logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 24/02/2016 lúc 07:13:50(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Ở tuổi thất thập cổ lai hy, tôi chợt hiểu một cách sâu sắc và lý thú vì sao Thiên Nhiên được tôn vinh ở vai trò bà mẹ

nhân loại.

Cũng giống như các bà mẹ sinh học của loài người, Mẹ Thiên Nhiên cũng có khi nóng giận dưới ảnh hưởng thời

tiết, gây tai họa: giông bão, lũ lụt, lốc xoáy, mùa màng thất bát v.v... nhưng bình thường, Thiên Nhiên là một bà mẹ

tốt, nuôi dạy con cái tuyệt vời.

Tôi sinh ra trong một gia đình quyền quý, giàu có, là đứa con cuối cùng và lại là gái trong khi trước tôi đã có các

anh chị như bố tôi mong muốn. Mẹ tôi là người đàn bà duy nhất sinh con cho nhà họ Bùi nhưng chưa bao giờ

được làm vợ bố tôi, giản dị vì mẹ già tôi chọn nái tốt, đem bà từ đồng ruộng Bắc Ninh về chỉ với mục đích kiếm

người nối dõi thay cho mẹ già tôi không sinh nở được. Tôi như ngón tay thừa trên cái bàn tay đã đủ ngón nên cả

một thời thơ ấu, bây giờ nhìn lại, thấy mình đã vô tình được mẹ Thiên Nhiên bảo dưỡng trong khu vườn rộng cả

mẫu tây đất nằm về tả ngạn sông Hương.

Bố tôi cai quản một sự nghiệp đồ sộ nên ông không mấy khi có nhà mà nếu thỉnh thoảng ông ở nhà một buổi thì

thời giờ ấy dành cho anh tôi, thừa kế duy nhất của ông, được ông rất mực cưng chiều và đặt nhiều kỳ vọng. Trong

nhà, người ăn, kẻ làm và thợ thuyền đông, mẹ tôi phải quán xuyến cơm nước phục vụ nhà trên, nhà dưới ba bốn

chục người nên rất vất vả, đêm nào mùa trăng thì trăng xế bóng ngọn cau mẹ tôi mới được lên giường ngủ một

giấc ngắn, áo còn nguyên mùi khói bếp, rồi lại vội vàng thức dậy lúc trăng vẫn còn mờ nhạt ở chân trời.

Lên 5, lên 6, tôi không còn quẩn chân mẹ trong gian bếp ám khói hay ở cái chuồng gà nồng nặc mùi lông nữa.

Ngoại trừ những ngày mùa đông rét mướt, tôi ngồi đằng sau cửa sổ có chấn song, nhìn mông ra cánh đồng phía

trước nhà và cả khu vườn cây lá ướt mưa lướt thướt xung quanh, lắng nghe tiếng mưa, tiếng gió rì rầm chuyện trò

trong trí tưởng non nớt của tôi ngày ấy, một mình làm bạn với chính mình. Những mùa khác trong năm thì tôi thích

hơn. Mùa Hè ở Huế nắng chang chang, tôi ôm cái chiếu nhỏ ra vườn, chọn chỗ nào có bóng râm thì trải chiếu

xuống, nằm khểnh nhìn trời, nghe chim hót ríu rít trong các lùm bụi và nhìn hoa trái khắp bốn xung quanh. Hoa mộc,

hoa sói, hoa cam, hoa bưởi, hoa chanh, hoa mận, hoa nhãn, hoa khế, hoa sầu đông, hoa thiên lý, hoa cau, hoa

nhài, hoa mẫu đơn, hoa hồng, hoa dạ lý, hoa ngọc lan, hoa violette... Ngày cũng như đêm, vườn lúc nào cũng thơm

dịu dàng hương của một loài hoa nào đấy mà tôi rất quen thuộc nên cứ mường tượng như nghe hoài trong từng

cơn gió thoảng qua. Chưa kể cả một hồ sen lớn bên phủ ông Hoàng Mười cách nhà tôi một lũy tre, quanh năm

mặt hồ xanh nghít những tàu lá rộng và mùa hè ngả nghiêng những búp hoa trắng hồng bát ngát Tịnh Tâm.

Sau này, sống và đi qua cả ba miền đất nước, tôi thấy trăng không ở đâu đẹp bằng trăng ở Huế, trong xanh trên

nền trời thăm thẳm cao, lấm tấm những đốm sao long lanh. Có lẽ nào do đời sống một tỉnh nhỏ giữa thế kỷ hai

mươi quá đỗi êm đềm và thanh sạch, hầu như không gian ở đây chưa bị ô nhiễm? Hay có lẽ do Huế có nhiều khu

vườn rộng san sát kề vai nhau, cây quả sum suê, cành lá um tùm nên ánh trăng và màu lá biếc lẫn vào nhau chập

chùng trong đôi mắt trong trẻo của đứa bé là tôi ngày xa xưa ấy? Hay có lẽ do Huế có dòng sông Hương từ

thượng nguồn đổ về xuôi, lờ lững chảy qua thành phố, mỗi năm dâng nước gội rửa những bờ tường rêu mốc và

những con đường bụi bặm vang tiếng guốc học trò bằng ba tháng mưa dầm và một tháng mưa ngâu? Cho nên

những đêm trăng mùa thu tĩnh mịch, hoa bưởi nây nã trên cao, hoa nhài ngồn ngộn dưới thấp, trắng xóa một góc

vườn, trắng xóa một góc giếng nước, trắng như không thể có gì khác trắng hơn được nữa, lồng lộng ý liêu trai.

Tôi thích nhất những buổi nắng trưa vắng vẻ nằm lim dim dưới gốc khế, nhìn hoa khế li ti màu tím hồng rung rinh

trong gió, lấm tấm bay, chỉ duỗi cánh tay nhỏ xíu của tôi ra là có cả đống ổi xiêm vặt sẵn, ruột đỏ như son, cắn răng

vào mùi thơm nức lên tận óc. Có hôm chị người làm cắp nách cái rổ đi ra ao, qua chỗ tôi chị ghé xuống hỏi: “Cô B.

có ăn ốc không?” Lẽ tất nhiên là có rồi. “Cho em đi với!” Chị nghiêm trang nói để tôi không cãi: “Cô đi theo nhưng

phải ngồi trên bờ.” Bỏ tay xuống ao khoắng một loáng, chị có ngay một rổ đầy những con ốc bưu mép vàng hươm,

chỉ nhỉnh hơn ngón tay cái của chị một tí. Chị mang vào sân bếp, đổ chúng vào cái chậu sành đựng nước vo gạo

mới chị giữ lại để ngâm một đêm cho ốc nhả hết bùn đất ra. Trưa hôm sau, chị ra vườn nhổ mấy nhánh sả, hái lá

chanh, lá bưởi lót đáy cái nồi đất để luộc. Chị làm một tô lớn nước mắm gừng, chanh, tỏi, đường, giã thêm ớt đỏ

lừ. Chị ra gốc bưởi bẻ mấy cái gai nhọn để lể ốc và cho tôi nhập bọn với mấy mẹ con chị, cùng hỉ hả, sì sụp ăn.

Những con ốc vừa giòn, vừa thơm, vừa cay, càng ăn càng say, để lại trong tôi dư vị lâu dài của những bữa tiệc ốc

không thể nào quên cùng với tuổi thơ gần gũi Thiên Nhiên.

Bây giờ hồi tưởng lại, tôi nhớ tôi ít buồn, ít khóc, ít tỵ nạnh với anh chị em về thân phận hẩm hiu của mình trong cái

gia đình quý tộc đầy rẫy bất công trong xã hội phong kiến thời đó. Thỉnh thoảng có đứa bạn ghé vườn nhà tôi hái

ổi, vú sữa hay mận, thấy tôi một mình, nó hỏi: “Mẹ H. đâu?” Tôi biết nó không nhận ra hay không nỡ đoán thầm

người đàn bà lam lũ qua lại trong tầm mắt nó là mẹ tôi nên tôi ậm ừ kéo vội nó ra vườn để không phải trả lời. Có

lẽ cho đến khi tôi rời Huế, chỉ có V. biết mẹ tôi là ai vì nhà V. ở ngay cạnh nhà tôi. Lần đầu nó qua kiếm tôi mà gặp

bà, tuy nghe bà gọi: “Cô B. ơi, có bạn tìm này!” nhưng khi tôi ra, còn đang bối rối thì nó nói nhỏ vào tai tôi: “V. biết

mẹ H. rồi! Chỉ có bà mẹ rất thương con mới gọi bằng cái giọng hiền hậu như thế!” Hơn nửa thế kỷ bặt tin nhau,

gặp lại bên Mỹ, V. cho tôi món quà quý giá thứ hai: tấm ảnh cũ kỹ chụp hai đứa như đá ngây ngô những ngày trẻ

dại. Thời loạn ly, làm sao nó giữ được và mang theo được cái kỷ niệm không ngờ ấy? Như nhiều bạn khác, V.

thương tôi đã đành nhưng tôi hiểu nó cũng thương cả mẹ tôi nữa. Điều kỳ diệu này là một bí mật bạn tôi không

bao giờ nói ra và tôi cũng sẽ không bao giờ hiểu nếu tôi không sực nhớ lại, ngày ấy, bố mẹ V. thường bảo nó đón

tôi sang nhà hai bác ăn những bữa cơm gia đình đông vui, thịnh soạn, và tôi hay hỏi nó: “V. ơi, vợ chồng gọi nhau

là anh em như bố mẹ V. hả?”

Những bài học vô ngôn mẹ Thiên nhiên ở Huế cho tôi toàn là sự bao dung và vẻ đẹp. Tràn trề. Độ lượng. Chứa

chan. Dạy cho tôi biết vui từ mỗi nhỏ nhoi, biết yêu và biết đón nhận những tặng phẩm từ Trời. Bờ sông ẩm cát ở

Bãi Dâu nhìn qua Cồn hến xanh tươi thường in dấu chân tôi những buổi chiều một mình chạy bộ ra đấy, ngồi hàng

giờ nghe tiếng sóng xô nhẹ dưới chân và mây trên đầu đem tôi theo chúng tới những chân trời thật xa. Khi những

ngọn đèn dầu leo lét được thắp lên đó đây trong các bụi bờ rậm rạp trên Cồn và bên kia sông, tôi mới hộc tốc

chạy về ăn bát cơm chiều mẹ cho, chỉ có vài con tép rang hay một con cá móm mẹ kho ngon ơi là ngon! Có khi đi

chơi mà không kịp thưa gửi, về muộn, mẹ trói vào chân ghế đánh mấy roi rớm máu. Chị người làm thay mẹ cho ăn

nhưng bát cơm vẫn mang dấu ấn của bà như mọi buổi trưa hay chiều khác. Ăn xong, mẹ đến gần, rớm nước mắt

dúi vào tay tôi quả na hay quả hồng đang mùa, dặn tôi lần sau đi đâu khỏi nhà phải nói để bà không lo lắng. Tôi

biết bà rất bận, công việc nhà làm tới nửa đêm chưa xong nhưng hôm đó mẹ ngồi lại trên thềm, cho tôi gối đầu lên

chân bà nhìn đom đóm bay trong vườn, hỏi hàng chục câu trẻ con bà không trả lời được và khi cái quạt nan rơi

xuống ngực tôi, tôi biết bà ngủ gật.

Bé tí thôi, tôi được Mẹ Thiên Nhiên vỡ lòng bài học Hạnh Phúc bằng cách hòa mình với xung quanh, lúc mừng vui

lắng nghe tiếng con ong bay vù vù trên khóm hoa trang mà tôi thường ngắt một bông để rút ra những cái cuống nhỏ

xíu đầy mật và hút đến mỏi mồm; lúc nhìn xuống giếng xem mẹ có thả xuống đấy mấy đẵn mía cho chúng lên men

rượu thì kéo lên một khúc rồi tha thẩn tìm một chỗ ngồi gậm, nghe tỏa lan trong hồn hương thơm, mật ngọt và hơi

lạnh từ giếng sâu.

Thế hệ con cái tôi không được hưởng đặc ân này tuy xét một cách khác, chúng có nhiều ưu thế hơn thời tôi khôn

lớn. Chúng không quá sợ cha mẹ như thế hệ tôi nhưng nhiều khi chúng sử dụng sai tự do. Khi chúng thất vọng

điều gì, chúng không có mẹ Thiên Nhiên kề cận trong thinh lặng riêng mình để được vỗ về, an ủi, mở mắt, mở lòng

cho chúng biết đón nhận nhiệm mầu của đời sống không chỉ quẩn quanh trong buồn vui nghiệt ngã thế gian. Chỉ

hưởng một phần rất nhỏ ân huệ cho đi không tiếc của Mẹ Thiên Nhiên là đủ an vui để... lãng quên phận người và

thấy cuộc sống có thêm nhiều ý nghĩa.
Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.152 giây.