logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 11/02/2016 lúc 10:00:48(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bốn câu thơ mở đầu trong bài Ta Về của thi sĩ Tô Thùy Yên được độc giả hâm mộ và truyền tụng nhiều nhất:

“Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi.”

Cứ mỗi khi tôi cảm khái đọc lên thì người bạn thơ thân quý nhất của tôi lại cười khì khì rồi tỉnh bơ phán rằng: “Chẳng vì em thì hoa cũng nở.” Có lẽ theo luật thiên nhiên, bạn tôi không sai nên nghe bạn nói vậy, tôi chỉ biết ngậm ngùi yên lặng.

Cho đến vài buổi sáng trước và sau Tết Nguyên Đán Bính Thân, hơn bao giờ hết, tôi thấy mình ở trong tâm trạng biết ơn của tác giả 4 câu thơ trên, với không một chút lầm lẫn hay ngờ vực.

Từ nửa đêm về sáng hôm trước, sau chương trình phát thanh thứ bảy thường lệ, tôi rời nơi làm việc ra bãi đậu xe khi gió Santa Ana xao xác thổi hơi ấm quen thuộc vào thành phố trong tiếng bước sải đi ì ầm, vội vã, qua cái hành lang dài vắng ngắt, qua các vòm cây hai bên hàng phố và hai bên con đường nhỏ nơi tôi cư ngụ. Sáng ba mươi, khi tôi thức dậy cho một ngày mới không có hứa hẹn đặc biệt nào, thuận tay kéo rèm cửa sổ đón nắng sớm ban mai, tôi sửng sốt thấy 3 đóa hồng đỏ thẫm, bông lớn nhất to bằng rưỡi cái bát ăn cơm, cùng ngả nghiêng theo gió trên cái cuống gầy chia thành chạc ba, càng mong manh hơn, lộng lẫy vươn cao khỏi tầm mắt tôi bên ngoài sân trước. Như một lời chào yêu thương thoảng mùi thơm trên những cánh môi tươi thắm. Như những người bạn nhỏ, chí tình, đã đi một hành trình nhiều thử thách để đến thăm tôi vào một lúc bất ngờ nhất, trao tặng tôi tất cả vẻ đẹp rực rỡ của chúng để ngày của tôi có thêm ánh sáng và niềm vui. Chao ôi, cảm ơn thi sĩ Tô Thùy Yên đã nhìn thấu và khơi gợi trong tâm những độc giả đọc ông, tình tự gắn bó giữa thiên nhiên và con người trong một thế giới nhân sinh ngày càng khô cạn cảm xúc, ngày càng thu hẹp mối dây liên hệ đắm chìm dưới cao trào kỹ thuật của thời đại.

Cả khu vườn hoang phế ngày tôi mới tới, mỗi ngày nhìn thấy tôi kiên trì cầm ống nước tưới vào những gốc hồng khô nỏ, cả gốc cây camelia chết hàng loạt nụ thâm đen chưa kịp nở, có lẽ chúng cảm được ước vọng của tôi mong thấy chúng hồi sinh nên, như lời một bản nhạc thời chinh chiến, người chinh phu hẹn sẽ về vì em ơi, em biết đợi, chúng đã đồng loạt nở, cùng với tôi hân hoan đón chào Xuân tái lai.

Đã lâu lắm, tôi mới lại có dịp ra phố Bolsa chiều ba mươi Tết. Các khu chợ hoa đã dọn dẹp sạch sẽ, lều trại đã cuốn đi, để lại những khoảng không bỗng như trống trải hơn sau những ngày đêm rộn rịp khách du Xuân mua sắm. Thành phố êm ả chờ sáng tân niên khoác lên mình xiêm y mới tuy chỉ là những mụn vá hoa gấm làm đẹp chiếc áo không phải của riêng mình. Đó đây, giờ này hàng quán vẫn mở vì vẫn có những kẻ tha hương chưa tìm được nơi quay về khi năm cùng tháng tận.

Đây là lần thứ hai tôi đón giao thừa trên bao lơn này nhìn xuống quãng đường Bolsa sầm uất nhất với một dãy các thương xá lớn kề vai nhau. Phía kia, bên hông nhà hàng Thành Mỹ, trong bóng tối lù mù ánh đèn công lộ không rọi tới, tôi bỗng nhận ra lá cờ quốc gia khổ lớn, có bàn tay ai đã cắm xuống vì tình yêu tổ quốc, để khẳng định sự có mặt còn nhiều gian truân của người Việt tha hương tại miền đất không bao giờ hết cơ hội này. Hình ảnh lá cờ chìm trong bóng tối đêm trừ tịch ở quê người vẫn ánh lên màu vàng với 3 sọc đỏ làm tim tôi nhói đau, thần trí tôi bàng hoàng niềm kiêu hãnh vì nỗ lực sống còn của một cộng đồng thất lạc, cố vươn lên, bất chấp lịch sử oan khiên một thời giáng xuống thân phận của con dân đứng dưới lá cờ ấy. Tôi không biết có bao nhiêu đồng hương qua lại khu phố này đã nhìn thấy lá cờ lẻ loi và như có linh hồn kia, có để lòng rung động phút giây vì ý nghĩa linh thiêng hàm chứa trong nó không?

Con đường về nhà mỗi khuya cuối tuần thường vắng vẻ, đêm ba mươi này càng vắng vẻ hơn với tâm trạng cô quạnh của một người bùi ngùi trông về quê cũ, là tôi, tự hỏi trong bao la trời đất đâu là mái nhà xưa? Đâu là mẹ cha, thầy bạn? Đâu là tuổi thanh xuân của chính mình vụt qua như cánh vạc bay?

Về tới sân nhà, đậu xe vào gara, lục ví tay tìm chìa khóa rồi đi vòng ra cửa trước. Tra chìa khóa vào ổ, mở cửa, tự “xông đất” lấy, mỉm cười với bóng mình, với năm mới bàng bạc đâu đó trong không gian bốn xung quanh và trong lòng tôi chập chùng kỷ niệm, nhớ lại con bé con ngày nào mắt nhắm mắt mở nhìn qua cánh cửa khép, thấy bố râu tóc bạc phơ đi hái lộc Xuân về, mẹ già khăn áo tề chỉnh đón bố trong đêm giao thừa xanh biếc khói pháo, giữa những chậu hoa thược dược mãn khai xếp hàng trên mấy bậc thềm, bằng bánh chưng, giò chả và mứt mơ bầy đầy trên bàn cùng với chai rượu đỏ trong phòng khách thoảng mùi trầm hương. Những năm tháng thần tiên ấy như giấc mơ phai mờ dần trong ký ức và trong dòng sống bận rộn ở quê người, có còn lại chăng chỉ là những chiếc phong bao rồng phượng xanh đỏ mang theo chúng chút vui trong ánh mắt trẻ thơ hay một thoáng hy vọng đắc tài đắc lộc hơn năm cũ trong lời người lớn chúc nhau lúc Xuân về.

Những lượt H.O. hay đồng hương đến Mỹ chậm muộn trong chương trình định cư nhân đạo hoặc đoàn tụ gia đình đã giúp kéo dài thêm nếp sống văn hóa Việt trong các dịp lễ lạc quan trọng trong năm. Hàng xóm của tôi là một gia đình có 3 cô con gái xinh đẹp và một bà mẹ không chấp nhận tuổi già. Vì nhu cầu cuộc sống, họ không ở gần nhau nhưng chiều 30 Tết, họ hẹn nhau sum họp ăn bữa cơm cuối năm rồi cùng nhau đi lễ chùa hái lộc và xin xăm. Từ sáng sớm, bà mẹ sang gõ cửa nhà tôi, ngỏ ý muốn tôi giúp bà chọn chiếc áo dài đẹp nhất để mặc đi chơi với các con đêm trừ tịch ở quê người. Bà phân vân giữa ba chiếc áo: Một gấm hồng điều có những bông mai vàng óng ánh; một gấm chữ thọ vàng màu hoàng hậu; một hàng tơ xanh màu thiên lý cắt ráp kiểu cách tân. Trong mắt tôi, việc bà băn khoăn chọn áo không lạ mà nét trẻ trung đón xuân ở tuổi bà xui lòng tôi ngưỡng mộ vô hạn. Phải yêu Tết lắm, phải hân hoan vui Tết lắm, phải mong chờ Tết lắm, phải tự hào với truyền thống của nòi giống lắm mới có trái tim đập những nhịp rộn ràng đến thế. Sẩm tối, qua khung cửa sổ cắt một mảng trời hoàng hôn xám, tôi thấy bốn mẹ con ríu rít đi những bước tha thướt băng qua sân cỏ xuống lòng đường trong những chiếc áo dài lung linh sắc màu tuyệt đẹp. Với họ, Huế, Sài Gòn chợt sống lại trong tôi thời mới lớn với lòng hãnh diện.

Lau sạch bụi trên những khung hình của cha mẹ, của con gái vắn số. Lau sạch bụi trên mặt cái kệ sách vừa đủ chỗ bày đĩa bánh chưng, đĩa trái cây, hộp mứt sen, chậu phong lan và mấy cái tách trà. Thắp nhang. Khấn khứa. Sực nhớ lại mấy câu ca dao Mẹ ơi đừng gả con xa, nữa mai cha yếu, mẹ già, chén cơm ai nấu, kỷ trà ai dâng? Bỗng nhiên thấy mắt cay, nghiệm ra ca dao sao đúng quá! Những người con gái lấy chồng xa sẽ chỉ nấu cơm, pha trà cho cha mẹ trên bàn thờ những ngày giỗ tết. Xa thế nào còn tùy hoàn cảnh. Giờ đây, còn tùy thêm tâm lượng những đứa con. Tỉnh nọ tỉnh kia khi ở quê nhà. Năm ba dặm đường khi ở quê người. Hay như mẹ tôi, Bắc Ninh - Hà Nội cách nhau chừng hơn mười cây số nhưng đường đi không có đường về, tôi lớn lên chỉ thấy tên ông bà ngoại mẹ viết nguệch ngoạc trên tờ giấy thay sớ đặt trên nải chuối trong vài lần cúng kiếng vội vàng giữa đêm khuya, ở cái sân gạch không còn một ai thức ngoài vườn sau.

Cuộc đời là sự kỳ diệu, dẫu thế nào, vẫn thực sự đáng yêu. Như sáng mồng một Tết đi một vòng quanh khu vườn còn ngổn ngang cỏ dại, chợt thấy cành mai trong chậu lốm đốm những nụ xanh mướt mới chỉ be bé bằng chiếc cúc áo, không biết bao giờ nhưng chắc sẽ có một ngày cho tôi thấy lại góc vườn nhà xưa, với bố lom khom tỉa lá mấy gốc mai vàng. “Thưa bố, sang năm con sẽ nhớ mai phải tỉa lá từ ngoài rằm để chúng kịp ra hoa.”

Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.