca khúc "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ" vì lời ca của ca khúc đó lấy từ bài thơ

"Tiếng Gầm Tuổi Trẻ" của tôi (Cao-Đắc 2015a). Lời đề nghị thoạt nghe có lý vì tôi đóng góp một phần vào ca khúc "Tiếng

Gầm Tuổi Trẻ" và do đó bài phê bình của tôi về ca khúc này có thể sẽ không được trung thực, và có thể có những thiên vị

hoặc ca ngợi không công bằng. Tuy nhiên, tôi vẫn quyết định viết bài này vì có nhiều lý do.


Thứ nhất, tôi theo đuổi viết văn, làm thơ và các hoạt động nghệ thuật cho vui và chân lý trong nghệ thuật quan trọng hơn hết,

vượt xa cái tôi tầm thường. Thứ nhì, ngoài chuyện theo đuổi các hoạt động nghệ thuật, tôi cũng viết bài phân tích và bình luận

thi ca. Do đó không có gì lạ khi tôi viết bài phân tích hay bình luận về thơ của mình. Thứ ba, không có gì khác thường khi một

tác giả viết về tác phẩm của mình, vì đó là dịp tác giả khai triển thêm ý cho bạn đọc hoặc giải thích thêm về tác phẩm, và không

nhất thiết chỉ ca ngợi. Thứ tư, như sẽ được trình bày sau, bài thơ của tôi rất tầm thường không có gì để ca ngợi. Nhạc sĩ Trần

Bảo Như đã biến bài thơ tầm thường này thành một ca khúc tuyệt vời qua những sửa đổi lời cho thích hợp với giai điệu và tiết

tấu. Thứ năm, ca khúc "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ" không phải của tôi hoàn toàn. Thực ra, như sẽ được trình bày sau, đóng góp của

tôi trong ca khúc này rất nhỏ nhoi, và Trần Bảo Như mới xứng đáng là tác giả chính, không những về nhạc mà còn về lời ca.

Với những lý do đó, tôi không thấy có gì sai trái khi tôi viết bài về ca khúc "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ" và tôi mong độc giả coi bài

này như mọi bài khác tôi viết về âm nhạc,và đừng bị chi phối chỉ vì tên của tôi là người viết lời bài thơ.


Nguyên văn lời ca khúc "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ" như sau:


(Điệp khúc)
Em lê kiếp lưu vong trên quê mẹ.
Nơi đất người, tôi ngậm nỗi tha hương
Nụ cười em tắt dẫu trời vừa sáng
Tôi trở trăn, khi ánh nắng tan chiều


Sao em sống hoang mang đời tạm bợ?
Sao gục đầu ôm mối hận Biển Đông?
Trích máu tươi, hơi máu vẫn hực nồng
Mà sông núi cha ông giờ xa lạ


(Phiên khúc 1)
Nào tiếng trống vẳng vang hồi giục giã.
Sóng kêu gào lưu luyến bãi cọc chôn
Ải hoang vu, gió lốc hú gọi hồn
Đồn xưa vắng, khói giăng mờ xác giặc


Ngàn chiến tích đánh tan đoàn quân Bắc,
Gương hào hùng, ngàn năm sách sử ghi
Mảnh giang sơn, bao thế hệ ra đi
Lòng nung nấu, tan thịt xương giữ gìn.


(Điệp khúc)
Em lê kiếp lưu vong trên quê mẹ.
Nơi đất người, tôi ngậm nỗi tha hương
Nụ cười em tắt dẫu trời vừa sáng
Tôi trở trăn, khi ánh nắng tan chiều


Sao em sống hoang mang đời tạm bợ?
Sao gục đầu khóc mối hận Biển Đông?
Trích máu tươi, hơi máu vẫn hực nồng
Mà sông núi cha ông giờ xa lạ.


(Phiên khúc 2)
Tuổi xuân em chẳng cam làm con rối
Phất cờ vàng nêu chính nghĩa Việt Nam
Điểm mặt gian, tung xích bứt bạo tàn.
Toàn dân vẫn ngóng trông người tuấn kiệt


Này thanh niên, núi sông giờ nguy biến
Sư tử hùng sợ chi lũ cẩu hoang
Cùng xông lên, tiếng rống dậy giang san
Ngày chiến thắng trong gầm vang tuổi trẻ.


Trong bài này, tôi dùng "khán giả" để chỉ người nghe, người đọc, hoặc người xem. Ngoài ra, như thường lệ, tôi sẽ chú trọng

phần lớn vào ý nghĩa văn chương của lời ca, với vài nhận xét về các khía cạnh nhạc.


A. Bài thơ "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ," mà ca khúc này dựa vào, có nhiều khuyết điểm, nhưng nhạc sĩ Trần Bảo Như đã sửa đổi và biến một bài thơ tầm thường thành một ca khúc tuyệt vời.

Khi tôi viết bài thơ "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ," tôi chỉ muốn gói ghém lời kêu gọi tuổi trẻ đứng lên lật đổ chế độ cộng sản để lấy lại

chính nghĩa và đem vinh quang cho tổ quốc Việt Nam. Bài thơ khai triển ý tưởng từ bài thơ "Kiếp Lưu Vong" của Nguyễn Viết

Dũng (Cao-Đắc 2015b), và bài thơ văn xuôi "Uy Lực" của tôi (Cao-Đắc 2014a). Ngoài ra, vài khía cạnh trong bài thơ cũng lấy

rải rác từ các bài thơ khác của tôi như bài "Hẹn Gặp Nhau Sưởi Nắng Sài Gòn" (Cao-Đắc 2014b).


Một cách tổng quát, bài thơ "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ" là một bài thơ tầm thường, không có gì đặc sắc. Có vài kỹ thuật diễn tả đặc

biệt nhưng sự thực hiện thiếu tinh vi làm giảm tác dụng. Sau đây là những khuyết điểm của bài thơ "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ" mà

tôi nhận ra. Đương nhiên, có thể có nhiều khuyết điểm khác mà tôi chưa nhận ra. Trình bày những khuyết điểm về bài thơ giúp

độc giả hiểu rõ thêm vể̀ ý tưởng về bài thơ và ca khúc. Ngoài ra, đó cũng là dịp để khán giả nhận ra tài năng tuyệt vời của Trần

Bảo Như.


1. Bài thơ "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ" thiếu mạch lạc và ý tưởng không chặt chẽ:


Một tiêu chuẩn quan trọng cho một bài viết, nói, hay bất kỳ cuộc trình bày ý tưởng nào là sự mạch lạc và chặt chẽ trong ý

tưởng. Tiêu chuẩn này không hoàn toàn tuyệt đối và thường quan trọng cho các bài viết luận văn, bình luận. Cho các tác phẩm

có tính chất nghệ thuật, tiêu chuẩn này thường kém quan trọng, vì đôi khi, chính sự thiếu mạch lạc hay chặt chẽ đem lại giá trị

nghệ thuật. Tuy nhiên, khi một tác phẩm nghệ thuật mang một thông tin nghiêm trang như kêu gọi đấu tranh hoặc chống đối,

sự chặt chẽ của ý tưởng trở nên quan trọng để tạo tác dụng hiệu quả cho thông tin nghiêm trang đó, và tránh những hiểu lầm

hoặc diễn giải sai lệch.


Bài thơ "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ" trình bày lời kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam đứng lên lật đổ chế độ cộng sản và giành lại chính nghĩa

cho tổ quốc Việt Nam. Bài thơ dùng lời một người tha hương nơi đất người nói với người trẻ ở Việt Nam. Đoạn đầu bài thơ

dàn dựng lời tâm tình này qua vài cấu trúc diễn tả đặc biệt. Tuy nhiên, các cấu trúc đặc biệt này không những không đạt được

mục đích mà còn làm suy giảm ý nghĩa của bài thơ như sẽ được trình bày sau đây.


Trước hết là cách dùng đối xứng tạo tác dụng so sánh và tương phản, với mục đích làm nổi bật ý tưởng. Có nhiều khía cạnh

đối xứng: trẻ/ già, lưu vong/ tha hương, quê mẹ/ đất người, sáng hừng đông/ chiều tàn nắng, tắt nụ cười/ giật mình trăn trở.

Thứ nhì là cách dùng ẩn dụ: buổi sáng cho tuổi trẻ và chiều tàn cho tuổi già, và vẽ ra hai hình ảnh tương phản: tuổi trẻ lẽ ra vui

tươi nhưng lại buồn tủi ("tắt nụ cười"), tuổi già lẽ ra an phận nhưng lại lo âu ("giật mình trăn trở"). Ý tưởng còn được diễn tả qua

cách dùng chữ mạnh mẽ: "lê," "ôm," "tắt" và "giật mình."


Với những lựa chọn và sắp đặt công phu như vậy, hẳn là tôi phải có ý định gì. Thực vậy, tôi có ý định gói ghém ý tưởng WE

ARE ONE trong cuộc đấu tranh, bất chấp ranh giới, tuổi tác, và các khác biệt. Người già tha hương nơi đất người và người trẻ

lưu vong trên quê mẹ hợp tác nhau trong tinh thần nòi giống Lạc Hồng và tình thương yêu đồng bào. Đó là ý đầu tiên khi tôi

nghĩ các câu đầu. Thế rồi, không hiểu sao, ý đó bị quên đi, hoặc kém phần chú trọng. Kết quả là bài thơ mất sự chặt chẽ về ý

tưởng. Hình ảnh bi thương của người già tha hương và người trẻ lưu vong không tạo tác dụng vì phần cuối không nhắc đến

mối liên hệ này. Khán giả đọc xong bài thơ có cảm tưởng thiếu thốn và hụt hẫng. Thực ra, tôi cũng lác đác đưa ra mối liên hệ

này ("tôi có lời bộc lộ," "tôi nhắn lời thành khẩn"), nhưng không cứu vãn được. Đã thế, tôi còn tạo ra một hình ảnh khập khiễng

và thiếu cân xứng khi kêu gọi người trẻ "bỏ kiếp lưu vong" và "đứng lên hùng vĩ" ở đoạn chót. Thế còn người già thì sao? Có

"buông nỗi tha hương" và ủng hộ giúp đỡ người trẻ không? Không! Sự thiếu chặt chẽ này vô tình lộ ra một phản tác dụng. Bài

thơ dường như cho thấy sự ích kỷ của người già tha hương, chỉ biết xúi giục người trẻ nổi lên, và chẳng làm gì cả. Hình ảnh bi

thương và tương phản của người tha hương và kẻ lưu vong mất đi ý nghĩa, và còn tạo phản tác dụng. Còn gì tệ hại hơn?


Với lỗi nặng như vậy, làm sao cứu vãn được mà không phải sửa đổi quá nhiều?


Trần Bảo Như ra tay cứu vãn bằng vài sắp đặt và sửa đổi các câu thơ làm giảm sự thiếu mạch lạc và ý tưởng chặt chẽ. Những

sắp xếp và sửa đổi này có thể hoặc không được thực hiện một cách có ý thức, và rõ rệt để sửa chữa cái khuyết điểm đặc thù

này. Trần Bảo Như có thể nhận ra có cái gì "nghe không xuôi tai" và sửa đổi cho xuôi tai. Ngoài ra, Trần Bảo Như có thể thực

hiện một kỹ thuât nào đó cho một mục tiêu khác, nhưng vô tình sửa lại lỗi ý tưởng thiếu chặt chẽ này.


Một cách vắn tắt, Trần Bảo Như duy trì ý tưởng chặt chẽ bằng những thủ thuật sau: 1) Dùng đoạn đầu là phần cho điệp khúc

để lời được nhắc lại lần nữa như tiếng vang khiến ý tưởng được tái tạo; 2) Loại bỏ các câu "tôi có lời bộc lộ" và "tôi nhắn lời

thành khẩn" để xóa hình ảnh "một chiều" ích kỷ của người tha hương và làm gia tăng sự hợp tác trong cuộc đấu tranh; 3)

Chuyển câu hỏi có vẻ thách đố ("Sao em phải sống cuộc đời tạm bợ?/ Để hằng đêm khóc mối nhục Biển Đông") thành hai

câu hỏi khuyến khích nhắc nhở, cho thấy vai trò người già tha hương là ủng hộ tinh thần người trẻ đấu tranh ("Sao em sống

hoang mang đời tạm bợ?/ Sao gục đầu khóc mối hận Biển Đông?") và khuyên bảo nhẹ nhàng ("Tuổi xuân em chẳng cam làm

con rối").


Những sửa chữa đó giúp lấy lại thăng bằng cho ý tưởng, và khiến cho các ý tưởng phối hợp nhau và chặt chẽ hơn mà không

làm giảm khía cạnh gợi ý kín đáo của nghệ thuật. Khán giả cảm nhận được nỗi bi thương của người già tha hương và người

trẻ lưu vong. Ngoài ra, một cách độc đáo, với giai điệu chậm buồn trong phiên khúc diễn tả tâm trạng người già tha hương, ca

khúc còn tạo ra một tác dụng bất ngờ là gợi ra cái ý tưởng chua chát và bi thương của người già tha hương muốn đóng góp

đồng hành với người trẻ trong nước nhưng bất lực không làm gì hơn được ngoài những lời khích lệ tinh thần và những giúp đỡ

tinh thần và chia sẻ kiến thức.


2. Bài thơ "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ" có bố cục không cân bằng, giọng văn không nhất quán, và có lời không hiệu quả cho một bài

kêu gọi cho cuộc đấu tranh.


Bài thơ "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ" khá dài, gồm có 10 đoạn, mỗi đoạn có bốn câu. Bố cục của bài có thể tạm chia ra làm ba phần.

Phần dẫn nhập gồm hai đoạn đầu, giới thiệu nhân vật (tuổi trẻ tại Việt Nam và tình cảnh buồn tủi của kẻ lưu vong ngay trên quê

mẹ, người già tha hương và chuỗi ngày trăn trở nghĩ đến đất nước trong lúc gần đất xa trời). Phần thân bài trình bày lý do và

bối cảnh cho cuộc nổi dậy, gồm có 4 đoạn, từ đoạn 3 tới đoạn 6. Đoạn 3 và 4 nói đến chiến công lịch sử chống ngoại xâm và

nỗi tiếc nuối lịch sử oai hùng này dường như bị lãng quên. Đoạn 5 và 6 nói đến sự thối nát của nhóm cầm quyền cộng sản

làm tan nát quê hương và là lý do cho cuộc nổi dậy. Phần kết luận gồm 4 đoạn chót, kêu gọi tuổi trẻ dấn thân, thức giấc, và

cùng nhau gầm thét như sư tử chống lại tà quyền đem lại vinh quang cho tổ quốc.


Không có gì sai nặng nề cho bố cục như vậy. Tuy nhiên, lời văn/ thơ hơi luộm thuộm, thừa thãi, và thiếu hiệu quả; giọng văn/

thơ thay đổi đột ngột, không nhất quán; khiến cho bố cục thiếu cân bằng. Quan trọng nhất, đoạn nói lên sự thối nát của nhóm

cầm quyền không cần thiết, và còn làm suy yếu tinh thần cao cả của cuộc đấu tranh.


Một tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao là nhờ cách diễn tả sâu sắc và tinh tế. Những diễn tả dùng ẩn ý, gián tiếp, và gợi ý

thường hữu hiệu hơn những lời diễn tả trực tiếp rõ rệt, vì khán giả được lôi cuốn và tham gia vào việc suy tưởng. Khán giả

cảm thấy hứng thú vì đóng vai trò chủ động trong việc thưởng thức tác phẩm thay vì chỉ cảm nhận một cách thụ động. Điều đó

không hoàn toàn tuyệt đối mà còn tuỳ thuộc vào các khía cạnh khác và nội dung. Có những tác phẩm diễn tả ý tưởng trực tiếp,

rõ ràng, nhiều khi sống sượng và có phần mộc mạc, không bóng bẩy mài giũa, nhưng rất hiệu quả đem lại tác dụng mạnh trên

khán giả. Thí dụ các bài thơ của Nguyễn Chí Thiện.


Bài thơ "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ" có nhiều cách dùng mỹ từ, so sánh, tương phản, và ẩn ý, rất có hiệu quả đem lại suy tư và luyến

tiếc cho khán giả. Lời nhắc nhở đến biển Đông, quê hương bỗng nhiên xa lạ, và các chứng tích lịch sử (tiếng trống Mê Linh,

sóng Bạch Đằng) đủ cho khán giả biết lý do cho cuộc nổi dậy. Tuy nhiên, đoạn 5 và 6 vạch trần tội ác của cộng sản một cách

trực tiếp rõ ràng với cách dùng chữ mạnh bạo, thô lỗ, đi ngược lại với nét nhẹ nhàng thanh tao của các đoạn trước, khiến cho

khán giả ngỡ ngàng. Việc chuyển giọng văn đột ngột không có gì sai trầm trọng, nhưng nó dễ tạo ra phản ứng "chưng hửng"

và làm giảm tác dụng, nhất là cho các bài thơ đấu tranh hoặc chống đối. Trong các tác phẩm thi ca hoặc văn chương chống

đối hoặc đấu tranh, việc duy trì sự nhất quán trong ý tưởng và cách diễn tả rất quan trọng vì khán giả không muốn phải đương

đầu với những biến chuyển.


Trần Bảo Như nhận ra sự yếu kém này trong bài thơ, và đã cắt xén hoàn toàn đoạn 5 và 6, bỏ hết những lời kể tội và nguyền

rủa cộng sản. Nhờ vậy, ca khúc "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ" duy trì được giọng nhẹ nhàng thanh tao, ý tưởng kín đáo nhưng mạnh

mẽ. Ngoài ra, nhờ cắt xén hai đoạn này, và thu gọn các đoạn sau, Trần Bảo Như đem lại sự thăng bằng cho bố cục toàn bài.


3. Bài thơ "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ" có lời thơ dựa vào những bài thơ trước của tôi nên ý nghĩa không được rõ ràng và khó hiểu.


Khi tôi viết bài thơ "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ," tôi đã viết bài "Kiếp Lưu Vong" thảo luận về bài thơ của Nguyễn Viết Dũng và các

bài thơ khác như bài "Uy Lực" và "Hẹn gặp nhau sưởi nắng Sài Gòn." Một cách cố tình hoặc vô tình nhưng không tránh được,

tôi dùng lại những lời thơ và cách dùng chữ trong những bài thơ này. Với những câu dính líu với bài "Kiếp Lưu Vong" của

Nguyễn Viết Dũng, khán giả không có khó khăn gì, vì những câu này không có gì khó hiểu. Tuy nhiên, với những lời thơ dùng ý

của các bài thơ trước, nếu khán giả không đọc các bài thơ này thì sẽ không hiểu rõ ý, và nhiều khi còn hiểu lầm.


Một tác gỉả không nên giả sử khán giả quen thuộc hết các tác phẩm khác của mình. Đó là thái độ kiêu ngạo và coi thường

khán giả. Hẳn nhiên, tôi không hề có ý tưởng kiêu ngạo hoặc coi thường độc giả; nhưng tôi có sơ suất vài chỗ và có lẽ quá

"đắm say" trong ý tưởng của mình mà tưởng rằng các ý đó là của thiên hạ.


Đoạn quan trọng và có ý nghĩa của bài thơ là đoạn nói về các chứng tích lịch sử oai hùng mà dường như đã bị lãng quên. Đó

là các câu sau:


Tiếng trống nào vẳng từng hồi giục giã
Sóng kêu gào luyến tiếc bãi cọc chôn
Ải hoang vu gió lốc hú gọi hồn
Đồn xưa vắng khói phủ mờ xác giặc


Tôi cẩn thận lồng đoạn đó trong hai câu: "Nhưng sông núi sao bỗng nhiên xa lạ?" để diễn tà sự quên lãng ý chí oai hùng của

dân tộc Việt trong lịch sử, và "Bao chiến tích đánh tan đoàn quân Bắc" để xác nhận đó là những chiến tích lịch sử. Tuy nhiên,

với tình trạng đa số sinh viên học sinh không thích môn lịch sử và nhóm cầm quyền cộng sản đang thăm dò dự định "tích hợp"

môn lịch sử với các môn khác, lấy gì bảo đảm các khán giả trẻ hiểu được bốn câu đó nhắc đến các chiến tích nào?


Thực ra, khi tôi viết bài thơ, tôi cũng nghĩ đến hậu quả khán giả không hiểu tôi nhắc đến chiến tích nào. Nhưng lúc ấy, tôi cố

tình viết các chiến tích đó mà không có địa danh để nhấn mạnh sự lãng quên. Đó là cách dùng hình thức để bộc lộ nội dung.

Thí dụ, nếu bạn muốn nhấn mạnh việc bạn quên, hoặc nhớ, chuyện gì đó, thì bạn nên diễn tả sự quên, hoặc nhớ, đó qua hình

thức. Thí dụ, "Dạo này trí nhớ tôi kém quá. Tôi không nhớ tôi ăn món gì hôm qua ở quán gì đó bên cạnh văn phòng ông bác sĩ

nhãn khoa." Câu đó có hiệu quả hơn là câu "Dạo này trí nhớ tôi kém quá. Tôi không nhớ tôi ăn món gì hôm qua ở quán Chiêu

Anh Quán bên cạnh văn phòng bác sĩ Nguyễn Ngọc Thiện Chương."


Tuy nhiên, đây là một bài thơ kêu gọi và đấu tranh, không phải là một bài thơ kêu gọi tình cảm và gợi ý mơ hồ. Mọi việc nên rõ

ràng và minh bạch để tránh phản tác dụng. Một người không nhớ gì đến các chiến tích lịch sử Việt Nam sẽ tưởng bốn câu đó

là bốn câu tả cảnh sông núi hoang vu các nơi trên đất nước hoặc những sinh hoạt ca hát văn nghệ nào đó ("tiếng trống"). Tệ

hơn, với đám tuyên truyền cộng sản hoặc những người bị nhồi sọ, họ có thể diễn giải câu "Đồn xưa vắng khói phủ mờ xác

giặc" là trận Điện Biên Phủ.


Với những người còn nhớ chút ít lịch sử, họ có thể nhận ra một hai địa danh vì các chữ đặc thù. Thí dụ "Sóng kêu gào luyến

tiếc bãi cọc chôn" dùng chữ "bãi cọc chôn" vẽ ra hình ảnh cọc chôn dưới lòng sông Bạch Đằng trong các trận của Ngô Quyền

và Trần Hưng Đạo. Một số người có thể nhận ra "tiếng trống" "giục giã" là tiếng trống Mê Linh của Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, đa

số chắc sẽ không nhận ra "ải hoang vu" và "đồn xưa vắng" gán cho địa danh hoặc sự kiện lịch sử nào. Tôi viết bốn câu đó đi

theo sát bốn câu trong bài thơ "Hẹn gặp nhau sưởi nắng Sài Gòn" (Cao-Đắc 2014b) của tôi như sau.


Trống Mê Linh dư âm văng vẳng
Sóng Bạch Đằng nức nở thở than
Ải Chi Lăng hồn ma lẳng lặng
Khói Ngọc Hồi vương vấn tro tàn


Tôi không có ý là khán giả đã đọc bài thơ này và sẽ hiểu bốn chiến tích nào, nhưng tôi có cho dẫn tài liệu tham khảo trong bài

(Cao-Đắc 2015a). Dầu sao đi nữa, việc nhắc đến bốn chiến tích không rõ rệt có thể tạo ra phản tác dụng nếu khán giả không

biết đó là bốn chiến tích nào. Việc đó cũng không đến nỗi tai hại lắm, vì các câu sau đó xác nhận lại những chiến tích lịch sử.

Dù khán giả không biết chính xác chiến tích nào, họ cũng hiểu đó là các sự kiện lịch sử oai hùng miễn là họ đừng diễn giải sai

lệch theo tuyên truyền cộng sản.


Trần Bảo Như ý thức được chuyện đó, và có lẽ đồng ý với việc không tiết lộ địa danh để gia tăng giá trị nghệ thuật cho ca

khúc. Tuy nhiên, Trần Bảo Như đề nghị với tôi vẽ minh họa cho các trận Ải Chi Lăng và Đồn Ngọc Hồi để kèm theo bài hát, và

sẽ giúp giải thích thêm.


Một việc nữa trong bài thơ dùng lại ý bài thơ trước là câu "Ngày trở lại vang tiếng gầm tuổi trẻ." Nhóm chữ "Ngày trở lại" có thể

hơi khó hiểu, vì nó diễn tả sự trở lại sau khi đã bỏ đi. Câu đó thực ra mang ý nghĩa của bài thơ "Uy Lực" của tôi (Cao-Đắc

2014a). Bài thơ kể câu chuyện ̣đàn sư tử bị lũ linh cẩu đột biến đánh đuổi ra khỏi vùng thảo nguyên Phi châu. Bài thơ "Uy Lực"

là một bài phúng dụ, kể một câu chuyện với ngụ ý cho một chuyện khác hoàn toàn. Đám linh cẩu đột biến ám chỉ lũ cộng sản

tàn ác và đoàn sư tử là người dân Việt Nam. Câu chuyện kể sáu sư tử trẻ trở về vùng thảo nguyên cũ của cha ông mình để lấy

lại lãnh thổ. Nhóm chữ "trở lại" do đó không diễn tả sự trở về sau một cuộc ra đi theo ý nghĩa vật chất, mà sự trở lại để hồi

phục chính nghĩa tổ quốc, Sự trở lại này có thể được thực hiện bởi người Việt sống trong đất nước Việt Nam và/hoặc người

Việt hải ngoại.


Trần Bảo Như thấy sự mơ hồ dễ tạo ra hiểu lầm đó nên sửa lại lời ca thành "Ngày chiến thắng trong gầm vang tuổi trẻ." Nhóm

chữ "Ngày chiến thắng" không những phá tan sư thiếu chính xác của "ngày trở lại" mà còn tô điểm thêm ý nghĩa của bài hát vì

nó cho thấy kết quả của cuộc nổi dậy là sự chiến thắng của cuộc đấu tranh. Trong một tác phẩm đấu tranh hoặc chống đối, rất

quan trọng cho việc vạch ra kết quả của cuộc đấu tranh với từ ngữ chính xác, cụ thể, rõ rệt, và không mơ hồ.


Ngoài những sửa đổi chính yếu trên, Trần Bảo Như còn sửa lại cách dùng chữ, giúp cho ý nghĩa được mạnh mẽ thêm. Thí dụ

như chư "ngậm" thay vì "ôm" trong "ngậm nỗi tha hương." "hực" thay vì "còn" trong "hơi máu vẫn hực nồng," "giăng" thay vì

"phủ" trong "khói giăng mờ xác giặc." Đặc biệt, nhạc sĩ Nguyên Ca là người sửa, không rõ vô tình hay cố ý, "mối nhục Biển

Đông" thành "mối hận Biển Đông." Cả Trần Bảo Như và tôi đồng ý "hận" nghe hay hơn "nhục."


Một cách tổng quát, những sửa đổi này giúp sửa chữa những khuyết điểm và làm gia tăng giá trị nghệ thuật và đấu tranh rất

nhiều.
xuong  
#2 Đã gửi : 13/12/2015 lúc 03:25:29(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
B. Ca khúc "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ" kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam đứng lên chống đối nhà cầm quyền cộng sản để mang lại vinh quang cho tổ quốc.

Ý nghĩa bài hát khá đơn giản và một phần được giải thích ở trên. Sau đây là phần diễn giải thêm về ý tưởng trong lời ca. Trong

phần sau đây, khi nói về cách dùng từ ngữ trong lời nhạc, tôi dùng "tác giả" để chỉ Trần Bảo Như hoặc tôi tùy vào trường hợp.


Ca khúc mở đầu với lời giới thiệu về nhân vật: người già sống tha hương nói với người trẻ sống kiếp lưu vong ngay trên quê

hương xứ sở mình ("Em lê kiếp lưu vong trên quê mẹ/ Nơi đất người, tôi ngậm nỗi tha hương."). Ý nghĩa của câu "lê kiếp lưu

vong trên quê mẹ" đã được giải thích tỉ mỉ (Cao-Đắc 2015b). Đó là câu lấy từ bài thơ "Kiếp Lưu Vong" của Nguyễn Viết Dũng,

một thanh niên Việt Nam bị nhà cầm quyền cộng sản bắt với tội phá rối trật tự chỉ vì anh mặc quần áo giống như quân phục

của quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Câu đó hàm ý người trẻ cảm thấy quê hương mình trở nên xa lạ và anh sống như

sống trên xứ người. Với cách dùng chữ "lê kiếp" và "ngậm nỗi," tác giả đưa ra hình ảnh bi thương và buồn bã của hai người

sống cách xa nhau. Lời ca không cho biết mối liên hệ của hai người, nhưng tôi có ý định diễn tà hai người không có liên hệ

quen biết riêng tư cá nhân gì với nhau, mà chỉ là người già sống nước ngoài nói với bất kỳ người trẻ nào sống trong nước.


Người trẻ sống cuộc đời buồn bã trên xứ sở của chính mình ngay từ lúc còn trẻ và người già thao thức suy tư tuy đã tuổi già

("Nụ cười em tắt dẫu trời vừa sáng/ Tôi trở trăn, khi ánh nắng tan chiều"). Như trình bày ở trên, tôi dùng buổi sáng và tan chiều

là ẩn dụ cho tuổi trẻ (buổi sáng) và tuổi già (buổi chiều).


Cuộc sống lưu vong trên chính quê mẹ cho thấy cuộc sống hoang mang và tạm bợ, vì không biết tương lai quê hương đi về

đâu. Người trẻ gục đầu khóc cho việc chủ quyền đảo tại Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển Đông bị tước đoạt bởi Tàu cộng

("Sao em sống hoang mang đời tạm bợ?/ Sao gục đầu ôm mối hận Biển Đông?") "Ôm mối hận" cho thấy nỗi bực tức, có cái

gì chua chát và bất lực. Người trẻ biết mình vẫn còn giòng máu bất khuất Lạc Hồng, nhưng tại sao cảm thấy đất nước của cha

ông để lại trở nên xa lạ ("Trích máu tươi, hơi máu vẫn hực nồng/ Mà sông núi cha ông giờ xa lạ"). Với giòng máu Lạc Hồng,

dân Việt lẽ ra phải bảo vệ đất nước và duy trì nền độc lập không bị ảnh hưởng ngoại bang trong thời bình. Nhưng nhà cầm

quyền quỵ lụy Tàu cộng, nhường đất đai biển đảo, và chấp nhận ảnh hưởng của Tàu cộng trên nhiều khía cạnh. Đất nước Việt

Nam không còn thuộc về dân Việt nữa và nhà cầm quyền còn đàn áp dân khi dân biểu tình chống đối Tàu cộng.


Tiếng trống Mê Linh của Hai Bà Trưng nghe văng vẳng đâu đây, thúc giục nghĩa quân đánh quân Đông Hán. Sóng Bạch Đằng

luyến tiếc bãi cọc chôn dưới lòng sông đã tiêu diệt đoàn quân xâm lăng. Ải Chi Lăng bây giờ hoang vu chỉ còn những cơn gió

lốc thổi như tiếng hú kêu gọi hồn binh tướng Minh đã tan xương mất xác sau trận phục kích của nghĩa quân Lê Lợi. Đồn Ngọc

Hồi bây giờ vắng vẻ, khói sương mờ như khói súng đại pháo giăng phủ đầy xác giặc khi Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh vào

năm 1789 ("Nào tiếng trống vẳng vang hồi giục giã/ Sóng kêu gào lưu luyến bãi cọc chôn/ Ải hoang vu, gió lốc hú gọi hồn/

Đồn xưa vắng, khói giăng mờ xác giặc").


Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận cả ngàn chiến trận đánh tan quân phương Bắc. Biết bao nhiêu gương oai hùng được sử sách

ghi chép, trải qua bao thế hệ với lòng nung nấu hy sinh tan xương thịt để giữ gìn mảnh giang sơn gấm vóc của cha ông ("Ngàn

chiến tích đánh tan đoàn quân Bắc/ Gương hào hùng, ngàn năm sách sử ghi/ Mảnh giang sơn, bao thế hệ ra đi/ Lòng nung

nấu, tan thịt xương giữ gìn”).


Tuổi trẻ không thể cam phận làm con rối dưới sự chỉ huy của đảng cộng sản Việt Nam. Họ phải đứng lên phất cờ vàng là cờ

tượng trưng cho chính nghĩa của quốc gia Việt Nam có trước khi cộng sản cướp chính quyền. Người trẻ phải tung xiềng xích

ngục tù để bứt bạo tàn và chỉ tay điểm mặt những tên Việt gian thủ lĩnh trong giới cầm quyền cộng sản. Toàn dân Việt lúc nào

cũng ngóng trông người trẻ oai dũng đứng lên để đi theo và ủng hộ ("Tuổi xuân em chẳng cam làm con rối/ Phất cờ vàng nêu

chính nghĩa Việt Nam/ Điểm mặt gian, tung xích bứt bạo tàn/ Toàn dân vẫn ngóng trông người tuấn kiệt").


Hỡi các thanh niên, sơn hà bây giờ đang lâm cảnh nguy biến, với hiểm họa Hán hóa và suy đồi mọi phương diện, từ kinh tế, xã

hội, đến văn hóa, giáo dục. Là những người hùng dũng như sư tử, làm sao người trẻ sợ lũ công an bạo quyền như đàn chó

hoang. Do đó, tuổi trẻ phải cùng đồng lòng xông lên, hét vang tiếng rống đánh thức cả giang san. Tiếng gầm tuổi trẻ vang dội

khắp nơi trong ngày chiến thắng đem lại vinh quang cho tổ quốc ("Này thanh niên, núi sông giờ nguy biến/ Sư tử hùng sợ chi lũ

cẩu hoang/ Cùng xông lên, tiếng rống dậy giang san/ Ngày chiến thắng trong gầm vang tuổi trẻ").


C. Ca khúc "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ" có nhiều cấu trúc khác thường cho một bài nhạc đấu tranh, khơi động nỗi bi thương và kích động ý chí nổi dậy.

Trần Bảo Như biểu lộ khả năng khác thường trong ca khúc "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ" về phương diện âm nhạc và lời ca. Như đã

trình bày ở trên, Trần Bảo Như biến bài thơ tầm thường của tôi thành một tác phẩm tuyệt diệu với cách diễn tả tình cảm và kích

động tâm hồn khán gỉả một cách hữu hiệu. Ngoài việc sửa đổi lời nhạc, Trần Bảo Như trình bày lời nhạc qua những kỹ thuật

âm nhạc về giai điệu và tiết tấu một cách điêu luyện, làm tăng thêm giá trị và ý nghĩa của bài hát.


Như tôi đã viết nhiều lần trong các bài trước, một nhạc sĩ thường viết nhạc, diễn tả và sắp xếp giai điệu tiết tấu dựa vào năng

khiếu tự nhiên theo nguồn cảm hứng nào đó. Nhưng khi người nghe thưởng thức bài hát, người nghe nhận ra các kỹ thuật mà

nhạc sĩ dùng cho dù người nhạc sĩ không nhất thiết ý thức các kỹ thuật đó.


1. "Điệp khúc trước" và "thay đổi nhịp đột ngột" là hai khía cạnh sáng tạo độc đáo trong ca khúc "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ" tạo nên

tác dụng hữu hiệu trên khán giả.


Trần Bảo Như có nhiều sáng tạo trong ca khúc "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ" đem lại nét độc đáo và tăng giá trị nghệ thuật và đấu

tranh. Hai khía cạnh nổi bật nhất là cách dùng "điệp khúc trước" (chorus first) vả "thay đổi nhịp đột ngột."


a) Điệp khúc trước:


Đa số các bài hát thường có cấu trúc tương tự. Giống như một bài luận văn có nhập đề, thân bài, và kết luận, một bài hát cũng

có những phần có nhiệm vụ khác nhau. Những phần cùa một bài hát gồm có: dạo đầu (introduction), phiên khúc (PK) hay

đoạn thường (verse), điệp khúc (ĐK)/ tiểu điệp khúc (TĐK) (chorus/ refrain), đoạn nối (bridge), đoạn kết hoặc dạo cuối

(conclusion or outro) (Xem, thí dụ như, Cao-Đắc 2014c; Wikipedia 2015a).


Phần dạo đầu thường là nhạc và không có lời. Mục đích là chuẩn bị tinh thần cho người nghe. Phiên khúc (PK) (verse) hay

đoạn thường cho biết chi tiết của câu chuyện, sự kiện, hoặc hình ảnh mà nhạc sĩ muốn diến tả. Các bài hát Việt Nam thường

có ít nhất là hai phiên khúc có cùng cấu trúc nhạc điệu nhưng khác lời. Điệp khúc (ĐK) (chorus) là phần được lập lại y hệt cả

nhạc lẫn lời, và là phần chính của bài hát, chứa đựng ý tưởng chính yếu. Cường độ âm nhạc và cảm xúc thường mạnh hơn

phiên khúc. Tiểu điệp khúc (TĐK) (refrain) là một hay hai câu trong một phiên khúc, thường nằm ở cuối hoặc ở giữa phiên

khúc, và được lập lại để tạo một tác dụng nào đó (tóm tắt, nhấn mạnh, vần điệu) cho phiên khúc đó. Tiểu điệp khúc không

mang ý chính của toàn thể bài hát như điệp khúc, và thường chỉ có tác dụng trên phiên khúc đó mà thôi. Phần nối là phần

chuyển tiếp, có nhạc và lời khác với đoạn thường, và thường dùng để giảm bớt sự lập đi lập lại của các đoạn. Phần kết hoặc

outro là phần kết thúc bài hát, thường là tắt dần (fade-out) hoặc nhạc cụ (instrumental tag).


Một bài hát không nhất thiết là phải có đầy đủ các phần trên, có thể thêm các phần khác như tiền điệp khúc (pre-chorus), hoặc

không có phần nối. Có những bài bắt đầu bằng điệp khúc hoặc không có điệp khúc. Đa số nhạc Việt Nam có cấu trúc Phiên

Khúc + Điệp Khúc dưới dạng: A1 B A2 B, trong đó A1 và A2 là hai phiên khúc và B là điệp khúc.


Đa số ca khúc mở đầu bằng PK và theo sau là ĐK. Một trong những lý do ĐK thường xuất hiện ở phần sau của một bài hát là

ĐK thường chú trọng vào phần tình cảm (emotive) của bài hát, và emotive thường nên được khơi dậy từ từ và không nên đột

ngột. Phần mở đầu thường là PK vì PK chú trọng vào khía cạnh mô tả (descriptive) dẫn đến tình cảm (Ewer 2013a). "Diễn tả

tình cảm nhiều quá trong PK thường nguy hiểm vì khán giả chưa biết đủ về đề tài ca khúc. Vì vậy, phương thức thông thường

là mô tả trong PK, và tình cảm trong ĐK" (tlđd).


Tuy nhiên, quy luật đó không tuyệt đối. Có nhiều ca khúc mở đầu bằng ĐK để nhấn mạnh ý chính ngay lúc đầu cho tăng phần

mạnh mẽ. Bằng cách dùng ĐK trước, người viết nhạc trình bày phần đáng nhớ nhất của bài hát trước tiên, tạo tác dụng lâu dài

trên khán gỉả, vì ấn tượng đầu thường đáng ghi nhớ (tlđd). Thí dụ, bài "Mrs. Robinson" của Simon và Garfunkel mở đầu với

câu "And here's to you, Mrs. Robinson, Jesus loves you more than you will know." Đó là một câu đáng nhớ, đánh mạnh vào

tình cảm khán giả.


Một nguy hiểm của "ĐK trước" là dễ làm loãng ý, vì các đoạn PK bị chia ra và không móc nối chặt chẽ với ĐK. Do đó, để áp

dụng kỹ thuật này, người viết nhạc phải biết phối hợp các khía cạnh tình cảm (emotions), mô tả (descriptions), và hành động

(actions) một cách tinh vi. Trần Bảo Như áp dụng kỹ thuật "ĐK trước" một cách tài tình như trình bày sau đây.


Phần ĐK nói về nỗi buồn u uẩn và trăn trở của tuổi trẻ trên quê mẹ vả người già nơi xứ người. Phần PK thứ nhất nói đến các

chiến tích lịch sử oai hùng đánh tan quân xâm lăng từ phương Bắc. Phần PK thứ nhì nói đến sức mạnh của tuổi trẻ và kêu gọi

tuổi trẻ đứng lên lật đổ chế độ cộng sản để đem lại chính nghĩa cho tổ quốc.


Phần ĐK là khía cạnh tình cảm cốt lõi của bài hát. Để tạo liên kết chặt chẽ giữa ĐK và hai PK đi theo sau, Trần Bảo Như dựa

vào hai thứ nguyên (dimensions) quan trọng: nhân - quả (cause and effect) và thời gian. Không có mối liên hệ nào chặt chẽ

hơn liên hệ của nguyên nhân và hậu quả, và liên hệ thời gian. Khi cả hai mối liên hệ này được kết hợp cùng với nhau. kết quả là

một trình bày tuyệt mỹ.


Phần ĐK diễn tả tình cảm trong hiện tại. Mở đầu trong thời hiện tại là cách mở đầu tự nhiên và khán giả không phải nhọc nhằn

vận dụng trí tưởng tượng hoặc suy nghĩ thêm. Tình cảm đó là hậu quả của những mô tả (kiến thức, hiểu biết, ghi nhận) trong

quá khứ là những sự kiện lịch sử. Chính những chiến tích oai hùng này tạo nên nỗi u buồn trăn trở trước hiểm họa Hán hóa và

suy đồi về mọi phương diện. Nỗi u buồn trong hiện tại sau đó đóng vai trò là nguyên nhân cho hành động trong tương lai. Nỗi

u buồn đó biến thành cơn căm phẫn và giận dữ đưa đến cuộc nổi dậy của tuổi trẻ và tiếng gầm vinh quang trong chiến thắng.


Bằng cách dùng đoạn mở đầu là ĐK, Trần Bảo Như thiết lập một cấu trúc chặt chẽ, phối hợp mọi khía cạnh của diễn tả ý

tưởng, tạo nên tác dụng tình cảm và kích động trên khán giả.


b) Thay đổi nhịp đột ngột.


Trước hết, ta nên phân biệt rõ các yếu tố về "nhịp." Từ ngữ "nhịp" hay "nhịp điệu" thường dùng một cách lỏng lẻo và dễ tạo

lẫn lộn và hiểu lầm. "Nhịp" hay "nhịp điệu" nhiều khi chỉ những thông số định lượng trong âm nhạc như beat, tempo, rhythm,

measure, time signature, pace, flow, v.v. Tôi sẽ không thảo luận sự khác biệt về những từ ngữ có vẻ kỹ thuật này. Độc giả

không quen thuộc có thể đọc các tài liệu về âm nhạc để tìm hiểu thêm (Xem, thí dụ như, Wilbur, Ferrara). Trong bài này, tôi

dùng "nhịp" để chỉ vận tốc (tempo) và mức độ nhanh hay chậm của âm thanh (Wikipedia 2015b).


Thông thường, một bản nhạc có nhịp thay đổi để tránh sự nhàm chán và để tạo những tác dụng gây nhớ trên người nghe,

nhất là thay đổi nhịp giữa phiên khúc và điệp khúc (Ewer 2013b; My Song Alive 2012). Đặc tính này không nhất thiết hay tuyệt

đối, vì nhiều khi chính sự đều đều của nhịp là điểm đặc sắc của bài hát. Ngoài ra, giai điệu của bài hát có thể đem lại sắc thái

thay đổi quan trọng hơn nhịp điệu. Có nhiều ca khúc không có thay đổi nhịp và vẫn giữ nét đặc sắc. Dầu sao, trong đa số

những bài có nhịp điệu thay đổi, sự thay đổi thường không nhiều. Ngoài ra, sự thay đổi nhịp hay vận tốc có thể được thực hiện

lúc hòa âm, khi nhạc sĩ hòa âm dùng các nhạc cụ và các dụng cụ tổng hợp để tạo ra một tác dụng mong muốn nào đó.


Nhạc Việt Nam ít có những bài có nhịp hay vận tốc thay đổi đột ngột. Đó là vì thông thường các ca khúc Việt Nam có đề tài cố

định và người viết nhạc không muốn tạo lẫn lộn cho khán giả.


Ca khúc "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ" có nét độc đáo như trình bày phần nào ở trên trong phần "ĐK trước." Ngoài việc dùng "ĐK

trước" để tạo một cấu trúc liên kết chặt chẽ trong nhân - quả và thời gian, Trần Bảo Như còn bồi thêm một sắc thái đặc sắc

nữa, tạo nên nét linh động cho bài hát. Đó là cách dùng nhịp thay đổi đột ngột.


Phần ĐK nhấn mạnh vào khía cạnh tình cảm. Do đó rất tự nhiên là phần này có nhịp điệu chậm, phù hợp với nỗi niềm lê thê và

tâm sự kể lể. Sau phần tình cảm lê thê chậm chạp này, bài hát chuyển qua PK thứ nhất về những chiến tích oai hùng trong quá

khứ. Vận tốc đột nhiên gia tăng, và nhịp điệu trở nên dồn dập. Nhịp gia tăng phù hợp với khía cạnh vũ bão và mãnh liệt của các

trận đánh, tiếng trống giục giã, đợt sóng kêu gào, cơn gió lốc thổi, và khói súng đại pháo bắn đồn mờ mịt.


Từ PK thứ nhất, bài hát trở về ĐK với tình cảm u buồn hiện tại, nhấn mạnh thêm nỗi tiếc nuối của một lịch sử oai hùng, và

chuẩn bị cho lời kêu gọi. Sau ĐK, bài hát chuyển sang PK thứ nhì về hình ảnh uy dũng của tuổi trẻ vùng dậy như những con sư

tử đánh đuổi lũ linh cẩu đột biến hung tợn và hèn hạ để giành lại giang san và đem vinh quang cho tổ quốc. Một lần nữa nhịp

điệu gia tăng, có sự dồn dập, phù hợp với cảnh những người trẻ phất cờ vàng của chính nghĩa, tung xiềng xích ngục tù (cả

nghĩa đen và nghĩa bóng), bứt bạo tàn, và điểm mặt chỉ tên những Việt gian, tội đồ của tổ quốc.


2. Giai điệu và tiết tấu phù hợp với cấu trúc bài hát, chậm buồn trong phần tình cảm, và lên cao trong diễn tả sôi động:


Với cấu trúc chặt chẽ về ĐK và PK như trình bày ở trên, ca khúc "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ" còn có giai điệu và tiết tấu thật hay, phù

hợp với lời ca và vai trò của khúc nhạc.


Phần ĐK chú trọng đến tình cảm, do đó, nhịp điệu chậm như đề cập ở trên. Giai điệu lên xuống nhẹ nhàng, không có chuyển

động mạnh. Âm vực của ĐK cũng hạn hẹp, và khiến cho sự diễn tả tình cảm trở nên êm ái. Có những quãng được kéo dài (thí

dụ "xa lạ"), giúp cho sự lắng đọng của tâm hồn. Khán giả cảm nhận được nỗi buồn của người trẻ sống lưu vong trên đất mẹ

và tâm tư ray rứt của người già sống tha hương.


Trong phần PK, phù hợp với nhịp điệu nhanh và dồn dập, giai điệu trở nên mạnh mẽ, với mức lên xuống cao. Đoạn sau của

phiên khúc cao hơn đoạn trước, nâng cao tác dụng của sự hối thúc trong các trận đánh lịch sử hoặc thúc giục tuổi trẻ nổi dậy.

Âm vực mở rộng, giúp cho giọng hát được lên cao tạo nên khí thế cho lời kêu gọi.


3. Trong phần thực hiện đầu tiên đăng trên YouTube, hòa âm, ca sĩ, minh họa, và video clips đem lại thêm màu sắc và tô điểm

cho ca khúc.


Sự trình diễn một ca khúc đóng phần quan trọng trong việc thưởng thức ca khúc đó. Như ta biết, âm nhạc không phải chỉ dựa

vào lời ca, giai điệu, tiết tấu, và nhịp điệu, mà còn tùy thuộc vào các yếu tố khác như hòa âm, ca sĩ, hình ảnh, và video clips. Ca

khúc "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ," trong dịp ra mắt đầu tiên trên YouTube, có may mắn được sự đóng góp tuyệt vời của nhạc sĩ hòa

âm, ca sĩ điêu luyện, và các minh họa hữu ích. Tôi không có dịp liên lạc trực tiếp với nhạc sĩ hòa âm và các ca sĩ, nhưng qua

sự thực hiện của họ, tôi biết đây là những người có tài năng phong phú và một tinh thần làm việc có trách nhiệm. Dường như

tất cả mọi người tham gia trong công việc này đều cư ngụ ở hải ngoại.


Nhạc sĩ hòa âm Nguyên Ca là một nhạc sĩ có tài. Tôi đã có dịp thưởng thức phần hòa âm thực hiện bởi Nguyên Ca (không rõ

nam hay nữ và tuổi tác) qua các tác phẩm khác và rất thán phục lối hòa âm của anh/cô ấy. Trong ca khúc "Tiếng Gầm Tuổi

Trẻ" này, Nguyên Ca biểu lộ tài năng xuất sắc. Phần dẫn nhập (intro) thật hấp dẫn với tiếng guitar réo rắt, kèm theo tiếng violin

du dương. Tôi không rõ Nguyên Ca dùng khí cụ hòa âm gì, nhưng có vẻ rất phức tạp. Phần dạo nhạc guitar hầu như chắc

chắn là nhạc sống, nhưng các nhạc cụ khác chắc thực hiện qua máy tổng hợp. Trong phần ĐK và PK, ta nghe được âm thanh

trầm bổng, du dương, và thúc giục của kèn trombone và đàn violin. Đặc biệt, tiếng kèn trombone đem lại cảm giác hội họp,

đoàn kết, rất thích hợp cho phần chuyển từ ĐK sang PK và trong PK.


Các ca sĩ Lâm Dung (giọng nữ) và hai giọng nam Hồ Hải và Tiến Phương trình bày với giọng hát gây cảm xúc. Lâm Dung diễn

tả rất có hồn, bộc lộ tâm trạng ưu tư buồn bã của tuổi trẻ lưu vong trên đất mẹ và nỗi niềm khắc khoải ray rứt của người già tha

hương nơi xứ người. Ta có thể cảm nhận sự rung động tâm hồn khi Lâm Dung hát câu "sư tử hùng sợ chi lũ cẩu hoang" và

nỗi sảng khoái nhẹ nhàng với câu "ngày chiến thắng trong gầm vang tuổi trẻ." Giọng Tiến Phương hơi có chút lạnh lùng lúc

diễn tả nỗi cô đơn và xúc động lúc diễn tả niềm ray rứt. Hồ Hải trợ giúp trong phần hợp ca, tạo nên khí thế mạnh mẽ.


Trần Bảo Như thực hiện video clip cho cả toàn bài trên YouTube và chứng tỏ là một video editor có óc nghệ thuật thật cao.

Trần Bảo Như lựa chọn hình ảnh và các đoạn video clip thích hợp. Đặc biệt hình Phương Uyên bên cạnh hàng chữ máu "Tàu

khựa cút khỏi biển Đông" là một biểu lộ độc đáo cho câu hát "Trích máu tươi, hơi máu vẫn hực nồng." Những video clips rải

rác của các cuộc biểu tình và hình ảnh Phạm Thanh Nghiên, Huỳnh Anh Tú, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật

Uy, Bùi Thị Minh Hằng, các thanh niên công giáo, v.v. nói lên cuộc nổi dậy của tuối trẻ. Đặc biệt, hình ảnh Nguyễn Viết Dũng và

Nguyễn Mai Trung Tuấn cho thấy sự tàn ác của nhà cầm quyền cộng sản trong việc đàn áp tuổi trẻ và dân oan.


Các hình minh họa do tôi vẽ trình bày bốn chiến tích lịch sử, diễn tả sáu sư tử trẻ giết chết ba con linh cẩu, và sáu người trẻ

Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Viết Dũng, Phạm Thanh Nghiên, và Nguyễn Mai Trung Tuấn

tượng trưng cho thế hệ trẻ tại Việt Nam. Các minh họa về các chiến trận của Hai Bà Trương, Ngô Quyền (sông Bạch Đằng),

Lê Lợi (Ải Chi Lăng), và Nguyễn Huệ (đồn Ngọc Hồi) đều dựa vào tài liệu lịch sử. Một vài chi tiết có thể không phù hợp với các

tài liệu trong sách giáo khoa thông thường, nhưng dựa vào tài liệu lịch sử mà tôi nghĩ là chính xác. Thí dụ trong trận tấn công

đồn Ngọc Hồi, Nguyễn Huệ cho quân dùng các đống rơm tẩm nước làm khiên lăn (thay vì khiên gỗ có rơm tẩm nước), đặt đại

pháo trên lưng voi, v.v.


D. Kết Luận:
Ca khúc "Tiếng Gầm Tuổi Trẻ" do Trần Bảo Như viết dựa vào bài thơ có cùng tên của tôi, kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam nổi dậy lật

đổ chế độ cộng sản và đem lại vinh quang cho tổ quốc. Bài hát sửa đổi lời bài thơ một cách tuyệt vời và biến bài thơ tầm

thường với nhiều khuyết điểm thành một tác phẩm thi ca có giá trị nghệ thuật và đấu tranh thật cao. Những kỹ thuật âm nhạc

đặc sắc như "điệp khúc trước," nhịp thay đổi đột ngột, giai điệu và tiết tấu phù hợp với lời ca và bố cục, liên kết các khía cạnh

tình cảm, mô tả, và hành động một cách chặt chẽ.


Bài hát được trình bày với sự hợp tác của nhiều người gồm có nhạc sĩ hòa âm, ca sĩ, người biên soạn video clips và người vẽ

các tranh minh họa. Các đóng góp này làm gia tăng giá trị và ý nghĩa nghệ thuật của bài hát trong cuộc đấu tranh cho tự do

dân chủ tại Việt Nam. Bài hát nên được truyền bá rộng rãi, nhất là trong giới trẻ.


CẢM TẠ

Tôi xin có lời cám ơn Trần Bảo Như đã bỏ công và thì giờ trong việc viết nhạc, dạy tôi một cách gián tiếp về thi ca qua sự sửa

đổi bài thơ của tôi, thực hiện YouTube video clip, phối hợp nhạc sĩ hòa âm và các ca sĩ, trả lời những câu hỏi của tôi, khuyến

khích tôi trong việc vẽ các tranh minh họa và viết bài này. Tôi thành thật bày tỏ sự kính phục tài năng, thiện chí, và nỗ lực của

Trần Bảo Như. Vì thì giờ eo hẹp, bài này không được Trần Bảo Như đọc lại. Với bản chất cực kỳ khiêm tốn như được bày tỏ

qua vài e-mail trao đổi với tôi, Trần Bảo Như chắc không hài lòng với những lởi ca ngợi của tôi. Nhưng tôi tin rằng tôi viết bài

này với sự khách quan và chính xác tối đa trong khả năng của tôi, và tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chất khách quan và

chính xác của bài.

© 2015 Cao-Đắc Tuấn
_______________
Tài Liệu Tham Khảo:

tlđd.: tài liệu đã dẫn, thay cho "sđd." (sách đã dẫn) để chỉ tài liệu (sách, trang mạng, liên lạc riêng, v.v. đã trích dẫn xuất hiện

ngay trước trích dẫn này.

Cao-Đắc Tuấn. 2015a. Tiếng Gầm Tuổi Trẻ. 11-9-15.
http://danlambaovn.blogs.../tieng-gam-tuoi-tre.html (truy cập 7-12-15)

_________. 2015b. " Kiếp Lưu Vong". 29-8-2015. http://danlambaovn.blogs...15/08/kiep-luu-vong.html (truy cập

9-9-2015).

_________. 2014a. Uy Lực. 7-9-2014. http://danlambaovn.blogs....com/2014/09/uy-luc.html (truy cập 9-9-2015). Cũng xem,

The Mighty Force. 7-9-2014. http://danlambaovn.blogs...09/the-mighty-force.html (truy cập 9-9-2015).

_________. 2014b. Hẹn gặp nhau sưởi nắng Sài Gòn. 14-7-2014.

http://danlambaovn.blogs...u-suoi-nang-sai-gon.html (truy cập 9-9-2015). Cũng xem, Let's meet

together and bask under the Sài Gòn sun.

http://danlambaovn.blogs...-and-bask-under-sai.html (truy cập 10-9-2015).

_________. 2014c. "Tám Điệp Khúc". 7-10-2014. http://danlambaovn.blogs...014/10/tam-iep-khuc.html (truy cập

12-12-2015).

Ewer, Gary. 2013a. For a Shot of Energy, Try Chorus-First Songs. 1-2-2013.

http://www.secretsofsong...-try-chorus-first-songs/ (truy cập 12-12-2015).

_________. 2013b. Strengthening a Chorus With Subtle Rhythmic Changes. 28-1-2013.

https://garyewer.wordpress.com/category/rhythm/ (truy cập 3-10-2015).

Ferrara, Larry. Không rõ ngày. Music Appreciation. Rhythm, Meter, Tempo, and Syncopation. Không rõ ngày.

http://www.musicappreciation.com/rhythmclass.htm (truy cập 12-12-15).

My Song Alive. 2012. Top 10 Tempo Changes. 6-11-2012.

https://mysongalive.word...06/top-10-tempo-changes/ (truy cập 12-12-2015).


Wikipedia. 2015a. Song structure. Thay đổi chót: 7-12-2015. https://en.wikipedia.org/wiki/Song_structure (truy cập

12-12-2015).

_________. 2015b. Tempo. Thay đổi chót: 5-12-2015. https://en.wikipedia.org/wiki/Tempo (truy cập 12-12-2015).

Wilbur. Không rõ ngày. Wilbur's Music Tutorial #3: RHYTHM & TEMPO...How to Count the Beat. Không rõ ngày.

http://www.hoerl.com/Music/music3_rhythm.html (truy cập 12-12-15).

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 1.555 giây.