logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 24/02/2016 lúc 09:54:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Người Syria tản cư xếp hàng chờ nhận chăn mền tại cửa khẩu Bab al-Salam, ở thị trấn biên giới phía bắc Azaz của Syria, ngày 6/2/2016. Hội Ân xá Quốc tế nêu rõ rằng tình hình tại Syria là vụ khủng hoảng cấp bách nhất trên thế giới, nhất là đối với người tị nạn

Trong năm 2015 với những hệ thống được lập ra để bảo vệ những quyền cơ bản bị các chính phủ phá vỡ. Thông tín viên Henry Ridgwell có bài tường trình sau đây.

Trong phúc trình thường niên của tổ chức tranh đấu cho nhân quyền – Ân xá Quốc tế - phổ biến hôm thứ Tư, các nhà nghiên cứu nêu rõ rằng tình hình tại Syria là vụ khủng hoảng cấp bách nhất trên thế giới, nhất là đối với người tị nạn.

Bà Tirana Hassan, giám đốc đặc trách ứng phó khủng hoảng của Ân xá Quốc tế, phát biểu.

"Chúng tôi ghi nhận các vụ oanh kích nhắm vào trường học, bệnh viện, và nhà dân. Nga và Syria nhắm mục tiêu vào thường dân và các mục tiêu dân sự, và chắc chắn đó là một tội ác chiến tranh."

Bà Hassan mới đây đã đi thăm cửa khẩu Kilis giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, nơi 58.000 người Syria tản cư đang chờ được băng qua biên giới vào Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ không mở cửa biên giới cho họ vào.

"Châu Âu, trên cơ bản, đã tìm cách biến Thổ Nhĩ Kỳ thành kẻ canh gác biên giới cho họ, và cách làm đó không giải quyết được vấn đề. Người tị nạn dồn về biên giới Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay đang thực sự tuyệt vọng, và họ tìm lối thoát bằng cách sử dụng những đường dây đưa người vượt biên bất hợp pháp. Và chúng tôi ghi nhận rất nhiều vụ lính biên phòng Thổ Nhĩ Kỳ bắn đạn thật vào người tị nạn."

Tình trạng nhân quyền xuống cấp trên toàn cầu
UserPostedImage
Tổng Thư ký Hội Ân xá Quốc tế Salil Shetty.

Trong lúc Syria đang là tâm điểm của những vụ xung đột trên thế giới, Tổng thư ký Hội Ân Xá Quốc Tế, ông Salil Shetty, nói có một xu hướng rộng lớn hơn của sự xuống cấp trong lãnh vực nhân quyền.

"Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và cái gọi là cộng đồng quốc tế tiếp tục đứng nhìn một cách bất lực trong lúc Syria đối mặt với một vụ tan chảy hoàn toàn. Nhưng không phải chỉ có Syria mới như vậy. Iraq, Yemen, Burundi, Bắc Triều Tiên đều ở trong tình trạng nguy kịch."

Ông Shetty cảnh báo các hệ thống được thiết kế để bảo vệ nhân quyền đang bị tấn công.

"Những nước ký kết công ước tị nạn đang vi phạm công ước một cách trắng trợn trong lúc hàng triệu người đang chạy trốn chiến tranh và sự bách hại. Nhiều nước Phi châu đã cấu kết với nhau và doạ rút khỏi Toà án Hình sự Quốc tế. Ở cấp độ khu vực, cơ chế Nhân quyền Âu châu đang bị đe dọa."

Phúc trình của Hội Ân Xá Quốc Tế nêu ra một số thành quả trong năm 2015, trong đó có việc Ai Cập phóng thích 3 ký giả của đài truyền hình Al Jazeera và việc Toà án Hình sự Quốc tế tiến hành một cuộc điều tra về tình hình ở Vùng Tây Ngạn và Dải Gaza.
Theo VOA
phai  
#2 Đã gửi : 24/02/2016 lúc 09:57:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ân xá quốc tế quan ngại tình hình nhân quyền VN


UserPostedImage
Logo của Tổ chức Ân xá quốc tế

Tổ chức Ân Xá Quốc tế trong báo cáo về nhân quyền thế giới năm 2015 được công bố hôm 24 tháng 2 đã lên tiếng chỉ trích chính phủ Việt Nam đã gia tăng việc đàn áp người dân thực hiện quyền tự do bày tỏ ý kiến, lập hội và biểu tình ôn hòa. Nhân dịp này, Việt Hà phỏng vấn bà Janice Beanland, chuyên gia về Lào, Campuchia và Việt Nam thuộc Tổ chức Ân Xá Quốc tế về báo cáo này.
Ngăn cản các quyền tự do căn bản

Việt Hà: Thưa bà, trước hết xin bà cho biết tình hình nhân quyền của Việt Nam trong năm 2015 theo báo cáo mới của tổ chức Ân Xá Quốc tế có điểm gì đáng chú ý?

Janice Beanland: Nói về Việt Nam tôi nghĩ là trong năm 2015 đã có những hạn chế rất ngặt nghèo đối với tự do bày tỏ ý kiến, lập hội và biểu tình ôn hòa. Bằng cách này chính phủ đã ngăn cản được các nhà hoạt động xã hội thực hiện các quyền tự do căn bản của mình như viết blog hay kêu gọi sự chú ý của mọi người đến việc đòi hỏi công lý trong các trường hợp mà họ quan tâm.
Việt Hà: Vậy thì so với năm trước đó, có những gì đã được cải thiện và có gì xuống dốc?

Janice Beanland: Chúng ta đang nói đến năm 2015, nếu so với năm 2014 thì điều mà chúng tôi thấy là có sự giảm xuống trong con số những vụ xét xử những người thực hiện quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình. Tuy nhiên, điều này đối lại với sự gia tăng trong các vụ tấn công đối với các nhà hoạt động xã hội. Một số tấn công rất nghiêm trọng và khiến chúng tôi quan ngại.

Việt Hà: Bà có thể cho biết những con số cụ thể về tình hình đàn áp nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2015?

Janice Beanland: Chúng tôi biết là trong năm 2015, hiện vẫn còn ít nhất 45 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ ở Việt Nam sau những phiên tòa không công bằng tức là trong số này có những người đã bị kết án từ những năm trước và vẫn đang phải thụ án tù. Trong năm 2015, chúng tôi thấy có những vụ tấn công bạo lực nhắm vào gần 70 cá nhân. Đó là một con số rất lớn… Một số trường hợp bị tấn công bởi cảnh sát mặc đồng phục, một số bị tấn công bởi những người mặc thường phục và người ta nhận ra đó là những cảnh sát mặc thường phục hoặc là những người mặc thường phục nhưng chưa xác định có phải là cảnh sát hay không.

Việt Hà: Năm 2015 chúng ta đã thấy Việt Nam kết thúc đàm phán hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương với các nước khác, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế. Theo bà những biến chuyển này có tạo sức ép đáng kể nào lên việc cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong năm qua?

Janice Beanland: Việt Nam trong nhiều năm qua đã thay đổi, nhưng thật đáng tiếc là họ không có thay đổi trong cách chính phủ nhìn nhận về bất cứ ai có những phê bình đối với chính phủ hay có ý kiến khác chính phủ. Tức là mọi người không thể có ý kiến của mình khác với chính phủ vì theo chính phủ đó là một mối đe dọa đối với chính phủ. Đây là điều hết sức đáng thất vọng. Theo tôi Việt Nam đã tránh được sự chú ý của cộng đồng quốc tế. So với các nước khác, Việt Nam ít bị chỉ trích hơn bất chấp thực tế là đã có rất nhiều quan ngại về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Tổ chức Ân xá quốc tế muốn cộng đồng quốc tế nên thẳng thắn hơn với những vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Chúng tôi thấy Việt Nam đã ký TPP nhưng chúng tôi không thấy có nhiều những cải thiện. Đúng là trong năm ngoái, chúng tôi đã chứng kiến nhiều tù nhân lương tâm được trả tự do nhưng phần lớn là do họ đã xong án tù cho nên đó không phải là cải thiện về nhân quyền. Còn với những tù nhân lương tâm nổi tiếng như blogger Tạ Phong Tần thì cô ấy bị trục xuất khỏi Việt Nam. Điều này không cho thấy là Việt Nam đã cải thiện trong vấn đề nhân quyền và theo tôi điều này là rất đáng buồn cho những tù nhân lương tâm bị trục xuất từ nhà tù sang nước ngoài.
Việt Hà: Đảng cộng sản Việt Nam vừa có hội nghị toàn quốc bầu những lãnh đạo mới. Với những thay đổi đang diễn ra ở Việt Nam, liệu bà có hy vọng chính phủ sẽ có sự nới lỏng trong việc hạn chế người dân thực hiện các quyền căn bản của mình?

Janice Beanland: Luôn luôn có hy vọng là họ sẽ bớt hạn chế đối với việc thực hiện các quyền con người. Những nhà hoạt động xã hội dám nói lên tiếng nói về công lý, đa đảng và dân chủ là điều đáng khích lệ. Luôn có hy vọng là họ sẽ không bị đe dọa khi dám làm những điều này. Nhưng theo tôi hiện tại vẫn chưa có chỉ dẫn nào cho thấy những điều mà chúng ta hy vọng sẽ xảy ra. Tuy nhiên tôi vẫn hy vọng là chúng ta sẽ thấy có những ngạc nhiên.

Việt Hà: Với báo cáo này, tổ chức Ân xá Quốc tế hy vọng đạt được điều gì?

Janice Beanland: Với báo cáo này chúng tôi muốn lôi kéo sự chú ý vào vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, đưa ra báo cáo tình hình năm vừa qua ở Việt Nam để nói với thế giới rằng có vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam và cần phải được nhìn nhận. Chúng tôi mong muốn được thấy có những sức ép lên chính phủ Việt Nam để giảm những hạn chế lên quyền tự do của người dân, cho phép họ được thực hiện các quyền của mình mà không phải lo sợ bị bắt giam, hay bị tấn công, cho phép người dân được thực hiện quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình.

Việt Hà: Xin cảm ơn bà đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.