logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 27/01/2016 lúc 09:12:29(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Việt Nam thời hậu Nguyễn Tấn Dũng ?

UserPostedImage
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (phải) và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Đại hội Đảng 12, Hà Nội, ngày 21/01/2016
REUTERS/Hoang Dinh Nam/Pool

Liên quan đến Đại hội Đảng lần thứ 12 đang bước vào giai đoạn cuối ở Hà Nội, tờ New York Times có bài viết mang tựa đề « Đảng Cộng sản Việt Nam giao phó cho người lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa » : tổng bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng lại tiếp tục chức vụ.
Tờ báo cho biết theo các nhà phân tích, việc ông Nguyễn Phú Trọng, 71 tuổi, được tái bổ nhiệm có thể làm chậm lại quá trình mở cửa của Việt Nam về phía một nền kinh tế thị trường, nhưng ít có khả năng ảnh hưởng đến chiến lược tái cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Ông Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo của phái cựu trào, được huấn luyện trong một nền kinh tế theo kiểu xô-viết và coi nước láng giềng Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu, đồng minh chiến lược và ý thức hệ quan trọng. Đáng chú ý là ông Trọng đã tỏ ra miễn cưỡng khi phải chỉ trích Trung Quốc khi Bắc Kinh cho kéo giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 đến vùng biển Hoàng Sa trong năm 2014.

Nhưng chuyến viếng thăm Nhà Trắng của ông hồi tháng 7/2015 cho thấy cái nhìn của giới lãnh đạo đảng : ngày càng chú trọng hơn việc cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ, đối trọng chính chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, coi đây là lợi ích quốc gia của Việt Nam. Ông Trọng đã chỉ đạo Việt Nam tham gia Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ đề xướng, trong đó Trung Quốc bị loại ra ngoài.

Tiếp tục cải thiện quan hệ Việt-Mỹ
Bà Vũ Xuân Nguyệt Hồng, nguyên phó viện trưởng Viện Quản Lý Kinh tế Trung Ương, cho biết 19 ủy viên Bộ Chính Trị vốn có nhiều quyền lực nhất so với các quan chức khác, hoàn toàn đồng thuận về sự cần thiết của việc chuyển đổi kinh tế trong nước lẫn quan hệ tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ. Bà nói : « Những cải cách và đổi mới về hướng kinh tế thị trường sẽ được tiếp tục », và quan hệ Việt-Mỹ sẽ tiến triển một cách vững chắc.

Nhưng việc ông Trọng tại vị thêm một nhiệm kỳ nữa sẽ khiến thủ tướng thân Mỹ Nguyễn Tấn Dũng, đối thủ dòm ngó chức tổng bí thư, phải lui vào hậu trường trong năm nay, tuy không phải là quá sớm.

Theo giới ngoại giao và các nhà phân tích, trong cương vị thủ tướng, ông Dũng đã giám sát làn sóng đầu tư nước ngoài và vun bồi mối quan hệ nồng ấm với các quan chức Mỹ hàng đầu. Ông cũng có những tuyên bố mạnh mẽ hơn các lãnh đạo khác trong đảng, chống lại các hành vi quyết đoán của Trung Quốc trên Biển Đông, giành được sự ủng hộ của những người dân Việt Nam bình thường vốn tin rằng đất nước cần thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc - phương cách để giữ được độc lập kinh tế.

Khi Bắc Kinh đem giàn khoan khổng lồ đến vùng biển tranh chấp tại Biển Đông, gần bờ biển miền trung Việt Nam năm 2014, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã nổ ra tại các thành phố Việt Nam, và những vụ bạo động hiếm hoi đã diễn ra tại nhiều khu công nghiệp. Hoa Kỳ sau đó đã nới lỏng lệnh cấm vận lâu nay về vũ khí sát thương cho Việt Nam, tuy Nga vẫn tiếp tục cung cấp phần lớn nhu cầu thiết bị quân sự của Hà Nội.

Ông Nguyễn Tấn Dũng, 66 tuổi, về nguyên tắc bị cấm làm thêm một nhiệm kỳ nữa, theo quy định của Đảng, vì ông đã quá 65 tuổi và đã ở ngôi vị thủ tướng được hai nhiệm kỳ. Ông Trọng cũng vậy vì đã quá tuổi, nhưng Đảng đã cho ông biệt lệ thêm lần thứ hai.

Phát triển kinh tế sẽ chậm lại ?
Một số nhà phân tích dự đoán nhịp độ của nền kinh tế Việt Nam vốn đã chậm chạp, sẽ còn chậm hơn sau khi ông Dũng nghỉ hưu trong năm nay. Một phần do ông nắm rõ hơn ông Trọng cung cách giao tiếp với các nhà đầu tư ngoại quốc, và ông Dũng cũng nhiệt tình hơn trong việc rũ bỏ chiếc vỏ bọc ý thức hệ Mác-Lênin của đảng.

Ông Tường Vũ chuyên về khoa học chính trị ở trường đại học Oregon nói rằng ông Trọng có thể sẽ tiếp thu dễ dàng hơn so với các quan chức bảo thủ cứng rắn nhất trong Đảng, muốn chống lại việc mở cửa lãnh vực nông nghiệp và dịch vụ cho các nhà cạnh tranh nước ngoài ; và một dự luật hợp pháp hóa các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

Cả hai thay đổi này đều được cho là rất quan trọng để tuân thủ TPP. Nếu được Quốc hội thông qua, hiệp định đòi hỏi Việt Nam phải mở cửa hơn nữa cho cạnh tranh từ các nước, phải nhượng bộ về quyền lao động, sở hữu trí tuệ và những lãnh vực khác.

Giáo sư Vũ trả lời New York Times qua điện thoại: « Tất cả các phe phái đều đồng ý là cần phải phát triển thương mại và đầu tư. Nhưng phe ông Trọng có thể chống lại các nhượng bộ, trong khi phe ông Dũng cố gắng làm những động thái cải cách để thu hút nguồn tiền ».

Cuộc « nội chiến » đã không xảy ra
Sami Kteily, chủ tịch điều hành PEB Steel, một công ty xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh nhận định rằng việc Việt Nam tham gia nhiều hiệp định tự do mậu dịch gần đây chứng tỏ đất nước này thực sự muốn trở thành một thành viên tích cực của nền kinh tế thế giới. Ông nói : « Tôi nghĩ việc kinh doanh sẽ như thường lệ. Việt Nam là một quốc gia của những định chế, và các chính sách không chỉ do một người quyết định ».

Frederick Burke, người quản lý tại Việt Nam của công ty luật Mỹ Baker & McKenzie nói rằng việc chuyển đổi chính trị êm ái tại Đại hội Đảng tuần này là đáng khích lệ, vì nhấn mạnh sự ổn định chính trị và tôn trọng quy định luật pháp. Theo ông : « Đối với những người sống ở đây, đó là những điều họ muốn. Họ không mong một cuộc nội chiến trên mạng tiếp diễn ».

Trong những tuần lễ gần đây, đã có một loạt tin đồn chính trị trên các blog tiếng Việt và các bài viết trên Facebook – một số được thúc đẩy từ các bài báo nước ngoài – về một cuộc chiến tranh tương tàn giữa phe cải cách và phe bảo thủ trong Đảng.

Nhưng theo ông Burke thì có một sự đồng thuận hơn trong nội bộ đảng Cộng sản so với những gì mà báo chí hay quan sát viên chính trị nhận định, và ông Trọng chưa bao giờ tỏ khuynh hướng thoái trào, bảo thủ. Ông nói : « Người ta cố tạo ra một vở kịch, nhưng kịch bản hiện nay khác với thực tế ».
Theo RFI

Sửa bởi người viết 27/01/2016 lúc 09:59:19(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 27/01/2016 lúc 09:15:58(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đại hội Đảng 12: Ông Trọng tái đắc cử, nhịp độ cải tổ có thể chậm lại

UserPostedImage
Ông Nguyễn Phú Trọng (P) và ông Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội Đảng 12, Hà Nội, ngày 26/01/2016. REUTERS

Với thành phần Ban Chấp Hành Trung Ương mới, đặc biệt là với việc ông Nguyễn Phú Trọng, một nhân vật bảo thủ, tái đắc cử tổng bí thư, đường lối của Việt Nam chắc sẽ không có thay đổi nhiều, nhưng nhịp độ tiến hành những cải tổ kinh tế cần thiết có thể sẽ chậm lại.
Việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị loại và đối thủ của ông là Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử tổng bí thư dường như là một giải pháp thỏa hiệp, vì có tin là ông Trọng sẽ chỉ nắm chức vụ này trong nửa nhiệm kỳ, trước khi giao quyền lại cho một nhân vật khác. Theo các nhà phân tích, giải pháp này cho thấy là ban lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam quay trở lại phương thức lấy quyết định mang tính đồng thuận, mang tính “tập thể” hơn.

Như nhận định của giáo sư Jonathan London, thuộc City University of Hong Kong, được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, ông Nguyễn Tấn Dũng đã là một nhân vật chính trị nổi bật, có phong cách khác hẳn với những gương mặt mờ nhạt trong ban lãnh đạo Đảng. Theo giáo sư London, mặc dù có thể tranh cãi về những thành quả và công lao của ông Dũng, ông vẫn là nhà lãnh đạo “có một nhãn quan nào đó”, cho Việt Nam.

Đại hội Đảng 12 như vậy đã chấm dứt thời kỳ mà, qua hai nhiệm kỳ thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng được cho là đã thúc đẩy nhiều cải tổ kinh tế ở Việt Nam và điều này đã giúp ông trở thành một nhân vật được giới đầu tư ưa thích.

Việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị gạt ra một bên đánh dấu việc đảng Cộng sản Việt Nam trở lại với cách điều hành đất nước thận trọng hơn. Tuy vậy, việc ông Nguyễn Phú Trọng thắng thế không có nghĩa là sẽ có những thay đổi lớn trong đường lối của Hà Nội trên những vấn đề quan trọng như Biển Đông, hay sự tham gia vào các hiệp định tự do mậu dịch như hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.

Luật sư Tony Foster, thuộc công ty Freshfield, được hãng tin AFP trích dẫn, cũng cho rằng người kế nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn sẽ tiếp tục thi hành các cải tổ kinh tế cần thiết. Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cũng khẳng định là Bộ Chính Trị mới, được bầu hôm nay, vẫn đi theo con đường cải tổ và nếu có thay đổi thì chỉ là thay đổi về phong cách, chứ sẽ không có chuyện quay trở lại đằng sau.

Mặt khác, trong thành phần Ban Chấp Hành Trung Ương mới, vẫn còn một số thành viên chủ chốt của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng như bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hay bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng. Ngoài ra, con trai của ông Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị cũng từ ủy viên dự khuyết trở thành ủy viên chính thức Ban Chấp Hành Trung Ương.

Có điều trúng cử Ban Chấp Hành Trung Ương không có nghĩa là những bộ trưởng nói trên chắc chắn sẽ tiếp tục được tham gia chính phủ mới. Theo AFP, một số nhà phân tích cũng sợ rằng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tin dùng những người trung thành với Đảng hơn là giao các trọng trách cho những người thật sự có năng lực. Dầu sao thì mục đích tối hậu của giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam vẫn là bảo vệ độc quyền lãnh đạo của Đảng.
Theo RFI
xuong  
#3 Đã gửi : 27/01/2016 lúc 09:37:17(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử, củng cố thêm quyền lực
UserPostedImage
Ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ chức Tổng bí thư.

Các nhà quan sát ở Trung Quốc cho rằng hàng ngũ lãnh đạo mới được chọn ra ở Hà Nội có thể có ích cho việc cải thiện quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử cho vị trí lãnh đạo cao nhất
Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn đương kim Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cho vị trí lãnh đạo cao nhất tại Việt Nam cho một nhiệm kỳ 5 năm thứ hai, theo thông tấn xã chính thức của nhà nước VNN.

Quyết định tái cử ông Nguyễn Phú Trọng chỉ là một thủ tục sau khi danh sách Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa XII được công bố chiều hôm qua, 26/1, với 200 uỷ viên, gồm 180 uỷ viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết.

Bản tin của AP hôm nay nói rằng kết quả tất nhiên này sẽ cho phép ông Trọng, một nhân vật bảo thủ thân Trung Quốc, củng cố quyền lực của ông.

Tin được chính thức loan báo trên trang mạng của VNN hôm qua, theo AP, còn cho hay Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng được bầu vào Bộ Chính Trị và sẽ nắm chức vụ Thủ Tướng, thay thế đương kim Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, sau khi đại hội chấp nhận ‘nguyện vọng xin rút lui’ của ông Nguyễn Tấn Dũng, và đa số các đại biểu tham gia hội nghị ‘chấp thuận nguyện vọng’ của ông.

Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng cho tới cuối năm nay.
UserPostedImage
Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng được bầu vào Bộ Chính Trị và sẽ nắm chức vụ Thủ Tướng, thay thế đương kim Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Nhân vật quan trọng thứ ba được bầu vào Bộ Chính trị là Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, dự kiến sẽ trở thành Chủ tịch nước, thay thế ông Trương Tấn Sang, theo các giới chức Việt Nam xin dấu danh tính, được AP dẫn lời.

Chức vụ cao cấp thứ Tư trong 'tứ trụ' là Chủ tịch Quốc hội, được tin là sẽ về tay bà Nguyễn thị Kim Ngân.

Bất chấp những sự đấu đá ở bên trong -gay cấn tới phút chót, Đảng Cộng sản Việt Nam trong những ngày tới sẽ cố gắng trình làng một bộ mặt đoàn kết với ‘tứ trụ triều đình’ mới.

Ông Nguyễn Tấn Dũng, 66 tuổi, từng được giới quan sát đánh giá là đã đạt thành công nhất định trong các nỗ lực nhằm cải cách và tự do hoá nền kinh tế. Bài báo đăng trên tờ New York Times nói rằng nhiều nhà phân tích dự đoán sự ra đi của ông sẽ làm chậm lại hơn nữa tiến trình tự do hoá kinh tế của Việt Nam vốn đã chậm chạp, một khi Việt Nam dưới quyền tứ trụ mới do ông Nguyễn Phú Trọng, một nhân vật giáo điều cộng sản, chi phối.

UserPostedImage
Chức vụ cao cấp thứ Tư trong 'Tứ trụ' là Chủ tịch Quốc hội, được cho là sẽ về tay bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Nhưng một số nhà quan sát khác cho rằng với những thay đổi nhân sự mới ở cấp cao nhất, hướng đi tương lai của Việt Nam sẽ không thay đổi bao nhiêu. Ông Trọng theo dự liệy sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình cải cách kinh tế của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ-VOA, cô Phương Nguyễn, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington (CSIS) nói rằng dưới hàng ngũ lãnh đạo mới, Việt Nam sẽ tiếp tục các chính sách kinh tế, và chính sách đối ngoại như cũ.
Trả lời câu hỏi của chúng tôi liệu những sự đấu đá giữa các phe cánh trong Đảng Cộng sản Việt Nam vừa rồi sẽ tác động ra sao tới Đảng Cộng sản và tương lai của Việt Nam, cô Phương Nguyễn nói:

"Một mặt, những sự tranh chấp giữa các phe phái chính trị (trong đảng) đã dẫn tới kết quả là ông Nguyễn Phú Trọng duy trì chức Tổng Bí Thư để ngăn không ông Dũng cạnh tranh để phục vụ thêm một nhiệm kỳ nữa, nhưng về mặt chính sách, tôi thấy có sự đồng thuận khá cao trong giới lãnh đạo, là các chính sách của Việt Nam trong 5 năm tới đã được quyết định và đồng ý bởi hầu như tuyệt đại đa số các nhà lãnh đạo Việt Nam.”

Về thành phần nhân sự mới, cô Phương Nguyễn nói ông Nguyễn Phú Trọng đã không thay thế toàn bộ, mà có rất nhiều đại biểu trong chính phủ đương thời được chọn vào cơ quan quyền lực cao nhất nước.

“Những gì diễn ra cho thấy là không phải ông Trọng đã thay thế toàn bộ nhân sự với những người thuộc phe cánh của ông…Hơn nữa chúng ta còn phải lưu ý tới nội dung của Đại hội Đảng cho tới ngày hôm nay: Họ đã thảo luận về các mục tiêu phát triển xã hội kinh tế cho 5 năm tới, họ thảo luận Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP và giải pháp đồng thuận là Việt Nam phải thực hiện những cải cách đó. Việt Nam đã đề ra chỉ tiêu là xây dựng một khu vực tư nhân vững mạnh hơn để đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế, dọn đường cho một nền pháp trị, và thực thi những cải cách để cho phép Việt Nam trở thành một thành viên của Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.”
UserPostedImage
Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng cho tới cuối năm nay.

Ông Nguyễn Tấn Dũng được nhiều người xem là một nhân vật thân Mỹ, muốn cởi trói kinh tế, có lập trường cứng rắn, mạnh mẽ hơn trước ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, liệu sự ra đi của ông có tác động gì tới đường hướng tương lai của Việt Nam? Cô Phương Nguyễn nói:

"Tôi đồng ý là nhiều người có ấn tượng như thế về đương kim Thủ Tướng Việt Nam, nhưng chúng ta cũng phải lưu ý rằng Việt Nam theo chế độ lãnh đạo tập thể, ngay cả về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong mấy năm gần đây, ông Nguyễn Tấn Dũng đã có nỗ lực xích lại gần Hoa Kỳ, nhưng tôi có thể nói là Việt Nam đã không tiến xa như vậy nếu không có sự đồng thuận trong Đảng Cộng sản và quân đội Việt Nam.”

Một số nhà quan sát tin rằng trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam đang cố gắng trình làng một bộ mặt đoàn kết, nhưng e rằng trong những tháng, những năm tới, phe cánh của ông Nguyễn Tấn Dũng có thể dần dà bị thanh trừng. Cô Phương Nguyễn nhận định:

“Một cuộc gọi là thanh trừng ông Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh của ông sẽ không phục vụ quyền lợi của mọi người.”

Trong khi giới quan sát quốc tế bày tỏ quan ngại về các chính sách của Việt Nam trong 5 năm tới dưới ban lãnh đạo mới, và về sự ra đi của vị thủ tướng được coi là thân phương Tây, ủng hộ cải cách, thì cũng có những người – trong đó có ông Cù Huy Hà Vũ, không bày tỏ tiếc nuối về sự ra đi của ông Nguyễn Tấn Dũng, là người mà theo ông, phần nào phải chịu trách nhiệm về những vụ tham nhũng, làm ăn thua lỗ của các công ty nhà nước như Vinashin, và các dự án tại các địa điểm xung yếu giao cho Trung Quốc.

Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, cựu tù lương tâm hiện đang sống ở Hoa Kỳ, và là người đã từng kiện Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho biết ý kiến của ông về Việt Nam dưới nhiệm kỳ thứ nhì của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Ông nói:

“Việt Nam trong thời gian tới dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách Tổng Bí Thư Đảng dù muốn hay không cũng phải cải thiện nhân quyền để đi tới chấm dứt đàn áp nhân quyền và trên cơ sở đó sẽ mở ra một vận hội dân chủ hoá cho Việt Nam. Tôi lạc quan với sự cầm quyền của ông Nguyễn Phú Trọng trên cơ sở 2 phẩm chất chính của ông, đó là chống tham nhũng và có tinh thần dân tộc chống Trung Quốc xâm lược.”

Ý kiến này dường như đi ngược lại nhận định của nhiều người, cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng là một nhân vật thân Bắc Kinh, và đã tỏ ra mềm yếu hơn, so với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trước các hành động hung hăng của Trung Quốc gần đây để thực hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông.
Theo VOA
xuong  
#4 Đã gửi : 27/01/2016 lúc 09:55:39(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nguyễn Phú Trọng ăn mừng chiến thắng

UserPostedImage

Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành trung ương khoá 12 vừa bỏ phiếu “tín nhiệm”cho ông Nguyễn Phú Trọng được tái đắc cử vào chiếc ghế tổng bí thư đảng CSVN thêm một nhiệm kỳ.


Lúc 15:04’ chiều ngày 27/1/2016, giàn “tứ trụ” mới gồm Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân đã có màn ăn mừng chiến thắng sớm ngay sau khi có kết quả bỏ phiếu.


Bức ảnh do Thông Tấn Xã Việt Nam gửi đi từ trụ sở trung ương đảng cho biết: “Các đại biểu Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII chúc mừng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII”


Trong cuộc “bầu chọn” vừa diễn ra, ông Trọng là ứng cử viên duy nhất cho chiếc ghế tổng bí thư.


Cũng trong ngày hôm nay, các đại biểu ban chấp hành trung ương khoá 12 sẽ tiến hành “bầu chọn” bộ chính trị và ban bí thư.


Số lượng uỷ viên bộ chính trị khoá 12 đã được nâng lên thành 19 người. Danh sách này gồm có:


1. Nguyễn Phú Trọng
2. Trần Đại Quang
3. Nguyễn Xuân Phúc
4. Nguyễn Thị Kim Ngân
5. Tòng Thị Phóng
6. Đinh Thế Huynh
7. Nguyễn Thiện Nhân
8. Phạm Minh Chính
9. Phạm Bình Minh
10. Ngô Xuân Lịch
11. Nguyễn Văn Bình
12. Vương Đình Huệ
13. Trương Thị Mai
14. Tô Lâm
15. Trương Hoà Bình
16. Hoàng Trung Hải
17. Đinh La Thăng
18. Trần Quốc Vượng
19. Võ Văn Thưởng

Kịch bản nhân sự

Thành phần bộ chính trị khoá 12 gồm có 7 người thuộc khoá cũ tái cử và 12 người mới tham gia lần đầu. Người lớn tuổi nhất là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh năm 1944, còn người trẻ tuổi nhất là phó bí thư thành uỷ TP.HCM Võ Văn Thưởng sinh năm 1970.

Theo kịch bản, các chức danh "tứ trụ" sẽ được phân chia như sau: Chức vụ chủ tịch nước thuộc về Trần Đại Quang, chức thủ tướng thuộc về Nguyễn Xuân Phúc, còn bà Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ lên làm chủ tịch quốc hội.

Nếu Nguyễn Phú Trọng giữ đúng "lời hứa", thì sau khoảng một năm, chiếc ghế tổng bí thư sẽ được truyền lại cho Đinh Thế Huynh.

Đáng chú ý, thành phần bộ chính trị khoá mới đã có đến 4 nhân vật xuất thân từ ngành công an, gồm: đại tướng Trần Đại Quang, thượng tướng Tô Lâm, trung ướng Phạm Minh Chính, trung tướng Trương Hoà Bình.

Ngoài ra, theo kịch bản nhân sự đã được tiết lộ, bộ trưởng giao thông vận tải Đinh La Thăng sẽ được đưa về giữ chức bí thư thành uỷ Hà Nội, còn ông Võ Văn Thưởng lên làm bí thư thành uỷ TP.HCM.

Về nhân sự bộ quốc phòng, đại tướng Ngô Xuân Lịch lên thay ông Phùng Quang Thanh về vườn. Còn thượng tướng CA Tô Lâm lên làm bộ trưởng bộ CA, thay cho Trần Đại Quang lên làm chủ tịch nước.



CTV Danlambao
xuong  
#5 Đã gửi : 27/01/2016 lúc 10:01:02(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đổi mới đặc biệt, đổi mới chưa từng có, đổi mới toàn riện cả sâu lẫn sắc

Sao khi 68 tuổi nhận chức T.B.T, anh Tọng biết tri ân các bậc lão thành đã nhường chỗ cho đàn em như anh lên ngôi, nay anh lại "thà chết tại ngai vàng" chứ không ra đi khi mới có... 72 tuổi! Rõ thật là anh Đổi Mới Tư Duy cùng đoảng anh đến mức "đỏ thành đen", "vuông thành tròn" chứ còn gì nữa!!!...

Vậy là sau một cuộc họp lịch sử kéo dài đến tận 21g45, (chả biết nhịn đói hay ăn cơm hộp?), 1510 cái "đỉnh cao trí tệ" trong đảng họ đã bỏ phiếu "cho rút hay cấm được rút" những người được chính họ đề cử bổ xung (do 244 mới rân chủ quy định) và, trong khi thuyết phục nhau (nghe đâu có cả đe dọa và mua chuộc?) tất cả đã "đổi mới đúng quy trình" mà tổng bí Tọng với cái cu-đờ tớ-ừ đã đề ra "Không được nhận nếu tao không cho nhận", trừ khi ĐA SỐ bỏ phiếu cho được ứng cử lại "Và đa số đã bỏ phiếu: đồng ý cho tất cả 28 người được đại hội đề cử bổ xung đều được... rút hết!!?


Cái mà Vũ Trọng Kim (nghe đã thấy loảng xoảng vàng, kim cương và anh em với Trọng Phú ghê) gọi là "tổ chức tính" chứ đâu phải là... thiếu zrân chủ" (!?)


Tuổi Trẻ báo đưa tin như sau:


"Thực hiện quy trình nhân sự để “chốt” danh sách bầu cử, đại hội đã hai lần bỏ phiếu kín trong chiều và tối qua... Lần thứ nhất liên quan đến 29 nhân sự xin rút, đại hội bỏ phiếu đồng ý cho rút hay không cho rút.


Vào lúc 16g, đại hội bỏ phiếu.


Đến 19g35, kết quả kiểm phiếu cho thấy đa số đại biểu đồng ý cho tất cả 29 người rút khỏi danh sách đề cử. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được số phiếu không đồng ý cho rút cao nhất (?!) nhưng không quá bán để đủ điều kiện vào danh sách đề cử chính thức..."


...càng cho thấy rõ không phải ai cũng có "tổ chức tính" cả! Nhưng... có lẽ... đành đầu hàng trong sự "sắp xếp quy trình bầu cử đúng ý tao" quá công phu và tốn kém của anh Trọng cùng tay chân thân cận"


Chỉ cần so sánh giữa hai thái cực của đảng họ trong hai cuộc lấy phiếu tín nhiệm (1/2014) với lần đề cử của họ lần đại hội 12 này và 2 thái độ của anh Trọng khi được bầu làm tổng bí thư năm 68 tuổi là đủ thấy họ đã thay đổi tư duy cực kỳ mới, đổi mới ngược hẳn không giống trước chút nào!!


Kẻ nào nói đại hội chúng tao không đổi mới là lói náo! Hốt hết! Bắt hết!
UserPostedImage

Đảng họ lãnh đạo thế nào mà trước thì như ri (Tấn Dũng số 1, Tổng Tọng số 8) nay lại "lộn mề gà" như rứa?


Nhạc sĩ Tô Hải
http://to-hai.blogspot.c...o-oi-moi-ac-biet-oi.html

Sửa bởi người viết 27/01/2016 lúc 10:01:59(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#6 Đã gửi : 27/01/2016 lúc 05:55:02(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Một cú áp phe ở đại hội 12 đảng CSVN

UserPostedImage
TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng (thứ 2 bên trái) và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bước xuống bỏ phiếu tại đại hội đảng 12 tại Hà Nội vào ngày 26/1/2016

Cho đến lúc này, mọi chuyện dường như đã rõ, đại hội 12 đảng CSVN không nằm ngoài một vấn đề căn cốt của CSVN, đó là giữ đảng và chia chác quyền lực. Và cũng đến thời điểm hiện nay, có thể nói rằng cả Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đều thành công. Không có ai thất bại trong cuộc chơi này của họ, chỉ có nhân dân là thất bại và thiệt thòi nhiều nhất, một kiểu thiệt thòi bị mất gà trong lúc xem tuồng.

Vì sao lại nói rằng cả Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đều thành công? Và nhân dân thiệt thòi như thế nào để gọi là mất gà trong lúc xem tuồng?

Về vấn đề thành công của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng. Với Nguyễn Phú Trọng, có thể mọi chuyện đã lộ rõ, ông ta nắm gần như ba phần tư cái ghế Tổng Bí Thư trong tay và Nguyễn Tấn Dũng về vườn.

Nếu nhìn bên ngoài, người ta dễ nhầm lẫn rằng Nguyễn Tấn Dũng đã bị Nguyễn Phú Trọng hất cẳng về vườn. Nhưng thực tế không hẳn vậy, bởi Dũng chơi cờ nước đôi. Cái nước đôi này mang lại nhiều lợi thế cho Dũng, vừa cài cắm được lớp kế tiếp vừa hợp thức hóa được sự tham quyền cố vị và nếu có tai tiếng thì Trọng cũng mang tai tiếng nhiều hơn.

Bởi ngay từ đầu, từ những năm 2000, Dũng đã tính đến chuyện cất nhắc Phượng và Nghị, sau đó là Triết. Cả ba người con của Dũng đều được đưa vào vị trí chủ chốt ở các tỉnh và đây là tấm ván đà tốt nhất để tiến thẳng lên trung ương đảng. Đương nhiên, với kinh nghiệm bản thân của một anh y tá miệt vườn chuyển sang ngành công an, ra trung ương làm Thống đốc ngân hàng (vừa làm vừa học tại chức đại học luật TP. Hồ Chí Minh) và sau đó làm Phó Thủ tướng, rồi Thủ tướng, hô mây gọi gió… Thì việc tạo được tấm ván đà, sau đó tư vấn, tham mưu cho Phượng, Nghị, Triết để thế hệ này tiếp tục nắm quyền bính không phải là khó đối với Dũng (nếu như chế độ CS còn tồn tại đến lúc đó!).

Và chiêu bài xin rút là chiêu bài đắc dụng nhất của Dũng hiện nay. Giả sử như có hai phe gồm phe Dũng và phe Trọng thì đến nay, phe Dũng vẫn mạnh hơn phe Trọng rất nhiều, bởi cái Dũng cần đã có, đó là Nghị chính thức bước lên sàn đấu Ủy viên ban chấp hành Trung ương. Và đây là sàn đấu mà Nghị có nhiều lợi thế nhất.

Vì giả sử như Dũng đắc cử Tổng Bí thư trong đại hội 12, ông ta sẽ được gì? Có thể nói là không được gì cả nếu không nói là với tình hình kinh tế như hiện tại, một đống nợ nhà nước đang đuổi theo sau lưng và chính trị, xã hội rối ren, tình hình biển đảo có hàng trăm mối nguy càng lúc càng thọc thẳng vào sườn… Trong khi đó, khả năng thay đổi thể chế khi chức TBT nằm trong tay Dũng là rất thấp bởi bản thân Dũng còn tính đến đàn con chính trị của mình.

Và khi Dũng về vườn, mặc dù đó không phải là sự tiếc nuối của nhân dân nhưng nếu đem ra cân đo đong đếm giữa Dũng, Phúc, Trọng, Quang… Thì rõ ràng người dân sẽ chọn Dũng thay vì các nhân vật kia. Riêng khối đảng viên Cộng sản sẽ có không ít trường hợp xuýt xoa tiếc khi Dũng bị đẩy về vườn.

Trong khi đó, nếu Dũng ở lại thì chắc chắn sẽ chịu quá nhiều áp lực và thách thức. Dũng đã khéo léo chơi nước cờ xin không tái ứng cử. Bởi khi chơi nước cờ này, dù ai nói ngược nói xuôi gì thì Dũng vẫn nắm chắc cái thanh danh “xin rút” và nếu có ở lại thì “do nhân dân, do đảng bắt ở lại phục vụ”. Khác xa với Trọng ngay từ đầu đã để lộ rõ tham vọng bám chặt ghế TBT.

Và chuyến này, chắc chắc Dũng sẽ cười thầm, thở phào nhẹ nhõm khi nghĩ đến tương lai chính trị của các con ông ta với hàng trăm mối thiện cảm khi ông về vườn trong độ sung sức, hoàn toàn trái ngược với Trọng đã bắt đầu kèm nhèm, nói năng có khi lú lẫn.

Và Dũng hơn Trọng ở điểm là khi Dũng về vườn thì con của Dũng đã có ghế trên trung ương. Không chừng, Trọng muốn ngồi lại nửa nhiệm kì để chờ đợi một Nguyễn Phú... A, B, C nào đó được cất nhắc cũng nên?! Rõ ràng là lựa chọn ngồi lại ghế TBT ở đại hội 12 là một lựa chọn không mấy thông minh của Trọng.

Lựa chọn “xin rút” và để lại một mối thiện cảm, thậm chí tiếc nuối với các đồng chí để rồi thế hệ sau lên kế tiếp là một lựa chọn khôn khéo hơn nhiều. Nhìn chung, đại hội 12 CSVN là một cú áp phe mà cả Dũng và Trọng đều có cái thành công riêng của họ. Bởi đây là một vở tuồng lớn mà mỗi diễn viên trên sân khấu chính trị này có cách diễn cương như rất thuần thục, đến nỗi khán giả không thể nào nhận biết cái tát tai tóe lửa trên sân khấu kia là thật hay là giả, nó có chứa sự thù hận, căm ghét nào đằng sau cánh gà hay không?!

Và vở diễn li kì, hấp dẫn đến độ người xem mất gà cũng không biết. Cái sự mất gà dễ nhìn thấy nhất là một lượng lớn tiền của nhân dân phải đổ vào cho việc tổ chức đại hội với các cuộc diễu binh bảo vệ đại hội, mọi hoạt động hành chính bị ngưng trệ từ trung ương tới địa phương và thị trường chứng khoán Việt Nam tuột dốc thê thảm.

Bởi nền kinh tế Việt Nam không phải là nền kinh tế thị trường như người ta tưởng mà là nền kinh tế phụ thuộc chính trị với cái tên mỹ miều “thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Bất kỳ tay nào đang được tung hê là đại gia, người giàu nhất Việt Nam… gì đó đều có thể bị bắt, bị tù. Bởi mọi hoạt động kinh tế của những tay gọi là đại gia này hoàn toàn dựa dẫm vào quyền lực nhóm và sẵn sàng dẫm đạp lên đồng loại để làm giàu. Chính vì các băng nhóm đại gia này mà hầu hết tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá đến mức trơ trọi, đất đai bị tùng xẻo, tiếng dân oán kêu thấu trời…

Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế không sản xuất nổi một con ốc cho ra hồn và vay nước ngoài nợ chồng nợ chất, phụ thuộc vào xuất khẩu sức lao động, xuất khẩu tài nguyên là chính.

Và khi các phe nhóm tronng tập hợp quyền lực CSVN đấu đá nhau, sẽ có nhiều mảnh văng, nhiều cuộc thanh trừng… Và, mỗi cuộc thanh trừng là một lần đất nước bớt đi một kẻ phá hoại và nhân dân lại phải còng lưng mà gánh hậu quả hắn đã phá hoại. Trong khi đó, dàn diễn viên trên sân khấu CSVN ngày càng đông thêm, mà càng đông thì nhân dân lại phải mất công coi tuồng, coi kịch, rồi lại mất gà, lại xót xa. Nhân dân bao giờ cũng là những khán giả thiệt thòi và xót xa vì mất của!

Nhưng có vẻ như lần này, nhân dân mất để được còn và đảng Cộng sản Việt Nam còn để lại mất! Khi thế nước đã xoay chuyển thì càng cố bẻ ngược lái càng mau chết!
Trang Blog viết từ Sài Gòn (RFA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.192 giây.