logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 08/01/2016 lúc 12:27:34(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
- Mẹ ơi, nhớ chờ con về mẹ nhé!

"Mỗi mùa xuân sang
Mẹ tôi già thêm một tuổi.
Mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa Mẹ càng gần."(TLA)

Trời Cali chiều nay bỗng nhiên đổ cơn mưa, nhìn từng dòng mưa rơi tự nhiên con liên tưởng tới hôm nào năm xưa con tình

cờ bắt gặp những dòng lệ rơi âm thầm của mẹ. Con chưa kịp hỏi câu nào thì mẹ đã vội kéo tay áo lên chùi rồi nhoẻn miệng

cười nói lấp:

- Chiều nay mưa to, gió thổi mạnh quá làm bụi bay cả vào mắt mẹ!
Con sà vào lòng mẹ để được mẹ âu yếm xoa đầu con trai yêu của mẹ. Mẹ ơi! con thương mẹ vô vàn, con thừa biết mẹ khóc

nhưng không muốn ai thấy, không ai biết mình đau khổ, khóc để vơi những nỗi buồn đè nặng lòng mình vì không có cách giải

quyết.

Bố luôn đi hành quân xa lâu lắm mới về nhà 1 lần vài ba bữa rồi lại đi biền biệt. Mẹ ở nhà quán xuyến mọi việc trong gia đình

từ trong ra ngoài. Đã vậy ở những chốn xa xăm ấy, để giải khuây bố lại có những mối tình “lẻ” mà bố tự cho mình có cái

quyền làm như vậy, vì xã hội vẫn chấp nhận “Trai có quyền 5 thê, 7 thiếp”. Mà đàn ông lạ lắm, họ thường xem đó là những

"chiến tích" không thể thiếu trong cuộc đời đàn ông oanh liệt của mình. Càng có nhiều bồ càng chứng tỏ mình "đào hoa", có

sức lôi cuốn mạnh, càng tự hào! Con thật không hiểu nổi sao lại tự hào khi mình làm tổn thương người vợ đầu ấp tay gối của

mình? Con thấy tội nghiệp phụ nữ VN lúc nào cũng chịu nhiều thiệt thòi. Mẹ âm thầm chịu đựng, lúc nào cũng một bề cam

chịu và nhẫn nhịn. Mẹ hiền lành coi gia đình là lẽ sống, con cái là gia tài của mẹ. Nhiều lúc con thấy bố độc tài quát tháo khi

mẹ làm điều gì không như ý bố, trong nhà lúc nào bố cũng như là Vua! Những lúc ấy con thấy mẹ lại âm thầm chịu đựng, mẹ

không muốn gia đình bất hòa, mẹ luôn thầm thì “1 câu nhịn, 9 câu lành”. Lắm lúc con thấy ấm ức giùm mẹ, nhưng mẹ bảo

“không sao, mẹ nhịn riết quen rồi con ạ!” Có lẽ đó là điểm yếu của hầu hết phụ nữ Việt Nam, chỉ nhằm bảo vệ để con cái có

một gia đình yên vui. Cứ nghĩ đừng để các con buồn là mẹ có thể chịu đựng tất cả, nhịn nhục tất cả. Con thắc mắc chẳng lẽ

"xâu chuỗi hạnh phúc" của những bà mẹ Việt Nam gồm những "hạt lệ" rơi âm thầm vì nhịn nhục, chịu đựng. Biết bao mái ấm

gia đình đến lúc con cái trưởng thành, mà lại không bắt đầu bằng những đêm khóc thầm của các bà mẹ. Hình ảnh "mẹ buồn

như ngọn nhang tàn thắp khuya" luôn ám ảnh con. Hình như mục đích cuộc đời của mẹ là để chờ nhìn các con thành danh

yên ấm, lúc đó mẹ mới mãn nguyện mỉm cười hạnh phúc để đi nốt cuộc đời hiu quạnh của mình.

Có lẽ đối với mỗi bà mẹ, tình thương yêu thật sự không nằm trong những việc đã làm mà được biết đến, nó hiện hữu nơi

những gì đã thực hiện trong thầm lặng. Người xưa nói trái tim đàn ông thường có nhiều ngăn: bạn bè, công việc, lý tưởng...

riêng ngăn đàn bà họ mong muốn có 3 người đàn bà trong cuộc đời: Vợ, người tình và hồng nhan tri kỷ. Con thấy đàn ông

thật là tham lam và ích kỷ. Trong khi đó trái tim phụ nữ Việt Nam hầu như chỉ có một ngăn duy nhất là Gia Đình, nên lúc nào

cũng toàn tâm, toàn ý lo cho cha mẹ, chồng con vui vẻ hạnh phúc thì đó cũng chính là Hạnh Phúc đời mình rồi.

Mẹ lặn lội buôn thúng bán bưng, tảo tần nuôi các con khôn lớn vì đồng lương lính của bố cứ "rày đây mai đó", nên cũng

chẳng còn dư được bao nhiêu. Mỗi lần bố về, tiền đưa mẹ chỉ đủ mẹ đi chợ làm những bữa cơm thịnh soạn cho bố con ngồi

ăn chung với nhau cho vui. Mỗi lần làm gà, mẹ để riêng 2 cái phần đùi to, ngon cho bố, rồi cái ức nhiều thịt mẹ chia cho các

con, mẹ lúc nào cũng chỉ gặm cái đầu, cái cổ và 2 cái chân, mẹ bảo mẹ thích ăn như vậy. Ngày xưa còn bé, con cứ tưởng

thật, nên thản nhiên ăn những phần ngon, con lại là con trai nên mẹ luôn ưu tiên phần đặc biệt cho con. Riết rồi con quen coi

như mình thuộc loại "nhất nam viết hữu" nên phải nghiễm nhiên được hưởng ưu tiên như vậy. Lớn lên đi học xa nhà con

phung phí ăn chơi với bạn bè, mỗi lần về nhà mẹ lại cho tiền, đồng tiền mẹ ky cóp "một nắng hai sương" mới có được, nhưng

con thì cứ tiêu thoải mái mà chẳng cần biết kiếm được nó cực khổ thế nào. Mẹ lúc nào cũng lo chu cấp đầy đủ, sợ con trai

mẹ thiếu thốn, sợ con trai mẹ "thua bạn, kém bè". Con thì cứ vô tư sống trong tình thương yêu bao bọc, chăm sóc của mẹ và

xem đó là lẽ đương nhiên vì con là "gia tài quý báu" của mẹ như lời mẹ thường nói.

Những năm cuối trung học ở Sài Gòn, con cúp cua trốn học rủ bạn đi chơi, đi cine, nhiều hơn đi học. Con siêng vào các quán

cafe nghe nhạc Trịnh hơn là vào lớp học Anh văn rồi con tập tành theo bạn hút thuốc lá phì phèo để làm “người lớn”. Con suy

tư thế sự thăng trầm, chơi vơi mất phương hướng rồi con chán đời bỏ học nhập ngũ đăng vào lính không quân cho cỏ vẽ

“hào hoa” để được tiếng “anh là lính đa tình”. Ngày xưa con ghét thói đa tình của bố làm khổ mẹ, nhưng hình như bây giờ con

lại nối gót cái thói đa tình đáng ghét ấy? May là sau này binh chủng không quân cho con đi học bên Mỹ... Con làm và quyết

định mọi việc theo cảm hứng của riêng mình mà chẳng hề quan tâm mẹ đã đổ bao nhiêu giọt lệ vì con! Những mối tình đến

rồi đi, những bóng hồng vây quanh đời con quan trọng hơn những nỗi buồn của mẹ...

Mẹ ơi, bây giờ trên đầu con đã có 2 thứ tóc, chiều mưa hoàng hôn ngồi nhớ mẹ , ngẫm nghĩ lại cuộc đời mình, con mới cảm

nhận ra mẹ đã hy sinh cả cuộc đời vì con! Mẹ ơi, Mẹ đã hy sinh bòn nhặt từng đồng cho con ăn học, mẹ chưa hề bước chân

vào một tiệm ăn, chưa hề đi chợ dám ngồi xuống ăn quà, nhưng mẹ luôn mua về đồng bánh tráng nướng mà con thích,

những ổ bánh mì ngon để chia cho các con, rồi mẹ lục cơm nguội ăn. Mẹ ơi! con được như ngày hôm nay là nhờ công ơn

của mẹ, con xin lỗi mẹ vì những phung phá khi mẹ cho con đi học xa nhà. Nơi thành phố con vui chơi ăn xài với các bạn, về

nhà là mẹ lại cho tiền mà con chẳng hề nhớ mua cho mẹ đồng quà, tấm bánh những khi về thăm mẹ. Sao mà con trai mẹ vô

tâm quá, người ta nói vô tâm có khi là tội ác, có lẽ đúng đấy mẹ ạ! Giờ đây con muốn mua bao nhiêu quà bánh về biếu mẹ...

nhưng mẹ chẳng còn ăn được nữa! Con thật tệ quá, mẹ tha lỗi cho con mẹ nhé, vì ngày xưa mẹ cứ hay nuông chiều con vì

con là con trai! Bây giờ trải qua bao sóng gió cuộc đời, nhìn lại chung quanh con thấy lũ con trai “quý tử” đa số là bất hiếu, là

vô tâm giống như thằng con mẹ đây, chỉ có đám con gái hay bị coi rẻ trong gia đình, thuộc loại “nữ sanh ngoại tộc” nhưng

cuối cùng lại là những người chịu thương, chịu khó chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già sức yếu, như là mẹ đang ở với em gái con

vậy.

Năm trước mẹ còn khỏe, mỗi buổi sáng khi tới sở làm là con gọi điện thoại về cho mẹ, lúc đó bên Việt Nam là giờ mẹ sắp

sửa đi ngủ. Hai mẹ con đọc kinh thật ngắn cầu nguyện cho nhau, rồi con chúc mẹ ngủ ngon và con bắt đầu một ngày làm việc

mới. Bây giờ mẹ không còn nghe được nữa, lúc trước tai mẹ còn thính, còn nghe rõ, sao con ngại ngần nói tiếng "Con

thương mẹ nhiều lắm". Bây giờ con tha thiết muốn nói, nhưng mẹ chẳng thể nào nghe được nữa rồi! ! Hình như cái gì đã mất

thì người ta mới biết quý!

Mẹ ơi, con đã sắp xếp việc nhà, việc sở để về thăm mẹ lần nữa, dù rằng mẹ chỉ nằm không còn ngồi được như lần con về

thăm mẹ năm ngoái, mẹ chẳng còn nhớ ngày giờ, năm tháng, chẳng còn biết tên ai... Mẹ như ngọn đèn đã cạn dầu leo lét, có

thể tắt bất cứ lúc nào, nhưng ánh sáng tình yêu thương các con của mẹ lại rực sáng trong lòng con hơn bao giờ hết. Con vẫn

nhớ tấm lòng của mẹ luôn chứa đầy yêu thương qua bao nhiêu nhọc nhằn vất vả vì các con. Ngay cả khi con đã "già" rồi mà

mỗi lần con về thăm, mẹ vẫn quan tâm từ miếng ăn, cái uống cho con như thuở con còn bé dại. Quả thật "trái tim người Mẹ là

kỳ công tuyệt vời nhất của Tạo Hóa". Mẹ ơi! Hy vọng mẹ còn sống đến ngày con về thăm mẹ lần nữa Mẹ ơi, nhớ chờ con về

mẹ nhé! Mỗi lần con nghe lời hát :

Mẹ già như chuối chín cây
Gió lay Mẹ rụng, con phải mồ côi.

Con lại cảm thấy lo sợ, nước mắt tự nhiên lại ứa ra! Mẹ ơi nhớ chờ con về mẹ nhé!, mẹ thương yêu vô vàn của con. Nhớ chờ

con mẹ ơi!

2 - Con luôn là ưu tiên hàng đầu của mẹ!
Viện dưỡng lão những ngày cuối tuần bao giờ cũng nhộn nhịp, sinh động hơn ngày thường, vì có thân nhân vào thăm, có các

nhóm từ thiện tới ca hát giúp vui cho người già... Mẹ theo bà "hàng xóm" lăn xe lăn ra cửa ngóng con. Một bé trai lẫm chẫm đi

vào rồi vấp té, bé khóc giãy đành đạch la hét dù mẹ bé đã bồng bé trên tay dỗ dành. Nhìn hình ảnh ấy tự dưng dòng hồi ức

năm xưa trở về với mẹ:
Đó là buổi chiều tối lễ Giáng sinh, mẹ dặn con ở nhà chơi với ngoại để mẹ đi lễ cầu nguyện cho bố mau "học tập tốt" rồi sớm

trở về với con. Con lẫm chẫm theo ngoại đuổi gà về chuồng, mẹ vừa dắt xe đạp ra khỏi cửa thì bỗng nghe tiếng con ré lên,

mẹ hoảng hốt quăng xe chạy vô nhà, thấy con té xuống mắt trợn trừng, mặt tái mét lên cơn động kinh tay chân giãy đành

đạch! Mẹ vừa bồng con lên vừa khóc, vừa kêu: "Làm ơn cứu con tôi!". Hàng xóm đổ tới nhà đông nghẹt, người nặn chanh

vào miệng con, người lấy đũa ngáng miệng con để con khỏi cắn vào lưỡi, thậm chí có người còn đổ cả nước tiểu bé trai vào

miệng con. Mẹ bối rối quá không biết cách nào là đúng? Bỗng trong đầu mẹ xuất hiện ý nghĩ: "Phải đưa con vào bịnh viện nhi

đồng ngay." Mẹ cũng không nhớ rõ bằng cách nào, mẹ đã tới được bịnh viện, tay mẹ quấn khăn lông ôm sát con vào lòng, với

đôi chân trần đạp lên sỏi đá, gai góc mẹ chạy như bay vào phòng cấp cứu. Các cô y tá thấy tay chân con vẫn còn co giật bèn

cởi phăng hết quần áo con ra, rồi bồng con đặt dưới vòi nước tuôn xối xả. Mẹ thắc mắc :
-Con tôi bị động kinh vì quá sợ khi bị con gà nhảy vô mình chứ đâu phải vì sốt cao mà các cô làm như vậy?
Nhưng không ai thèm nghe lời mẹ nói, họ thản nhiên làm theo ý họ và đuổi mẹ ra khỏi phòng vì thân nhân không được ở lại

trong phòng cấp cứu. Mẹ ra ngoài ráng nghểnh chân lên nhìn qua cửa kiếng thấy họ đặt con nằm chỏng chơ trên giường

không cả 1 khăn đắp. Mẹ càng đau lòng lo lắng hoang mang hơn khi nghe thân nhân các bệnh nhi chờ bên ngoài nói chuyện

với nhau: "Họ làm ăn tắc trách lắm nên nhiều bệnh nhi chết, chắc tại đồng lương chết đói, không đủ sống nên họ làm chiếu lệ

để sống qua ngày".
Nghe nói tới đồng lương chết đói, mẹ chợt nhớ tới bạn thân có chồng cũng là bác sĩ làm việc ở phòng y tế Q 1. Mỗi tuần, sau

giờ làm việc chính thức anh được cơ quan cho tham gia 2 buổi giữ xe để “cải thiện đời sống” ở 1 nhà hàng trên đường Lê

Lai. Mỗi lần đi làm thêm anh phải tìm nón lá rách, cũ để đội vừa che nắng, vừa kéo xuống che mặt để bịnh nhân quen khỏi

nhìn thấy, chân anh đi đôi dép nhựa cũ mòn quẹt, đứt quai mà anh phải dùng dây kẽm đục lỗ để buộc nó lại mà đi tiếp. Chắc

không ai có thể hình dung ra nổi hình ảnh 1 BS y khoa Saigon sau 75 lại thê thảm đến vậy! Nhưng đó lại là 1 thực tế của giai

đoạn người người đều khổ, nhà nhà đều khổ.

May quá có 1 bệnh nhi đến cấp cứu, lợi dụng lúc mọi người chộn rộn, mẹ nhanh chân lẻn vào trong, ngồi trốn ở 1 góc khuất,

nơi đó mẹ có thể quan sát được con trai của mẹ. Khi cả phòng yên tĩnh trở lại, mẹ lom khom bò tới sát giường con, mẹ thấy

ngực con phập phồng rất yếu, rồi bỗng dưng sao nó “yên tĩnh” lạ lùng, mẹ sợ quá, chồm người lên nhìn kỹ thấy mặt con đã

tím tái, mẹ hoảng hốt kêu lên: “ Làm ơn cứu con tôi, tim nó ngưng đập rồi!”. Y tá lật đật chạy lại, người làm hô hấp nhân tạo,

người đẩy bình oxy tới. Mẹ cảm tưởng có ngàn quả cân đang đè lên tim mẹ, nếu con có mệnh hệ gì thì làm sao mẹ sống

được hả con? Một lát sau ngực con bắt đầu phập phồng trở lại và mặt con từ từ có sắc hồng, lúc bấy giờ mẹ mới thở được.

Xong việc họ lại đòi đuổi mẹ ra khỏi phòng, nhưng làm sao mẹ có thể an tâm tin tưởng mà giao sinh mạng đứa con thương

yêu bé bỏng của mẹ cho họ, nếu lúc nãy mẹ không phát hiện kịp thời thì con đã chết rồi còn đâu! Vậy là mẹ nài nỉ cho mẹ ở

lại ngồi trong góc phòng, dù họ chửi bới, sỉ nhục mẹ là "đồ lì lợm, thứ lỗ tai trâu..." mẹ vẫn chấp nhận hết, vì trước bờ sinh tử

của con thì danh dự và lòng tự trọng của mẹ đã bị quăng thùng rác hết rồi. Con luôn là ưu tiên hàng đầu của mẹ mà! May quá

nhờ liều mạng ở lại trong phòng để theo dõi quan sát con, mẹ lại kịp thời phát hiện tim con ngưng đập lần nữa..., họ lại cấp

cứu và lần này mẹ yêu cầu được gặp BS trực, rồi BS tới và tiêm cho con một mũi thuốc. Sau lần này thì họ làm lơ không đuổi

mẹ ra ngoài nữa. Sáng sớm Ngoại vô thay cho mẹ về nhà nghỉ ngơi rồi ăn chút gì, vì từ chiều qua tới giờ mẹ chưa có chút

nào vào bụng và chưa hề chợp mắt phút nào, nhưng con ơi, làm sao mẹ nuốt thức ăn cho trôi và yên tâm rời phòng cấp cứu

khi con trai mẹ vẫn còn nằm trong đó? Con là quan trọng nhất đời của mẹ, là ưu tiên hàng đầu của mẹ mà.

Theo dòng thời gian con lớn nhanh, con học hành chăm chỉ nhưng một lần sau kỳ nghỉ hè ở Nha Trang về, con thấy 1 mắt bị

đỏ và khó chịu, bố đưa con đi khám mắt ở bịnh viện thì mới phát hiện ra con bị xuất huyết ở mắt, 1 bệnh lạ, nếu không chữa

kịp thời nó sẽ lây sang 2 con và sẽ bị mù! Thật là 1 tin sét đánh, mẹ nghe mà bàng hoàng chết lặng, rồi tự nhiên nước mắt ứa

ra, con còn trẻ quá mà, sao Chúa không để mẹ gánh bịnh đó cho con? Ngày đó mẹ vất vả, chạy xuôi ngược khắp Sài Gòn

đem con đi khắp nơi, từ các phòng mạch bác sĩ danh tiếng về mắt tới các bệnh viện lớn chuyên khoa về mắt để cố gắng hy

vọng chữa chạy cho con với bất cứ giá nào! Nếu cần phải thay mắt mẹ để cứu mắt con, mẹ cũng sẵn lòng, nhưng tất cả đã

trở thành vô vọng! Ngày nhận được giấy báo con trúng tuyển vào mấy trường đại học lớn ở Sài Gòn mà nước mắt mẹ tuôn

rơi! Vì với kinh nghiệm giảng dạy lớp 12 nhiều năm, mẹ thấy ở trường, cả gần chục lớp 12 thi đại học, nhưng số thí sinh trúng

tuyển vào các trường lớn không bao giờ quá một bàn tay! Nhìn giấy báo con thi đậu, mẹ càng cảm thấy như một sự mỉa mai,

vì với tình trạng bệnh mắt của con làm sao con tiếp tục học được? Mẹ thấy cả một tương lai u tối đang đổ ụp xuống cuộc đời

con trai của mẹ! Nhiều đêm nằm nghĩ thương con mà nước mắt mẹ âm thầm tuôn ướt gối! Phải chi mẹ có thể thay mắt mẹ

để cứu mắt con, vì đời mẹ cũng đã từng nếm trải ngọt bùi, còn đời con mới chập chững bước vào tương lai, sao lại nỡ chụp

màn đen bao phủ lối con đi. Phải chi con lười biếng, học dốt có lẽ mẹ đỡ đau lòng hơn!

Cuối cùng chỉ còn một con đường hy vọng duy nhất theo lời BS từ đoàn BS Pháp về chữa trị mắt ở bệnh viện chuyên khoa

đầu ngành về mắt là nên đưa con đi Mỹ trị bệnh mắt! Thế là bố mẹ “khẩn cấp” lo xúc tiến hồ sơ “đoàn tụ” theo cách nhanh

nhất. Dù trước đó khi sở Ngoại vụ gọi bổ túc hồ sơ, mẹ đã đề nghị bố dẹp hồ sơ đi Mỹ qua một bên, không phải chỉ vì cuộc

sống gia đình mình đang rất ổn định rất thoải mái mà khi sang đó mọi việc lại phải xóa bỏ để khởi sự từ đầu với nhiều khó

khăn nơi xứ người, mà cái chính là vì mẹ sợ mình không phù hợp với cuộc sống ở xứ Mỹ. Đó làcuộc sống thường chạy theo

vật chất và xem nhẹ những giá trị đạo đức, tinh thần trong khi mẹ luôn đặt giá trị tinh thần nặng hơn giá trị vật chất ! Nhưng bây

giờ đứng trước việc cần chữa trị mắt cho con, mẹ thấy không có gì cần phải đắn đo suy nghĩ nữa! Dù sau này nơi xứ người

mẹ sẽ đương đầu với nhiều xáo trộn khó khăn khi tuổi đời không còn trẻ nữa, rồi có thể tương lai và hạnh phúc của mẹ sẽ đi

xuống nhưng có hề chi, nếu tương lai và hạnh phúc của con đi lên là mẹ mãn nguyện rồi vì con luôn là ưu tiên hàng đầu của

mẹ!...

Đang mơ màng trôi theo về quá khứ, bỗng tiếng trống, tiếng hát từ trong hội trường vang ra dập dồn lời 1 bài hát tha thiết đã

lôi mẹ trở về với hiện tại:

"Dù cho nắng đã phai tàn
Dù cho tóc đã pha màu buồn
Cho dù mắt nhắm tay buông
Dành cho con hết mọi nguồn yêu thương...” (NHH)

Con yêu ơi! ngày xưa con lúc nào cũng là ưu tiên hàng đầu của mẹ, còn bây giờ con hẹn sẽ vào thăm mẹ mỗi Chúa Nhật đầu

tháng, nhưng khi thì con bận bệnh nhân, lúc thì bận đưa vợ con đi shopping, khi thì sửa nhà, lúc thì bạn từ xa tới chơi, khi con

phải đưa gia đình đi vacation, lúc thì con bận xem trận đấu thể thao quan trọng..., không biết mẹ là ưu tiên thứ mấy chục trong

cuộc đời đầy bận rộn của con, hỡi con trai yêu quý của mẹ? Nhưng không sao, cuộc sống con vui và hạnh phúc là mẹ mừng

rồi, vì cho tới giờ này con vẫn là ưu tiên hàng đầu của mẹ mà!

Đó là những khúc tâm ca muôn đời của mẹ Việt Nam bao gồm những nốt nhạc yêu thương, hy sinh, thầm lặng, dịu dàng,

nhẫn nhịn, thủy chung và can trường trong nghịch cảnh. Tâm khúc đó lúc nào cũng ngân lên tuyệt vời hằng giờ, hằng ngày,

nhưng có được bao đứa con biết lắng lòng để nghe được những âm thanh trìu mến ấy từ trái tim người mẹ, hay chúng còn

mãi chạy theo công danh, tiền tài, vật chất, thú vui và tiện nghi đời sống cho đến hôm nào tiếng ngân ấy... bỗng tắt nửa chừng

hoặc sắp lịm đi. Lúc đó chúng mới cảm thấy tiếc nuối thì đã muộn rồi!

Phượng Vũ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.336 giây.