logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 14/02/2016 lúc 10:04:17(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Sunnylands

UserPostedImage
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chịu trách nhiệm lớn trong hoạch định chính sách ngoại giao

hủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Palm Spring, California tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN- Hoa Kỳ tại Sunnylands trong hai ngày 15-16/2, theo thông tin từ Báo điện tử Chính Phủ.

Đi cùng ông có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và một số quan chức khác.

Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ chủ trì một hội nghị thượng đỉnh với các nước Asean và Washington muốn có sự tham gia của các lãnh đạo cao cấp nhất.

Tuy không phải nguyên thủ, nhưng ông thủ tướng Việt Nam là người điều hành chính phủ Việt Nam trong hai nhiệm kỳ nay và chịu trách nhiệm lớn trong hoạch định chính sách đối ngoại.

Nhà Trắng vài hôm trước thông báo rằng chủ đề tranh chấp ở Biển Đông sẽ được đặt cao trong nghị trình, và vì vậy sự có mặt của ông Nguyễn Tấn Dũng, người trước đây đã có nhiều phát biểu về chủ đề này trên các diễn đàn quốc tế, được cho là rất quan trọng.
Nỗ lực 'giải quyết tranh chấp' trên Biển Đông

Hôm 14/2, hãng tin AFP dẫn lời ông Earnest Bower từ Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS nói ông Obama đang cố gắng "tạo ra một bối cảnh buộc Trung Quốc phải hành động theo luật".

Trong hội nghị này, ông Obama và các đại diện từ ASEAN sẽ "cố gắng thỏa thuận để đối phó với vô số các tranh chấp chủ quyền hàng hải" trên Biển Đông - AFP cho biết.
Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands theo các quan sát viên là sự kiện thuộc loại quan trọng nhất trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và khối Asean từ trước tới nay, khẳng định lại lập trường của Mỹ trong quan hệ với các nước Đông Nam Á.

Các nghị sỹ thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ hôm 12/2 vừa thông qua nghị quyết hoan nghênh thượng đỉnh Sunnylands.

Thông cáo của các thượng nghị sỹ thuộc lưỡng đảng nói họ ủng hộ nâng tầm quan hệ với Asean lên thành quan hệ đối tác chiến lược.

Văn bản mà BBC có trong tay cũng nhấn mạnh ủng hộ của Hoa Kỳ cho "nỗ lực của Asean nhằm giải quyết tranh chấp biển và lãnh thổ thông qua ngoại giao hợp tác kể cả trọng tài quốc tế, theo luật pháp và thể chế quốc tế".
Theo BBC
phai  
#2 Đã gửi : 14/02/2016 lúc 10:06:50(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ông Nguyễn Tấn Dũng dự hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ

UserPostedImage
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại cuộc họp song phương ở Myanmar hôm 13/11/2015.

Thủ tướng Việt Nam dự hội nghị cấp cao giữa lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Mỹ tại bang California đầu tuần tới, theo lời mời của Tổng thống Barack Obama.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết như vậy hôm nay, sau khi có các thông tin cho rằng ông Dũng sẽ không dự hội nghị tại nơi mà ông Obama từng đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, và rằng Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ đi thay.

Đây là cuộc họp quốc tế quan trọng đầu tiên mà ông Dũng tham gia sau khi ông rút khỏi cuộc chạy đua vào chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội 12 cuối năm ngoái.

Ông Nguyễn Phú Trọng, người bị coi là thân Trung Quốc, đã được bầu lại nắm giữ vị trí người đứng đầu đảng.

'Ý nghĩa biểu tượng'

Cuộc họp chưa từng có tiền lệ giữa Tổng thống Mỹ với tổng thư ký và các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ diễn ra từ ngày 15/2 đến 16/2 tại Sunnylands, bang California.

Người đứng đầu Nhà Trắng đã ngỏ lời mời các quan chức cấp cao của Đông Nam Á khi tới tham dự hội nghị thượng đỉnh của ASEAN cuối năm ngoái ở Malaysia.

Thương mại và an ninh Thái Bình Dương sẽ nằm trong nghị trình thảo luận giữa ông Obama và lãnh đạo ASEAN.

Các vị phụ tá tại Nhà Trắng nói rằng các vấn đề an ninh trong nghị trình bao gồm vụ phóng phi đạn mới đây của Bắc Hàn và những vụ tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông.

Cuộc họp thượng đỉnh ở California dự kiến sẽ làm bùng ra những cuộc biểu tình về vấn đề nhân quyền ở một số nước ASEAN, trong đó có Campuchia và Việt Nam.

Khu Sunnylands ở Nam California là nơi Tổng thống Obama đã hội kiến nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2013, và vì thế, theo các nhà quan sát, cuộc họp này còn mang ý nghĩa biểu tượng.

Các giới chức Hoa Kỳ cho hay cuộc họp nằm trong khuôn khổ chính sách cân bằng lại, hướng về khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Hoa Kỳ và Trung Quốc đều đang gắng sức tăng cường quan hệ thương mại với các quốc gia Đông Nam Á, với 625 triệu dân và một nền kinh tế trên 2.000 tỷ đôla.
Theo VOA

Sửa bởi người viết 14/02/2016 lúc 10:12:04(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#3 Đã gửi : 14/02/2016 lúc 10:09:24(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
TT Obama tìm cách mở đường lâu dài cho chiến lược hướng về châu Á

UserPostedImage
Tổng thống Barack Obama bước xuống chuyên cơ Air Force One khi đến Sân bay Quốc tế Palm Springs, ngày 12 tháng 2, 2016 ở Palm Springs, California.



Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tìm cách củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khu vực châu Á Thái Bình Dương trong nhiều năm tới khi ông đón tiếp tất cả 10 nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại khu nghỉ dưỡng Rancho Mirage tại Sunnylands, bang California.

Chương trình nghị sự cho ngày thứ Hai và thứ Ba sẽ ít phần trang trọng hơn so với những hội nghị cấp cao khác tại địa điểm đẹp như tranh vẽ và thư giãn này, nhưng các nhà lãnh đạo sẽ bàn bạc một loạt những vấn đề hệ trọng và gai góc ở vị trí trung tâm trong chiến lược tái cân bằng về khu vực châu Á Thái Bình Dương của Mỹ.

Tòa Bạch Ốc xem sự giao tiếp của Mỹ trong khu vực là rất quan trọng cho sự thịnh vượng và an ninh tương lai của đất nước. Khu vực năng động và đa dạng này đang chứng kiến tăng trưởng bùng nổ và căng thẳng gia tăng, mỗi thứ đều có tiềm năng tác động đến nền kinh tế và an ninh toàn cầu.

Những quan chức trong chính quyền nói rằng bằng việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh ASEAN, ông Obama hy vọng sẽ vạch ra một kế hoạch làm việc cho năm cuối cùng ông tại chức để tiếp tục nỗ lực tái cân bằng và gửi đi một thông điệp đến những chính quyền trong tương lai rằng sự giao tiếp ở tầm mức cao như vậy là cần thiết cho việc giữ vững và duy trì vai trò lãnh đạo của Mỹ.

Kế hoạch này dự kiến sẽ bao gồm những mối quan hệ chặt chẽ hơn về thương mại và mậu dịch, tăng cường quan hệ giữa người dân với người dân, hợp tác nhiều hơn trong việc chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực và tạo ra những quy định và nguyên tắc hướng dẫn các nước về một loạt những vấn đề.

Tranh chấp Biển Đông

Tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và những hoạt động ngày càng tăng của Trung Quốc ở đó sẽ là cuộc thảo luận chính trong hội nghị thượng đỉnh này.

Mỹ sẽ gửi "một thông điệp rất rõ ràng" tới các nhà lãnh đạo ASEAN rằng Mỹ phản đối Trung Quốc "quân sự hóa" những lãnh thổ đang tranh chấp và bất cứ sự leo thang căng thẳng nào trong khu vực, các quan chức Tòa Bạch Ốc nói.

Đây sẽ là một vấn đề tế nhị vì các nước ASEAN muốn thấy một mối quan hệ đưa đến kết quả giữa Washington và Bắc Kinh và đang lo lắng về những căng thẳng giữa hai siêu cường quốc.

Dù Mỹ không phải là một bên có tuyên bố chủ quyền trong những tranh chấp ở Biển Đông, ông Obama dự kiến sẽ nói rõ rằng Mỹ sẽ tiếp tục những hoạt động tự do hàng hải ở trong vùng biển này. "Lợi ích [của Mỹ] ở Biển Đông là tự do thương mại, những tuyến đường biển rộng mở, và nền kinh tế toàn cầu phụ thuộc vào nó," Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, nói.

Bắc Triều Tiên và Trung Quốc

Các nhà lãnh đạo của Mỹ và ASEAN cũng sẽ thảo luận về vụ thử nghiệm hỏa tiễn gần đây của Bắc Triều Tiên và vai trò nào của Trung Quốc nhằm gây sức ép lên Bình Nhưỡng buộc nước này chấm dứt những hành động "khiêu khích" của mình.

Dù Trung Quốc và Mỹ bất đồng về Bắc Triều Tiên, Mỹ nhìn thấy lợi ích chung với Trung Quốc trong việc bảo đảm việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Nhưng hội nghị thượng đỉnh ASEAN "không phải là về Trung Quốc," Daniel R. Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Sự vụ Đông Á và Thái Bình Dương, nói. Thay vào đó, hội nghị tập trung vào việc tạo ra một khối ASEAN chặt chẽ, theo đuổi luật lệ và sự công bằng.

"Nó cho phép những nước lớn như Hoa Kỳ và những cường quốc khác giao tiếp có tính xây dựng như những đối tác. Nó ngăn khu vực Đông Nam Á trở thành một khu vực nằm dưới ảnh hưởng hoặc trở thành một chiến trường," ông Russel nói.

Ông Obama sẽ lên tiếng vì nhân quyền và dân chủ, nhưng các quan chức chính quyền thừa nhận rằng các nước ASEAN có những mô hình chính trị và thành tích về nhân quyền và dân chủ hết sức khác nhau.

Những nước cho thấy "diễn biến tích cực trong việc theo đuổi của một tiến trình chuyển tiếp dân chủ," như Myanmar, sẽ nhận được ủng hộ của Mỹ, giới chức nói.

Mười nước thành viên ASEAN gộp chung lại tạo nên nền kinh tế lớn thứ ba ở châu Á và lớn thứ bảy trên thế giới, với GDP kết hợp là 2,4 ngàn tỉ đôla, theo thống kê của Mỹ. Hơn 65 phần trăm trong số 632 triệu người dân của khối ở trong độ tuổi dưới 35.

Các nước ASEAN đang phát triển thành những nền kinh tế thúc đẩy bởi tinh thần sáng nghiệp, công nghệ và thị trường dựa trên tri thức, và "đây là những lĩnh vực mà Hoa Kỳ thực sự có thể thêm vào giá trị," ông Rhodes nói, bằng cách "kết nối tương hỗ sự cải tiến và tinh thần sáng nghiệp bên trong chính nền kinh tế của chúng ta và nền kinh tế toàn cầu."
Theo VOA
nga  
#4 Đã gửi : 15/02/2016 lúc 08:54:18(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Hội nghị Sunnylands không đi đến đâu?

UserPostedImage
Tổng thống Obama 'rất yếu về đối ngoại', theo tác giả

Cần phải nhấn mạnh Tổng thống Mỹ Barack Obama rất yếu về đối ngoại, từ Ukaraine, đến Syria, Iran.

Vì thế ASEAN không tin có thể tìm được sự ủng hộ của Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Obama trong năm cuối nhiệm kỳ trong cách giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Đơn giản, quan hệ thương mại Mỹ-Trung quan trọng hơn là với ASEAN, 1.3 tỉ người so với 300 triệu.

Hoa Kỳ đã cho tàu chiến chạy qua những khu vực gần các đảo do Trung Quốc kiểm soát ở Trường Sa, và Hoàng Sa mới đây, nhưng mục đích chỉ là đưa tín hiệu bảo vệ tự do lưu thông trên biển. Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng sân bay và hạ tầng trên các đảo nhân tạo.
UserPostedImage
Đến phút chót Việt Nam mới xác nhận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dự hội nghị ở Sunnylands

Phản ứng của Hoa Kỳ dè dặt, không thực sự thách thức Trung Quốc vì lo ngại làm sụp đổ quan hệ thương mại giữa hai nước.

Tổng thống Obama muốn xoay trục về Đông Á. Nhưng năm 2013, vì khủng hoảng ngân sách với quốc hội Mỹ mà Obama đã hủy chuyến đi họp APEC ở Indonesia và ASEAN ở Brunei làm lãnh đạo các quốc gia này thất vọng và mất niềm tin vào Hoa Kỳ.

TPP thì chưa biết có được quốc hội Mỹ phê chuẩn hay không vì không chỉ Cộng hòa trong quốc hội phản đối, nhiều dân cử Dân chủ cũng không tán đồng trong khi nghiệp đoàn lao động Mỹ cực lực phản đối.

Các ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa như Donald Trump, Marco Rubio cũng không ủng hộ TPP.
http://ichef-1.bbci.co.u...0x360_getty_nocredit.jpg
Đến phút chót Việt Nam mới xác nhận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dự hội nghị ở Sunnylands

Về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đầu không đi, rồi lại quyết định đi dự hội nghị kỳ này ở Hoa Kỳ, có những dư luận cho rằng ông vẫn có thể làm thay đổi tình hình chính trị Việt Nam, sau khi đã bị loại khỏi Bộ Chính trị sau Đại hội Đảng 12.

Tôi thì không nghĩ là sẽ có thay đổi vì nên nhớ chủ trương của đảng Cộng Sản là "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách". Đảng đã quyết định tại đại hội là chọn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở lại để kiên trì với chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh và chọn con đường "kinh tế thi trường, định hướng xã hội chủ nghĩa", với chính sách đối ngoại vẫn thân Trung Quốc hay có thể nói là đang bị Trung Quốc kìm hãm.

Tham dự thượng đỉnh ASEAN có nhiều lãnh đạo sắp hết nhiệm kỳ. Tổng thống Obama còn chưa đến một năm sẽ rời Bạch Ốc. Tổng thống Aquino của Philippines cũng rời chức vụ trong vài tháng tới. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thế. Tổng thống Thein Sein của Myanmar cũng sắp bàn giao quyền hành cho đảng đối lập nên không dự thượng đỉnh mà cử phó tổng thống.

Trước khi hội nghị diễn ra, nhật báo Los Angles Times còn đưa tin với một tựa bài hết sức bất lợi cho nhiều lãnh đạo ASEAN là "A crowd of dictators is coming to Southern California" (Một đám nhà độc tài đang đến Nam California). Trong 10 quốc gia ASEAN thì có đến 7 được cho là có lãnh đạo độc tài là Hun Sen của Cambodia, Prayuth Chan-0cho của Thái Lan, Najib Razak của Malaysia, Hassanal Bolkiah của Brunei, Thein Sein của Malaysia, Choummaly Sayasone của Lào và Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam.

Vì thế có thể sẽ có nhiều người, trong đó có người Mỹ gốc Việt, kéo về Sunnylands biểu tình trong những ngày hội nghị. Như khi Tổng thống Obama tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ba năm trước đây cũng ở nơi này ở miền nam California.
Bùi Văn Phú gửi cho BBC từ Hoa Kỳ

Sửa bởi người viết 15/02/2016 lúc 08:56:30(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

nga  
#5 Đã gửi : 15/02/2016 lúc 09:55:11(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Asean, Hoa Kỳ và Trung Quốc

Khi Tổng Thống Barack Obama tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với các lãnh tụ của Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (Asean) ở California từ thứ hai tới đây, một mục tiêu căn bản là một quốc gia không hiện diện trong cuộc họp, đó là Trung Cộng.

Kể từ khi chính phủ Obama bắt đầu “chuyển hướng sang Á Châu vào năm 2011, Hoa Kỳ đã trực tiếp cạnh tranh với Trung Cộng cho quyền lực kinh tế ở Đông Nam Á, và ảnh hưởng chính trị cũng như các dàn xếp an ninh thường đi theo.

Ông Stuart Dean, một giám đốc đã về hưu của Tập Đoàn General Electric đã trải 24 năm làm việc ở Đông Nam Á, giải thích với tờ New York Times như sau: “Có thể có một danh từ khác để diễn tả hơn là 'Chiến Tranh Lạnh' nhưng quả thật là có rất nhiều cạnh tranh kinh tế. Nó là một thứ giải Olympics về thương mại.”

Và như là để nhấn mạnh cái mục đích tiềm ẩn đó của cuộc họp này, nó sẽ được tổ chức ở Sunnylands Estate ở Rancho Mirage, nơi Tổng Thống Obama đã gặp Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Cộng cách đây ba năm.

Trong cuộc họp với các lãnh tụ của 10 quốc gia thuộc khối Asean, Tổng Thống Obama sẽ nói chuyện với một khối đại diện cho một dân số hơn 620 triệu người và một nền kinh tế tập thể khoảng 2.4 ngàn tỷ đô la, khối kinh tế lớn thứ ba ở Á Châu, chỉ sau có Trung Cộng và Nhật Bản.

Đứng về phương diện địa lý, Đông Nam Á nằm bao bọc quanh nhưng hải lộ bận rộn và chiến lược nhất của thế giới, thành ra vùng Đông Nam Á là mục tiêu chính của chính sách tái thăng bằng sang Á Châu của chính phủ Hoa Kỳ.

Trong khi các lãnh tụ chắc chắn sẽ bàn thảo về những vấn đề an ninh vùng, kể cả tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, chương trình hạt nhân của Bắc Hàn và chống khủng bố, họ cũng sẽ để một thời gian cũng tương tự như vậy cho các vấn đề kinh tế, kể cả Khối Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương do Hoa Kỳ lãnh đạo, cũng như các chính sách nhằm thúc đẩy thêm tăng trưởng và kết hợp, cùng nhận định nhưng phương thức để khuyến khích thêm mậu dịch và đầu tư qua canh tân và kinh doanh.

Những viên chức Hoa Kỳ nói chuyện với báo chí ở Washington hôm Thứ Tư tuần rồi không đi vào chi tiết, chỉ nói cuộc họp sẽ có nghị trình linh động. Thứ Trưởng Ngoại Giao Daniel R. Russel, phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương sự vụ, giải thích: “Nó không phải là một nghị trình điều đình được bàn thảo trước cứng ngắc và sắp thứ tự một hai ba. Nó là một cuộc thảo luận mở giữa các lãnh tụ.”

Trong khi các viên chức nói cuộc gặp gỡ này không phải là một cuộc họp “chống Trung Cộng,” Washington cũng rõ ràng tìm cách dành quyền lãnh đạo ở Đông Nam Á qua đầu tư, các nhà phân tích nhận xét.

Ông Kevin G. Nealer, một chuyên gia về Trung Cộng và là một partner của Tập Đoàn Snowcroft ở Washington giải thích: “Những hành động của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa đã làm hại lời tuyên bố của họ là thăng tiến trong hòa bình và tạo nên những nghi ngờ mới về ý định kinh tế và địa lý chính trị của họ trong vùng. Ngay cả những liên hệ khó khăn nhất của Hoa Kỳ trong vùng cũng còn lành mạnh hơn và có hữu hiệu hơn là liên hệ tốt nhất của Trung Cộng, và sự đầu tư sâu đậm và liên tục của Hoa Kỳ ở đó đã tạo ra những thói quen hợp tác và chia sẻ mục tiêu với Asean mà chỉ có mậu dịch không tạo nên được.”

Trung Cộng đã là bạn hàng lớn nhất của Asean từ năm 2009 với mậu dịch song phương vượt 366 tỷ đô la vào năm 2014, theo những thống kê mậu dịch của Asean. Hoa Kỳ đứng thứ tư sau Liên Hiệp Âu Châu và Nhật Bản. Đông Nam Á cũng là thị trường xuất cảng lớn thứ tư của Hoa Kỳ vào năm đó.

Tuy nhiên, chiến thuật của Hoa kỳ đã tập trung vào đầu tư trực tiếp nơi mà Hoa Kỳ vượt xa Trung Quốc. Các công ty Hoa Kỳ đổ 32.3 tỷ đô la vào Đông Nam Á trong các năm từ 2012 đến 2014, theo thống kê của Asean, so với chỉ có 21.3 tỷ đô la từ Trung Cộng. Từ năm 2000 đến năm 2014, Hoa Kỳ đầu tư 226 tỷ đô la vào Đông Nam Á, theo thống kê của Cơ Quan Phân Tích Kinh Tế Hoa Kỳ, hơn là số tiền đầu tư của Hoa Kỳ đổ vào Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ cộng lại.

Hoa Kỳ duy trì mục đích là bảo đảm sự chế ngự của mình vào đầu tư trong khi dẫn đầu về mậu dịch, theo các nhà phân tích, và Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP là vũ khí chính trong cuộc chạy đua đó. Bốn trong số 10 quốc gia Asean là thành viên trong khi ba quốc gia nữa, Indonesia, Philippines và Thái Lan, hoặc đã tuyên bố ý định tham gia hoặc nói họ đang tính chuyện tham gia.

Chủ Tịch Hội Đồng Thương Mại Mỹ Asean Alexander C. Fieldman thì nói là hội nghị thượng đỉnh là tột đỉnh của một chiến thuật kinh tế Hoa Kỳ cho vùng Đông Á bắt đầu từ tuần lễ đầu tiên khi ông Obama nhậm chức.

Đầu năm 2009, Ngoại Trưởng Hillary Clinton làm cuộc công du đầu tiên với tư cách ngoại trưởng và bà chọn đến Indonesia, thành viên của Khối G-20 và là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, và cũng là lãnh tụ không chính thức của Asean.

Ông Fieldman giải thích: “Tôi nghĩ chiến thuật của chính phủ Obama đã là một chiến thuật dài hạn vốn phản ảnh một viễn ảnh cho toàn Á Châu và hiểu rõ là Asean là một quân bài tối quan trọng trong bàn cờ mà trong quá khứ các chính phủ Hoa Kỳ khác đã không chú ý đến. Kể từ ngày thứ nhất, họ đã tập trung vào vùng này và hiểu là nó thực sự sẽ là bãi chiến trường cho tương lai của Á Châu.”

Ông Murray Hiebert, chuyên gia về Đông Nam Á cho Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Thuật và Quốc Tế (CSIS) ở Washington giải thích là mậu dịch giữa vùng và Trung Cộng rất mạnh. Đông Nam Á là một nguồn nguyên liệu để cung cấp cho cỗ máy kinh tế của Trung Cộng và giai cấp tiêu thụ ngày càng tăng của họ, cung cấp các sản phẩm từ quặng mỏ đến dầu cọ từ Indonesia và Malaysia và phụ kiện điện tử từ Singapore, Malaysia và Thái Lan. Ông thêm: “Trung Quốc cũng viện trợ rất nhiều, đặc biệt cho các dự án hạ tầng cơ sở, một khu vực mà các công ty Hoa Kỳ gặp khó khăn cạnh tranh bởi các chính phủ Đông Nam Á sản xuất ra quá ít dự án mà các ngân hàng Hoa Kỳ chịu tài trợ.”

Tuy vậy, sự trông cậy vào Trung Cộng như là một bạn hàng tin cẩn đang ngày càng phai lạt. Trong khi gần 12% tổng số hàng xuất cảng của Asean đi sang Trung Quốc năm 2014, chiếm số cao nhất cho bất cứ một quốc gia nào, xuất cảng sang Trung Cộng đã giảm mạnh năm ngoái trong khi giá nguyên liệu đổ dốc và chờ đợi sẽ còn tiếp tục sụt giảm nửa năm nay vì sự chậm lại của nền kinh tế Trung Cộng.

Các nền kinh tế chính trong vùng, kể cả Indonesia, bắt đầu cảm thấy chấn động. Một kinh tế gia của Cơ Quan Tái Bảo Hiểm của Indonesia giải thích: “Sự nhạy cảm của Indonesia với nền kinh tế Trung Cộng rất lớn, và đó cũng là trường hợp của Asean.”

Vẫn còn chưa biết là liệu Hoa kỳ có hưởng lợi từ sự trì trệ của Trung Cộng để gia tăng mậu dịch trong vùng hay không. Nhưng lợi điểm của Hoa kỳ về đầu tư có thể tạo nên những lợi ích về lâu về dài theo ông Dean, cựu giám đốc của General Electric. Ông nói: “Tiến bộ trong kinh doanh và những thỏa thuận lớn đều được thúc đẩy bởi đầu tư. Nó bảo đảm một sự hiện diện lâu dài, xây dựng liên hệ lâu dài và biến chúng ta thành những công ty địa phương ở mỗi quốc gia chúng ta đầu tư.” Vả lại ông thêm “Mậu dịch bao giờ cũng ngắn hạn và có thể biến mất nhanh hơn là đầu tư, và đứng về phương diện mậu dịch Trung Quốc luôn có lợi điểm vì họ ở gần.”

Thành ra, hội nghị thượng đỉnh Asean Hoa Kỳ lần này sẽ là một bước nữa trong kế hoạch dài hạn của chính phủ Obama nhằm sử dụng Đông Nam Á để bao vây Trung Cộng.
Lê Phan
nga  
#6 Đã gửi : 15/02/2016 lúc 06:58:12(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN kết thúc ngày làm việc thứ nhất

UserPostedImage
Thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN tại California hôm 15/2/2016. AFP

Ngày thảo luận đầu tiên của thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN đã kết thúc tại California. Các nhà lãnh đạo sẽ gặp lại nhau ở buổi cơm tối do Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama khoản đãi, và theo lời một viên chức của Nhà Trắng, mọi người đều đồng ý vừa ăn vừa nói chuyện tiếp, chứng tỏ thượng đỉnh diễn ra suôn sẻ, và có rất nhiều điều các nhà lãnh đạo muốn tiếp thục thảo luận với nhau.

Cũng xin nhắc lại thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN kéo dài 2 ngày, ngày đầu bàn thảo về hợp tác kinh tế, thương mại, ngày thứ nhì, tức là ngày mai, sẽ được dành để thảo luận về chính trị và an ninh, bao gồm tình hình biển Đông, tăng cường hợp tác chống khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo ISIS, những biện pháp cần làm đối với Bắc Hàn và cả chuyện nhân quyền, tiến trình xây dựng dân chủ cũng được Tổng Thống Obama nói đến.

Khi nói đến nhân quyền và những bước tiến xây dựng dân chủ, điều được mọi người chú ý tới là trong số 10 nước ASEAN dự thượng đỉnh, chỉ có Indonesia và Philippines là 2 quốc gia Đông Nam Á có được nền dân chủ cởi mở, trong khi Lào và Việt Nam là những nước đang được điều khiển bởi chế độ cộng sản độc đảng; chính phủ Thái Lan đang được điều hành bởi chính phủ quân sự, mọi quyết định đều nằm trong tay Tướng Prayuth Chan-Ocha; điều khiển chính trường Campuchia là ông Hun Sen làm thủ tướng từ năm 1985 đến giờ; Tiểu Vương Sultan Hassanal Bolkhia của xứ Brunei cũng nổi tiếng là người độc đoán, dùng quy định Hồi Giáo để ban hành những đạo luật rất gắt gao, buộc người dân quốc gia nhỏ bé này phải tuân theo.

Mọi người cũng chú ý đến sự hiện diện của Thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak, người đang bị dân chúng phản đối, cáo buộc tội lấy của công làm của riêng, và sự hiện diện của Tổng Thống Indonesia, ông Joko Widodo, xuất thân là một người bán đồ gỗ trước khi bước vào sinh hoạt chính trường và trở thành người lãnh đạo quốc gia đứng thứ tư trong danh sách những nước đông dân nhất thế giới.

Một điểm khác cũng được các nhà quan sát chú ý tới là thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN diễn ra vào đúng năm cuối cùng Tổng Thống Obama ngồi ở Nhà Trắng, và cũng là thời điểm một số nhà lãnh đạo Đông Nam Á sửa soạn rời khỏi chức vụ họ đang nắm giữ.

Những nhà lãnh đạo ở trong trường hợp đặc biệt này gồm có Tổng Thống Thein Sein của Miến Điện sẽ mãn nhiệm vào tháng Tư, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ nãm nhiệm vào tháng Năm và Tổng Thống Benigno Aquino của Philippines sẽ mãn nhiệm vào tháng Sáu năm nay.

Thủ Tướng Dũng và Tổng Thống Aquino có mặt ở thượng đỉnh, nhưng Tổng Thống Thein Sein của Miến Điện chỉ cử một vị Phó Tổng Thống sang Hoa Kỳ phó hội.
Theo RFA
xuong  
#7 Đã gửi : 16/02/2016 lúc 09:09:29(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thủ tướng Dũng lấy lại thanh thế tại Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN?

UserPostedImage
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng lắng nghe Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Sunnylands, Rancho Mirage, tiểu bang California, ngày 15/2/2016.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm cơ hội “có một không hai” để “hạ cánh trong vinh quang”, trong khi có tin Tổng thống Barack Obama nhận lời mời tới thăm Việt Nam vào tháng Năm.

Theo nhận định của các nhà phân tích, hội nghị thượng đỉnh chưa có tiền lệ giữa Hoa Kỳ và ASEAN ở California, Mỹ, là thời cơ để ông Nguyễn Tấn Dũng tự thể hiện và lấy lại thanh thế sau khi để chức tổng bí thư lọt vào tay ông Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội đảng vừa qua.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về quan hệ Việt – Mỹ của Đại học George Mason, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng ông Dũng tới hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ với lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á ở “trong thế yếu” sau những biến cố chính trị vừa qua, nhưng đây lại là một cơ hội cho người đứng đầu chính phủ Việt Nam. Ông Hùng nói thêm:

“Đây là cơ hội cho Việt Nam nói tiếng nói của mình. Nếu ông Dũng hoặc thuyết phục được đảng, hoặc đảng của ông ấy có thể họp với nhau đưa ra tín hiệu lớn nào đó, để ông ấy đại diện cho Việt Nam, đưa ra một sáng kiến nào quan trọng, hoặc có lời tuyên bố nào hoành tráng. Điều đó không những giúp cho ông ấy xuống một cách vinh quang mà cũng có thể giúp cho Việt Nam nói được tiếng nói, nhất là bây giờ, ông ấy lại là “lame-duck” [vịt què, tại vị trong khi chờ người khác lên kế nhiệm], thành ra ông ấy có thể nói bạo hơn bình thường. Trong chính trị, người ta có thể đưa ra cái gọi là “trial balloon” (quả bóng thử đường [thăm dò]). Có thể đưa ra tuyên bố thử đã. Còn sau này nếu có thì ông thay thế sẽ làm khác đi.”

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN là cuộc họp quốc tế quan trọng đầu tiên mà ông Dũng tham gia sau khi ông rút khỏi cuộc chạy đua vào chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội 12 cuối năm ngoái.

Bên lề cuộc họp ở Sunnylands, California, nơi Tổng thống Mỹ từng đóng tiếp Chủ tịch Trung Quốc, ông Obama đã có cuộc họp song phương với Thủ tướng Dũng.
Theo thông cáo của Nhà Trắng, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về việc tiếp tục củng cố mối bang giao Việt – Mỹ trong khuôn khổ của mối quan hệ đối tác toàn diện.

Ngoài ra, đôi bên cũng “nhấn mạnh tới tầm quan trọng của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, vấn đề an ninh biển và nhân quyền đối với việc thúc đẩy quan hệ song phương”.

Ông Obama cũng nhận lời mời đến thăm Việt Nam vào tháng Năm tới khi ông đến Nhật Bản dự Hội nghị thượng đỉnh G7.

Đây là lần đầu tiên phía Nhà Trắng nêu cụ thể thời gian ông Obama tới thăm Việt Nam. Trước đó, trong các cuộc gặp với các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam khác như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Hoa Kỳ, ông Obama chỉ lên tiếng “nhận lời mời”, mà không nêu ngày giờ cụ thể.

Một số nhà quan sát cho rằng việc đó cho thấy ít nhất một thành công của ông Dũng tại hội nghị Mỹ - ASEAN.
UserPostedImage
Tổng thống Obama đón tiếp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị 10 nước ASEAN tại Sunnylands, ngày 15/2/2016.

Trước hội nghị này, có tin cho hay rằng Thủ tướng Việt Nam không tham dự, nhưng sau đó đã đổi ý sau sự can thiệp của phía Hoa Kỳ.

Cuộc họp chưa từng có tiền lệ giữa Tổng thống Mỹ với tổng thư ký và các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ diễn ra từ ngày 15/2 đến 16/2.

Theo dự kiến, hôm nay, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận vấn đề an ninh biển, đặc biệt là biển Đông, nơi nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có các tuyên bố chủ quyền trái ngược với Trung Quốc.

Liên quan tới chủ đề này, phát biểu tại lễ khai mạc hôm qua, Tổng thống Obama nói:

“Tại hội nghị thượng đỉnh này, chúng ta có thể thúc đẩy tầm nhìn chung về trật tự khu vực -- nơi các luật lệ quốc tế, nhất là quyền tự do hàng hải, được tôn trọng, và các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình, thông qua luật pháp.”

Các quan chức Nhà Trắng được hãng tin Reuters trích lời nói rằng Tổng thống Mỹ sẽ truyền đi một thông điệp cứng rắn đối với Trung Quốc là tranh chấp ở biển Đông cần phải được giải quyết một cách hòa bình và không phải bằng việc “bắt nạt” nước khác.

Các nhà phân tích cho rằng một thách thức có lẽ là làm sao để tất cả các nước ASEAN, nhất là Campuchia và Lào, hai quốc gia bị coi là chịu sức ép của Bắc Kinh, tán đồng một tuyên bố mạnh mẽ về biển Đông.

Chưa rõ là ông Dũng sẽ phát biểu như thế nào tại cuộc thảo luận này.
Nhưng ông từng tuyên bố “không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông” liên quan tới vấn đề biển Đông và quan hệ với Bắc Kinh, và nhận được nhiều sự ủng hộ của dân chúng.

Chính tuyên bố này đã khiến nhiều nhà quan sát cho rằng ông Dũng đã làm mếch lòng Trung Quốc, nhưng lại được Mỹ “quan tâm”.
Theo VOA

Sửa bởi người viết 16/02/2016 lúc 09:10:40(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#8 Đã gửi : 16/02/2016 lúc 09:11:52(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
TT Obama nhận lời thăm Việt Nam


UserPostedImage
Tổng thống Mỹ Barack Obama chào đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng khi ông đến Sunnylands, California dự Thượng Đỉnh Mỹ - ASEAN hôm 15/2/2016

Ngày làm việc đầu tiên của thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN đã kết thúc, và ít giờ đồng hồ nữa Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama và các nhà lãnh đạo 10 nước Đông Nam Á sẽ gặp lại nhau, tiếp tục cuộc thảo luận trước khi chia tay.

Hôm qua, trong phát biểu khai mạc thượng đỉnh, Tổng Thống Obama nói rằng thượng đỉnh phản ánh quyết tâm của ông và của nước Mỹ là xây dựng nền tảng vững chắc cho quan hệ giữa Hoa Kỳ và các quốc gia Đông Nam Á.

Một số nhà quan sát xem thượng đỉnh chỉ mang ý nghĩa biểu tượng, nhưng cũng có người nói Tổng Thống Obama muốn dùng thượng đỉnh để đặt nền tảng cho người kế nhiệm ông, vì di sản ông để lại cho nước Mỹ là chính sách quay trục về Châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường hợp tác với các nước trong đó mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và ASEAN là điều không thể thiếu.

Hôm qua, các nhà lãnh đạo Mỹ và ASEAN đã bàn thảo về vấn đề kinh tế, thương mại, trong đó bao gồm cả việc thi hành những điều khoản được ghi trong Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương, thường được gọi tắt là TPP, ngày hôm nay cũng là ngày kết thúc thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo sẽ bàn thảo với nhau về an ninh, chiến lược, và điều quan trọng nhất là tình hình Biển Đông.

Tin tức chúng tôi ghi nhận được cho hay Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama mong muốn tất cả các nước ASEAN ký tên vào bản tuyên bố chung có những lời lẽ mang tính mạnh mẽ đối với Trung Quốc, và thử thách lớn nhất của ông là thuyết phục tất cả các nước ASEAN đồng ý ký tên vào bản tuyên bố mang tên “Nguyên Tắc Sunnylands” này.

Điều này được nói tới vì trước khi thượng đỉnh bắt đầu, đã có tin Bắc Kinh làm áp lực với Lào và Campuchia để 2 quốc gia này không ký kết tất cả những văn kiện liên quan đến Biển Đông.

Trước đó, chính phủ Campuchia cũng từng nói rằng tranh chấp chủ quyền Biển Đông là chuyện giữa Trung Quốc và những nước liên can chứ không phải là chuyện ASEAN phải can thiệp hay giúp giải quyết.

Tại Trung Quốc, tờ Hoàn Cầu Thời Báo cũng cho đăng tải bài bình luận, trong đó nhấn mạnh Thượng Đỉnh Sunnylands giữa Hoa Kỳ và ASEAN không phải là nơi để bàn thảo về Biển Đông.

Hôm qua, trong cuộc họp báo, chuyện Trung Quốc làm áp lực ép Lào và Campuchia không ký tên vào bản thông cáo chung cũng được báo chí đặt ra với đại diện của chính phủ Hoa Kỳ là bà Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Susan Rice.

Câu trả lời của bà Cố Vấn Rice là Washington tiếp tục làm việc với các nước ASEAN để có thể cùng nhau đưa ra một quan điểm chung. Bà Rice cũng nói rằng bản tuyên bố chung, tức “Nguyên Tắc Sunnylands” không tập trung chủ yếu vào Biển Đông, mà điều quan trọng là tất cả các quốc gia dự thượng đỉnh đồng ý ở điểm phải giải quyết tranh chấp bằng giải pháp hòa bình, theo đúng luật lệ quốc tế.

Tin rò rỉ từ thượng đỉnh cũng nói bản tuyên bố chung có đoạn viết rằng các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông phải cam kết không sử dụng những hòn đảo, bãi san hô trong khu vực tranh chấp vào mục tiêu quân sự, đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không qua vùng biển này không bị cản trở.

Riêng với Việt Nam, tin đáng chú ý là cuộc gặp bên lề thượng đỉnh giữa Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama.

Trong cuộc gặp ngày hôm qua, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Việt đã thảo luận với nhau về đối tác chiến lược, an ninh hàng hải, quan hệ ngoại giao và những bước tiến cần có về nhân quyền để xây dựng mối quan hệ song phương.

Thủ tướng Dũng cũng nhắc lại lời mời Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam, và Tổng Thống Obama nhận lời, cho hay ông sẽ ghé thăm Hà Nội vào tháng Năm tới đây, nhân dịp đi Nhật Bản để dự thượng đỉnh G-7.

Một viên chức Việt Nam yêu cầu không nêu tên nói với Ban Việt Ngữ chúng tôi rằng việc Thủ Tướng Dũng thay mặt đảng, nhà nước và chính phủ sang dự thượng đỉnh để đích thân gửi lời mời và đón nhận lời hứa của Tổng Thống Obama chứng tỏ Việt Nam coi trọng chuyến viếng thăm của vị nguyên thủ Mỹ.

Trước ngày thượng đỉnh diễn ra, có tin nói Thủ Tướng Dũng sẽ không sang Hoa Kỳ, cử Phó Thủ Tướng Kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh đi thay. Mãi 2 ngày trước khi tượng đỉnh diễn ra, mới có tin ông Dũng sẽ đến Sunnylands, và mục đích chính là để thay mặt quốc gia mời Tổng Thống Obama sang thăm.

Viên chức Việt Nam cũng nói ông Obama sẽ là vị tổng thống Mỹ thứ ba đến thăm Việt Nam. Cũng như hai vị trước là Tổng Tổng Bill Clinton và Tổng Thống George W. Bush, chuyên thăm Việt nam của ông Obama diễn ra chỉ vài tháng trước ngày ông mãn nhiệm kỳ.

Viên chức này nói thêm rằng một mặt Việt Nam đánh giá cao chuyến viêng thăm của nhà lãnh đạo Mỹ, nhưng mặt khác, hy vọng những chuyến viếng thăm sau này sẽ được người kế nhiệm ông Obama thực hiện sớm hơn.
Theo RFA
xuong  
#9 Đã gửi : 16/02/2016 lúc 09:13:37(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ mạnh mẽ hơn với Trung Quốc


UserPostedImage
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng (trái) tại Thượng Đỉnh Mỹ - ASEAN tại California hôm 15/2/2016. AFP

Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ hơn, những hành động thiết thực, hiệu quả hơn, để chấm dứt mọi hoạt động làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông.

Yêu cầu này được Thủ tướng Việt Nam đưa ra trong buổi hội kiến với Tổng Thống Mỹ Barack Obama, bên lề Thượng Đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN diễn ra tại bang California.

Trong buổi gặp gỡ diễn ra cách đây chừng 24 tiếng đồng hồ, Thủ tướng Việt Nam bày tỏ mối quan tâm về tình hình Biển Đông, đặc biệt là việc xây dựng các đảo nhân tạo với quy mô lớn với ý đồ quân sự hóa trong khu vực. Ông cũng nhắc lại lập trường của Việt Nam là tất cả mọi Quốc gia liên can đến cuộc tranh chấp chủ quyền phải tôn trọng, nghiêm túc thực hiện các điều khoản đã ký kết trong Tuyên Bố Về Ứng Xử, tức DOC, và nhanh chóng hoàn tất đàm phán để đạt được Bộ Quy Tắc về Ứng Xử Biển Đông, tức COC.

Tin tức do phía Việt Nam phổ biến cho thấy Thủ tướng Dũng không nêu tên bất kỳ nước nào, nhưng được hiểu là ông muốn nói tới Trung Quốc và những hành động Bắc Kinh đã và đang làm ở Biển Đông.

Cũng trong buổi hội kiến, Tổng Thống Hoa Kỳ lên tiếng chia sẻ quan điểm với Việt Nam, nói rằng chính phủ Mỹ lo ngại về tình hình Biển Đông và ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực ngoại giao và tiến trình pháp lý nhằm giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền trên cơ sở luật pháp Quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và DOC.

Ngoài ra, Thủ tướng Dũng cũng nhắc lại lời mời Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam, và Tổng Thống Obama nhận lời, cho hay ông sẽ ghé thăm Hà Nội vào cuối tháng Năm tới đây, nhân dịp đi Nhật Bản để dự thượng đỉnh G-7.
Theo RFA
xuong  
#10 Đã gửi : 16/02/2016 lúc 09:18:24(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mỹ - ASEAN bàn đối sách chung chống Bắc Kinh ở Biển Đông

UserPostedImage
Tổng thống Barack Obama ( giữa) khai mạc thượng đỉnh Mỹ - ASEAN Sunnylands, California ngày 15/02/2016.
REUTERS/Kevin Lamarque

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN đã chính thức khai mạc vào hôm qua, 15/02/2016 tại Sunnylands, tiểu bang California (Hoa Kỳ). Sau ngày họp đầu tiên bàn về các vấn đề kinh tế, vào hôm nay, 16/02 Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng với lãnh đạo 10 nước ASEAN sẽ tập trung thảo luận các vấn đề hợp tác chính trị-an ninh, trong đó nổi bật là tình hình căng thẳng ở Biển Đông.

Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, trong phiên họp hôm nay, ông Obama và các lãnh đạo Đông Nam Á sẽ thảo luận về một phản ứng chung trước phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực về đường lưỡi bò của Trung Quốc tại Biển Đông.

Một số quan chức Mỹ xác nhận với Reuters rằng trong phiên họp hôm nay, tổng thống Mỹ sẽ có một thông điệp cứng rắn hướng về Trung Quốc, cho rằng tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết một cách hòa bình chứ không phải bằng cách bắt nạt.

Trong diễn văn khai mạc hội nghị thượng đỉnh vào hôm qua, tổng thống Mỹ đã gợi lên vấn đề Biển Đông khi ông nhấn mạnh đến lập trường thống nhất mà hai đối tác Mỹ và ASEAN có thể đạt được nhằm bảo đảm an ninh khu vực.

Obama nhấn mạnh nhu cầu thượng tôn luật pháp ở Biển Đông


Một đoạn trong bài diễn văn nói rõ : « Tại hội nghị thượng đỉnh này, chúng ta có thể thúc đẩy tầm nhìn chung về trật tự khu vực, trong đó các luật lệ và chuẩn mực quốc tế, như quyền tự do đi lại trên biển được tôn trọng và trong đó các tranh chấp được giải quyết bằng các biện pháp hợp pháp, hòa bình ».

Theo hãng tin Anh Reuters, rõ ràng là ông Obama ám chỉ Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang áp đặt chủ quyền của Trung Quốc bất chấp các tuyên bố ngược lại của 4 nước ASEAN (Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei).

Hãng tin Pháp AFP cũng cho rằng Tổng thống Mỹ đã tìm cách tăng áp lực lên Trung Quốc- nước đang đơn phương rầm rộ bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp – khi khẳng định rằng Mỹ và ASEAN đều « có mục tiêu chung là xây dựng một trật tự khu vực, nơi mà tất cả các quốc gia đều có cùng một luật chơi ».

Tiến tới lập trường chung Mỹ ASEAN về vụ kiện Biển Đông

Theo AFP, Nhà Trắng cho rằng Bắc Kinh rất sợ việc bị đánh giá là nước lớn bắt nạt nước bé. Vì thế, nhân hội nghị thượng đỉnh Sunnylands, vào hôm nay, ông Obama sẽ cố gắng thuyết phục các lãnh đạo ASEAN là cần phải có một mặt trận thống nhất để phản ứng khi tòa án Liên Hiệp Quốc ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông.

Tòa Án Trọng Tài Thường Trực của Liên Hiệp Quốc dự kiến ​​sẽ ra phán quyết vào tháng Tư hoặc tháng Năm tới đây. Theo quan điểm của Mỹ, dù kết luận có ra sao chăng nữa, thì Mỹ và ASEAN cần cùng nhau tuyên bố ủng hộ phán quyết của tòa án quốc tế, để tăng gia áp lực trên Trung Quốc vốn không công nhận thẩm quyền của đinh chế tư pháp quốc tế này.

AFP trích dẫn chuyên gia Ernest Bowerthuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington cho rằng cả Mỹ lẫn ASEAN đều « hy vọng rằng, nếu không phải là ngay lập tức, thì về lâu dài, Trung Quốc sẽ không muốn mình bị cô lập và bị coi là một côn đồ quốc tế, một nước không chấp nhận luật pháp quốc tế ».

Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.303 giây.