logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 25/01/2016 lúc 06:38:38(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Không thể đạt quá bán tại đại hội đại biểu toàn quốc, người còn là đương kim thủ tướng Việt nam đã không thể trụ lại tại Ban chấp hành trung ương và do đó cũng không có cơ hội để vươn tới chức vụ tổng bí thư hằng mong ước.
Cơ hội cuối cùng cho ông Nguyễn Tấn Dũng đã vuột trôi, mặc dù trước đó có tin cho biết có khoảng 15% số đại biểu đề cử ông vào ban chấp hành trung ương khóa XII.

Không chỉ ông Dũng, hầu hết ủy viên bộ chíngh trị quá tuổi như Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Phạm Quang Nghị, Tô Huy Rứa, Lê Thanh Hải đều phải “ra đi”.

Khâu “vận động” của Phe Tổng bí thư Trọng quá mạnh!

“Triều đại” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kéo dài suốt từ năm 2006 đến nay, đã chính thức chấm dứt. Một thế hệ thủ tướng làm khánh kiệt đất nước!

Bây giờ thì thế nào?

Rất có thể không ít ủy viên trung ương và đại biểu vốn là thủ hạ của ông Nguyễn Tấn Dũng, nay đã quay lưng với ông. Một số ít còn lại, được coi là “trung thành”, hẳn không biết số phận của họ sẽ lơ lửng đến thế nào.

Trong số những người còn lại của Thủ tướng Dũng, có Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình. Tại Hội nghị trung ương 13, ông Bình được đề cử vào danh sách ủy viên mới của Bộ chính trị. Nếu phe Thủ tướng Dũng thắng, hẳn Nguyễn Văn Bình sẽ đương nhiên lọt vào Bộ chính trị.

Nhưng hiện thời tình hình đã khác hẳn.

Không chỉ trường hợp Nguyễn Văn Bình gặp khó khăn, một số thủ hạ khác của ông Dũng, kể cả những nhân sự trong ngành công an vốn từng tận tụy phục vụ ông và kể cả bắt bớ giới bất đồng chính kiến, sẽ phải đối diện với rủi ro bị thanh loại bởi phe đảng.

Những nhóm lợi ích quen dựa hơi chính phủ để hoành hành dân chúng như vàng, ngân hàng, xăng dầu, điện lực… cũng có thể phải đối mặt với một chiến dịch “diệt ruồi”.

Bối cảnh chính trị Việt Nam hiện nay là cực kỳ hỗn tạp. Cuộc tranh giành quyền lực không khoan nhượng sẽ rất thường dẫn đến những chiến dịch “hồi tố” của bên thắng cuộc đối với phe thua cuộc.

Tháo chạy, tháo chạy tán loạn!

Không có gì chắc chắn an lành đối với Nguyễn Tấn Dũng và gia đình ông, cho dù ai đó có thể đã hứa hẹn với ông Dũng về một tương lai không hồi tố.

Không chỉ “diệt ruồi”, 2016 có thể là năm chứng kiến một chiến dịch “đả hổ” chưa từng có ở Việt Nam.
SBTN
xuong  
#2 Đã gửi : 25/01/2016 lúc 06:49:59(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
“Luật chơi” Nguyễn Phú Trọng định đoạt số phận Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức bị loại khỏi cuộc đua quyền lực sau khi đa số các đại biểu tại đại hội 12 chấp thuận “nguyện vọng xin rút” của ông này.

Kết quả bỏ phiếu vừa được tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng công bố vào tối ngày 25/1/2016. Theo đó, ông Dũng và 22 trường hợp còn lại đã không giành đủ trên 50% số phiếu để tiếp tục được ra tái cử.

Thất bại này cũng đồng nghĩa với việc ông Nguyễn Phú Trọng, 72 tuổi, sẽ là ứng cử viên duy nhất cho chiếc ghế tổng bí thư tại đại hội 12.

"Luật chơi" của Nguyễn Phú Trọng

Hôm 24/1/2016, ông Dũng là ứng cử viên được đề cử với số phiếu cao nhất để tham gia ban chấp hành trung ương khoá 12.

Tuy nhiên, do không được ban chấp hành trung ương khoá 11 giới thiệu nên ông Dũng buộc phải làm đơn "xin rút lui" theo quyết định 224.

Việc chấp thuận cho rút hay không sẽ do đại hội 12 quyết định thông qua hình thức bỏ phiếu kín.

Đây là một "luật chơi" khá rối rắm và quái đản do ông Nguyễn Phú Trọng nặn ra, mục đích chính là để loại bỏ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các tay chân thân cận.

Tại khoản 3, điều 13 của quyết định 244, do bộ chính trị ban hành năm 2014 quy định: “Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị”.

Đối với các đảng viên cộng sản, đây bị coi là một quy chế tước đoạt quyền quyết định của đại hội, thậm chí còn vi phạm nghiêm trọng điều lệ đảng.

Lợi dụng điều này, phe Nguyễn Tấn Dũng hy vọng có thể dùng sự bất mãn của các đại biểu để làm một cuộc lật đổ ngoạn mục đối với Nguyễn Phú Trọng ngay giữa đại hội 12.

Cuộc bỏ phiếu quái đản

Trước trận đồ bát quái do Nguyễn Phú Trọng bày bố, Nguyễn Tấn Dũng đã không thể vượt qua được cửa ải cuối cùng.

Theo đúng “luật chơi” của Nguyễn Phú Trọng, sau khi Nguyễn Tấn Dũng gửi đơn trình bày “nguyện vọng xin rút”, 1510 đại biểu sẽ dành ra một ngày để tiến hành bỏ phiếu kín về việc có cho rút hay không.

Nếu không đồng ý cho rút, Nguyễn Tấn Dũng sẽ ở lại. Khi đó, chiếc ghế tổng bí thư có đến 2 ứng cử viên tranh giành, đại hội 12 đứng trước nguy cơ “vỡ trận” do cả hai đều là kẻ thù chính trị của nhau.

Đồng thời, sự xuất hiện của 5200 lính vũ trang cùng những điềm gở về cái chết của “cụ” rùa Hồ Gươm, cái lạnh lịch sử tại Hà Nội… xảy ra trùng hợp, góp phần tạo nên yếu tố tâm lý uy hiếp những đại biểu có quyền lợi gắn liền với sự tồn vong của chế độ.

Một lần nữa, Nguyễn Phú Trọng đã chiến thắng áp đảo bằng “luật chơi” do chính mình đặt ra.

Lúc 20 giờ tối, ngày 25/1/2016, Nguyễn Phú Trọng loan báo thông tin về cuộc bỏ phiếu quái đản nhất trong lịch sử thế giới, kết quả: đa số đại biểu chấp thuận “đơn xin rút” của ông Dũng.

Như vậy, sau nhiều năm tháng tranh giành quyền lực, số phận Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức bị định đoạt. 8 uỷ viên bộ chính trị còn lại như Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa, Lê Hồng Anh, Phạm Quang Nghị, Lê Thanh Hải… cũng chung một số phận tương tự.

Với quyết định 244 và sự đỡ đầu của Bắc Kinh, một giàn “tứ trụ” thân Tàu mới sẽ thành hình với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch nước Trần Đại Quang và chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Trong ngày mai, 26/1/2016, đại hội sẽ tiến bầu chọn ra ban chấp hành trung ương khoá 12. Số phận của hai người con Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết cũng đang ngày càng trở nên u ám.

Hoàng Trần
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.057 giây.