logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 01/01/2016 lúc 11:29:11(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phan Chu Trinh là một chí sĩ kiệt xuất trong phong trào Duy tân, một nhà ái quốc vĩ đại trọn đời hy sinh vì dân vì trước, một nhà tư tưởng có tầm nhìn xa thấy rộng… và còn là một nhà thơ thuộc khuynh hướng thời thế đầu thế kỷ 20 ở nước ta.

Thơ văn của cụ, ngoài Tỉnh quốc hồn ca (I và II), và bản dịch Giai nhân kỳ ngộ (nguyên tác của Tokai Sanshi), còn nhiều bài thơ đường luật sáng tác bằng chữ Hán đã được Ngô Đức Kế (1878-1929) dịch hoặc được Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) nhắc lại trong hồi ký Thi tù tùng thoại. Ngoài ra, còn Santé thi tập, một tập thơ quốc ngữ gồm khoàng 228 bài, được sáng tác khi cụ bị thực dân Pháp tống giam vào khám đường ở Paris từ tháng 9-1914 tới tháng 7 1915.
Khi cánh chim bằng bị nhốt vào lồng, kẻ sĩ từng thành danh nơi trường văn trận bút có cơ hội giãi bày tâm sự về mình và về đời qua những vần điệu trữ tình và trào lộng. Ở nơi Cụ, nổi bật khuynh hướng đạo lý pha màu sắc châm biếm, một khuynh hướng truyền thống của dòng thi ca yêu nước từ cuối thế kỷ 19 với Nguyễn văn Giai, Phan Văn Trị và Nguyễn Đình Chiểu.

Sau khi đậu phó bảng (1901) Phan Chu Trinh có bước vào hoạn lộ, và ở đó, cụ đã thấy rõ chế độ phong kiến đã suy tàn tận gốc rễ từ vua tới quan như thế nào. Nhân một lần đón tân niên ở kinh thành Huế, cụ đã đối cảnh sinh tình trong bài Kinh thành nguyên đán sau đây:

Hương thủy, Bình sơn thắng cảnh ti,
Xuân thành vạn hộ nhạ xuân hi.
Lam bào tùy tục hành tam khấu,
Bạch tửu phùng nhân bác nhất chi.
Cố quốc duy dư nguyên đán hảo,
Thử thân thiên bị sổ kim khi.
Qui lai mính đính hồn vô vị,
Thuyết dữ bàng nhân tận giải di.
Dịch ra văn xuôi:
Sông Hương, Núi Ngự bày ra cảnh sắc ngoạn mục đặc biệt (chữ ti đọc trại từ chữ tư, chỉ sắc thái độc đáo.)
Nhà nào nhà nấy trong thành vui mừng đón xuân (chữ hy, còn đọc là âm hỷ chỉ sự vui mừng, tốt lành.)
Kẻ sang trọng mặc áo lam gặp nhau theo lệ vái nhau ba vái.
Thăm viếng thì mời nhau chén rượu trắng
Nước cũ còn lại đây tập tục ngày Tết
Tấm thân ngày nay bị lụy vì đồng tiền
Khi trở về say khướt cảm thấy bản thân vô tích sự
Chuyện trò với người khác cho vơi sầu muộn.

Dịch thơ:
TẾT NGUYÊN ĐÁN Ở KINH THÀNH
Sông Hương núi Ngự cảnh riêng vui,
Nhà cửa thành xuân vẻ tốt tươi.
Xóng xếnh áo xanh theo thói lụy
Kề cà rượu trắng gặp nhau mời.
Còn ba ngày Tết là vui nước
Vì mấy đồng lương hóa lụy người
Say dở, ra về vô tích sự,
Gặp nhau nói chuyện khéo mua cười
(Ngô Đức Kế dịch)

Bài thơ là bức tranh Tết nơi kinh đô Huế vào một năm đầu thế kỷ XX (khoảng 1902-1904) khi chủ quyền đất nước đã hoàn toàn lọt vào tay ngoại bang sau thỏa ước Patenôtre (1884) và đây chính là thời kỳ thực dân qua giai đoạn bình trị sang giai đoạn khai thác thuộc địa. Thi nhân vẽ bức tranh xuân nhưng không nhắm tả cảnh xuân mà chủ yếu giãi bày tâm sự của một kẻ sĩ ưu thời mẫn thế vào một ngày lễ lớn của quốc gia, giữa kinh đô trên có vua dưới có quan, tiêu biểu cho chủ quyền một quốc gia, thế mà phải chứng kiến cảnh dân tộc đắm chìm trong yên vui giả tạo dưới ách đô hộ của ngoại bang.

Hai câu đầu, tức hai câu phá và thừa của bài Đường luật:
“Sông Hương núi Ngự cảnh riêng vui,Nhà cửa thành xuân vẻ tốt tươi” đã vẽ ra khung cảnh thiên nhiên huy hoàng và ngoạn mục của kinh đô với núi Ngự như bức bình phong, với dòng Hương thơ mộng như một vành đai che chở hoàng thành. Xuân về hoa cỏ trên núi, ven sông, tại muôn nhà đua màu tươi thắm đón gió đông. Cùng hòa nhịp với vạn vật bừng bừng sức sống, thị dân cũng nô nức đón xuân. Cảnh thì thế nhưng hàm ý sâu xa. Bằng biện pháp đối lập, giữa vẻ đẹp của giang sơn cẩm tú với thái độ sống bù nhìn, xu thời, hoặc mải vui hiện tại mà lãng quên cái nhục vong quốc. Các phẩm từ “vui,” “ tươi” (nguyên tác dùng chữ hy hay hỷ) lại hàm ý mỉa mai, chẳng khác Nguyễn Khuyến khi viết bài Hội Tây đã kết bằng hai câu:
Khen ai khéo vẽ trò vui thế
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!

Hai câu thực của bài là: “Xóng xếnh áo xanh theo thói lụy
Kề cà rượu trắng gặp nhau mờ”tả cảnh trước mắt để bộc lộ tâm sự “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” của tác giả. Nhà thơ khắc họa những điều trái tai gai mắt ở đất thần kinh khi xuân về. Nào là còn duy trì thói quan liêu, trưởng giả, hư danh, rởm đời như vái lạy, nào là tệ đoan chạy theo vật chất, say sưa còn coi là quốc túy trong khi nhiều nước Á Đông đã thức tỉnh phất cao ngọn cờ duy tân. Ý thơ châm biếm một lớp người ở thành thị, kể cả giới vua quan thời Nguyễn mạt, chìm đắm trong hủ tục, trong hoan lạc, có khác gì nụ cười của Trần Tế Xương lúc ngẫu hứng vào một ngày Tết buổi giao thời ở đất Vị Hoàng:

Chỉ bảo nhau rằng mới với me,
Bảo nhau rằng cũ chẳng ai nghe
Khăn là bác nọ to tầy rế
Váy lĩnh cô kia quét sạch hè
Công đức tu hành sư có lọng
Xu hào đủng đỉnh mán ngồi xe
Chẳng phong lưu cũng ba ngày Tết
Kiết cú như ai cũng rượu chè!

Hai câu luận cũng dùng biện pháp đối nghịch. Đối nghịch giữa tình trạng vận nước ngả nghiêng với sự suy đồi về tinh thần và lối sống tỏ ra mãn nguyện của một thế hệ cam tâm làm vong quốc nô:
Còn ba ngày Tết là vui nước

Vì mấy đồng lương hóa lụy người
“Vui nước” đối lập với “lụy người.” Ngày Tết âm lịch là chút vang bóng một thời của những ngày “nam quốc sơn hà nam đế cư.” Trong ba ngày đầu năm thiêng liêng này, thắp nén hương trên bàn thờ tổ tiên, người ta chợt tưởng nhớ tới tiền nhân, tới thuần phong mỹ tục của dân tộc, tới giang sơn gấm vóc của nòi Lạc Hồng. Nhiều người còn chút tâm huyết sẽ khó tránh giật mình, tủi hổ vì ngại canh tân hoặc vì cơm áo đã cúi đầu, ngậm miệng chấp nhận kiếp nô lệ, làm thân trâu ngựa cho qua ngày, đoạn tháng. Từ mỉa mai đám sĩ phu đương thời cổ hủ đang chạy theo danh lợi, nhà thơ chỉ trích mình. Giọng tự trào rất chân thành và khá chua chát vì tác giả khi ấy sau khi chiếm bảng vàng cũng giữ một chức quan nhỏ ở kinh thành. Động cơ từ quan của chí sĩ, tác giả bài thơ xuân có lẽ nảy mầm từ đấy.
Hai câu kết:

Say dở, ra về vô tích sự,
Gặp nhau nói chuyện khéo mua cười
Giãi bày được tâm sự đau đớn, tủi hổ của kẻ nhìn thấu được hoàn cảnh đất nước và nhận biết việc bản thân dấn thân vào hoạn lộ trong lúc quốc biến gia vong là sai lầm nhưng chưa tìm ra lối thoát cho mình và cho dân tộc. Tâm trạng u uất của một kẻ từng nuôi mộng “trong lang miếu ra tài lương đống/ngoài biên thùy rạch mũi Can Tương ” như Nguyễn Công Trứ từng ước nguyện hồi đầu thế kỷ XIX còn đâu! Thi nhân nhận ra mình vô tích sự đối với dân tộc và lịch sử.

Động từ “mua” trong bản dịch là dịch thoát ý “giải di” (làm nhẹ tinh thần). Câu cuối nếu theo nghĩa đen là “trong cơn say, trò chuyện với người chung quanh để giải nỗi phiền muộn đè nặng tinh thần” nhưng dịch giả (cụ nghè Ngô cũng là một chí sĩ) hiểu thấu tâm sự của tác giả, đã lột tả được ý chua chát tự trách bản thân mình chẳng khác ai, cũng áo mũ xênh xang chen chúc trên hoạn lộ măc kệ sơn hà nguy biến.

Nỗi giày vò này mỗi lúc một khốc liệt trong tâm tư thi nhân, một năm sau, năm 1904, Cụ cởi bỏ áo mũ trả lại triều đình và ra khỏi vòng cương tỏa để dấn thân vào công cuộc mưu đồ phục hưng xứ sở.
Nụ cười của Phan Chu Trinh bắt đầu nhắm vào mình và thế hệ mình, được kể là những phần tử tinh hoa của xã hội mà một nhà nho của thế hệ trước đã tự hào là “dân hữu tứ sĩ vi chi tiên” (về vai trò lãnh đạo kẻ sĩ đứng đầu trong xã hội: sĩ, nông, công, thương.)

Trong những chuyến đi vì mục đích hô hào duy tân, có lần ba chí sĩ Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng tới Bình Định gặp lúc đốc học ở tỉnh này đang cho mở cuộc thi khảo hạch sĩ tử và ra cho học trò đầu đề bài phú là “Lương ngọc, danh sơn” và bài thơ có đề tài là “Chí thành thông thánh”. Các nhà khoa bảng thức thời đã mạo danh Đào Mộng Giác ghi tên tham dự cuộc khảo hạch, nộp quyển sớm nhất rồi rời Bình Định ngay. Hai vị đại khoa (Tiến sĩ Trần Quý Cáp và Hoàng Giáp Huỳnh Thúc Kháng) thì làm bài phú, còn Phan Tây Hồ làm bài thơ.
Bài thơ Chí Thành thông thánh làm rung chuyển lòng sĩ tử đến mức nhà cầm quyền phải dâng sớ về Kinh và ra lệnh truy nã kẻ dám làm thơ cảnh tỉnh quốc dân và gây “phiến động nhân tâm.”
Đọc lại bài thơ Chí Thành thông thánh mới rõ tấm lòng yêu nước cao cả của Phan Chu Trinh, dòng nào cũng viết bằng nhiệt huyết và lời nào cũng là tiếng chuông hùng hồn réo gọi kẻ sĩ ra khỏi giấc mộng khoa danh và cổ võ tinh thần tranh đấu cho nền tự chủ.

CHÍ THÀNH THÔNG THÁNH
Thế sự hồi đầu dĩ nhất không,
Giang sơn vô lệ khấp anh hùng.
Vạn dân nô lệ cường quyền hạ,
Bát cổ văn chương thụy mộng trung,
Trường thử bách niên cam thóa mạ.
Bất tri hà nhật xuất lao lung?
Chư quân vị tất vô tâm huyết,
Bằng hướng tư văn khán nhất thông.
Phan Tây Hồ di thảo

Bản dịch của Đào văn Hội trong Ba nhà chí sĩ họ Phan::
Cuộc đời ngoảnh lại vắng không
Giang sơn nào khóc anh hùng được đâu
Cường quyền dận đạp mái đầu
Văn chương tám vế say câu mơ màmg
Tháng ngày uất giận đành cam
Xổ lồng tháo cũi biết làm sao đây
Những ai tâm huyết vơi đầy
Dốc lòng vì nghĩa, thơ này thấu cho.
Trên đuờng bôn ba vào nam mưu sự phục quốc, khi chí sĩ nằm bệnh ở Phan thiết, đã cảm xúc mối cô trung với đất nước và tự hỏi có ai cảm thông hay không:
Chạy khắp giang sơn một chuyến này
Mưa cầm gió bắt phải ngồi đây
Biết mình nào có ai đâu tá?
Sóng bể nằm nghe réo suốt ngày
(nguyên tác chữ Hán-Ngô Đức Kế dịch).
Đọc những vần thơ trên lại nhớ tới Nguyễn Du với mối cô trung với nhà Lê:
Thiên hạ thùy nhân lân độc tỉnh,
Tứ phương hà xứ thác cô trung?
(Kẻ tỉnh trên đời ai thông cảm,
Cô trung biết gửi ở phương nào?)
Vào tù nhân vụ kháng thuế ở Quảng Nam (1908), Phan Chu Trinh lại có phen tự trào, bất chấp thân mang xiềng xích mà tinh thần bất khuất vẫn còn:
Luy luy thiết tỏa xuất đô môn
Khẳng khái bi ca thiệt thượng tồn
Quốc thổ trầm luân dân tộc lụy
Nam nhi hà sự phạ Côn lôn
(Mang xiềng nhẹ bước khỏi đô môn
Hăng hái hò reo lưỡi vẫn còn
Đất nước hãm chìm, dân tộc héo
(Làm trai dâu xá thứ Côn lôn-Phan Khôi dịch)
Dù trong tù ngục và làm việc khổ sai nhưng chí khí bậc anh hùng không hề vì thế mà suy mòn, Cụ đã sáng tác những vần thơ bất hủ:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!

Lúc ở Pháp, nhân chiến tranh Pháp- Đức (1914-1918), thực dân nghi ngờ cụ có thể bắt tay với người Đức mưu việc phục quốc nên tống giam vào ngục La Santé. Tại nhà ngục hà khắc vào bậc nhất của Pháp xây dựng từ 1861-67, Phan Chu Trinh vẫn ung dung tự tại và sáng tác bài sau đây:
Dầu ai tại ngoại đủ thiên thu
So lại không qua nhất nhật tù
Một bữa Văn công xong vận Tống
Hai lần Bành tổ trải đời Chu
Cửa nhà mấy thước vùng trời đất
Tối sớm trăm vòng cuộc bể dâu
Thong thả co tay nguồi tính thử
Thần tiên chưa dễ sánh ta đâu.
Anh hùng, người hào kiệt, chí sĩ, nhân nhân có thử thách mới biết đâu là chân đâu là giả. Phan Chu Trinh ngồi trong tù nơi xứ lạ, chịu biết bao khổ cực mà vẫn ung dung tự tại:
Thong thả co tay ngồi tính thử
Thần tiên chưa dễ sánh ta đâu.

Chắc chắn thực dân đã đã đưa bả lợi danh dụ dỗ chí sĩ nhưng cụ bắt chước Văn Thiên Tường (1236-1283) đời Tống (tác giả Chính khí ca, nhất định trung thành với lý tưởng giải phóng dân tộc, sau khi kháng Nguyên thất bại, bị bắt và sẵn sàng tử tiết chứ không chịu hàng phục) và không chấp nhận thọ như Bành tổ để sống hèn, sống nhục:

Một bữa Văn công xong vận Tống
Hai lần Bành tổ trải đời Chu

Nhưng Phan Chu Trinh hơn Văn Thiên Tường một bậc, cụ không tìm cái chết để phản kháng mà dùng tấm thân bệnh hoạn, tiếp tục sống thực hiện lý tưởng duy tân cho đất nước, dân tộc tới hơi thở cuối cùng vào 1926.

Hoàng Yên Lưu

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.143 giây.