Biểu tình phản kháng chính quyền Nga hồi cuối năm 2012.
REUTERS/Sergei Karpukhin/FilesMột năm sau khi tổng thống Nga Putin trở lại điện Kremlin, một phong trào phản kháng dưới nhiều hình thức khác nhau nổ ra tại các thành phố lớn. Đây là biện pháp mà giới trẻ dùng để đấu tranh chống tham nhũng, vi phạm pháp luật. Tuy còn rất mong manh, nhưng các phong trào này góp phần làm lung lay thế độc quyền chính trị của tổng thống Putin. Đề cập đến vấn đề này, báo Le Monde trong mục Địa-chính trị có bài viết mang tựa đề : «Nga-thế hệ nói "Không"».
Từ sau cuộc bầu cử quốc hội hồi tháng 12 năm 2011, chưa bao giờ người dân thức tỉnh như lúc này. Họ thể hiện sự phản kháng trên đường phố và trên mạng. Mặc dù ông Putin trở lại trên cương vị tổng thống và sự đàn áp đã dịu đi, các hình thức phản kháng mới vẫn nổ ra nhằm lên án sự lạm quyền.
Lực lượng tham gia phản đối hầu hết là giớ trẻ thành thị, có học thức, không mang tính cách mạng như các quan chức địa phương, luật sư hay dân biểu. Một thế hệ cương quyết đấu tranh ôn hòa nhằm phản đối các gian lận trong bầu cử quốc hội và tổng thống. Phong trào này không chỉ được đo lường qua số người biểu tình, mà còn qua hàng nghìn sáng kiến ở địa phương và thậm chí là của từng cá nhân.
Thông điệp mà họ muốn phát đi chính là xóa bỏ thể độc quyền của Putin. Chẳng có ứng cử viên nào khác cho chiếc ghế tổng thống ngoài Putin. Một nhà báo mỉa mai : « Từ muời năm trở lại đây, vấn đề chính của Nga không còn là nhà lãnh đạo của họ, nạn tham nhũng hay dầu hỏa mà chính thái độ cam chịu…Một số người từ lâu đã ngủ quên, chợt tỉnh giấc khi nghe tin về các vụ gian lận và sự trở lại của Putin tại điện Kremlin Phong trào này phân tán và được thôi thúc bởi việc bảo vệ phẩm giá công dân và bởi thái độ ngờ vực đối với chính trị, bị xem là một sự dàn xếp không có hồi kết. Trên các trang web, người ta lên án các quan chức đạo văn trong các luận án tiến sĩ hay giấu giếm bất động sản.
Trở lại điện Kremlin năm 2012, Putin đã tổ chức một bộ máy đàn áp các cuộc phản kháng. Tổ chức phi chính phủ OVD-Infos đã thống kê 5169 trường hợp bắt giữ tùy tiện trong năm 2012. Khoảng 20 người bị cáo buộc đã tấn công cảnh sát sau vụ biểu tình vào hôm trước khi tổng tống Poutin nhậm chức .
Dimitri Goudkov, một dân biểu đã bị khai trừ khỏi đảng đã lên án thế độc quyền chính trị tại Nga qua một phát biểu bằng tiếng Anh trong một hội nghị tại Washington và sau đó bị lên án là một kẻ « phản bội ». Hay như ông Vladimir Ryjkov, thủ lĩnh của Đảng Cộng hòa thừa nhận : « Tôi đã ra tranh cử 5 lần và đều thắng cả 5. Những gương mặt mới không bao giờ được vào danh sách ứng cử. Tôi chúc họ gặp may mắn hơn ». Ông lên án : « Tại Nga, nếu bạn không thông qua truyền hình, thì bạn không tồn tại. Ở Nga, người ta chỉ biết đến hai gương mặt là Putin và Medvedev. »
Source: RFI