logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 02/02/2016 lúc 11:23:59(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Tôi là Nguyễn Đình Cống, sinh năm 1937. Tôi vào Đảng Cộng sản VN năm 1985, tại đảng bộ Đại học Xây dựng, lúc 48 tuổi và đã được phong chức danh Phó giáo sư, tiến sĩ, hiện nay là Giáo sư.


Tôi vào Đảng với nguyện vọng đóng góp trí tuệ và công sức làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh. Thế nhưng càng ngày tôi càng nhận ra rằng Chủ nghĩa Mác Lênin (CNML) có nhiều độc hại, rằng Chủ nghĩa cộng sản chỉ là ảo tưởng, rằng thể chế hiện tại của VN là sự độc tài toàn trị của Đảng. Tôi đã viết nhiều bài phân tích sai lầm của Mác, viết nhiều thư gửi tổ chức Đảng góp ý kiến về việc từ bỏ CNML và thay đổi thể chế, viết ý kiến đóng góp cho Đại hội 12 với hy vọng đại hội sẽ có chuyển biến tốt về phía dân chủ. Thế nhưng ĐH 12 vẫn kiên trì CNML và đường lối chính trị cũ. Tôi thấy không còn lý do để tiếp tục ở trong Đảng, cũng là để tỏ thái độ dứt khoát với CNML và sự độc tài toàn trị của ĐCSVN.


Vậy tôi thông báo từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 03 tháng 02 năm 2016. Yêu cầu tổ chức Đảng xóa tên tôi khỏi danh sách.

Theo Facebook Nguyễn Đình Cống

Sửa bởi người viết 02/02/2016 lúc 10:44:33(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 02/02/2016 lúc 10:46:23(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
TIẾP THEO THÔNG BÁO

Tôi vừa nhận được một bài hưởng ứng của người bạn già Công Ngô Dụng, xin đăng lên đây để các bạn tham khảo

CÁC VỊ CÒN CHỜ GÌ NỮA
Công Ngô Dụng

Tôi là một trí thức già không đảng phái. Vừa rồi đọc thông báo từ bỏ ĐCSVN của GS Nguyễn Đình Cống mà cứ ngẫm nghĩ cái sự đời. Trước đây, khi đọc những bài ông viết, vạch ra sai lầm của Mác và phê phán Chủ nghĩa Mác Lênin ( CNML ), muốn được đối thoại với Tuyên huấn của Đảng, đề nghị Đảng thay đổi thể chế chính trị, tôi vừa cảm phục vừa coi thường. Cảm phục vì một trí thức, một đảng viên CS đã thắng được sợ hãi mà viết ra những điều nhiều người biết rõ nhưng không dám nói , không dám viết . Coi thường vì ông đã thấy CNML là sai mà vẫn đeo bám đảng, không dám từ bỏ đảng như nhiều người khác đã làm, trong đó tôi biết một số như Nguyễn Hộ, Nguyễn Kiến Giang, Nguyễn Đăng Quang, Phạm Đình Trọng, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Hữu Vinh, Trần Anh Kim, Vi Đức Hồi, Đặng Xương Hùng, Ngô xuân Thọ, Ngô xuân Phú và nhiều người khác nữa. Tôi đoán ông Cống này khi vào đảng cũng nhằm kiếm chút lợi lộc gì đó và cố ở lại cũng để được cái danh hão năm mươi, sáu mươi, bảy mươi năm tuổi đảng. Thế nhưng, sau khi đọc thông báo từ bỏ ĐCS của ông thì té ra không phải như thế, có thể tôi đã nghi oan cho ông, tôi không còn coi thường nữa .
Tôi không phải đảng viên và không để tâm tìm hiểu điều sau : Các đảng viên, đặc biệt là các trí thức, đã thấy rõ CNML là sai, Chủ nghĩa cộng sản là không tưởng, đã thấy sự lãnh đạo của Đảng thực chất là sự toàn trị, mất dân chủ, thế mà họ vẫn cúi đầu chấp nhận thì họ phải chịu sự mâu thuẩn trong nội tâm đến như thế nào, tư tưởng, tình cảm bị giằng xé đến mức nào. Đáng lẽ như vậy thì họ không nên vào Đảng, đã lỡ vào rồi thì tìm cách ra khỏi càng sớm càng tốt. Tại sao các vị không ra khỏi Đảng , các vị còn chờ gì nữa. Các vị không muốn hay là không dám.
Không muốn ra khỏi Đảng vì còn trông chờ gì đó hoặc ngại phải làm thủ tục này kia. Có gì mà phải thủ tục, xin vào mới phải thủ tục chứ từ bỏ thì chỉ nói cho người ta biết là được. Không dám từ bỏ Đảng có lẽ chủ yếu là sợ. Cái sợ này do Đảng tạo ra để khống chế mọi người. Đã mang danh là trí thức thì cũng nên giảm bớt đến vứt bỏ nỗi sợ. Sợ lắm làm người ta trở nên hèn yếu và có thể rơi vào cảnh chịu nhục nhã. Tại các nước cộng sản Đông Âu, trước khi nổ ra cuộc cách mạng 1989 có rất nhiều đảng viên cộng sản từ bỏ đảng, trong đó ở Ba Lan có trên 50% đảng viên, chủ yếu là trí thức và công nhân đã vứt bỏ thẻ đảng.
Khi nhận xét về trí thức VN, ngoài những phẩm chất tốt đẹp, người ta hay đề cập đến một nhược điểm là hèn. Loại trừ những trí thức dổm, có bằng cấp, có học vị nhưng không có trình độ và phẩm chất ( loại này đang nhan nhãn ở VN, đặc biệt là trong hàng ngũ quan chức và lãnh đạo), chỉ kể đến các trí thức thứ thiệt, các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ thứ thiệt thì không ít trong số họ vẫn mang tiếng hơi bị hèn, thấy sai mà không dám nói, thấy đúng mà không dám làm, chỉ vì sợ, quá sợ. Mà thực ra chỉ là sợ bóng, sợ gió chứ hiện nay việc tuyên bố từ bỏ đảng, hoặc nhẹ nhàng hơn là xin ra khỏi đảng, cùng lắm là bị vài tiếng xì xào của những người kém hiểu biết chứ không đến mức bị bắt bỏ tù, bị đàn áp, đánh đập, không đến mức có ảnh hưởng xấu đến con cháu.
Trước Đại hội 12 nhiều đảng viên còn hy vọng có thể góp ý kiến để Đảng đổi mới thể chế, vì vậy có thư của 61 đảng viên, lại có thư của 128 cán bộ và trí thức gửi ĐH ( cả 2 thư đều do Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đứng đầu danh sách). Lại cũng có nhiều thư của cá nhân góp ý cho văn kiện, cho đường lối . Bây giờ, sau ĐH, nhiều chuyện đã rõ ràng là nếu không phụ họa, không ca ngợi đường lối của Đảng thì không thể phản biện được gì, không thể góp ý được gì, Đảng vẫn kiên trì CNML và con đường toàn trị, vẫn quyết tâm bảo vệ ý thức hệ lạc hậu.
Vậy các đảng viên, đặc biệt là đảng viên trí thức, đã thấy rõ CNML là sai, CNCS là không tưởng , thấy rõ không thể bằng việc góp ý kiến để Đảng thay đổi, là những người yêu nước chân chính, muốn phát triển đất nước để mang lại tự do, hạnh phúc thực sự cho nhân dân, để thoát khỏi gông cùm ý thức hệ cộng sản, thì còn chờ đợi gì nữa, còn trông mong vào phép mầu nào nữa mà không tuyên bố từ bỏ đảng.
Tôi nghĩ rằng, một vài người ra khỏi Đảng thì Đảng chẳng thiệt gì, nhưng nếu hàng vạn, hàng chục vạn đảng viên tuyên bố từ bỏ đảng thì đó là một áp lực buộc lãnh đạo đảng phái thay đổi, phải chấp nhận cải cách. Trong việc này các trí thức nên đi tiên phong để làm gương, các vị còn chờ gì nữa.
xuong  
#3 Đã gửi : 02/02/2016 lúc 10:47:25(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Có thật đảng cộng sản là văn minh là đạo đức?

Những câu chuyện về nhiều người đảng viên từ bỏ đảng thậm chí đốt thẻ đảng thường hay xảy ra những năm gần đây.

Nguyên cớ gì mà họ lại làm như vậy trong khi đảng cộng sản luôn tuyên truyền "là đạo đức, là văn minh"?.


Trong định hướng đào tạo và phát triển, theo qui trình truyền thống để một người tham gia vào đảng cộng sản phải trải qua

khá nhiều bước và nhiều thủ tục khác nhau, xét lý lịch ba đời…


Trước ngày kỷ niệm thành lập 86 năm của đảng cộng sản 03/02/2016 một ngày, và sau khi kết thúc đại hội XII của đảng

cộng sản. Giáo sư Nguyễn Đình Cống, đã chính thức tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản.


Giáo sư Nguyễn Đình Cống, sinh năm 1937. Vào đảng cộng sản VN năm 1985, tại đảng bộ Đại học Xây dựng, lúc 48 tuổi

và đã được phong chức danh Phó giáo sư, tiến sĩ, hiện nay là Giáo sư.


Trên trang Facebook cá nhân của ông, bản tuyên bố đưa ra lý do rất cụ thể vì sao ông từ bỏ đảng cộng sản. Cuối bản tuyên

bố Giáo sư Nguyễn Đình Cống khẳng định "Vậy tôi thông báo từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 03 tháng 02 năm

2016. Yêu cầu tổ chức Đảng xóa tên tôi khỏi danh sách".


Hồi năm 2010, Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ loan báo sẽ đốt thẻ Đảng nếu sau Đại hội lần thứ XI, đảng vẫn không từ bỏ Chủ nghĩa

Mác-Lênin. Ông Thọ nói cụ thể nguyên do vì sao ông dự tính đốt thẻ đảng "Tôi xin cải chính một chút, tôi tuyên bố đốt thẻ

Đảng chỉ sau khi, trong Đại hội lần thứ 11 này, Đảng CSVN vẫn lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng. Tôi sẽ đốt

thẻ, nếu như sau Đại hội, Đảng không vứt bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin và thay vào đó là Chủ nghĩa Dân tộc lành mạnh, không

cực đoan của Hồ Chí Minh làm một bước đệm quan trọng".


Các sự kiện từ bỏ và dự tính đốt thẻ đảng cộng sản của các Giáo sư và Tiến sĩ thường xảy ra trước hoặc sau đại hội đảng.

Lý do mà các vị trí thức này đưa ra vì đảng cộng sản vẫn bám vào các chủ thuyết của Mac Le và tư tưởng Hồ Chí Minh

quên đi "chủ nghĩa dân tộc lành mạnh".


Trong bản tuyên bố từ bỏ đảng của Giáo sư Nguyễn Đình Cống có đoạn "Thế nhưng càng ngày tôi càng nhận ra rằng Chủ

nghĩa Mác Lênin (CNML) có nhiều độc hại, rằng Chủ nghĩa cộng sản chỉ là ảo tưởng, rằng thể chế hiện tại của VN là sự độc

tài toàn trị của Đảng. Tôi đã viết nhiều bài phân tích sai lầm của Mác, viết nhiều thư gửi tổ chức Đảng góp ý kiến về việc từ

bỏ CNML và thay đổi thể chế, viết ý kiến đóng góp cho Đại hội XII với hy vọng đại hội sẽ có chuyển biến tốt về phía dân

chủ"


Sau đại hội XII của đảng cộng sản vẫn kiên trì chủ nghĩa Mac Le và đường lối chính trị cũ nên ông "thấy không còn lý do để

tiếp tục ở trong Đảng, cũng là để tỏ thái độ dứt khoát với chủ nghĩa Mac Le và sự độc tài toàn trị của ĐCSVN".


Nhớ lại câu chuyện hồi 2010, một vài người bạn của tôi tham gia vào đảng cộng sản. Ngồi nói chuyện với họ thì biết rằng họ

tham gia không vì lý tưởng chính trị mà đơn giản chỉ là "bọn tao lúc thề dưới lá cờ của đảng chỉ biết là sẽ có cơ hội thăng

tiến và làm giàu nhanh hơn thôi, chứ lý tưởng thì không có".


Trở lại với Giáo sư Nguyễn Đình Cống, tôi có cuộc phỏng vấn ngắn và được ông cho biết "Tôi không tán thành thì từ bỏ

thôi, tất nhiên là tôi đã suy nghĩ mấy năm nay rồi chứ không phải chốc lát. Tôi chờ sau đại hội XII có gì chuyển biến tốt thì tôi

còn ở lại để đóng góp, tuy nhiên thấy không chuyển biến thì tôi giờ cũng 80 tuổi rồi từ bỏ nó đi cho thanh thản".


"Mình chống chủ nghĩa Mac Le còn đảng thì cứ theo chủ nghĩa này mà mình vẫn ở trong đảng thì nó vô lối, mâu thuẫn với

mình thì ra khỏi đảng chứ có gì đâu, đơn giản thế thôi".


Giáo sư Cống nhận định về hệ thống đảng cộng sản tương lai "điều này thì nhiều người nói rồi, tôi thì tôi cảm thấy rằng

đảng cộng sản ở Liên xô thì nó thôi rồi. Nhưng mà đảng cộng sản vẫn tồn tại, ví như ở Liên Xô và Đông Âu thì nó cũng sụp

đổ cả rồi, nhưng đến nay nó vẫn tồn tại, nó trở thành như một đảng chính trị và nó có thể cạnh tranh với các đảng khác"


"Còn cái chủ nghĩa cộng sản thì tôi nghĩ trước sau gì nó cũng sụp đổ thế thôi. Còn đảng cộng sản thì nó thoải mái, ví dụ

như giờ ở Ấn Độ nó vẫn có, Pháp cũng có, Nga cũng có, nhiều nước họ cũng có, thế thì họ cứ tham gia, cứ hoạt động.

Nhưng đó là một đảng chính trị chứ không phải là một đảng lãnh đạo duy nhất như là ở Việt Nam hiện nay".


Đất nước Việt Nam sẽ thế nào trong tương lai, Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho hay "tương lai thì chưa biết được, nhưng

biết đâu đấy vài hôm nữa ông Nguyễn Phú Trọng lại có sự đổi mới. Tôi chỉ biết rằng chủ nghĩa cộng sản là không tưởng và

quá khứ thì nó có nhiều cái sai lầm".


Hãy nhìn vào bản tuyên bố từ bỏ đảng của ông mới đưa lên facebook cá nhân chưa đầy một ngày nhưng có đến hơn 10

nghìn lượt thích và hàng ngàn lượt chia sẻ. Điều đó cũng có thể nói rằng người dân ủng hộ ông và chán ghét chế độ cộng

sản như thế nào.


Vậy thực sự chủ nghĩa cộng sản có thật như những gì họ lý luận và tuyên truyền là đạo đức là văn minh không?

Paulus Lê Sơn
nga  
#4 Đã gửi : 03/02/2016 lúc 09:11:01(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Vài kỷ niệm với giáo sư Nguyễn Đình Cống, người vừa tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản

UserPostedImage

Giáo sư Phạm Minh Hoàng chia sẻ một vài câu chuyện về giáo sư Nguyễn Đình Cống, người vừa tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản nhân ngày 3/2/2016. Rõ ràng trong hàng ngũ những vị trí thức chân chính, hình ảnh đảng cộng sản chẳng có gì tốt đẹp. Chẳng qua họ còn những nỗi sợ nên chưa vượt qua được.

Tôi biết được thầy lần đầu tiên vào tháng giêng 2016 khi trên đường làm công tác cho Hội Giáo chức Chu Văn An. Nhà thầy nằm trong một con ngõ nhỏ song song với trục đường chính, và cũng như nhiều căn nhà ở Hà Nội, nhà thầy có một khoảng sân giữa khá rộng.

Ngồi đợi một lát thì thầy xuống, chưa thấy người đã thấy tiếng cười vang. Thầy bắt tay anh em và chúc mừng sự ra đời của Hội. Tôi nhìn thầy và thấy bừng bừng một sức sống cho dù tóc thầy đã bạc trắng :

- Comment allez-vous ? Vous êtes venu de Paris, n’est-ce-pas? (Bạn khỏe không? Bạn từ Paris đến, đúng không?)

Tôi trợn tròn mắt và không kịp trả lời. Thầy cắt nghĩa:

- Tôi học tiếng Pháp ở Đại học và từng dạy nhiều năm ở Algérie.

Thảo nào thầy nói tiếng Pháp với giọng chuẩn, “accent parisien” (giọng Paris) chính tông. Algérie là một trong những nước sử dụng tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ.

Thời gian không có nhiều nên tôi không tính “đấu” tiếng Pháp với thầy, hơn nữa sau khi biết thầy cũng từng dạy ở Đại học Xây Dựng, một trường rất nổi tiếng của VN, nên xoay sang chủ đề khác.

- Vậy chắc thầy còn nhớ Caquot và Boussinesq (các nhà khoa học Pháp từng xây dựng nhiều phương pháp tính toán trong ngành xây dựng) ?

- Nhớ chứ !

Thế rồi thầy lại xả ra một tràng về kết cấu, về bê tông cốt thép (là sở trường của thầy), về đủ thứ trên đời trong thế giới xây dựng mà tôi căng tai ra chỉ hiểu được một nửa. Bỗng thầy chợt đứng lên và đưa chúng tôi xem một bằng khen do Ủy Ban giải thưởng Kova tặng về công trình nghiên cứu của thầy về tính toán trên bê tông. Tôi buột miệng:
- Thầy đúng là văn võ song toàn.
- Cái gì mà văn võ song toàn. Cậu nói thế thì tôi phải cho cậu xem cái này.

Thầy chạy lên lầu và mang ra một bao thư ở ngoài ghi hai chữ “Hồ Sơ”.

-Hồ sơ đảng của tôi đấy !

-Hóa ra thầy là đảng viên?

-Còn vài ngày nữa là đại hội đảng, tôi đang chờ đợi để đi đến một quyết định quan trọng.

-Thế thầy kỳ vọng gì?

Thầy nhìn chúng tôi với cặp mắt nửa tinh nghịch nửa thách đố:

- Đợi ít ngày nữa cậu sẽ biết.

Và ngày hôm nay, 2/2/2016, cái quyết định ấy đã đến: thầy xin ra khỏi đảng cộng sản. Trong thư thầy viết :”Tôi vào Đảng với nguyện vọng đóng góp trí tuệ và công sức làm cho đảng trong sạch, vững mạnh. Thế nhưng càng ngày tôi càng nhận ra rằng Chủ nghĩa Mác Lênin ( CNML) có nhiều độc hại, rằng chủ nghĩa cộng sản chỉ là ảo tưởng, rằng thể chế hiện tại của VN là sự độc tài toàn trị của đảng. Tôi đã viết nhiều bài phân tích sai lầm của Mác, viết nhiều thư gửi tổ chức đảng góp ý kiến về việc từ bỏ CNML và thay đổi thể chế, viết ý kiến đóng góp cho Đại hội 12 với hy vọng đại hội sẽ có chuyển biến tốt về phía dân chủ. Thế nhưng ĐH 12 vẫn kiên trì CNML và đường lối chính trị cũ. Tôi thấy không còn lý do để tiếp tục ở trong đảng, cũng là để tỏ thái độ dứt khoát với CNML và sự độc tài toàn trị của ĐCSVN.”.

Thế là vài ngày sau khi thầy Nguyễn Khắc Mai lên tiếng đòi truy tố ông Nguyễn Phú Trọng thì đến lượt thầy Nguyễn Đình Cống, một giáo sư xin ra khỏi đảng, mà lại xin đúng vào cái ngày đẻ ra cái tổ chức ấy mới ý nghĩa. Các thầy đều là những trí thức hàng đầu của đất nước, là những người từng tin vào chủ nghĩa cộng sản, là những người đã dành suốt cuộc đời để cống hiến cho đất nước, dân tộc để đến ngày “bát thập cổ lai hi” mới thốt lên những lời đầy đắng cay và tuyệt vọng.

Còn nhớ hôm ở nhà thầy tôi có hỏi:

- Thầy biết thầy X, cô Y không? Họ cũng là đảng viên mà chửi cộng sản còn hơn cả em, ho chửi có dây có nhợ.

Thầy không trả lời, lấy tay với bình trà, gật đầu nhè nhẹ:

- Biết chứ…

Có lẽ định nói gì tiếp nhưng thầy ngưng. Bây giờ thì tôi có thể đoán được ý tưởng của thầy: Đội ngũ trí thức và đặc biệt các thầy cô cũng có nhiều người thất vọng với đảng cộng sản nhưng chưa đủ dũng khí để hành động như thầy. Nhưng tôi chắc chắn là các thầy không đơn độc, ngày càng có nhiều người bất mãn và công khai bày tỏ thái độ, đặc biệt là sau kỳ đại hội 12 vừa qua.

Thầy dân xây dựng, tôi cũng từng học xây dựng, nhưng tôi còn biết có một tiến sĩ cũng ngành xây dựng, nhưng có thòng thêm chữ “đảng”. Xây dựng đảng ! Một ngành học chỉ có ở Việt Nam.

Và chỉ có thêm một chữ oan nghiệt ấy mà đất nước vẫn lầm lũi đi ngược lại sự tiến hóa của toàn nhân loại.
Theo Facebook Phạm Minh Hoàng
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.131 giây.