logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/01/2016 lúc 09:02:56(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,331

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Từ trái sang: Các lãnh đạo chủ chốt khóa XI, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng
bầu Ban chấp hành Trung ương khóa XII, ngày 26/01/2016. REUTERS/Kham

Hôm nay, 26/01/2016, các đại biểu dự Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 đã bầu một Ban chấp hành Trung ương

khóa mới, với 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết. Danh sách Ban chấp hành mới này ngay sau đó đã được công

bố.

Cuộc bỏ phiếu bầu Ban chấp hành Trung ương mới được tiến hành sau khi hôm qua, Đại hội Đảng đã bỏ phiếu thuận cho

thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một nhân vật được cho là chủ trương cải tổ, rút khỏi danh sách đề cử.

Mặc dù đã được Đại hội hôm Chủ nhật (24/01) đề cử bổ sung vào danh sách ứng cử Ban Chấp hành, nhưng theo quy định,

do không được Ban Chấp hành Trung ương củ giới thiệu, ông Dũng đã buộc phải không nhận đề cử của Đại hội và chính

các đại biểu sẽ quyết định cho thủ tướng Việt Nam rút khỏi danh sách đề cử hay không.

Ông Dũng bị loại, như vậy ông Nguyễn Phú Trọng, một nhân vật thuộc xu hướng bảo thủ, sẽ giữ nguyên chiếc ghế tổng bí

thư Đảng, vì ông là người duy nhất được Bộ Chính trị cũ đề cử cho chức vụ lãnh đạo tối cao này. Bộ Chính trị khóa mới và

tân tổng bí thư sẽ được các ủy viên Ban chấp hành bầu ra vào ngày mai, 27/01.

Trong danh sách Ban Chấp hành Trung ương mới không có 14 bộ trưởng hoặc quan chức mang hàm bộ trưởng của chính

phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Về phần ông Nguyễn Tấn Dũng, sau khi bị loại khỏi cuộc đua giành chức tổng bí thư, sẽ chính thức rời khỏi chức vụ thủ

tướng sau khi Quốc hội Việt Nam bầu một lãnh đạo chính phủ mới vào tháng 5 hoặc tháng 6 năm nay. Một ủy viên ban chấp

hành trung ương các hđây hai ngày xác nhận rằng nhân vật được Ban Chấp hành Trung ương khóa cũ đề nghị vào chức vụ

thủ tướng là ông Nguyễn Xuân Phúc, hiện là Phó thủ tướng.

Hiện giờ chưa rõ là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có sẽ đại diện Việt Nam dự hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN ở

California vào tháng tới hay không.

DANH SÁCH ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII

I. Ủy viên Trung ương chính thức

1 NGUYỄN HOÀNG ANH - Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng

2 CHU NGỌC ANH - Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ

3 NGUYỄN THÚY ANH - Phó Chủ nhiệm Các vấn đề xã hội của QH

4 TRẦN TUẤN ANH - Thứ trưởng Bộ Công thương

5 NGUYỄN XUÂN ANH - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng

6 HÀ BAN - Phó trưởng Ban Tổ chức TƯ

7 NGUYỄN HÒA BÌNH - Viện trưởng VKSNDTC

8 TRƯƠNG HÒA BÌNH - Chánh án TANDTC

9 DƯƠNG THANH BÌNH - Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau

10 NGUYỄN THANH BÌNH - Phó Trưởng Ban Tổ chức TƯ

11 PHAN THANH BÌNH - Giám đốc Đại học quốc gia Hồ Chí Minh

12 NGUYỄN VĂN BÌNH - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

13 TẤT THÀNH CANG - Phó bí thư Thành ủy TP.HCM

14 BÙI MINH CHÂU - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ

15 LÊ CHIÊM - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

16 HÀ NGỌC CHIẾN - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH

17 NGUYỄN NHÂN CHIẾN - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh

18 ĐỖ VĂN CHIẾN - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

19 TRỊNH VĂN CHIẾN - Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá

20 HOÀNG XUÂN CHIẾN - Thiếu tướng Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

21 PHẠM MINH CHÍNH - Phó trưởng Ban Tổ chức TƯ

22 MAI VĂN CHÍNH - Phó trưởng Ban Tổ chức TƯ

23 NGUYỄN ĐỨC CHUNG - Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội

24 LÊ VIẾT CHỮ - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi

25 NGUYỄN TÂN CƯƠNG - Thiếu tướng - Tư lệnh Quân khu 4

26 LƯƠNG CƯỜNG - Thượng tướng - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND VN

27 NGUYỄN PHÚ CƯỜNG - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

28 TRẦN QUỐC CƯỜNG - Phó bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk

29 BÙI VĂN CƯỜNG - Bí thư Đảng uỷ khối doanh nghiệp TƯ

30 PHAN VIỆT CƯỜNG - Phó bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam

31 NGUYỄN XUÂN CƯỜNG - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

32 NGUYỄN VĂN DANH - Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh Tiền Giang

33 NGUYỄN HỒNG DIÊN - Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình

34 LÊ DIỄN - Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông

35 NGUYỄN VĂN DU - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Cạn

36 ĐÀO NGỌC DUNG - Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan TƯ

37 NGUYỄN CHÍ DŨNG - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư

38 TRỊNH ĐÌNH DŨNG - Bộ trưởng Xây dựng

39 ĐINH TIẾN DŨNG - Bộ trưởng Tài chính

40 MAI TIẾN DŨNG - Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam

41 TRẦN TRÍ DŨNG - Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh

42 VÕ VĂN DŨNG - Phó trưởng Ban Nội chính TƯ

43 PHAN XUÂN DŨNG - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của QH

44 LÊ XUÂN DUY - Thiếu tướng - Phó Tư lệnh Quân khu 2

45 NGUYỄN QUANG DƯƠNG - Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp TƯ

46 VŨ ĐỨC ĐAM - Phó Thủ tướng Chính phủ

47 HUỲNH THÀNH ĐẠT - Phó GĐ thường trực Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh

48 NGUYỄN KHẮC ĐỊNH - Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

49 TRẦN ĐƠN - Trung tướng - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

50 PHAN VĂN GIANG - Trung tướng - Tư lệnh Quân khu 1

51 NGUYỄN VĂN GIÀU - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội

52 PHẠM HỒNG HÀ - Thứ trưởng Bộ Xây dựng

53 TRẦN HỒNG HÀ - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường

54 NGUYỄN THỊ THU HÀ - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

55 NGUYỄN ĐỨC HẢI - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ

56 NGUYỄN THANH HẢI - Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của QH

57 HOÀNG TRUNG HẢI - Phó Thủ tướng Chính phủ

58 BÙI VĂN HẢI - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang

59 NGÔ THỊ THANH HẰNG - Phó bí thư thường trực Thành uỷ Hà Nội

60 NGUYỄN MẠNH HIỂN - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương

61 PHÙNG QUỐC HIỂN - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của QH

62 BÙI THỊ MINH HOÀI - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ

63 LÊ MINH HOAN - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND Đồng Tháp

64 VƯƠNG ĐÌNH HUỆ - Trưởng Ban Kinh tế TƯ

65 LÊ MẠNH HÙNG - Phó Bí thư Đảng uỷ khối các cơ quan TƯ

66 NGUYỄN MẠNH HÙNG - Tổng Giám đốc Vietel

67 LỮ VĂN HÙNG - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang

68 NGUYỄN VĂN HÙNG - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị

69 NGUYỄN VĂN HÙNG - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum

70 ĐINH THẾ HUYNH - Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ

71 LÊ MINH HƯNG - Phó Chánh Văn phòng TƯ Đảng

72 THUẬN HỮU - Tổng biên tập báo Nhân dân

73 LÊ MINH KHÁI - Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu

74 NGUYỄN ĐÌNH KHANG - Phó bí thư Tỉnh ủy Hà Giang

75 TRẦN VIỆT KHOA - Phó giám đốc Học viện Quốc phòng

76 ĐIỂU KRÉ - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Nông

77 NGUYỄN THẾ KỶ - Phó Ban Tuyên giáo TƯ

78 HOÀNG THỊ THÚY LAN - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc

79 TÔ LÂM - Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an

80 CHẨU VĂN LÂM - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tuyên Quang

81 HẦU A LỀNH - Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc

82 NGÔ XUÂN LỊCH - Đại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐNDVN

83 NGUYỄN HỒNG LĨNH - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

84 LÊ THÀNH LONG - Thứ trưởng Bộ Tư pháp

85 NGUYỄN ĐỨC LỢI - Tổng Giám đốc TTXVN

86 NGUYỄN VĂN LỢI - Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước

87 VÕ MINH LƯƠNG - Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 7

88 UÔNG CHU LƯU - Phó Chủ tịch Quốc hội

89 LÊ TRƯỜNG LƯU - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế

90 TRƯƠNG THỊ MAI - Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH

91 PHAN VĂN MÃI - Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre

92 TRẦN THANH MẪN - Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ VN

93 PHẠM BÌNH MINH - Phó Thủ tướng Chính phủ

94 TRẦN BÌNH MINH - Tổng Giám đốc Đài Truyền hình VN

95 CHÂU VĂN MINH - Chủ tịch Viện Hàn lâm và khoa học VN

96 LẠI XUÂN MÔN - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nông dân Việt Nam

97 GIÀNG PÁO MỶ - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lai Châu

98 PHẠM HOÀI NAM - Chuẩn đô đốc - Tư lệnh Quân chủng Hải quân

99 NGUYỄN PHƯƠNG NAM - Trung tướng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN

100 BÙI VĂN NAM - Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an

101 TRẦN VĂN NAM - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương

102 NGUYỄN VĂN NÊN - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

103 LÊ THỊ NGA - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội

104 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN - Phó Chủ tịch Quốc hội

105 NGUYỄN THANH NGHỊ - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang

106 TRƯƠNG QUANG NGHĨA - Phó trưởng Ban Kinh tế TƯ

107 NGUYỄN TRỌNG NGHĨA - Trung tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND VN

108 PHÙNG XUÂN NHẠ - Giám đốc ĐHQG Hà Nội

109 NGUYỄN THIỆN NHÂN - Chủ tịch UBTƯ MTTQ VN

110 CAO ĐỨC PHÁT - Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

111 ĐOÀN HỒNG PHONG - Bí thư Tỉnh ủy Nam Định

112 NGUYỄN THÀNH PHONG - Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM

113 TÒNG THỊ PHÓNG - Phó Chủ tịch QH

114 HỒ ĐỨC PHỚC - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An

115 NGUYỄN HẠNH PHÚC - Chủ nhiệm Văn phòng QH

116 NGUYỄN XUÂN PHÚC - Phó Thủ tướng Chính phủ

117 VÕ VĂN PHUÔNG - Phó trưởng Ban Tuyên giáo TƯ

118 TRẦN QUANG PHƯƠNG - Trung tướng, Chính uỷ Quân khu 5

119 TRẦN ĐẠI QUANG - Đại tướng, Bộ trưởng Công an

120 HOÀNG ĐĂNG QUANG - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình

121 LÊ HỒNG QUANG - Phó bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang

122 TRẦN LƯU QUANG - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh

123 LÊ THANH QUANG - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hoà

124 HOÀNG BÌNH QUÂN - Trưởng Ban Đối ngoại TƯ

125 PHẠM VĂN RẠNH - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long an

126 TRẦN VĂN RÓN - Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

127 VŨ HẢI SẢN - Thiếu tướng - Tư lệnh Quân khu 3

128 PHAN VĂN SÁU - Phó trưởng Ban Kinh tế TƯ

129 LÊ ĐÌNH SƠN - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh

130 BÙI THANH SƠN - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

131 NGUYỄN THANH SƠN - Phó Chủ nhiệm UB đối ngoại của Quốc hội

132 TRẦN VĂN SƠN - Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

133 THÀO XUÂN SÙNG - Phó trưởng Ban Dân vận TƯ

134 ĐỖ TIẾN SỸ - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên

135 LÊ VĨNH TÂN - Thứ trưởng Bộ Nội vụ

136 NGUYỄN ĐỨC THANH - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận

137 VŨ HỒNG THANH - Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

138 LÂM THỊ PHƯƠNG THANH - Phó trưởng Ban Tuyên giáo TƯ

139 TRẦN SỸ THANH - Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn

140 NGUYỄN THỊ THANH - Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình

141 PHẠM VIẾT THANH - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng không VN

142 LÊ VĂN THÀNH - Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng

143 NGUYỄN VĂN THÀNH - Thứ trưởng Bộ Công an

144 ĐINH LA THĂNG - Bộ trưởng Bộ GTVT

145 HUỲNH CHIẾN THẮNG - Thiếu tướng - Chính uỷ Quân khu 4

146 SƠN MINH THẮNG - Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

147 NGUYỄN XUÂN THẮNG - Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH VN

148 NGUYỄN VĂN THỂ - Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng

149 NGUYỄN NGỌC THIỆN - Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch

150 ĐẶNG THỊ NGỌC THỊNH - Phó chánh Văn phòng TƯ Đảng

151 LÊ THỊ THỦY - Phó tổng Thanh tra Chính phủ

152 VÕ VĂN THƯỞNG - Phó bí thư Thành uỷ TP.HCM

153 NGUYỄN XUÂN TIẾN - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng

154 BÙI VĂN TỈNH - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoà Bình

155 TRẦN QUỐC TỎ - Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên

156 PHẠM THỊ THANH TRÀ - Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái

157 PHAN ĐÌNH TRẠC - Phó trưởng ban thường trực Ban Nội chính TƯ

158 DƯƠNG VĂN TRANG - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai

159 LÊ MINH TRÍ - Phó trưởng Ban Nội chính TƯ

160 NGUYỄN PHÚ TRỌNG - Tổng bí thư

161 LÊ HOÀI TRUNG - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

162 TRẦN QUỐC TRUNG - Bí thư Thành uỷ Cần Thơ

163 ĐÀO VIỆT TRUNG - Chủ nhiệm VP CTN

164 MAI TRỰC - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ

165 BẾ XUÂN TRƯỜNG - Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

166 TRẦN CẨM TÚ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ

167 TRƯƠNG MINH TUẤN - Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông

168 NGUYỄN THANH TÙNG - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định

169 TRẦN VĂN TÚY - Phó trưởng Ban Công tác đại biểu của QH

170 ĐỖ BÁ TỴ - Đại tướng, Tổng Tham mưu trưởng QĐND VN

171 HUỲNH TẤN VIỆT - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên

172 VÕ TRỌNG VIỆT - Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

173 NGUYỄN ĐẮC VINH - Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn

174 TRIỆU TÀI VINH - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang

175 NGUYỄN CHÍ VỊNH - Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

176 LÊ HUY VỊNH - Trung tướng, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân

177 NGUYỄN VĂN VỊNH - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai

178 LÊ QUÝ VƯƠNG - Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an

179 TRẦN QUỐC VƯỢNG - Chánh Văn phòng TƯ Đảng

180 VÕ THỊ ÁNH XUÂN - Bí thư Tỉnh ủy An Giang

II. Ủy viên Trung ương dự khuyết

1 NGUYỄN HỮU ĐÔNG - Phó bí thư thường trực Tỉnh uỷ Phú Thọ

2 NGÔ ĐÔNG HẢI - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định

3 NGUYỄN VĂN HIẾU - Bí thư Quận uỷ quận 2, TP.HCM

4 ĐOÀN MINH HUẤN - Giám đốc Học viện Chính trị khu vực 1, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

5 Y THANH HÀ NIÊ KDĂM - Bí thư Thành uỷ Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

6 ĐẶNG QUỐC KHÁNH - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh

7 ĐÀO HỒNG LAN - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH

8 LÂM VĂN MẪN - Phó Bí thư - Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng

9 HỒ VĂN NIÊN - Phó bí thư Tỉnh ủy Gia Lai

10 NGUYỄN HẢI NINH - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk

11 LÊ QUỐC PHONG - Bí thư TƯ Đoàn Thanh niên

12 CHÂU THỊ MỸ PHƯƠNG - Bí thư Huyện uỷ Cai Lậy, Tiền Giang

13 BÙI NHẬT QUANG - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận

14 THÁI THANH QUÝ - Bí thư Huyện uỷ Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

15 BÙI CHÍ THÀNH - Bí thư Huyện uỷ Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

16 VŨ ĐẠI THẮNG - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam

17 NGUYỄN VĂN THẮNG - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Công thương VN

18 NGUYỄN KHẮC TOÀN - Bí thư Thành uỷ Cam Ranh, Khánh Hòa

19 LÊ QUANG TÙNG - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

20 BÙI THỊ QUỲNH VÂN - Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ Quảng Ngãi, Bí thư Huyện uỷ Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 26/01/2016 lúc 09:04:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,331

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đại hội 12 để lộ những rạn nứt trong Đảng Cộng sản Việt Nam

UserPostedImage
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa), tâm điểm chú ý của Đại hội 12, sau khi bỏ phiếu bầu Ban chấp hành Trung ương khóa mới tại Đại hội đảng 12 ngày 26/01/2016. REUTERS/Kham

Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam đã bầu ra Ban chấp hành Trung ương khóa 12 sau khi vào hôm qua, 25/01/2016, đã bỏ phiếu thông qua việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng nhiều nhân vật thuộc Ban chấp hành Trung ương khóa cũ xin rút khỏi danh sách đề cử vào Ban chấp hành Trung ương khóa mới. Đó là những người trước đó một hôm đã đã Đại hội đề cử ngoài danh sách giới thiệu đã được Hội nghị Trung ương 14 khóa 11 thông qua.
Việc ông Ngyễn Tấn Dũng được rút ứng cử vào Trung ương khóa mới đã chấm dứt kịch tính của Đại hội và khẳng định một số thông tin đồn đoán về nhân sự đảng trong những ngày qua. Bên cạnh đó việc bầu chọn căng thẳng danh sách ứng cử vào Ban chấp hành Trung ương khóa mới đã lộ rõ những rạn nứt trong đảng Cộng sản Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn RFI, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà quan sát chính trị và hoạt động Xã hội dân sự tại việt Nam, có một vài bình luận xung quanh việc bầu chọn nhân sự lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội 12:

" Tôi nghĩ rằng đây là có một cái gọi là mưu mẹo trong cái việc đề ra cái quy tắc như vậy. Thực sự cái việc làm đấy hoàn toàn là phi dân chủ, nhưng mà bởi vì đây là cái quy tắc nội bộ của đảng Cộng sản Việt Nam [....] Có thể nói sau cái cuộc bỏ phiếu cho các ông rút thì về cơ bản cái chuyện nhân sự mà được Hội nghị Trung ương (14) đã thông qua về cơ bản sẽ được Đại hội này thông qua...."


Tải để nghe Ts Nguyễn Quang A - Hà Nội 26/01/2016
http://telechargement.rf..._NQA_CongresPC260116.mp3

Theo RFI
co  
#3 Đã gửi : 26/01/2016 lúc 09:33:12(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Đại hội 12: ‘Người nào lên cũng phải cải cách’

Những yếu tố nào thúc giục thay đổi tại Đại hội Đảng và vì sao ghế tổng bí thư lại quan trọng vào lúc này?
Trả lời BBC Tiếng Việt tại Hà Nội hôm 25/1, kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói rằng “người nào lên cũng phải cải cách vì Việt Nam đã hội nhập và sức ép từ Trung Quốc là khủng khiếp”.

"2015 Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc 32.2 tỷ USD và Trung Quốc làm gì ở Biển Đông thì chúng ta đều thấy.

“Người nào lên làm tổng bí thư trong giai đoạn quyết định và cần phải có bước ngoặt như thế này là điều rất hệ trọng đối với sự phát triển của đất nước.

Dân biểu Dương Trung Quốc cũng chia sẻ quan điểm này. Nhà sử học, dân biểu đã làm việc trong 14 năm qua mô tả sự kiện Đại hội Đảng 12 là “rất quan trọng”.

“Nó càng quan trọng bởi diễn ra vào thời điểm rõ ràng có những thay đổi rất to lớn đối với ba yếu tố.

“Yếu tố thứ nhất là đòi hỏi của người dân ngày càng lớn. Đặc biệt là tiến trình dân chủ hóa.

Không ai có chương trình hành động gìTS Lê Đăng Doanh nói về các ứng viên lãnh đạo
“Yếu tố thứ hai chính là công cuộc hội nhập nó buộc anh phải thay đổi, anh không chỉ phải thay đổi về chính sách và pháp luật mà còn phải thay đổi cả về tập quán và thói quen.

“Và cái thứ ba tôi nghĩ là bản thân Đảng cũng muốn thay đổi”, ông Dương Trung Quốc nói với BBC cũng vào hôm 25/01 tại Hà Nội.

Bình luận về ghế tổng bí thư, chủ đề được truyền thông trong và ngoài nước theo dõi và bình luận nhiều, ông Lê Đăng Doanh nói vào hôm 25/01 rằng theo cơ chế hiện nay là phải để Đại hội quyết định và chúng ta hãy xem xem Đại hội quyết định thế nào.

“Nhưng theo tôi thì sự quyết định cũng tương đối rõ ràng. Có nhiều chỉ dấu cho thấy có lẽ ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được bầu làm tổng bí thư kỳ này”.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói thêm rằng việc chọn lãnh đạo hiện nay được dựa theo các tiêu chí mà ông mô tả là "chưa rõ ràng".

Chẳng hạn như tiêu chí chọn lãnh đạo thì dựa theo tuổi. Rồi dựa vào tiêu chí là người có ‘tham vọng chính trị’. Đã là lãnh đạo mà không có tham vọng chính trị thì là làm sao?

"Nếu tham vọng là làm sao để đất nước Việt Nam trở nên giàu mạnh thì tham vọng đó là phải được hoan nghênh chứ.

“Chính vì các tiêu chí thiếu rõ ràng và không thuyết phục nên người dân đang có nhiều ý kiến,” ông Doanh nói.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cũng bình luận rằng trong tất cả các ứng viên vào các chức cao nhất "không ai có chương trình hành động gì".

Trả lời câu hỏi của BBC rằng liệu ông đã tiếp xúc với những người dân không hề quan tâm gì tới Đại hội Đảng hay chưa, Dân biểu Dương Trung Quốc mô tả điều ông gọi là “ai cũng quan tâm cả nhưng tùy mức độ".

“Có những người quan tâm trực tiếp tới diễn biến, rồi động thái và đặc biệt là những thay đổi sau một đại hội trong đó có thay đổi về đường lối và thay đổi về con người.

“Có những người tưởng như không quan tâm, nhưng thực ra họ lại rất quan tâm tới đời sống sẽ tốt đẹp hơn hay khó khăn hơn, tự do thoải mái hơn hay khó chịu hơn.

“Có những người có thể nói là họ theo dõi từng ngày từng giờ, theo dõi những biến động khác nhau. Theo dõi thông tin trên hệ thống chính thống cũng như ở Việt Nam gọi là “lề trái” và đôi khi trở thành câu chuyện hàng ngày, thậm chí còn là một hứng thú.

“Cho nên có thể nói Đại hội Đảng tác động trực tiếp tới đời sống xã hội người dân còn mức độ quan tâm thì có khác nhau," ông Dương Trung Quốc nói.
Theo BBC
co  
#4 Đã gửi : 26/01/2016 lúc 09:34:37(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Đại hội 12: ‘Thái tử đảng’ thắng thế

UserPostedImage
Ông Nguyễn Thanh Nghị (trái), Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, là một trong 200 ủy viên trung ương mới được Đại hội đảng 12 bầu

vào Ban chấp hành trung ương

Con trai cả của ông Nguyễn Tấn Dũng mới được bầu vào cơ quan quyền lực của đảng, một ngày sau khi Thủ tướng Việt

Nam chính thức rút khỏi cuộc đua giành chức tổng bí thư với ông Nguyễn Phú Trọng.

Ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, là một trong 200 ủy viên trung ương mới được Đại hội đảng 12 bầu vào

Ban chấp hành trung ương.

Một quan chức trẻ tuổi khác, con của cựu quan chức Việt Nam, cũng nằm trong danh sách này là ông Nguyễn Xuân Anh, Bí

thư Thành ủy Đà Nẵng.

Ông Nghị và ông Anh nằm trong số một loạt con cái quan chức Việt Nam “lên như diều gặp gió” thời gian qua.

Hai cán bộ trẻ cùng 40 tuổi, mà nhiều người gọi là “thái tử đảng”, đã “gây bão” dư luận năm ngoái, sau khi “lập kỷ lục” bí thư

tỉnh ủy và bí thư thành ủy trẻ tuổi nhất Việt Nam.
Trong khi đó, theo các nguồn tin trong nước, đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giành số phiếu cao trên 80%.

Cuộc bầu bán này diễn ra một ngày sau khi đại hội đảng ở Việt Nam đồng ý cho 29 ứng viên có nguyện vọng không tái cử,

trong đó có ông Nguyễn Tấn Dũng, rút khỏi đề cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12.

Dù Thủ tướng Việt Nam chưa lên tiếng bình luận về dự định sắp tới của mình, tiến sỹ Jonathan London từ Đại học Thành thị

Hong Kong nhận định rằng sự nghiệp chính trị của ông Dũng coi như chấm dứt ở đây. Ông nói thêm với VOA Việt Ngữ:

“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không được sự ủng hộ của các đồng chí trong đảng nên có vẻ là thời gian của ông sẽ kết

thúc ở đây. Chưa rõ sẽ có những xu hướng đối với chính trị Việt Nam như thế nào. Trong số những người lãnh đạo, tôi chưa

thấy có ai có những quan điểm rõ nét và vì thế, tôi dự đoán là sẽ không có thay đổi lớn nào đối với xu hướng của đất nước

và bản chất chính trị ở Việt Nam.”

Dù không trái với nhiều dự đoán, quyết định của Đại hội 12 đối với việc “xin rút” của ông Dũng vẫn gây ra những thất vọng đối

với không ít người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam.

Trên trang Facebook của VOA Việt Ngữ, một bạn đọc tên Xuân Hải viết: “Vẫn thích Thủ tướng lên làm Tổng bí thư. Tính

miền Nam thoáng mới hy vọng có nhiều đổi mới...Hết hy vọng...”
Trước đó, sau khi ông Dũng nằm trong số hơn 60 người được các đoàn đề cử nhân sự Ban chấp hành Trung ương khoá

mới, dư luận hy vọng rằng “cuộc đối đầu” giữa ông mà nhiều nhà phân tích coi là đại diện cho phe thân Mỹ và ông Nguyễn

Phú Trọng, bị coi là phe thân Trung Quốc, sẽ gay cấn đến phút chót.

Ông Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho VOA Việt Ngữ biết rằng “những người hy vọng

vào vị trí của ông Dũng có thể xoay chuyển được tình thế thì chắc là sẽ thất vọng, không hài lòng lắm”. Ông Hảo nói thêm:

“Tôi nghĩ đấy là tâm lý của toàn xã hội, muốn có một sự thay đổi mạnh mẽ hơn, và đổi mới triệt để hơn để đưa Việt Nam ra

khỏi khủng hoảng về mặt kinh tế và văn hóa, xã hội, cung như nhiều lĩnh vực đang có vấn đề lớn cần phải quan tâm. Trong

năm vừa qua, kinh tế cũng đã khởi sắc, tuy nhiên, gốc rễ của nó, theo tôi nghĩ, còn có những nguy hiểm đợi ở phía trước.

Đấy là về mặt kinh tế, còn về mặt văn hóa, giáo dục, khoa học xã hội, còn rất nhiều vấn đề. Những cái đó đi kèm theo sự đe

dọa về chủ quyền, về lãnh thổ, lãnh hải từ phía Trung Quốc là một mối lo lắng của toàn dân. Người ta mong đợi ở Đại hội 12

này là bởi vì thường ở mỗi một đại hội sẽ xác định một cách rõ ràng quan điểm của đảng cầm quyền và của nhà nước đối với

những vấn nạn và chủ trương giải quyết như thế nào thì thường được giải quyết trong các Đại hội đảng. Thứ hai nữa là ở mỗi

một lần đại hội đảng, người ta cũng mong muốn có được những nhà lãnh đạo xứng đáng hơn, có năng lực giải quyết những

khó khăn, và có năng lực tập hợp, đoàn kết dân tộc hơn.”

Ông Hảo nói thêm rằng, vừa qua, trong số các nhà lãnh đạo, ông Dũng đã đề cập tới vấn đề chủ quyền biển đảo với Trung

Quốc “một cách rõ ràng, và có vẻ mạnh mẽ nhất”.

Tuy nhiên, theo tiến sỹ Jonathan London, thủ tướng Việt Nam cũng đã có những quyết sách mở đường cho các công ty

Trung Quốc ồ ạt đổ vào chiếm các vị trí trọng yếu ở Việt Nam mà điển hình là dự án bauxite ở Tây Nguyên.
Theo dự kiến, ngày mai, 27/1, Ban Chấp hành Trung ương khóa mới sẽ họp phiên thứ nhất và bầu chọn Bộ Chính trị và

Tổng bí thư.

Các nhà quan sát cho rằng, với số phiếu cao nhận được hôm nay, ông Nguyễn Phú Trọng gần như chắc chắn sẽ tiếp tục

đảm nhiệm vị trí người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam thời gian tới.

Ngoài ông Trọng, trong danh sách Ban chấp hành khóa XII có nhiều ủy viên Bộ Chính trị khóa XI như ông Trần Đại Quang,

ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, các quan chức được cho là sẽ lên nắm các chức vụ chủ tịch nước, thủ

tướng và chủ tịch quốc hội Việt Nam.

Theo VOA
phai  
#5 Đã gửi : 26/01/2016 lúc 06:54:21(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
‘Thái tử’ vào Trung ương - thỏa thuận nội bộ đảng?

UserPostedImage
Con trai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, là một trong 200 ủy viên trung ương mới được Đại hội đảng 12 bầu vào Ban chấp hành Trung ương.

Trong số những gương mặt mới lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 được công bố hôm qua, nhiều người chú ý đến ông Nguyễn Thanh Nghị - con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Liệu đây có phải là câu chuyện ‘hy sinh đời bố, củng cố đời con’ như nhận xét của một số người hay không? Trong cuộc phóng vấn với Khánh An của Ban Việt ngữ VOA, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về chính trị và ngoại giao tại Đại học George Mason, cho rằng đây là một ‘sự thỏa thuận’ trong nội bộ Đảng.

Trước khi danh sách những người được chọn vào Ban chấp hành Trung ương 12 được công bố hôm 26/1, có khá nhiều bình luận cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng đã sử dụng kế “hiểm tử cầu sinh”, tự xin rút không ứng cử tại hội nghị trù bị 14, để lật ngược thế cờ, chuyển bại thành thắng trước đối thủ nặng ký là đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho chiếc ghế tổng bí thư.

Nhưng sau khi danh sách công bố chính thức loại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khỏi cuộc đua, thì sự xuất hiện của con trai ông là ông Nguyễn Thanh Nghị - hiện giữ chức Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang – lại được xem là thế cờ ‘hy sinh đời bố, củng cố đời con’ của ông Dũng.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giảng viên của trường đại học George Mason ở Mỹ, nhận xét:

“Vấn đề của ông Dũng là ông ấy có rất nhiều người thù, thành ra ông phải cố gắng đến phút cuối cùng. Còn nếu không được thì giản dị lắm là hai bên sẽ có sự điều đình với nhau. Nếu con ông ấy vào thì chứng tỏ trong đảng họ cũng có sự thỏa thuận với nhau nào đó, chứ không nói gì chuyện lâu dài cả.”
Nếu ông Trọng được xem là có ‘ưu thế’ hơn ông Dũng ở trong nội bộ đảng, thì ông Dũng lại “giành chiến thắng” trước ông Trọng trong lòng dư luận, mặc dù như nhận xét của bà Đặng Bích Phương trên Facebook cá nhân rằng ‘những người ủng hộ X (ám chỉ ông Nguyễn Tấn Dũng) là TBT chả khoái gì X’.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng phân tích về xu hướng ngả về ông Dũng của dư luận:

“Tôi thấy có 2 lý do: Thứ nhất, trước đại hội, có rất nhiều blog ủng hộ ông Dũng, bởi vì họ chống Tàu nên họ đổ tội cho ông Trọng là người thân Tàu. Thành ra, người ta nói là ‘chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết’. Bây giờ, cái ‘perception’, cái nhìn của người dân là ông Trọng là người thân Tàu. Họ ghét Tàu nên họ nghiêng về ông Dũng, dù rằng họ cho là ông Dũng tham nhũng thối nát, nhưng rất nhiều người hy vọng ông sẽ cải tổ đảng, ông sẽ là một Gorbachev.”

Trong khi khá nhiều người tỏ ra bi quan trước sự kiện ông Dũng bị loại vì cho rằng Việt Nam sẽ lại ‘như cũ’, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng lại cho rằng trên thực tế, hoàn toàn không có dấu hiệu cho thấy ông Dũng sẽ cải tổ mạnh hơn ông Trọng nếu được đắc cử chức tổng bí thư.

“Người ta hy vọng như vậy, nhưng chúng ta thấy là điều quan trọng nhất ở Việt Nam là vai trò của lĩnh vực tư phải quan trọng hơn lĩnh vực công. Đó là điều phải thay đổi. Còn trong thời ông Nguyễn Tấn Dũng, ông dùng ‘những quả đấm thép’, tức là cũng căn cứ vào những xí nghiệp nhà nước. Mà những xí nghiệp nhà nước là tự bản chất nó không thể cạnh tranh được. Thành ra nếu mà ông Dũng ông ấy vẫn còn (dựa vào) xí nghiệp nhà nước thì không thể được. Nói như vậy nghĩa là phải cải tổ nhà nước, ông Trọng hay ông Dũng thì cũng phải cải tổ thôi. Chúng ta không thấy triệu chứng là ông Dũng sẽ cải tổ mạnh hơn xí nghiệp nhà nước, bỏ những đặc quyền đặc lợi."

Sự kiện ông Nguyễn Tấn Dũng chính thức bị loại khỏi sàn đấu cho vị trí cao nhất của đảng Cộng sản, dù có khá nhiều ủng hộ từ phía dư luận, cho thấy rõ ràng ‘những thông tin trái chiều được đưa ra không ảnh hưởng đến kết quả đại hội’, theo lời một ủy viên Ban chấp hành Trung ương khóa 12, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, nói với báo giới bên lề cuộc họp công bố danh sách Trung ương khóa 12.

Trong danh sách Ban chấp hành Trung ương khóa 12, ông Nguyễn Phú Trọng là ủy viên chính thức cao tuổi nhất – 72 tuổi, và ông Nguyễn Thanh Nghị, ngược lại, là ủy viên chính thức trẻ tuổi nhất – 40 tuổi.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.521 giây.