logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 24/04/2016 lúc 07:59:54(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

UserPostedImage
Chị Vũ Minh Khánh, vợ của luật sư Nguyễn Văn Đài tại sân bay Los Angeles hôm 14/4/2016.

Vợ luật sư Nguyễn Văn Đài vận động quốc tế ủng hộ nhân quyền VN
Tải để nghe
http://av.voanews.com/cl...edd9135e528_original.mp3

Một người vợ trẻ đơn thân vượt trùng dương từ Việt Nam sang tận trời Âu để kêu oan cho chồng là một nhà hoạt động nhân quyền có tiếng.

Đó là hành trình đầy thử thách trong chuyến quốc tế vận dài ngày của chị Vũ Minh Khánh, vợ luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, người đang bị Hà Nội khởi tố lần hai về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau các hoạt động cổ xúy cho dân chủ và phổ biến kiến thức nhân quyền cho giới trẻ trong nước.

Trong câu chuyện với Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay, chị Khánh chia sẻ về lịch trình cuộc vận động, thông điệp chị muốn tỏ bày với thế giới, và những dự định phía trước trong trường hợp luật sư Đài phải nhận thêm một bản án nữa vì điều 88, vốn bị xem là cái còng trói buộc quyền tự do ngôn luận và tự do bày tỏ chính kiến của người dân trong nước.

Minh Khánh: Tôi không hiểu lý do gì mà chồng tôi bị bắt và bị khởi tố bởi tất cả những điều chồng tôi làm hoàn toàn không phạm pháp, không làm hại bất kỳ ai và cũng không làm hại đến quốc gia Việt Nam. Đây là điều hết sức vô lý trong luật pháp Việt Nam. Họ tạm giam, cách ly chồng tôi hoàn toàn. Chồng tôi không được gặp luật sư và người nhà. Lịch tạm giam này có thể kéo dài thêm hai lần nữa, tổng cộng là trong 1 năm họ không cần phải đưa ra tòa.

Trà Mi: Với tội danh đưa ra là ‘tuyên truyền chống nhà nước’, theo chị, luật sư Đài có những hoạt động nào liên hệ tới tội danh này?

Minh Khánh: Tôi khẳng định chồng tôi không làm điều gì chống nhà nước Việt Nam. Chồng tôi chỉ đang làm tốt cho xã hội Việt Nam mà thôi. Những hoạt động của chồng tôi là bảo vệ nhân quyền, điều mà ngay cả nhà nước Việt Nam cũng đang nỗ lực làm, theo những gì họ công bố với quốc tế.

Việt Nam đã ký kết luật nhân quyền quốc tế. Chồng tôi hoàn toàn thực hiện những điều theo Hiến pháp Việt Nam, theo luật nhân quyền quốc tế. Chồng tôi giúp đỡ pháp lý cho những người bị oan ức, bị cướp nhà, bị cướp đất, bị bất công hay bị đánh đập mà đã nhiều năm tháng phải nằm ngủ ở vỉa hè để đi khiếu kiện. Chồng tôi dạy nhân quyền và luật pháp quốc tế cho người trẻ để họ hiểu biết hơn về quyền của mình. Chồng tôi cũng viết sách để giải thích các vấn đề luật pháp cho người dân. Tất cả những hoạt động đó nhằm mục đích để Việt Nam có nhân quyền. Chông tôi cũng đồng thời là người có ảnh hưởng khá tốt với chính giới quốc tế. Châu Âu, Hoa Kỳ, Australia và các nước văn minh ủng hộ nhân quyền trên quốc tế chồng tôi đều có mối liên hệ với họ để giúp cho người dân Việt Nam có được nhân quyền.
Trà Mi: Đôi nét trong lịch trình vận động lần này, chị sẽ gặp những ai và hành trình kéo dài trong bao lâu?

Minh Khánh: Tôi sẽ gặp các dân biểu, Bộ Ngoại giao, các cơ quan truyền thông, các tổ chức bảo vệ nhân quyền. Ngoài Mỹ, tôi sẽ tới Canada, Châu Âu và Úc với lịch trình trong 2 tháng.

Trà Mi: Chuyến quốc tế vận này của chị chỉ để kêu oan cho chồng hay còn nhằm mục đích nào khác?

Minh Khánh: Ngoài việc kêu oan cho chồng, thông điệp của tôi là Việt Nam phải có nhân quyền. Tôi mong ước người dân Việt phải có được những quyền đó để không còn bị cảm tháy thiệt thòi, bất công.

Trà Mi: Vì sao vận động cho một nhà đấu tranh nhân quyền tại Việt Nam mà chị không nhắm tới sự ủng hộ của người Việt trong nước mà ‘mang chuông đi đánh xứ người’?

Minh Khánh: Cũng có rất nhiều người trong nước đã liên tục làm các cuộc vận động cho anh Đài, nhưng bởi vì trong nước không có nhân quyền nên đều là ‘thấp cổ bé họng’. Ngay như chồng tôi là người bảo vệ nhân quyền, với những mối quan hệ rộng rãi trong và ngoài nước như vậy mà còn bị bắt, huống chi những người khác? Vì vậy, cuộc đấu tranh này cần nhiều sự ủng hộ của chính giới các nước giúp đỡ cho người dân Việt Nam.

Trà Mi: Vì sao lời kêu cứu của chị không được gửi gắm tới các dân biểu tại Việt Nam, vốn là đại diện của những người dân trong nước, mà lại gửi tới các dân biểu Mỹ, Canada, hay Úc?

Minh Khánh: Đây quả thật cũng là một sự đau lòng và bất hạnh cho toàn dân Việt Nam nói chung. Tôi chứng kiến nhiều cảnh những người dân chịu oan ức, đau khổ vì mất nhân quyền. Họ chạy ra ôm chân những người hữu trách để xin giải quyết, nằm lăn ra vỉa hè khóc lóc, giăng các tấm biển kêu oan suốt ngày, suốt tháng nhưng không một ai giải quyết. Nếu tôi có đến ôm chân họ cũng không được giải quyết điều gì cả. Tôi đã đến gặp Bộ Công an, trại giam nhưng tất cả những lời nói của tôi chỉ đi vào một bức vách mà thôi. Thậm chí tôi còn bị gây phiền hà và khó khăn. Cho nên, tôi phải ra nước ngoài để vận động.
Trà Mi: Chị nghĩ gì về các hoạt động của luật sư Đài so với khuôn khổ pháp luật Việt Nam cấm tuyên truyền chống nhà nước?

Minh Khánh: Chồng tôi đang thực hiện quyền tự do ngôn luận trong việc nói lên tiếng nói của người dân và nói lên những vấn đề bức xúc trong xã hội, chồng tôi không hề tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam. Nhiều người đã nói điều 88 (tuyên truyền chống nhà nước) là điều luật mơ hồ và vi hiến.

Trà Mi: Chị nghĩ sao nếu luật sư Đài lại tiếp tục nhận thêm một bản án về tội danh này?

Minh Khánh: Chắc chắn tôi sẽ tiếp tục lên tiếng, tiếp tục đấu tranh để đòi lại sự công bằng cho chồng tôi. Nếu họ vẫn cố tình kết án chồng tôi, họ nên xem xét lại chính bản thân mình. Hãy lắng nghe tiếng nói chung của cộng đồng thế giới. Việt Nam so với các nước khác trên thế giới vẫn còn quá lạc hậu, quá yếu kém. Tôi mong rằng chính quyền Việt Nam hãy nhìn nhận lại mình mà học hỏi theo các nước khác, để người dân Việt Nam được hưởng những sự tốt đẹp hơn.

Trà Mi: Nếu con đường theo đuổi nhân quyền của chồng chị tiếp tục bị khép lại sau song sắt nhà tù, liệu thoát ly khỏi Việt Nam có là một giải pháp?

Minh Khánh: Vợ chồng tôi đều không muốn đi đâu ra khỏi Việt Nam.
Chúng tôi muốn ở lại Việt Nam để tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam. Chồng tôi biết hoạt động như vậy rất nguy hiểm cho cá nhân và phải tiếp tục vào vòng lao lý, nhưng anh vẫn muốn làm điều gì đó để thật sự xây dựng đất nước này và tốt cho người dân Việt Nam. Đó là nguyện vọng và lý tưởng của chồng tôi.
Trà Mi: Với người trẻ Việt Nam, đối tượng luật sư Đài hướng tới rất nhiều trong các hoạt động bảo vệ nhân quyền, chị muốn họ biết gì về anh, một nhà hoạt động trẻ đã hai lần bị khởi tố về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’?

Minh Khánh: Tôi muốn thế hệ trẻ Việt Nam hãy dũng cảm đứng lên bảo vệ nhân quyền cho đất nước này vì không điều gì đến một cách tự nhiên cả. Để có một xã hội tốt đẹp đòi hỏi phải có những người dám hy sinh. Vì vậy, các bạn hãy dũng cảm dấn thân vì một Việt Nam tốt đẹp.

Trà Mi: Đặt chân tới Mỹ để kêu oan cho chồng mình là một nhà hoạt động nhân quyền, chị mong muốn mối bang giao Việt-Mỹ sẽ giúp ích thế nào đối với tình hình nhân quyền Việt Nam?

Minh Khánh: Việt Nam cần phải thực hiện các cam kết nhân quyền để có được những kết nối tốt hơn với các chính phủ văn minh trên thế giới. Trong chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam vào tháng 5 này, mong ông sẽ đề cập đến vấn đề của anh Đài để anh Đài sớm được trả tự do vì tôi hiểu rằng nước Mỹ luôn đi đầu thế giới về vấn đề quyền con người. Nước Mỹ có được sự văn minh, tốt đẹp như bây giờ đó là vì họ xây dựng trên nền tảng quyền của con người. Việc nhắm tới các lợi ích của con người sẽ mang đến những điều tốt đẹp cho xã hội, chứ không phải là vấn đề kinh tế điều khiển hay quyền lực điều khiển. Tôi mong muốn nước Mỹ khi đầu tư kinh tế hay các mặt nào khác vào một quốc gia thì buộc đất nước đó phải có nhân quyền để đảm bảo rằng quyền lợi đó đến được với tất cả mọi người dân.


Luật sư Nguyễn Văn Đài thành lập Hội Anh em Dân chủ vào năm 2003 để phối hợp các hoạt động bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.

Anh cũng là sáng lập viên của Ủy ban Nhân quyền Việt Nam, đào tạo các luật sư bảo vệ nhân quyền và phát huy giáo dục pháp lý.

Anh đã đi rất nhiều nơi trong nước, từ thành phố này sang thành phố khác, để hướng dẫn cho người trẻ báo cáo các vi phạm nhân quyền và thực thi quyền làm người được Hiến pháp nội địa và luật pháp quốc tế công nhận.

Anh từng bị tuyên án 5 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vào năm 2008.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.077 giây.