logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/02/2016 lúc 10:44:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
hai ứng viên độc lập Đặng Bích Phượng (trái) và Nguyễn Thúy Hạnh (phải)

Trong những ngày qua, kể từ khi các ứng cử viên độc lập tuyên bố tranh cử, phía cơ quan an ninh đã có những hành động “chăm sóc” những người này
Cụ thể, cơ quan an ninh đã thăm dò các ứng cử viên độc lập. Bắt đầu từ ông Hoàng Cường được cảnh sát khu vực tới nhà “thăm hỏi” về việc làm, nộp hồ sơ ứng cử, cũng như thăm dò quan điểm của ông. Sau đó là một số ứng viên độc lập khác cũng được nhân viên an ninh gọi điện thoại hoặc đến nhà, hỏi về vấn đề tuyên bố ra ứng cử. Trường hợp gần nhất là ông Nguyễn Tường Thụy vào ngày 26/2/2016, khi cả đội trưởng và đội phó an ninh huyện Thanh Trì, Hà Nội tới nhà với danh nghĩa "hỏi thăm gia đình nhân dịp năm mới".

Can thiệp sâu hơn, cơ quan an ninh đã tới “làm việc” với chính quyền các phường / xã có người tuyên bố tự ứng cử, để chính quyền các địa phương tạo ra rào cản đối với việc ứng viên độc lập lấy dấu xác nhận vào hồ sơ ứng cử. Theo lời chia sẻ của bà Đặng Bích Phượng, an ninh đã chỉ đạo ủy ban phường, lấy lý do bà khai hồ sơ “không trung thực”, thiếu phần khai “kỷ luật”, nên không thể đóng dấu xác nhận hồ sơ cho bà. Thực chất, quyết định “kỷ luật” mà họ đề cập là quyết định tạm giữ hình sự năm 2011 và quyết định “giáo dục tại địa phương” năm 2013 vi phạm quyền công dân đối với bà Phượng, khi bà tham gia tuần hành phản đối Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông. Cho đến sáng ngày 27/2, chính quyền trả lời không xác nhận cho bà theo yêu cầu của phía an ninh.

Tuy nhiên, Theo bà Đặng Bích Phượng, việc bà tuyên bố ra ứng cử và làm hồ sơ ứng cử đã khiến cho thái độ của chính quyền địa phương đối với bà đã có sự thay đổi, được đánh giá là tích cực hơn.

Trường hợp của ông Nguyễn Tường Thụy, khi vợ ông tới trụ sở chính quyền xã để lấy dấu cho chồng, thì họ đã hẹn sang sáng Thứ Hai tới đến nhận kết quả, bởi “công an phải điều tra, xác minh”. Theo luật, cơ quan an ninh, công an không có quyền can thiệp vào việc tự ứng cử của công dân. Hành động của họ là hoàn toàn phi pháp, xâm hại đến quyền công dân chính đáng. Chính quyền lo ngại người dân tự ứng cử không theo sự sắp đặt của đảng CSVN.

Mặc dù có sự can thiệp của phía an ninh, nhưng các ứng viên độc lập vẫn kiên trì thực hiện quyền công dân của mình. Cũng trong tuần này, hàng loạt các bài phỏng vấn, clip phóng sự về những ứng viên độc lập và quan điểm của họ đã được đăng tải trên mạng xã hội facebook, cụ thể là hai trang “Tôi là cử tri” và “Vận động Ứng cử Đại biểu quốc hội 2016”.

SBTN
song  
#2 Đã gửi : 28/02/2016 lúc 10:01:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,807

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ứng viên độc lập 'gặp khó' từ khâu hồ sơ

UserPostedImage
Bà Đặng Bích Phượng (trái) tự ứng cử trong kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp ở Việt Nam năm 2016.
Bà Đặng Bích Phượng, một trong các ứng cử viên tự do ở Hà Nội, thuật lại khó khăn “trời ơi đất hỡi” mà bà gặp phải khi làm hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa 14 này.

Câu chuyện rất đơn giản: việc đầu tiên của quá trình ứng cử là bà phải làm hồ sơ, gồm đơn ứng cử, sơ yếu lý lịch, tiểu sử tóm tắt, bản kê khai tài sản và thu nhập. Sau đó, bà phải đi xin dấu xác nhận lý lịch tại ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, phường nơi bà đăng ký hộ khẩu thường trú.

Ngày 22/2/2016, UBND phường Thành Công đã xác nhận lý lịch cho bà Phượng. Tuy nhiên, ba hôm sau, khi bà Phượng đến nộp hồ sơ ứng cử, thì được cán bộ tiếp dân yêu cầu khai lại một số mục khai chưa đúng theo mẫu. Ví dụ, phải ghi trình độ văn hóa 10/10 phổ thông (bà Phượng chỉ khai 10/10 – thiếu chữ “phổ thông”).

Sau khi khai lại đầy đủ, bà Phượng đến UBND phường Thành Công để xin xác nhận lại lý lịch. Nhưng lần này thì đến lượt Chủ tịch UBND phường Thành Công, ông Nguyễn Huy Toản, nói chưa thể xác nhận lý lịch cho bà, lấy lý do bà khai “chưa trung thực” phần kỷ luật.
“Kỷ luật” vì biểu tình
Bà Đặng Bích Phượng đã không khai trong hồ sơ là bà từng một lần bị bắt giam 5 ngày ở Hỏa Lò (từ ngày 21 đến 25/8/2011) vì đi biểu tình chống Trung Quốc nhân sự kiện Trung Quốc cắt cáp dầu khí của Việt Nam, nhưng bị công an quy vào tội “gây rối trật tự công cộng”.

Lần khác, bà bị UBND phường Dịch Vọng ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại phường trong thời hạn 6 tháng (từ ngày 12/9/2012 đến ngày 12/3/2013) cũng vì nhiều lần bị bắt khi tham gia biểu tình chống Trung Quốc.

Tuy nhiên, tạm chưa bàn tới tính hợp pháp của các quyết định tạm giữ và áp dụng biện pháp giáo dục, thì những hình thức xử lý công dân nói trên chỉ là xử lý vi phạm hành chính và chỉ có giá trị 1 năm là hết hiệu lực, không cần ghi vào lý lịch.

Thêm nữa, chính phần hướng dẫn khai hồ sơ cũng nêu rõ:

“Trường hợp bị kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính trong thời gian 01 năm tính đến ngày làm hồ sơ ứng cử thì ghi rõ tên cơ quan ra quyết định kỷ luật, thời gian bị kỷ luật, lý do bị kỷ luật, hình thức kỷ luật”, “Nếu không có hoặc đã bị xử lý nhưng không thuộc các trường hợp kể trên thì ghi “Không bị kỷ luật, không có án tích””.

Do bà Đặng Bích Phượng bị xử lý vi phạm hành chính đã cách đây đến 4-5 năm, nên bà ghi “không bị kỷ luật, không có án tích” trong hồ sơ, đúng như hướng dẫn.

Điều bà không ngờ là ghi chính xác như hướng dẫn thì lại bị từ chối xác nhận hồ sơ.
Đá đi, đá lại
UserPostedImage
Bà Đặng Bích Phượng tại Trụ sở Thường trực của Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội, cơ quan thuộc Hội đồng Bầu cử Quốc gia.

Bà Đặng Bích Phượng bèn quay lại nơi tiếp nhận hồ sơ ứng cử để đề nghị hướng dẫn lại. Tại đây, bà Phượng được ông Lưu Tiến Minh, cán bộ tiếp nhận hồ sơ, giải thích đúng như ghi chú trên mẫu hồ sơ:

“Nếu bác có bị kỷ luật hành chính cách đây vượt quá một năm, mà bác vẫn khai vào đây, thì tôi phải nói là bác khai không đúng”.

Có nghĩa là, nếu bà Phượng ghi hai lần bị xử lý vi phạm của mình vào hồ sơ, thì chính khi đó, hồ sơ mới trở thành không hợp lệ (vì ghi sai yêu cầu).

Như vậy là bà Phượng bị kẹt giữa UBND phường Thành Công và Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội. Không khai thì UBND phường Thành Công không chịu xác minh lý lịch. Mà khai thì Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội lại cho là hồ sơ không hợp lệ. Vậy phải ghi như thế nào bây giờ?

Đó là chưa kể, đúng ra trách nhiệm của UBND phường chỉ là xác nhận chữ ký và hộ khẩu thường trú.

Còn tất cả các phần khác trong lý lịch, cá nhân người khai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Bà Phượng có hộ khẩu thường trú tại phường Thành Công, nhưng bà sống tạm cư tại phường Dịch Vọng từ cách đây 8 năm.

Thời gian đi biểu tình phản đối Trung Quốc cắt cáp tàu dầu khí trong vùng biển của Việt Nam, bà bị công an quận Hoàn Kiếm bắt giữ, và UBND phường Dịch Vọng ra quyết định “giáo dục” bà tại địa phương.
Điều này hoàn toàn không nằm trong phạm vi quản lý của UBND phường Thành Công.
Phối hợp gây khó khăn?

Tuy nhiên, một nguồn tin cho bà Phượng hay, cơ quan an ninh đã cung cấp hồ sơ của bà cho UBND phường Thành Công, để gây khó dễ.

Bà Phượng cố gắng giải thích với chính quyền phường sở tại:

“Nếu các hình thức kỷ luật diễn ra trong vòng 1 năm tính đến ngày làm hồ sơ, thì tôi mới phải kê khai.

"Nếu không nằm trong khung đó mà vẫn khai thì bên Ủy ban Bầu cử sẽ coi hồ sơ là không hợp lệ”.

Tuy nhiên, UBND phường vẫn dứt khoát bắt bà phải kê khai vụ bị bắt tạm giữ năm 2011 và bị ép giáo dục cải tạo năm 2013.

Cũng nguồn tin nọ cho biết, UBND phường đang bị “bên an ninh” nhắc nhở lưu ý về trường hợp bà Phượng.

Bà Phượng và những cử tri đi cùng thực sự ngạc nhiên và bức xúc trước việc an ninh can thiệp thông qua UBND phường và nhất là lại cứ cố ép bà phải khai hồ sơ không hợp lệ.

Phải chăng cơ quan an ninh đang gây khó khăn cho phường Thành Công, hay là họ đang phối hợp với phường gây khó khăn cho ứng cử viên tự do?
UserPostedImage
Bà Đặng Bích Phượng (khăn xanh, đầu tiên, từ trái) gặp đại diện Ủy ban Bầu cử TP. Hà Nội.

Bà Phượng quyết định sẽ làm đơn yêu cầu UBND phường xác nhận lý lịch cho bà và trả lời bằng văn bản, để bà còn kịp hoàn thành bộ hồ sơ ứng cử ĐBQH khóa 14.
'Cho xin một bộ'

Cũng trong những ngày vừa qua, công an khu vực ở một số nơi trên địa bàn Hà Nội đã đến “tiếp xúc, tìm hiểu thông tin” ở vài ứng cử viên tự do khác, chẳng hạn hỏi họ đã làm hồ sơ chưa, bao giờ xong thì cho xin một bộ...

Cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 (nhiệm kỳ 2016-2021) sẽ diễn ra vào ngày 22/5 tới.

Đây là lần đầu tiên, bầu cử Quốc hội có một số lượng đông đảo ứng cử viên tự do (15-20 người trên cả nước, nhất là Hà Nội), và phần lớn đều tích cực sử dụng mạng xã hội Facebook để vận động tranh cử.

Bà Đặng Bích Phượng, sinh năm 1960, là một trong số rất ít gương mặt nữ ứng cử độc lập.

Chương trình hành động của bà xoay quanh vấn đề đất đai và sửa đổi luật đất đai theo hướng bảo đảm các quyền căn bản của người nông dân, như quyền có thông tin, quyền được tham vấn, hỏi ý kiến, và quyền được thương lượng, đàm phán theo giá thị trường.
The BBC


Theo Blogger Đoan Trang Gửi cho BBC từ Hà Nội
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.085 giây.