logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/03/2013 lúc 08:09:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Áp phích tuyên truyền cho Đảng cộng sản tại Hà Nội hôm 05/3/2013. AFP phot
Nếu hồi thời Phục Hưng, chính khách Ý Nicolò Machiavelli qua tác phẩm “Quân Vương” chủ trương thủ đoạn chính

trị, bất chấp đạo lý để duy trì quyền lực của “quân vương”, thì lịch sử ngày nay tại Việt Nam cho thấy một trong

những nguyên tắc cai trị của đảng CS là dựa trên nỗi sợ hãi của người dân. Và trong 68 năm cầm quyền, đảng đã

thành công vì người dân luôn “sống trong sợ hãi”. Nhưng hiện giờ, tình hình này như thế nào?

Trong giai đoạn xem chừng như đặc biệt hiện nay, khi sự bày tỏ ý nguyện kéo theo sự ủng hộ ngày càng dồn dập

và gia tăng của người dân Việt, từ Kiến Nghị 72, Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Tuyên bố của Đại Lão

Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Tuyên bố của Công dân Tự do, “Tuyên ngôn Nguyễn Đắc Kiên”, thì, nói theo lời

blogger Trần Quốc Việt, “bóng đêm sợ hãi đang bắt đầu tan để nhường chỗ cho ánh hồng của bình minh mới”.

Khi nhân dân nổi giận
Luật sư Vũ Đức Khanh và Lê Quốc Tuấn từ Canada nhận thấy thực trạng trong nước bây giờ là người dân VN

“đang thức tỉnh”, dần bước ra khỏi nỗi sợ hãi để giành lại quyền quyết định số phận của mình, nhất là sau khi giới

cầm quyền “khép vội cơ hội lắng nghe ý dân” trong việc sửa đổi Hiến pháp, khi đảng CSVN vẫn khẳng định quyền

độc tôn cai trị vĩnh viễn đất nước vì cho rằng họ “có công” trong quá khứ.

Nhưng, theo GS Trần Khuê từ trong nước, một khi người dân “nổi giận” thì từ phong kiến, thực dân, đế quốc đều

“bay” hết chứ đừng nói chi tới chế độ “độc tài, tham nhũng hiện giờ”:
“Chính tập thể độc tài hiện giờ đang sợ nhân dân đấy chứ. Nhân dân ta có điểm đặc biệt như thế này, là khi “gần

chết” mới “nổi giận”, mà khi nổi giận thì phong kiến, thực dân, đế quốc đều “bay” hết; đám độc tài, tham nhũng

trong nước hiện giờ cũng bay thôi. Vấn đề là thời gian thôi.”

Trong thư ngỏ gởi Tổng biên tập Đinh Đức Lập của báo Đại Đoàn Kết để trả lời bài viết của ông Lập tựa đề “Sự

thật đằng sau bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp trên một số trang mạng: Sự nguỵ tạo có chủ đích”, blogger J.B.

Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội khẳng định rằng “Người dân hiện đã dám đứng thẳng và nói thẳng thì sự hù dọa là

chuyện trẻ con. Hãy quan tâm đến con số hàng ngàn người ký tên công khai vào bản “Tuyên bố công dân tự do”

để thấy người dân Việt Nam ngày nay không còn là đàn cừu của đảng, để có thể giao phó số phận và tương lai

đất nước cho bất cứ kẻ nào làm hại dân tộc. Họ đã không còn sợ hãi trước bạo quyền”.

Từ Mascơva, nhà báo Nguyễn Minh Cần nhận xét về nỗi sợ trong nước:

“Vấn đề ở đây phải nói rằng người dân sợ chính quyền mà chính quyền cũng lại sợ dân. Sợ dân nhất là sau những

vụ bùng nổ ở Bắc Phi, Trung Đông, thì chính quyền Việt Nam bây giờ lại sợ dân vô cùng. Cho nên họ thẳng tay

đàn áp – hết sức mạnh, hết sức kịch liệt, thậm chí chẳng cần luật pháp gì cả.”
UserPostedImage
Giáo dân giáo xứ Ngọc Long, giáo phận Vinh, ký kiến nghị đòi hủy điều 4 hiến pháp 1992. Photo courtesy of Nuvuongcongly

Suy vong tất yếu

Nhưng, theo nhà báo Nguyễn Hữu Vinh, thì một khi phía cầm quyền không còn đủ khả năng tranh luận bằng trí tuệ,

sự thật mà chỉ dùng súng đạn, bạo lực để hù dọa, trấn áp nhân dân thì điều đó chỉ thể hiện sự suy vong tất yếu

của một chế độ không được lòng dân.

Cựu đại tá quân đội nhân dân Việt Nam Bùi Văn Bồng cho biết nguy cơ “tiêu vong’ ấy đã liên tục được báo động

trong các nghị quyết, các hội nghị của đảng, và, nhà báo Bùi Văn Bồng lưu ý, rằng “Đảng càng sợ mất Đảng thì lại

càng ra sức cảnh giác, đề phòng những gì bị coi là nguy cơ làm mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng”.

Theo LS Vũ Đức Khanh và Lê Quốc Tuấn thì càng sợ hãi, chính quyền càng đàn áp người dân nhiều hơn; hậu quả

là, càng đàn áp họ càng “nén chặt” khao khát thay đổi của nhân dân, và biến “sức đè nén” ấy thành một kho thuốc

nổ chậm trong công chúng.

Trong khi đó, giới trẻ chiếm đại đa số trong khoảng 90 triệu dân trong nước hiện nay đang sống trong thời đại

“bùng nổ thông tin”, tạo điều kiện cho họ ngày càng nhận rõ những gì đã và đang diễn ra trên quê hương Việt Nam

- và cả thế giới. Bối cảnh như vậy, theo LS Vũ Đức Khanh và Lê Quốc Tuấn, khiến các nhà lãnh đạo đảng CS trở

thành “già cỗi nhìn thấy chính mình chỉ còn đại diện cho một thế hệ lụi tàn”.

Thời đại bùng nổ thông tin như vậy, blogger Trần Quốc Việt nhận xét, đã giúp lớp trẻ trong nước ngày nay trưởng

thành hơn so với các thế hệ đi trước, đặc biệt là về phương diện chính trị, để họ có thể “bước ra khỏi lối mòn nô

lệ” của thế hệ cha ông; và giới trẻ trong nước ngày nay muốn sống trong không khí tự do thực sự, không kiên

nhẫn chờ đợi như những thế hệ đã qua, cũng như họ có đủ khả năng cùng quyết tâm, lòng can đảm để hành động

vì tương lai của mình và dân tộc.

Có lẽ những đức tính ấy phần nào giải thích về sự ra đời của bản “Tuyên ngôn Nguyễn Đắc Kiên”.

Source: RFA

Sửa bởi người viết 17/03/2013 lúc 08:12:33(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.