logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 28/01/2016 lúc 07:58:22(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng. Hà Nội ngày 28/01/2016. Reuters

Vừa tái đắc cử tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ, ông Nguyễn Phú Trọng trong buổi họp báo ngày 28/01/2016 đã bác bỏ những chỉ trích về chế độ độc đảng hiện nay của Việt Nam. Theo ông, chế độ tập thể lãnh đạo « dân chủ hơn hẳn » so với những nước tổ chức phổ thông đầu phiếu.
Hãng tin AP trích tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng : « Một đất nước không có kỷ cương thì sẽ rối loạn, mất ổn định…Dân chủ phải đi liền với kỷ cương, đừng nhấn mạnh, tuyệt đối hóa mặt nào sẽ thất bại ».

Ông Trọng vừa tái đắc cử tổng bí thư, tiếp tục là người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính Trị gồm 19 người, sẽ lãnh đạo đất nước trong năm năm tới, sau cuộc đấu ngắn ngủi với nhân vật số hai là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tổng bí thư tái nhiệm nêu ra Quốc hội và hàng ngàn tổ chức cơ sở đảng, cho đây là đại diện cho tiếng nói của nhân dân. Ông nói : « Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng lãnh đạo, nhưng lãnh đạo có dân chủ đồng thời đề cao trách nhiệm của cá nhân. Nếu không, hễ làm hay, làm tốt, có kết quả thì vơ vào là công lao của cá nhân mình, còn làm không tốt thì đổ tại tập thể. Không quy được trách nhiệm, chả thi hành kỷ luật được ai ».

AP cho biết ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định đảng « không bao giờ trở thành độc đoán » như một số nền dân chủ. Cả hai hãng thông tấn AFP và AP đều dẫn lời ông Trọng : « Cái hay là phát huy vai trò người đứng đầu, nhưng phải phát huy dân chủ. Đứng đầu mà độc đoán chuyên quyền thì có gọi là dân chủ được không ? Chả tiện nói một số nước, nhưng cứ nhân danh dân chủ mà cá nhân quyết định tất, thế thì ai dân chủ hơn ai ? »

Theo AP, các quan chức Mỹ cho rằng Việt Nam đã tỏ ra kềm chế hơn, ít bắt bớ, trấn áp các nhà ly khai trong năm ngoái ; tuy nhiên còn phải nỗ lực hơn nữa để xúc tiến nhân quyền. Cũng theo các viên chức trên, số lượng tù nhân lương tâm trong năm 2015 khoảng 100 người.

Phe ông Trọng tố cáo ông Dũng là tham nhũng và quản lý tồi, nhưng các nhà phân tích cho rằng cáo buộc này là lời biện minh cho cả một hệ thống tham nhũng sâu rộng lâu nay, và khó thể biến mất trong ngày một ngày hai, sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng ra đi. Về vấn đề này, ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh việc « phát huy trách nhiệm người đứng đầu, giám sát quyền lực, hạn chế, kiểm soát được tham nhũng ».

Hãng tin Mỹ nhận định, dù có tiếng là thân Trung Quốc, nhưng khó có khả năng ông Trọng hoàn toàn thần phục Bắc Kinh, vì như vậy có nguy cơ gây phẫn nộ cao độ đối với những người dân Việt Nam bình thường, vốn không ưa Trung Nam Hải và luôn cảnh giác trước những hành vi bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Tuy nhiên những người theo dõi chính trường Việt Nam gần đây đã đặt dấu hỏi trước hai sự kiện. Đầu tiên là chuyến thăm Bắc Kinh bất thường (từ ngày 23 đến 27/12/2015) của ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc hội Việt Nam, sau Hội nghị trung ương 13. Tiếp đến là việc ông Tống Đào, trưởng ban đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đi thăm Việt Nam vào cuối tháng này, dưới danh nghĩa đặc phái viên của Tập Cận Bình.

Bên cạnh đó, trước khi diễn ra Đại hội Đảng 12 của Việt Nam, Trung Quốc gia tăng áp lực trên Biển Đông và thông qua dự luật chống khủng bố, cho phép đưa quân ra nước ngoài nếu được nước sở tại đồng ý.

Theo The Diplomat, phải chăng có một sức ép nào đó từ phía Bắc Kinh lên vấn đề nhân sự của Việt Nam ? Một số báo chí nước ngoài trước Đại hội 12 cũng đã đặt ra nghi vấn này. Việc ông Nguyễn Tấn Dũng chấp nhận rời bỏ cuộc chơi, trong khi con trai ông là Nguyễn Thanh Nghị vẫn được bầu làm ủy viên trung ương khiến người ta cho rằng có thể đã có một thỏa hiệp nào đó - dư luận vẫn cho là Bắc Kinh khó thể chấp nhận việc ông Dũng trở thành tổng bí thư.
Trong bài diễn văn bế mạc Đại hội 12, ông Nguyến Phú Trọng vẫn nói đến việc « phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin » và « vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội », bên cạnh đó là « kiên quyết bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ », « tích cực hội nhập quốc tế để phát triển ».

Theo hãng tin Pháp AFP, việc ông Trọng tái nhiệm khó thể dẫn đến một sự thay đổi hẳn về chính sách của Việt Nam trong những vấn đề cốt yếu như tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc hay các cam kết khi gia nhập Hiệp định TPP do Hoa Kỳ chủ xướng.

Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 28/01/2016 lúc 08:20:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,331

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ông Nguyễn Phú Trọng bênh vực nguyên tắc tập thể lãnh đạo của Đảng

UserPostedImage
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 ở Hà Nội 21/1/2016.
AFP PHOTO

Ông Nguyễn Phú Trọng, người mới tái đắc cử chức vụ tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam lên tiếng bênh vực cho nguyên tắc tập thể lãnh đạo đang được Đảng thi hành, cho rằng nguyên tắc này dân chủ hơn cả những quốc gia tổ chức bầu cử theo đường hướng phổ thông đầu phiếu.

Hôm nay trong cuộc họp báo tại Hà Nội để kết thúc Đại Hội Đảng lần thứ 12, ông Trọng nhắc lại nguyên tắc lãnh đạo của đảng là tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, bảo thêm rằng điều này hay hơn những quốc gia cứ nhân danh dân chủ nhưng một cá nhân lại quyết định mọi chuyện.

Với so sánh đó, ông Trọng cho rằng lối làm việc của Đảng Cộng Sản là lối làm việc dân chủ hơn, nhắc lại đó cũng là mục tiêu mà đại hội đề ra.

Ông Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng nói rõ phát huy dân chủ là điều phải làm, nhưng đồng thời phải duy trì được ổn định để quốc gia tiếp tục phát triển.

Vẫn theo lời ông mục tiêu trước mắt của Việt Nam là sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nhưng không cho biết chính sách, kế hoạch, để đi đến mục tiêu đó.

Một điểm khác cũng được ông nói tới ở cuộc họp báo là Bộ Chính Trị gồm 19 người được trẻ hóa hơn nhiều so với trước đây, đặc biệt lần này có tới 3 phụ nữ đứng trong bộ chính trị.

Ông cũng xác nhận tỷ lệ người trẻ trong cơ quan lãnh đạo vẫn còn ít, gọi trách nhiệm đào tạo cán bộ trẻ là nhiệm vụ lâu dài, phải có kế hoạch.
Theo RFA
song  
#3 Đã gửi : 28/01/2016 lúc 08:39:26(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,331

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chủ tịch Trung Quốc chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng

UserPostedImage
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội, ngày 5/11/2015.

Lãnh đạo chính quyền Bắc Kinh nói rằng số phận hai nước Việt Nam – Trung Quốc “ngày càng thắt chặt”, trong lời chúc gửi ông Trọng.

Ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm chủ tịch nước này, đã gửi ngay lời chúc mừng tới ông Nguyễn Phú Trọng sau khi ông được bầu lại vào chức vụ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tại một cuộc họp báo thường kỳ hôm nay, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh dẫn lời ông Tập nói rằng “Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng hữu nghị, sông liền sông, núi liền núi, cùng hệ thống chính trị và có đường hướng phát triển tương tự nhau” nên “số phận hai bên càng ngày càng thắt chặt”.

Nữ phát ngôn viên nói rằng ông Tập nhấn mạnh rằng Trung Quốc và Việt Nam có “số phận chung với ý nghĩa chiến lược lớn”, và “Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam”.

“Trung Quốc sẵn lòng hợp tác với Việt Nam để thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược một cách bền vững, lành mạnh và ổn định”, bà Hoa trích lời ông Tập nói.

Đại hội đảng 12 ở Việt Nam kết thúc hôm nay với việc ông Trọng được bầu lại vào chức Tổng bí thư, cũng như chọn ra 19 thành viên của Bộ Chính trị.

Đây được coi là cuộc họp đầy kịch tính của Đảng Cộng sản Việt Nam vì cuộc “đối đầu” giữa ông Trọng, một người bị coi là thân Trung Quốc, và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được coi là đại diện cho phe thân phương Tây và Mỹ.

Nhận định về đại hội lần này của Việt Nam, báo chí Trung Quốc trước đó có các bài bình luận được cho là nhằm “tác động” lên đại hội ở Việt Nam.

Tân Hoa Xã tuyên bố rằng việc làm sâu sắc thêm quan hệ với Bắc Kinh “chỉ có lợi” cho Hà Nội, và nhờ hợp tác với nước này, mà Việt Nam mới có được “ổn định xã hội”.

Hãng tin chính thức của Trung Quốc còn cho rằng kế hoạch “đầy tham vọng” của Việt Nam trong 5 năm tới “cần mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn" với Bắc Kinh.

Theo CCTV, Reuters, Xinhua
song  
#4 Đã gửi : 29/01/2016 lúc 09:34:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,331

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nguyễn Phú Trọng tuyên bố chế độ cộng sản tốt hơn dân chủ

Các phương tiện truyền thông đại chúng Tây phương hôm nay đồng loạt dẫn tuyên bố của lãnh tụ Cộng sản Việt Nam vừa tái đắc cử.

Nguyễn Phú Trọng cho rằng, chế độ cộng sản tốt hơn nền dân chủ. Nhà lý luận cộng sản khét tiếng bảo thủ 71 tuổi hôm nay nói rằng, một đất nước không có kỷ luật sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn và bất ổn, vì vậy mà ông cho rằng Việt Nam cần phải dung hoà giữa dân chủ và luật pháp. Người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam- hiện thống trị 93 triệu dân- không trực tiếp cho biết phương thức bầu cử người lãnh đạo của họ như thế nào. Dân chúng Việt Nam chỉ được bầu người vào quốc hội theo một danh sách đã được đảng cộng sản đồng ý.

Trong khi đó, những người bất đồng chính kiến tiếp tục bị càn quét, ngăn cấm hoạt động và bị bịt miệng để không thể nói lên chính kiến. Theo thống kê của các tổ chức nhân quyền thế giới, khoảng 100 tù nhân lương tâm bị giam cầm tại Việt Nam trong năm 2015, và tăng thêm 160 người vào đầu năm nay. Các tổ chức nhân quyền quốc tế và chính phủ Hoa Kỳ đã chỉ trích Việt Nam dùng luật an ninh để dập tắt tiếng nói của người bất đồng chính kiến. Nhưng Hà Nội nói rằng, chỉ có những người vi phạm luật pháp mới bị đưa vào tù mà thôi.

Người dân Việt Nam đã quá ngán ngẩm với hai chữ cộng sản trong hơn 70 năm qua. Nhiều người tin rằng còn đảng CSVN thì Việt Nam sẽ không bao giờ có được văn minh, dân chủ. Tên đảng, tên nước đã là một sự dối trá, bởi vì chính những nhà lãnh đạo đảng cũng chẳng còn tin vào cái chủ nghĩa không tưởng này. Khi một đất nước mà sự dối trá nằm ngay trong tên gọi, thì không bao giờ đất nước đó trở thành văn minh được.
SBTN
phai  
#5 Đã gửi : 30/01/2016 lúc 08:32:57(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và « Những việc cần làm ngay »

UserPostedImage
Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam vừa tái đắc cử tại Đại hội 12, ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh chụp ngày 28/01/2016.
REUTERS/Luong Thai Linh/Pool

Nhà báo Phạm Chí Dũng: "Chính trị VN trong những năm tới sẽ biến động khôn lường, số phận chính khách cũng đầy mong manh. Chỉ có chính khách nào trở về với nhân dân, giữ chữ Nhân, Nghĩa và Tín với dân thì mới tồn tại lâu dài".
Đại hội lần thứ 12 của đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc vào ngày 28/01/2016, với việc ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục làm tổng bí thư ; cả ba lãnh đạo khác trong « bộ tứ quyền lực » là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch nước Trương Tấn Sang và chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đều rút lui.

Sau những sóng gió trong Hội trường Ba Đình khép kín cũng như trên mạng xã hội, những vấn đề gì đang đặt ra trước mặt người chiến thắng ? RFI Việt ngữ đã trao đổi về vấn đề này với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon.

RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Trước hội nghị trung ương 14, trong bài trả lời phỏng vấn của đài RFI vào ngày 31/12/2015, anh đã dự đoán ông Trần Đại Quang sẽ là tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII. Nhưng tổng bí thư không phải là ông Nguyễn Tấn Dũng hay ông Trần Đại Quang, mà là ông Nguyễn Phú Trọng, và lần này có vẻ thực sự là người nắm quyền lực cao nhất tại Việt Nam…

Nhà báo Phạm Chí Dũng : Tôi đã sai, vì ông Quang chỉ là « số hai », trong khi ông Nguyễn Phú Trọng mới là « số một ».
Tại Đại hội 12, cuộc chiến khốc liệt giữa phe đảng và phe chính phủ ở Việt Nam, kéo dài từ những năm 2010-2011 cho đến nay, đã chính thức kết thúc. Điều có vẻ kỳ lạ là người đứng đầu đảng Nguyễn Phú Trọng đã chiến thắng.

Có thể cho rằng giờ đây đã không còn khái niệm phe đảng và phe chính phủ. Cũng không còn những cái tên thủ lĩnh cá nhân của từng phe như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang hay Nguyễn Phú Trọng.

Giờ đây, chỉ còn duy nhất cái tên Nguyễn Phú Trọng.

Loại được Nguyễn Tấn Dũng là một thành công quá lớn của cá nhân ông Trọng, cho dù vì thế mà các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng và Tô Huy Rứa đều phải kéo nhau nghỉ. Tất cả quyền lực giờ đây hầu như tập trung vào Nguyễn Phú Trọng.

Có lẽ lần đầu tiên nhiều người mới nhận ra: sau vẻ nho nhã, hiền lành của một ông giáo làng và tính nhẫn nhịn có phần thái quá của một lãnh đạo hàng đầu chế độ, ông Trọng ánh lên vẻ đắc thắng.

Số lượng ủy viên Bộ Chính trị tăng lên tới 19 nhân vật, gần bằng Bộ Chính trị của Trung Quốc, cho dù lãnh thổ Việt Nam chỉ bằng 1/30 lần và dân số bằng 1/15 Trung Hoa. Mặc dù quân số được tăng cường, nhưng không có bất cứ một khuôn mặt nào trong Bộ Chính trị khả dĩ mới hơn, và đặc biệt, không có gương mặt nào sáng tạo hơn.

Đó cũng là lý do khiến cho nhiều người, cho dù không thể đồng thuận với một Nguyễn Tấn Dũng quá nhiều tai tiếng, nhưng sau này lại dồn tình cảm cho ông ta. Đơn giản là người ta đã quá chán Nguyễn Phú Trọng, cho dù tổng bí thư được tái cử nằm trong số hiếm hoi ủy viên trung ương được xem là « trong sạch ».

RFI : Thưa anh, nhưng sự liêm khiết liệu có đủ cho cương vị một nguyên thủ quốc gia, đặc biệt là một đất nước đang ngổn ngang nhiều vấn đề, từ tình hình kinh tế cho đến nguy cơ ngoại xâm ?

Đạo đức cá nhân không đủ để làm nên chính trị, nhất là trong một nền chính trị mà quan niệm về đạo đức cá nhân chỉ còn là thứ đồ cúng trên bàn thờ.

Tổng bí thư Trọng đang phải đối diện với sự thật quá sức trần trụi và rất dễ bị hất đổ ấy. Ông là một cá thể bị đến hai lớp rào cản vây bọc: một từ số đông đồng chí « ăn của dân không chừa thứ gì »; và từ chính não trạng khó bề đổi khác của ông.

Vậy Nguyễn Phú Trọng sẽ phải làm gì để « đập chuột » mà chẳng « vỡ bình » nhưng vẫn làm cho nhân dân quên rằng đảng Cộng sản đã phản bội những người đã sinh ra nó?

Và ông Trọng sẽ làm gì để chuyển biến tình thế nguy cấp hiện thời? Hay vẫn ôm chặt pho kinh viện Mác-Lê của ông cùng « nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa »?

Có một chút an ủi là vài việc ông đã làm vào năm 2015 như chuyến công du đặc biệt đến Mỹ và còn đặc biệt hơn là chấp nhận định chế Công đoàn độc lập, sự đổi thay của ông có vẻ rõ hơn so với nhiều nhân vật khác hầu như đã rõ là chưa làm gì cả.

Nếu Nguyễn Phú Trọng nhận được gần 100% phiếu thuận của ban chấp hành trung ương mới - như sự tự hào không giấu diếm « tôi không ngờ » của chính ông, thì điều không ngờ đáng tự hào hơn nhiều của một đời chính khách là họ có thể bất ngờ tạo ra được một thành tích ấn tượng nào đó về cuối đời, dù rằng khoảng thời gian trước đó của họ là hoàn toàn vô tích sự.

Có nghĩa là Tổng bí thư Trọng phải hành động. Hành động thực tâm và không được bỏ quên món nợ của cá nhân ông lẫn đảng của ông về dân chủ và nhân quyền cho nhân dân.
RFI : Theo anh thì ông Nguyễn Phú Trọng phải có những hành động gì ?

Cá nhân tôi đề nghị Tổng bí thư Trọng những việc cấp bách:
- Chống tham nhũng triệt để, thu hồi tài sản tham nhũng ở mức cao nhất có thể để bù đắp ngân sách thiếu hụt vì chi xài lãng phí và tham nhũng.
- Giảm và bỏ thuế cho dân, đặc biệt là cho nông dân.
- Sửa Hiến pháp năm 2013 về sở hữu đất đai, tôn trọng các quyền sở hữu đất đai của tư nhân.
- Tôn trọng tự do tôn giáo, tự do biểu tình, tự do lập hội, tự do báo chí, trả tự do cho tù chính trị, công nhận xã hội dân sự.
- Cải cách điều 4 Hiến pháp theo hướng dần chấp nhận đảng đối lập ôn hòa.
- Cải cách nhằm nâng cao vai trò độc lập của Quốc hội theo hướng của dân và vì dân.
- Cải cách hệ thống tư pháp theo hướng tam quyền phân lập.
- Hạn chế tình trạng công an hóa bộ máy hành chính và ngăn ngừa nguy cơ « nhà nước cảnh sát ».
- Giãn Trung về kinh tế và chính trị.
- Gần gũi hơn với Mỹ và Tây Âu.

Theo tôi, chính trị VN trong những năm tới sẽ biến động khôn lường, số phận chính khách cũng đầy mong manh. Chỉ có chính khách nào trở về với nhân dân, giữ chữ Nhân, Nghĩa và Tín với dân thì mới tồn tại lâu dài.

RFI : Bản thân ông Nguyễn Phú Trọng ngay sau Đại hội 12 cũng đã xác định là « trách nhiệm lớn lắm, nhiều việc phải làm lắm », cho biết sẽ « gần dân, trọng dân, vì dân ». Dù ông có thực sự muốn thay đổi đi nữa, liệu có khả thi với bộ máy hiện nay ? Và những mục tiêu trên có quá tham lam, nhất là có quá khác biệt với những gì ông Trọng thể hiện lâu nay ?

Đó là chuyện của Tổng bí thư Trọng chứ không phải của nhân dân. Ông Trọng đã phí hoài hết cả nhiệm kỳ trước của ông ấy rồi, giờ này không còn thời gian để ông ấy so đo tính toán nữa. Hoặc thay đổi hoặc « chết ». Mà muốn cải cách và đạt được ít nhất vài mục tiêu đề ra, ông ấy phải tự thay đổi bộ máy nếu có đủ bản lĩnh để làm chuyện này. Còn với bộ máy nguyên trạng hiện nay, tôi e rằng ông Trọng sẽ chỉ thất bại mà không thể cải cách được gì. Khi đó, thể chế của ông ấy sẽ càng sụp đổ nhanh.

RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng đã vui lòng dành thì giờ trao đổi với RFI Việt ngữ hôm nay.
Theo RFI
phai  
#6 Đã gửi : 30/01/2016 lúc 08:34:31(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Báo Pháp: Phe bảo thủ áp đặt luật chơi ở Việt Nam

UserPostedImage
Ông Nguyễn Phú Trọng, vừa tái cử tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, Hà Nội, 28/01/2016.
REUTERS/Luong Thai Linh/Pool

Cuộc « đấu đá » trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam hạ màn, Iran và Pháp « sang trang lịch sử với 15 tỷ euro hợp đồng », hoà đàm Syria bế tắt, Trung Quốc tìm đường xuất khẩu hàng hóa dư thừa, Nga kêu gọi OPEP yểm trợ giá dầu, siêu vi Zika lan rộng đe dọa toàn cầu, là những tin chính trên báo Pháp hôm nay.
Trận song đấu trên chóp bu của đảng Cộng sản Việt Nam vừa kết thúc với chiến thắng của một nhân vật nắm đặc quyền đặc lợi 71 tuổi. Ông Nguyễn Phú Trọng « kế vị » chính ông trên ghế tổng bí thư qua Đại hội 12 . Hệ quả là ông Nguyễn Tấn Dũng, người được xem là thành phần tân tiến trong Bộ Chính trị, sau 10 năm làm thủ tướng, muốn lên nắm ghế tổng bí thư đảng, bị hất ra ngoài. Với dẫn nhập trên đây, nhật báo Le Monde đặt câu hỏi then chốt theo quan điểm độc giả tây phương là liệu chiến thắng của phe « bảo thủ » có ảnh hưởng gì đến chính sách kinh tế, chính trị và ngoại giao của Việt Nam hay không ?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được Tây phương ủng hộ vì ông đại diện cho chính sách kinh tế năng nổ, nhưng ông bị nội bộ chỉ trích trong các vụ công ty nhà nước bị phá sản gây thiệt hại nặng nề cho « Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ». Bị tố cáo là kẻ tham ô, ông Nguyễn Tấn Dũng bị cô lập trong bộ chính trị cho dù ông tạo được hậu thuẫn trong Trung ương đảng.

« Ông Trọng đã hứa với Mỹ »
Phần đông các nhà quan sát cho rằng sự kiện ông Nguyễn Tấn Dũng ra đi không ảnh hưởng gì nhiều. Theo nhà báo Võ Trung Dũng, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cam kết với Tây phương, nhất là với Mỹ, phê chuẩn Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình dương TPP. Ông Trọng cũng thuận theo chiều hướng đưa Việt Nam vào quy chế kinh tế thị trường.

Trách nhiệm của ông Nguyễn Phú Trọng giờ đây rất nặng nề trong việc thành hay bại trong giai đoạn chuyển tiếp trước khi Việt Nam có được một tầng lớp cán bộ cao cấp và bộ trưởng có tư tưởng cởi mở và thiên về Tây phương trong bối cảnh căng thẳng thường xuyên với láng giềng phương Bắc. Là lãnh đạo theo đường lối Mác-Lê chính thống, là người xem Trung Quốc là đồng minh ý thức hệ tự nhiên của Việt Nam bất chấp hàng ngàn năm xung khắc, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ phải tỏ ra thực tế hơn.

Theo giới quan sát tại Hà Nội, không nên xem sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng tái nhiệm là một chiến thắng cá nhân mà thật ra là kết quả của đường lối chung từ khi lựa chọn giải pháp « đổi mới » (sau khi Liên xô sụp đổ ). Điểm khác biệt là phe ông Nguyễn Phú Trọng sẽ không sốt sắng như cánh của ông Nguyễn Tấn Dũng mở cửa đón nhận đầu tư nước ngoài vào lãnh vực nông nghiệp và dịch vụ chẳng hạn.

Nói cách khác, cho dù các phe đều đồng ý tăng gia thương mại, nhưng với ông Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội sẽ khó mà chấp nhận những nhượng bộ quan trọng nhất : tôn trọng quyền lợi của người lao động và sở hữu trí tuệ. Thế mà đây lại là những cam kết thực hiện khi gia nhập TPP.

Trong lãnh vực chính trị thì luật chơi của phe bảo thủ sẽ gây hệ quả nặng nề hơn, ngăn chận mọi hy vọng cải cách dân chủ. Bổ nhiệm một bộ trưởng Công an làm chủ tịch nước là một trong những tín hiệu này. Tín hiệu thứ hai là tuyên bố của kẻ chiến thắng : tôi không tiện nói một số nước nhân danh dân chủ, nhưng cá nhân quyết định tất. Ông Nguyễn Phú Trọng còn cho rằng với nguyên tắc tập thể lãnh đạo, Việt Nam có dân chủ hơn mọi nước.

Theo RFI
phai  
#7 Đã gửi : 30/01/2016 lúc 09:04:22(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ông Trọng phải thế nào mới được như thế

Ở những nước có chế độ dân chủ đa đảng, các chính trị gia thuộc các đảng phái khác nhau cạnh tranh với nhau bằng các chính sách công – cũng giống như việc đưa ra giải pháp, sản phẩm cho “thị trường chính trị”. Chính sách đó thể hiện thông qua đường lối, cương lĩnh, chương trình hành động… của đảng. Ví như đảng theo chủ nghĩa tự do nhấn mạnh các khái niệm “phồn vinh, thịnh vượng chung”, “chính quyền hiệu quả”; đảng theo khuynh hướng bảo thủ thì đề cao “quốc phòng mạnh”, “thị trường tự do, cắt giảm thuế”, “chính quyền nhỏ gọn”, “các giá trị gia đình là cốt lõi”…

Ở Việt Nam từ trước đến nay, chỉ có duy nhất Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, kiên định với đường lối XHCN Mác-Lê. Đâm ra về căn bản, thị trường chính trị không có sự cạnh tranh về sản phẩm chính sách công, 100% người tiêu dùng bị cưỡng bức sử dụng một loại sản phẩm duy nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin vô địch.

Không có giải pháp nào cho thị trường, các “chính trị gia” xã nghĩa quay ra cạnh tranh với nhau bằng những “đường lối” kiểu như phe này thì có vẻ thân Mỹ và chịu cải cách, nhưng tham nhũng, phe kia bảo thủ, thân Tàu, nhưng được cái trong sạch. Vâng, như thế gọi là “đường lối” đấy ạ. Trong khi không tham nhũng, chống tham nhũng, hay nói cách khác là liêm chính, vốn chỉ là đạo đức căn bản của một người bình thường. Nó không thể là phẩm chất, là đường lối của một chính khách; trong một nền chính trị dân chủ, không chính trị gia nào đi cạnh tranh với nhau bằng việc ông/bà ta không tham nhũng và sẽ chống tham nhũng cả. (Đó là chưa nói đến chuyện chống tham nhũng ở một chế độ như thế là bất khả thi).

Còn chuyện “thân Mỹ”, “thân Tàu”, hay như ngày trước là “thân Liên Xô”, đều chỉ thể hiện não trạng vong thân và tư duy nô lệ, thứ không thể có trong chính sách đối ngoại của một nhà nước bình thường.

Nhìn cuộc tranh giành quyền lực giữa các “chính trị gia” xã nghĩa mà chỉ rùng mình nhận thấy họ không cạnh tranh với nhau bằng chính sách, đường lối quản trị đất nước, mà họ chỉ đang thi thố xem ai đểu giả hơn, lưu manh hơn, tàn bạo hơn và khốn nạn hơn…

Nói cách khác, tất cả những chính khách cạnh tranh lẫn nhau trong cùng một Đảng Cộng sản này, dưới cái mũ chung là “đường lối XHCN” này, đều chỉ đang theo đuổi tà trị chứ chưa bao giờ làm chính trị.

* * *
Cá nhân tôi nể (tuy không kính) ông Nguyễn Phú Trọng. Câu nói nổi tiếng của ông, “mình phải thế nào người ta mới thế chứ”, nghe tuy ngớ ngẩn nhưng về bản chất, nó đúng. Ông phải thế nào thì mới chiến thắng tất cả và tiếp tục là người cầm đầu một đội ngũ chính trị gia xã nghĩa đểu giả, lưu manh như thế chứ.

Tôi nể ông còn vì: Một trong NHIỀU phẩm chất của người làm chính trị là chữ NHẪN. Dù thế nào, ông Trọng cũng là người thể hiện được chữ Nhẫn ấy, ngay cả trong những thời kỳ tưởng như là sóng gió nhất của ông, khi vây cánh bị triệt hạ và đồng chí X. đắc thắng làm khuynh đảo cả chính trường Việt Nam.

Nói riêng về chữ Nhẫn này: Nếu coi đó là một trong những phẩm chất của người làm chính trị, thì chỉ tính riêng về khía cạnh đó, ông Nguyễn Phú Trọng đã chiến thắng rất nhiều nhà hoạt động nhân quyền hiện nay ở Việt Nam – những người mà cái tôi quá lớn luôn khiến họ sẵn sàng chiến đấu với nhau… trên mạng và ăn thua đủ với độc giả trên từng comment. Tất nhiên, việc đó không có gì sai, bởi vì họ là các nhà hoạt động nhân quyền chứ đâu phải chính khách; chỉ có điều nếu vậy thì họ sẽ rất khó để trở thành đối thủ của ông Trọng và đảng của ông.

Theo Facebook Phạm Đoan Trang
song  
#8 Đã gửi : 31/01/2016 lúc 10:16:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,331

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Xác định tội đồ

Để có những nhận định tương đối đúng đắn và khách quan về quan điểm, lập trường đối với thành phần nhân sự chóp bu

trong bộ máy cai trị của đảng cộng sản mà không bị lung lạc bởi văn nô, bồi bút thuộc phe này phái nọ trong đảng tung hỏa

mù hướng dẫn dư luận với mục đích đánh lạc hướng và làm sai lệch mục tiêu của phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ,

nhân quyền cho người dân và độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho tổ quốc như đã diễn ra trong thời gian trước đại hội 12 của

đảng cọng sản qua sự tranh giành quyền lực của phe Nguyễn Phú Trọng và phe Nguyễn Tấn Dũng.


- Để vạch trần được tình trạng lập lòa ma mãnh, vô nguyên tắc, của chính sách "có công thì hưởng, có tội thì lờ". Đùn đẩy

trách nhiệm không biết đâu mà mò kiểu như "mất mùa là tại thiên tai, được mùa là bởi thiên tài đảng ta" hoặc "làm theo lệnh

trên mà không nói rỏ lệnh trên là lệnh của ai, người nào" trong cái nguyên tắc gọi là "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách,

phủi sạch trách nhiệm" của đảng ta từ khi cướp được chính quyền (1954) đến nay mà hai vụ thảm sát Cải Cách Ruộng Đất

(1954 - 1956) tại miền Bắc và Tết Mậu Thân (1968) tại miền Nam là điển hình.


- Và quan trọng hơn hết là để biết ai, tên tuổi kẻ nào sẽ được ghi vào sử sách để chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước con

cháu mai sau về những tội ác và hệ lụy mà tập thể lãnh đạo đảng cộng sản gây ra cho nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam

trong giai đoạn này.


Tôi, Lê Dủ Chân có một vài câu hỏi, yêu cầu ông Nguyễn Phú Trọng, đương kim tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam làm

sáng tỏ trước công luận trong và ngoài nước, như sau:


1- Trong khoảng 10 năm nay, tứ trụ triều đình gồm có ông, ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Sinh

Hùng thì ai, cá nhân nào, đích thân ra lệnh đàn áp biểu tình chống Tàu xâm lăng biển, đảo Việt Nam?


2- Ai, cá nhân nào đã ra lệnh đàn áp các cuộc xuống đường biểu tình đòi tự do, dân chủ, nhân quyền?


3- Ai, cá nhân nào ra lệnh đàn áp dân oan, trấn áp các cá nhân và các tổ chức Xã Hội Dân Sự?


4- Ai, cá nhân nào bất chấp lẽ phải, bất chấp công lý, bất chấp lương tri, bất chấp luật pháp ấn định các án lệnh bỏ túi trong

những phiên tòa xử người yêu nước để bỏ tù họ?


Trong 10 năm nay, những sự kiện như tôi đã trình bày trên xảy ra thường xuyên, trước thanh thiên bạch nhật, người Việt

Nam trong và ngoài nước, cũng như các dân tộc khác trên thế giới, ai ai cũng thấy, cũng biết tuy nhiên ai, cá nhân nào chủ

mưu làm ra những việc trên, thì cá nhân tôi và mọi người vẫn mù tịt, chỉ biết đoán mò bá trúng bá phát. Được biết Việt Nam

ta hôm nay "dân chủ đến thế là cùng" mong rằng ông thực hiện đúng theo châm ngôn của đảng "dân biết, dân bàn, dân làm,

dân kiểm tra" mà trả lời cho! Nếu không nhận được hồi âm của ông thì rỏ ràng rằng đảng của ông - đảng cọng sản Việt Nam

- phải gánh lấy tránh nhiệm này.


Lưu ý rằng, dù ông có trả lời hay không thì trong những ngày sắp đến, cá nhân tôi và người dân Việt Nam cũng như nhân

dân trên thế giới cũng sẽ biết kẻ nào chính là thủ phạm đàn áp người Việt Nam yêu nước trong 10 năm trở lại đây.


Sở dĩ tôi dám khẳng định như vậy là vì sau kết quả đại hội 12, bắt đầu từ ngày 29 tháng 01 năm 2016, tứ trụ triều đình chỉ

còn lại một mình ông, còn 3 ông Sang, Dũng, Hùng đã bị loại không còn quyền lực nữa.


Như vậy trong những ngày sắp đến, nếu các cuộc xuống đường biểu tình của nhân dân Việt Nam vẫn bị đàn áp hoặc những

người yêu nước, cụ thể như trường hợp sắp xẩy ra của Luật Sư Nguyễn Văn Đài, vẫn bị bỏ tù bằng luật rừng với bản án bỏ

túi định sẵn thì chính ông là người đã chỉ đạo, ra lệnh cho công cụ của mình, công an, quân đội, côn đồ làm những việc phản

dân, hại nước trong suốt 10 năm qua.


Trong trường hợp tình hình diễn ra ngược lại, có nghĩa là kể từ nay về sau không có đàn áp biểu tình, người yêu nước không

bị án oan thì trách nhiệm trong quá khứ thuộc về một hoặt tất cả 3 ông Sang, Dũng, Hùng.


Chào ông.

01/02/2016

Lê Dủ Chân
song  
#9 Đã gửi : 31/01/2016 lúc 10:31:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,331

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nguồn gốc hỗn danh Trọng Lú

«Ứng dụng câu “Dân chủ đến thế là cùng. Không thể dân chủ hơn. Ai dân chủ hơn ai?” vào cuộc ‘bầu cử’ QH trong tháng 5/2016 tới đây, ngay bây giờ ta đã thấy gì? - Xin thưa. Điều thứ nhất, ta đã thấy, đã biết trước mười mươi Chủ tịch nước có tên là Trần Đại Quang; Thủ tướng là Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội là Nguyễn Thị Kim Ngân! Thứ hai, để khẳng định điều Thứ nhất, ta hãy quay lại “lịch sử”…»


Như mọi người còn lưu tâm đến thời cuộc Việt Nam, HY em đã theo dõi và đã kinh ngạc theo từng câu trả lời của cụ đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng (72 tuổi) trong buổi họp báo đầu tiên – ngay sau khi một mình một chợ cụ «bất ngờ tái đắc cử quyền đảng trưởng kỳ 2 với số phiếu bầu gần như 100%, tuyệt đối» trong Đại hội đảng XII, ngày 28/01/2016. Phải thừa nhận là cụ ông đã «đủ độ mềm dẻo» vận dụng kỳ thư ‘Duy vật biến chứng Mc Lê Nin’ (1) trong cuộc phỏng vấn này. Riêng trên trang DLB nhỏ bé này cũng đã có khối bình luận đa chiều về cuộc phỏng vấn nêu trên, thế cho nên, ở đây HY em chỉ mạo muội tự nêu lại thắc mắc, rồi tự phê và tự bình, với hoài bảo cùng bạn đọc «vui free cũng được một vài trống canh».


1-. Tại sao cụ đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng (Tổng Trọng) lại vướng phải ung thư rối rắm mọi sự việc đơn giản?


- Phóng viên AFP: Dưới sự lãnh đạo tiếp tục của ông, Việt Nam có thể trở thành đất nước giàu mạnh hơn, dân chủ hơn không?


- Tổng Trọng: [Câu hỏi này mang tầm chiến lược xa quá. Cá nhân tôi là một bộ phận của tập thể. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Không phải cá nhân độc đoán chuyên quyền. Dù đảng lãnh đạo nhưng thông qua tập thể, dân chủ, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân.


Lãnh đạo tập thể nhưng cá nhân phụ trách, phát huy vai trò người đứng đầu. Đứng đầu mà độc đoán, chuyên quyền thì có gọi dân chủ không? Một số nước dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất, ai dân chủ hơn ai?


Có thực hiện dân giàu, dân chủ hơn không? Khẩu hiệu xây dựng Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là mục tiêu lâu dài. Trước mắt phải sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.


Dân chủ thì chắc các bạn biết hơn tôi. Dân chủ là qua sinh hoạt QH, HĐND, đoàn thể chính trị - xã hội. Hàng mấy trăm, hàng nghìn tổ chức ra đời, hoạt động nhưng phải làm sao vẫn có kỷ cương. Một đất nước mà không có kỷ cương thì rối loạn. Dân chủ - kỷ cương đi liền với nhau. Kỷ cương trên cơ sở phát huy dân chủ. Không tuyệt đối hóa mặt nào. Phiến diện là thất bại.] (SGGP, 28/01/2016).


HY em 1: Câu trả lời tràng giang mê cung Củ Chi của cụ Tổng Trọng nêu trên có thể giản dị trong mấy chữ cấp bình dân học vụ: Việt Nam dưới sự cầm quyền kỳ 2 của tôi tất nhiên sẽ phải trở thành đất nước giàu mạnh hơn, dân chủ hơn…bây giờ!


HY em 2: Cụ Tổng Trọng đánh giá câu hỏi của phóng viên AFP «mang tầm chiến lược xa quá». Vậy mà vào ngày 23 tháng 10 năm 2013 chính cụ đã phán «xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ [21] này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa !” Lẽ nào cụ Tổng Trọng đã quên rồi sao? Xin hỏi: Mục tiêu «đất nước giàu mạnh hơn, dân chủ hơn», so với xây dựng thiên đường xã hội chủ nghĩa, cái nào «mang tầm chiến lược xa quá»?


HY em 3: Cái máu nhiêu khê hoá sự đơn giản của cụ Tổng Trọng làm HY em nhớ lại mẩu chuyện dưới đây:


Tại Viện Toán cao cấp nọ, Giáo sư Fiêu bổ đề 3 thí sinh cùng một lúc và cùng một đáp án: 2 + 2 bằng mấy?


Thí sinh A đáp: 4, Thí sinh B: 3, Thí sinh C: 5.


Nhà toán học hàng đầu thế giới – Giáo sư Louis Chen thuộc Đại học quốc gia Singapore, hỏi: Ai đáp trúng?


– Thí sinh C dĩ nhiên. Fiêu Giáo sư bể đồ với lời giải thích:


Một là, câu trả lời chính xác (2+2= 4) của thí sinh A thể hiện niềm kiêu hãnh và nỗi lạc quan trí thức tạng giãy hoài không chết như ở xứ Sing này!


Hai là, câu trả lời tiêu cực (2+2 = 3) của thí sinh B phản ánh nỗi bi quan mà nội hàm là “suy thoái tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống - chứ gì nữa”. Đáng bị xử lý.


Và Ba là, thí sinh C, dù đã đưa ra câu trả lời cường điệu tích cực (2+2= 5), nhưng lại biểu lộ được sự nhất trí dồi dào đảng tính mà nội hàm là tinh thần cúc cung theo phương án, theo định hướng, theo ray quy trình do đảng và nhà nước xhcn tiền chế, đó là:


a-. Lạc quan sai, b-. Bi quan cũng sai, c-. Chỉ có hoang mang là đúng! Và, Fiêu Gs chốt: Câu trả lời 2+2 = 5 => Hoang mang. Mà Hoang mang là đặc tính không có không được của chế độ xhcn ưu việt! (2) Did you understand?


2-. Thực hư cụ Tổng Trọng sớm vướng bệnh Alzheimer?


Alzheimer là chứng mất trí, nôm na kêu là bệnh hay quên, tiếng chữ gọi là Lú lẫn. Chứng này thường úm người trọng tuổi. Muốn rõ ngọn ngành, bạn đọc chỉ việc vào đây.


Theo Điều lệ của đcs VN, Uỷ viên Trung ương tái cử không quá tuổi 65.


Còn nhớ, ngày 19/01/2011, tân đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng (67 tuổi) bày tỏ lòng [tri ân với những người do quá tuổi đã không ứng cử vào BCH Trung ương khóa XI để tạo điều kiện và cơ hội cho những người trẻ (dưới 65 tuổi). Xin ghi nhận đóng góp và nghĩa cử của các đồng chí và xin các đồng chí tiếp tục đóng góp cho đất nước] (VNN).


* Ấy thế mà 5 năm sau, ngày 28/01/2016, cụ Tổng Trọng (72 tuổi, già nhất trong BCHTƯ) trong buổi ‘đăng quang’ kỳ 2, lại nhơn nhơn cám ơn các đồng chí Trung ương khoá XI gương mẫu không ứng cử vào BCH Trung ương khóa XII (hàm ý tiếp tục ép cụ trụ trên ngai vàng thêm 1 nhiệm kỳ). Trích đoạn cụ phát biểu:


[Thưa Đại hội,


Tại Đại hội XII của đảng, nhiều đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XI còn sức khoẻ, đầy nhiệt huyết và kinh nghiệm công tác song đã gương mẫu, không ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương khoá XII, tạo điều kiện để trẻ hoá, bổ sung lực lượng mới vào cơ quan lãnh đạo của đảng trong nhiệm kỳ mới. Đó là một nghĩa cử cao đẹp, đầy trách nhiệm.] (Giáo Dục.Net.VN).


HY em 4: Hiện tượng trường kỳ “nói lời rồi lại ăn lời được ngay” của cụ Tổng Trọng, nên chăng liệt cụ vào hệ ‘langue de bois / lưỡi gỗ’? Thì “tiên tích việt trên đây: Rõ ràng mặt ấy mặt này chứ ai?” Hoặc là mặc kệ hai chữ Liêm và Sỉ, ta xuề xoà kiểu Nam Bộ, hỷ xả đút đại cụ vào viện Alzheimer cho nó lành? – Lành thì lành cho cụ và 4,5 triệu đảng viên cộng sản - đã đành, nhưng chắc chắn sẽ cực kỳ Dữ cho 85 triệu phi đảng viên trên toàn chữ S, từ nay cho tới mùa hè Thành Đô 2020!


3-. Nguồn gốc hỗn danh Trọng Lú


Đông Tây cổ kim đều có lời răn về lời nói. Có người đã ví «lời nói như mũi tên, không nên lấc cấc bắn bậy, đã lọt vào tai ai thì không tài nào rút ra được». Người khác có câu «nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy / một lời nói đã phát ra, bốn ngựa không theo kịp». Lại có câu Pháp ngữ «Il faut tourner la langue setp fois avant de parler / Hãy uốn lưỡi 7 lần trước khi nói». Đó là những lời răn chung về phát ngôn dành cho cả nhân loại bình thường, đủ biết mỗi lời nói của bậc ‘phụ mẫu chi dân’ quan trọng đến mực nào. Vua thời phong kiến vốn vạn quyền, trừ quyền nói đùa, đồng nghĩa với nói cho sướng cái mồm!


Sau ‘thành công tốt đẹp toàn diện’ của Đại hội đảng XII mà người ‘đại thắng’ - nhờ bí pháp Duy vật 244 QD/TW, là cụ Tổng Trọng, trên mạng nảy ra câu hỏi “Cụ Tổng Trọng có lú hay không?” Người nói có, kẻ nói không. HY em rất hoang mang, vì ai cũng có lý lẽ khả tín và thuyết phục cả. Thế là để tự tiêu hoá sự hoang mang trong lòng, HY em cầu cứu tới ông thần Gu-gồ. Ngài phán:


[Trong thời gian Nguyễn Phú Trọng làm bí thư Thành ủy (2000-2006), người Hà Nội đặt câu vè rằng: “Giàu như Phú - Lú như Trọng - Lật lọng như Nghiên - Tiêu tiền như Triệu” = Thăng Long Tứ Trụ.

Tấm bia miệng này ghi tên Tứ trụ gồm quý đồng chí Phùng Hữu Phú - phó của đ/c Trọng; đồng chí Hoàng Văn Nghiên - cựu chủ tịch Thủ đô (2) và đồng chí Nguyễn Quốc Triệu - phó của đ/c Nghiên. Từ đó đến nay, ông Trọng có biệt hiệu Trọng Lú. Khi ông kiêm nhiệm chức chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (tháng 11 năm 2001), người ta đổi thành “Đồng Lú Lẫn Trung Ương.” Nhiều người gọi ông là Trọng Lú, Trọng Lú mãi, đến nỗi có người ngoại quốc không hiểu, tưởng rằng tên ông là Trọng, họ Lú.


Một phóng viên người Mỹ quả quyết một người anh em ông Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam làm ăn rất khá ở Quận Cam, ông này tên là Quán. Anh ta còn biết người anh em ông Trọng mở nhiều quán cà phê mang tên mình, Quán Lú.] (3)

[Các cụ mình có câu “Nó lú nhưng chú nó khôn.” Từ khi lên làm Tổng bí thư, ông Trọng đã có nhiều “chú” làm cố vẫn. Gần đây họ đã tìm được cách biến cái tên hiệu người lú thành một lời khen. Họ giải thích rằng trong “Thăng Long Tứ Trụ” thì có ba người được mô tả là “giàu,” là “lật lọng,” là “tiêu tiền như rác.” Tóm lại là gian, là tham. Nhưng ông Trọng không bị gán cho những tính tham, tính gian, thì phải coi là ông trong sạch, hiền lành! Theo họ lý luận, người đặt ra câu vè cố ý khen ông Nguyễn Phú Trọng không giàu, không gian, chỉ lú thôi. Mà lú là thứ nhược điểm dễ thương nhất! Nhóm mưu sĩ của ông Tổng bí thư đã viết một bài lý luận như vậy; bài đưa lên mạng ký tên là Thăng Long.

Nhiều người được “bố trí” vào làm việc với ông, sau ba tháng mới thì thầm nói nhỏ với bạn bè, “Cái đầu ông ấy làm sao ấy các cậu ạ! Nó làm sao ấy!” Có người làm việc dưới quyền ông một tháng đã thổ lộ, “Làm việc với cụ khó quá, nói mỏi rã miệng cụ mới hiểu mình nói cái gì.” Có người nhanh hơn, sau một tuần đã lắc đầu nói, “Cụ chỉ biết hô khẩu hiệu thôi, ra ngoài các khẩu hiệu cụ chẳng biết cái chó gì cả!”] (3).

Tạm kết:
Ai chịu khó ‘ma xó’ tí tẹo cũng đều dễ dàng nhận ra nét độc đặc của quý vị trong giuộc “vua tập thể xã nghĩa VN”, rằng mỗi khi thiếu tờ giấy tiền chế trên tay hay tệp giấy soạn sẵn trước mặt là y như rằng có màn lở mồm long móng trong phát ngôn!

Câu rằng “Dân chủ đến thế là cùng. Không thể dân chủ hơn. Ai dân chủ hơn ai?” cũng thuộc sở hữu trí tuệ của cụ Trọng Lú, khi cụ trả lời về cuộc‘bầu cử dân chủ’ trong Đại hội đảng khoá XII nêu trên. Dân số Việt Nam hiện có trên 90 triệu người. Cụ Trọng Lú khẳng định hai chữ Dân chủ trong ĐHĐ XII nơi hội tụ 1510 người chính thức đại diện cho 4,5 triệu đảng viên cộng sản. Vậy, Đại hội XII là chuyện riêng, chuyện kín của đảng cộng sản VN, không mắc mớ gì tới 85 triệu nhân dân phi đảng viên.

Ứng dụng câu “Dân chủ đến thế là cùng. Không thể dân chủ hơn. Ai dân chủ hơn ai?” vào cuộc ‘bầu cử’ QH trong tháng 5/2016 tới đây, ngay bây giờ ta đã thấy gì? – Xin thưa. Điều thứ nhất, ta đã thấy, đã biết trước mười mươi Chủ tịch nước có tên là Trần Đại Quang; Thủ tướng là Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội là Nguyễn Thị Kim Ngân! Thứ hai, để khẳng định điều Thứ nhất, ta hãy quay lại “lịch sử”:

Nơi nơi, Hiến pháp là do Quốc hội soạn ra. Hiến pháp là mẹ, là gốc của Quốc pháp. Vậy mà:


1-. Ngày 28/9/2013, trong cuộc tiếp xúc đại biểu cử tri 2 quận Tây Hồ và Hoàn Kiếm - Hà Nội, cụ Trọng Lú nhà người ta đã khẳng định, nguyên văn: «Đến nay còn 4 vấn đề lớn trong nội dung dự thảo sửa đổi Hiến pháp – văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất, sau Cương lĩnh của đảng.” (VNN)


2-. Ngày 06/12/2014, cũng tại Hà Nội, cụ Trọng Lú tái khẳng định, nguyên văn: «Quốc hội là thể chế hóa các nghị quyết và quyết định của Trung ương và Bộ Chính trị, tôi phải nói thật như thế». (VNEconomy).

UserPostedImage

[Liêm, sỉ là tính rất hay của loài người, vì người mà không liêm thì cái gì cũng lấy, không sỉ thì việc gì cũng làm. Người mà đến thế là người bỏ đi, không khác gì giống vật. Nhất những bậc đứng chủ trương việc nhà, việc nước mà vô liêm, vô sỉ thì nhà phải suy bại, nước phải nguy vong.

Nghĩ cho kỹ, thì Sỉ cần hơn Liêm: người vô liêm làm những việc bất nghĩa, căn nguyên cũng ở vô sỉ mà ra.


Khổng nói: “Hành kỷ hữu sỉ” nghĩa là nghĩ mình biết làm xằng là xấu hổ. Thầy Mạnh nói: “Nhân bất khả vô sỉ” nghĩa là người ta không biết xấu hổ thì không được.


Than ôi! Thế mà ngày nay, nhân tình phản trắc, phong tục suy đồi, người ta quên cả liêm, sỉ. Không kể chi người thường, thậm chí đến bọn sĩ phu cũng chan chan như thế cả. Ôi! Nếu cho là sự xấu hổ chung cho cả nước, cũng không phải là nói ngoa.] (4).

Trần Thị Hải Ý
___________
Tài liệu tham khảo và trích dẫn từ Internet:
(1) Sư tổ của C.B/HCM - Karl Marx, có câu: "Duy loài vật mới quay lưng lại nỗi khổ đau của đồng loại, để chỉ chăm lo cho bộ lông của riêng mình".

(2) Xem thêm: Hoàng Văn Nghiên và scandal về căn biệt thự công vụ «khủng» tại Hà Nội http://baodatviet.vn/chi...a-xong-biet-thu-3216277/

(3) Ngô Nhân Dụng:
http://www.nguoi-viet.co...leid=208190&zoneid=7

(4) Trần Thị Hải Ý: Đảng hội XII-2016: Liêm, sỉ trên «đất nước Hồ Chí Minh».



song  
#10 Đã gửi : 31/01/2016 lúc 10:38:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,331

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ông Trọng muốn ‘củng cố quan hệ truyền thống’ với Trung Quốc

UserPostedImage
Ông Tống Đào trao cho ông Trọng thư chúc mừng của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tổng bí thư mới được tái bầu tuyên bố Việt Nam “sẽ tiếp tục hợp tác với Trung Quốc để củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” giữa hai bên.

Trong cuộc gặp hôm qua với ông Tống Đào, đặc sứ của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Trọng còn nói thêm rằng Hà Nội sẽ hợp tác với Bắc Kinh để thúc đẩy “tư tưởng xã hội chủ nghĩa và duy trì hòa bình và thịnh vượng ở khu vực”.

Người đứng đầu đảng cầm quyền ở Việt Nam còn bày tỏ sự “biết ơn chân thành” tới ông Tập, và nói rằng Việt Nam “sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để củng cố mối quan hệ truyền thống”.

Trước đó, ông Đào, Trưởng Ban liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã chuyển lời chúc mừng của ông Tập tới ông Trọng.

Theo báo chí Trung Quốc, trong thư, lãnh đạo của Trung Quốc “bày tỏ hy vọng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và cải cách ở Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được các tầm cao mới”.

Trong cuộc gặp với ông Trọng, ông Tống nói rằng Trung Quốc “sẵn lòng làm việc với Việt Nam để thực thi sự đồng thuận quan trọng giữa hai đảng, cũng như củng cố giao tiếp chiến lược và làm sâu sắc thêm hợp tác thực tiễn”.

Ngoài ra, vị đặc sứ còn nói thêm rằng Trung Quốc sẽ “mở rộng trao đổi, giao lưu nhân sự đồng thời củng cố trao đổi và phối hợp với Việt Nam ở cấp độ quốc gia và khu vực”.

Ngoài Việt Nam, ông Tống còn tới thăm Lào, khi quốc gia Đông Nam Á này vừa kết thúc kỳ đại hội đảng, và bầu ông Bounnhang Vorachit, 78 tuổi, vào chức Tổng bí thư.

Cũng giống như Hà Nội, chính quyền Vientiane được coi là có quan hệ kinh tế và ngoại giao gần gũi với nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc.

Đại hội đảng 12 ở Việt Nam kết thúc hôm 28/1, với việc ông Trọng, người mà các nhà phân tích nước ngoài coi là thân Bắc Kinh, được bầu lại làm Tổng bí thư.

Tuyên bố “bất ngờ” được “tín nhiệm” tại vị của ông Trọng đã gây tranh cãi trên mạng xã hội vì ông được các nhà quan sát cho là người duy nhất chạy đua vào cương vị người đứng đầu đảng sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được coi là thân phương Tây, xin rút.

Theo Xinhua, China Daily, VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.390 giây.