logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 05/05/2016 lúc 08:34:31(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
San hô, cũng còn được mệnh danh là "rừng rậm của biển", đang bị đe dọa khắp nơi. Trong ảnh, loài san hô Acropora pulchra.
Ảnh : Wikipedia

Việc khai thác và xây dựng bừa bãi tại Biển Đông, mà rõ nhất là tại các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng tại Trường Sa đang ngày càng trở thành mối lo ngại lớn về sinh thái. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy diện tích san hô tại bảy thực thể địa lý do Trung Quốc kiểm soát giảm ít nhất gần 30%. Việc hủy diệt san hô – nơi trú ẩn và sinh trưởng của nhiều loài cá biển – đe dọa nguồn hải sản nuôi sống hàng chục triệu cư dân ven bờ. Nhiều tiếng nói cất lên kêu gọi các nhà khoa học trong khu vực hợp tác và xây dựng khu vực biển được bảo vệ tại Biển Đông, trước khi tình hình trở nên quá muộn.

Một bài viết trên báo mạng The Huffington Post, (đầu tháng 4/2016), dẫn lại một nghiên cứu của đại học Hawaii, Hoa Kỳ, về các rạn san hô tại bảy địa điểm : Cuarteron (đá Châu Viên), Fiery Cross (đá Chữ Thập), Gaven (đá Gaven), Hughes (đá Tư Nghĩa), Johnsons South (đá Gạc Ma), Mischief (đá Vành Khăn), Subi (đá Xu Bi). Nghiên cứu của đại học Hawaii khẳng định Trung Quốc đã bồi đắp khoảng 10,7km² tại khu vực này từ tháng 2/2014 đến tháng 5/2015, cùng lúc đó diện tích san hô bị giảm là 11,6 km², tương đương 26,9% diện tích.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí mở PLOS Biology (ngày 31/03/2016) cho biết, san hô tại Trường Sa không chỉ là nạn nhân của việc mở rộng, bồi đắp trực tiếp nói trên, mà còn đe dọa bị hủy diệt hàng loạt do việc nạo vét lòng biển bằng phương thức hút. Hoạt động này để lại vô số các trầm tích, trùm lên các rạn san hô, khiến chúng rất khó lòng hồi sinh. Ông Camilo Mora, người phụ trách của nhóm nghiên cứu, nói : đây là một trong những hoạt động gây tổn hại nghiêm trọng nhất cho san hô. Ông nói thêm, những người chủ trương bồi đắp như vậy không hiểu rằng, về mặt sinh thái, khi nạo vét lòng biển để bồi đắp đảo nhân tạo, với việc san hô bị phá hủy, họ đã tấn công vào chính nền móng của « đảo », việc bồi đắp sẽ phải tiến hành liên tục sau đó, để tránh cho đảo nhân tạo bị chìm. Cho đến nay, các rạn san hô ngoài khơi, còn tương đối yên lành, nhưng cần phải hành động khẩn cấp, theo nhà nghiên cứu Mỹ.

Các rạn san hô vòng ở quần đảo Trường Sa là nơi cư trú của khoảng hơn 6.500 loài sinh vật biển, trong đó có 571 loài san hô.

Nhóm nghiên cứu ra thông cáo kêu gọi thành lập tại quần đảo Trường Sa, Biển Đông một vùng biển được bảo vệ, tương tự như các vùng biển được bảo vệ tại Nam Cực (Antarctica Protected Areas). Ông John MacManus, một đồng tác giả thông cáo nhấn mạnh : « Các quốc gia ven bờ Biển Đông cần ý thức được giá trị của quần đảo Trường Sa, như nơi sinh trưởng của nhiều loài cá », nguồn hải sản không gì có thể thay thế được cho toàn khu vực.

An ninh môi trường cần trở thành trụ cột của an ninh quốc gia

Cứu nguy san hô tại Trường Sa nằm trong chủ trương bảo vệ « an ninh về môi trường » nói chung, là điều mà nhà hải dương học Paul Berkman cho rằng cần được ưu tiên hàng đầu, bên cạnh các tiếp cận về chính trị hay quân sự (1). Báo The Diplomat (ngày 30/04/2016) dẫn lời cựu lãnh đạo chương trình Địa Chính Trị của Viện nghiên cứu Scott Polar, thuộc đại học Cambdrige (nổi tiếng với các nghiên cứu về Bắc Cực và Nam Cực). Ông cho rằng, các nhà hoạch định chính sách cần đặt « an ninh môi trường ở trung tâm của chiến lược an ninh quốc gia ».
Theo chuyên gia hải dương học Anh, « cuộc khủng hoảng thực phẩm đang tới gần », việc cân đối giữa các đòi hỏi về an ninh, quân sự với các lợi ích kinh tế từ biển đòi hỏi các nhà khoa học phải khẩn trương phối hợp để đưa ra các giải pháp, đặc biệt trong việc phát triển bền vững và bảo vệ an ninh môi trường tại vùng biển này. Riêng về việc bảo vệ san hô, ông đề nghị thành lập một Mạng Lưới Hành Động vì San Hô (Reef Action Network Coral), tương tự với mạng lưới bảo vệ rừng trên đất liền.

Các chuyên gia xuất sắc nhất, về đa dạng sinh thái và phát triển bền vững thuộc các nước có tranh chấp tại Biển Đông cần tập hợp trong một diễn đàn về chính sách khoa học biển. Một ủy ban khoa học về Biển Đông cần được thành lập, để mang lại một tiếng nói có trọng lượng trong việc hướng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đến hợp tác trong việc quản lý biển.

Nhà hải dương học Anh cũng khẳng định, trong lúc rất nhiều chuyên gia xuất sắc của Trung Quốc hiểu được giá trị của việc bảo tồn các rạn san hô, duy trì việc khai thác hải sản bền vững, hay khuyến khích loại hình du lịch sinh thái sau này, một khi các căng thẳng về chủ quyền dịu xuống, thì có một số nhà khoa học đã bảo vệ cho lập luận của chính quyền Bắc Kinh, rằng Trung Quốc chỉ xây dựng đảo nhân tạo tại những nơi san hô đã chết từ trước. Đây là một điều khá bất ngờ.

Thảm sát san hô : Trung Quốc dùng thủ đoạn che giấu

Đai diện cho quan điểm biện minh cho Bắc Kinh là tiến sĩ Ngô Sĩ Tồn (Wu Shicun), giám đốc Viện Nghiên Cứu Nam Hải (tức Biển Đông). Nhà hải dương học người Anh đưa ra nhiều bằng chứng để bác bỏ quan điểm của học giả Trung Quốc. Nhiều hình ảnh vệ tinh từ Google cho thấy, trước mỗi đợt bồi đắp, mở rộng đảo nhân tạo tại Trường Sa, Trung Quốc đều đưa các tàu cuốc tới hoạt động. Như vậy, theo The Diplomat, rất có thể nhiều chuyên gia về san hô Trung Quốc đã thực sự tới nơi để chứng kiến cảnh tượng san hô chết hàng loạt, đúng như luận điệu mà chính quyền muốn tuyên truyền.

Một bộ phim tài liệu của BBC mới được công bố cho thấy ngư dân Trung Quốc khai thác trai biển trên quy mô lớn tại rạn san hô hình chữ V (Checkmark) nằm giữa đảo Thị Tứ và đảo Tieshi Jiao.
Nhà báo Victor Robert Lee, của báo The Diplomat, là người đầu tiên mô tả cảnh hàng trăm tàu khai thác trai biển của Trung Quốc đã hoạt động tại rạn san hô này, các ảnh vệ tinh cho thấy san hô chết và cát nổi lên thành những đống lớn. Cách nay hai tháng, chuyên gia sinh vật biển John McManus, đại học Miami, người nghiên cứu về rạn san hô này từ những năm 1990, đã tới nơi và tiến hành nhiều cuộc khảo sát dưới lòng biển, ông ghi nhận khắp nơi là cát và san hô chết ngổn ngang. Giáo sư đại học Miami chua xót bình luận, môi trường sống cho san hô một khi đã bị phá hủy như vậy rất khó khôi phục lại, thiên nhiên cần hàng ngàn năm mới tạo được khoảng một mét ụ cát - sỏi - bùn, "đất sống" của san hô.

Nạn khai thác trai biển khổng lồ

Cũng The Diplomat (2), trong một bài viết đầu năm nay, có tổng thuật nói về nạn hủy diệt sinh thái tại Biển Đông. Khai thác trai biển khổng lồ tại các rạn san hô đã diễn ra trên quy mô lớn tại các vùng biển tranh chấp ở Trường Sa, đúng trong nhiệm kỳ ông Tập Cận Bình làm chủ tịch, cùng lúc với việc Trung Quốc gia tăng mở rộng và bồi đắp đảo nhân tạo tại Trường Sa.

Loài trai khổng lồ có kích thước hơn một mét, nặng 200 kg, có tuổi thọ hơn 100 năm, được mệnh danh là « vàng của biển », là đối tượng số một. Với màu sắc kỳ ảo, loại trai này được coi như nguyên liệu để chế các đồ trang sức sang trọng, các biểu tượng tôn giáo, văn hóa quý, và được coi như mang lại nhiều quyền năng phi thường hay cải thiện sức khỏe cho người sử dụng. Giá mặt hàng này tăng vọt trong bốn năm gần đây khiến nhiều ngư dân Trung Quốc bỏ nghề đánh bắt cá thông thường để quay sang món hàng mới. Giá một cặp trai biển loại cao cấp có thể lên tới một triệu yuan (150.000 đô la).

Vẫn theo The Diplomat, cách nay ba năm, chính quyền Trung Quốc khuyến khích việc phát triển nhiều hoạt động sản xuất sử dụng loại trai nói trên làm nguyên liệu tại Tanmen, một thị trấn biển hẻo lánh thuộc tỉnh Hải Nam. Tháng 4/2013, ông Tập Cận Bình có một chuyến đi tới thị trấn Tanmen, cổ vũ lực lượng dân quân biển "tích cực ủng hộ" hoạt động của chính quyền mở rộng các thực thể địa lý đã chiếm được tại Trường Sa. Nhà báo The Diplomat kết luận, kêu gọi như vậy mang hàm nghĩa, "đánh đổi lại sự ủng hộ" nói trên, Bắc Kinh để mặc cho ngư dân tận diệt loài trai biển khổng lồ, và di sản của ông Tập Cận Bình để lại không gì khác hơn là một "môi trường bị tàn phá nặng nề tại Biển Đông".

Các hình ảnh vệ tinh ghi nhận san hộ bị thương tổn nặng nề do việc ngư dân Trung Quốc dùng máy cắt khai thác. Các hình ảnh được chụp tại ít nhất 28 rạn san hô tại Trường Sa, trong khoảng thời gian từ 2012 đến cuối 2015. Theo tác giả bài báo, cho đến nay, chưa có hình ảnh nào cho thấy tàu Việt Nam hay Philippines khai thác trai biển bằng phương pháp tàn khốc như trên.

Loài trai khổng lồ có mặt rất nhiều tại vùng bãi cạn Scarborough, mà Trung Quốc cưỡng chiếm từ tay Philippines hồi 2012. Kể từ đó, tuần duyên Trung Quốc túc trực tại khu vực này để bảo vệ ngư dân khai thác trai biển, phá hoại san hô.

Cá chết hàng loạt tại đảo Thị Tứ : Nghi vấn Trung Quốc thả chất độc

Trong lúc san hô tại Biển Đông bị hủy hoại, trong những ngày gần đây, công luận tiếp tục lo ngại với việc có thông tin từ báo chí Philippines ghi nhận có hiện tượng cá chết hàng loạt, tại khu vực xung quanh đảo Thị Tứ (Pagasa), Trường Sa.

Người ta tình nghi Trung Quốc thả hóa chất để làm chết cá, nhằm cắt đứt nguồn thực phẩm của dân cư cụm đảo Thị Tứ, vốn là một khu vực rất giàu hải sản, với khoảng 20 đến 30 rạn san hô vây quanh.
Theo RFI
___________________
(1) Bài "Ba ý đồ của Trung Quốc khi bồi đắp đảo nhân tạo tại Trường Sa".

(2) Bài "Hình ảnh vệ tinh cho thấy nạn tàn sát sinh thái tại Biển Đông" (Satellite Imagery Shows Ecocide in the South China Sea), The Diplomat, 15/01/2016.

Sửa bởi người viết 05/05/2016 lúc 05:15:58(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 05/05/2016 lúc 08:36:47(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mekong: 'TQ quyết định vận mệnh'

Một chuyên gia Hoa Kỳ nói vấn đề với các con đập trên dòng sông Mekong sẽ không gây ra "xung đột quân sự" nhưng cho Trung Quốc quyền tối thượng với các nước trong vùng.
Trả lời phỏng vấn trên trang Southeast Asia - Globe 03/05/2016, Giáo sư Marvin Ott từ trường Johns Hopkins ở Hoa Kỳ nói:

"Các con đập trên dòng Mekong có ý nghĩa chiến lược vì chúng cho phép Trung Quốc quyền lực quyết định sự sống hay cái chết với các nền kinh tế ở hạ nguồn trên cả vùng Đông Nam Á lục địa."

Ông ghi nhận căng thẳng gia tăng về nguồn nước và các công trình xây đập của Trung Quốc nhưng cho rằng vấn đề dọc sông Mekong khác với xung đột trên Biển Đông.

Theo ông, sẽ không có xung đột quân sự đơn giản vì các nước Lào, Campuchia và Việt Nam "không hề có cách nào khác ngoài ngoại giao để đáp lại Trung Quốc".

"Sự khác biệt về quyền lực là quá lớn giữa một bên là Trung Quốc, một bên là các nước Hạ lưu Mekong."

"Nếu Trung Quốc dùng các con đập để gây sức ép, dọa dẫm các quốc gia hạ nguồn thì căng thẳng, nỗi sợ hãi và sự phản kháng sẽ tăng, nhưng sẽ không có xung đột quân sự."

Giáo sư Marvin Ott cho rằng với các con đập trên sông Mekong, "chúng ta bước vào một thời kỳ địa chính trị mới tại vùng lục địa Đông Nam Á, với sức mạnh của Trung Quốc tăng lên chưa từng có".
Vấn đề quốc tế

Câu chuyện sông Mekong đang ngày càng thu hút các quốc gia khác vì lý do an ninh lương thực, nguồn nước và địa chính trị.

Trong chuyến thăm đến Bangkok đầu tháng 5 này, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cam kết khoản tiền 7 tỷ USD trợ giúp cho vùng sông Mekong.

Năm trước, Nhật Bản cũng đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh về dòng sông này như cách đáp lại sáng kiến về sông Lan Thương - Mekong của Trung Quốc.

Tân Hoa Xã hồi tháng 4/2016 có bài từ Thành phố Hồ Chí Minh viết "nông dân Việt Nam hoan hô sung sướng" khi Trung Quốc "chấm dứt nạn hạn hán".

Đó là sự việc Trung Quốc đồng ý xả nước từ các đập trên thượng nguồn sông Mekong khi các vùng hạ lưu bị hạn nặng.

Hồi tháng 3/2016, Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc nói với lãnh đạo sáu quốc gia bên sông Mekong rằng "khu vực Lan Thương - Mekong là ngôi nhà chung".

Ông Lý nêu quan điểm đó ra tại Diễn đàn Bác Ngao trên đảo Hải Nam với sự tham gia của lãnh đạo Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanmar.
Theo BBC
xuong  
#3 Đã gửi : 05/05/2016 lúc 05:17:24(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phải chăng Trung Quốc đã đầu độc biển 4 tỉnh miền Trung?

Thảm họa môi trường trên diện rộng chưa từng có tại vùng biển có chiều dài hàng trăm km, dọc bờ biển miền Trung thuộc các tỉnh Hà tĩnh, Quảng bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế thực sự tạo một cú sốc cho dư luận xã hội ở Việt nam. Sau hơn 2 tuần khi xảy ra vụ việc, việc chính quyền Việt nam tỏ ra hết sức lúng túng đã cho thấy dường như họ đã bất lực trong việc xử lý khủng hoảng. Các phát ngôn bất nhất của những lãnh đạo đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, về vấn đề này đã cho thấy điều đó.

Formosa là thủ phạm?

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra công bố cho rằng, chưa có bằng chứng kết luận về sự liên hệ giữa Formosa với việc cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung. Nhưng báo chí và dư luận vẫn không đồng tình với nhận định này, thay vào đó là mọi nghi ngờ đều nhắm vào Công ty Formosa ở Hà Tĩnh và coi đó chính là thủ phạm.

Việc dư luận xã hội có nhiều ý kiến nghi ngờ Formosa là thủ phạm là hoàn toàn có cơ sở, bởi vì theo họ, nguồn gốc khởi phát được bắt đầu nơi đặt nhà máy thép; thứ 2 là việc tập đoàn Formosa vốn đã nổi tiếng và được nhiều nước biết đến từ năm 2009, khi được Tổ chức Bảo vệ Môi trường Đức – Ethecol trao tặng cho Formosa giải “Hành tinh đen” do thành tích tàn phá môi trường của công ty này và thứ ba là thông tin cho rằng, được cung cấp bởi một kỹ sư làm việc trong Dự án Formosa tiết lộ rằng “Để đối phó với cơ quan chức năng, người ta bỏ tiền xử lý một lượng vô cùng nhỏ, rồi cho cá vào nuôi để qua mặt. Còn phần lớn là xả trộm qua một đường ống lớn chạy ngầm dưới biển..”. v.v... và v.v... Cộng với sự tỏ ra bao che của các quan chức nhà nước về vấn đề chỉ ra nguyên nhân, khi Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân khi vội vã khẳng định rằng "...hiện chưa thấy mối liên hệ với hoạt động của Formosa với tình trạng cá chết hàng loạt" càng khiến cho người ta sinh nghi.

Tuy vậy, đây cũng chỉ được coi là điều phỏng đoán chứ chưa thể là hoàn toàn chính xác. Vì một khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền, với các bằng chứng mang tính thuyết phục thì vấn để vẫn bị coi là chưa có câu trả lời.

Vẫn còn đang tranh cãi

Việc, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa HN trả lời phỏng vấn báo chí đã khẳng định rằng "Chỉ cần 1 ngày là tìm ra nguyên nhân cá chết". Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, cơ quan chức năng đang đi lòng vòng trong việc tìm nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt. Tuyên bố cho rằng chỉ cần một ngày là tìm ra nguyên nhân cá chết của TS. Nguyễn Duy Thịnh nhận được sự đồng tình, tán thưởng của số đông và họ lầm tưởng rằng đó là cơ sở để chỉ ra thủ phạm. Từ đó có luồng ý kiến cho rằng nhà nước đã tránh né và bao che cho Formosa Vũng Áng.

Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, kết luận nói trên của TS. Nguyễn Duy Thịnh không có cơ sở, bởi lẽ các loại cá chết ở miền Trung vừa qua trên một diện rộng, kéo dài hàng trăm km từ Hà tĩnh đến Đà nẵng, số cá chết có cả cá lớn, sống ở vùng nước sâu. Vì thế chỉ cần một ngày ra khơi xa để lấy mẫu nước biển ở đáy sâu chừng 20-40 mét ở nhiều điểm khác nhau, chưa kể đến việc kiểm nghiệm được hay sao? Theo VOA, ông Trịnh Lê Nguyên, giám đốc tổ chức Pan Nature chuyên nghiên cứu và truyền thông về chính sách và quản lý thiên nhiên, tài nguyên và môi trường cho biết, việc xác định nguyên nhân không phải là việc đơn giản. Theo ông Nguyên quá trình tìm hiểu của các nhà khoa học sẽ mất nhiều thời gian và có những nguyên nhân “không thể xác định bằng các biện pháp thông thường ngay lập tức được”, thâm chí có thể không tìm ra nguyên được nhân.

Theo báo Tuổi trẻ, sau khi có giấy phép xả thải trong Quý 1/2016, Fomorsa đã xả thải trên 931.830 m3 nước (đã qua xử lý) ra biển, bình quân 10,000m3/ngày đêm. Nếu như thế, có nghĩa là hiện nay Formosa mới chỉ xả thải chưa đến 1/4 công suất tối đa được phép (45,000m3/ngày đêm) và đó mới chỉ là giai đoạn khởi động, xúc rửa đường ống. Trên cơ sở đó, các chuyên gia thấy rằng, nếu như Formosa chính thức đi vào sản xuất và xả thải tới mức công suất được cho phép, thì có thể khẳng định thảm họa môi trường sẽ kéo dài đến Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu thậm chí đến Cà Mau. Cho dù Formosa hoàn toàn theo đúng các quy định, tiêu chuẩn Việt Nam. Nguy hiểm nhất là vào thời điểm dòng hải lưu ở Biển Đông đổi chiều vào mùa hè, thì khi ấy kể cả toàn bộ khu vực Vịnh Bắc bộ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Khi đó sẽ thực sự là một thảm họa kinh hoàng.

Một câu hỏi đặt ra là, một tai họa trầm trọng như thế chắc chắn sẽ diễn ra và Formosa ở Vũng áng cũng phải biết trước điều này. Thử hỏi nếu như vậy họ có dám mạo hiểm dùng mấy chục tỷ đô la để liều lĩnh đánh cược như vậy hay không? Vì một khi, nếu khi có các bằng chứng xác thực khẳng định Formosa là thủ phạm để xảy ra một thảm họa môi trường trầm trọng, thì chắc chắn Formosa sẽ bị phạt những khoản rất nặng.

Vì vậy, để chỉ ra đích danh thủ phạm gây ra một thảm họa lớn về môi trường như ở Miền Trung hiện nay, không cho phép chúng ta đơn giản hóa vấn đề như nhiều người đang nghĩ?

Bàn tay Trung quốc?

Lâu nay ai cũng biết, chính quyền Bắc kinh hoàn toàn không che dấu dã tâm thôn tính 90% diện tích Biển Đông, thông qua đường đứt khúc (Lưỡi bò) 9 đoạn. Trong nhiều năm gần đây, Trung quốc đã có nhiều chính sách nhằm cấm cản tàu thuyền đánh cá của ngư dân các quốc gia trong khu vực tham gia đánh bắt cá. Việc sử dụng các tàu Hải giám bắt giữ các tàu cá hay dùng các tàu đánh cá có vũ trang đâm đâm hỏng thuyền của ngư dân v.v... với mục đích duy nhất là không cho ngư dân nước khác được đánh bắt cá và sẽ bỏ biển trong vùng biển đang có tranh chấp.

Theo báo Giao thông, chiều ngày 23/4, tại cuộc họp giữa Bộ NN&PTNT với 4 tỉnh miền Trung về hiện tượng cá chết hàng loạt. Ông Lê Trần Nguyên Hùng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNN tỉnh Thừa Thiên Huế đã khẳng định: "Vào ngày 8/4, chúng tôi nhận được thông tin có 1 tàu nước ngoài đi vào vùng biển Thừa Thiên Huế để xin nước ngọt. Quan sát trên tàu, thấy rằng đây là dạng tàu thu mua trên tàu chi có 3 người, không có ngư cụ… Rồi trước đó, lực lượng bộ đội biên phòng Quảng Bình cũng đã bắt giữ 5 tàu nước ngoài cùng 28 thuyền viên xâm phạm vùng biển nước ta. Từ các sự việc như vậy, không loại trừ khả năng việc cá nhiễm độc chết hàng loạt có yếu tố của tàu nước ngoài". Một thông tin được phát ngôn từ một quan chức Việt nam có thẩm quyền như vậy, được đăng tải rộng rãi trên báo chí là một việc rất không bình thường và chắc chắn là phải có cơ sở.
Những thông tin các tàu TQ đã thường xuyên thả hóa chất xuống để phá hủy san hô và sinh vật biển cũng từng được truyền thông Philippines công bố từ rất lâu, chứ không phải mới. Theo trang facebook Kalayaan ATIN ITO cho biết (tạm dịch):

"Thị trưởng Bitoonon: Bạn đã làm để tìm hiểu nguyên nhân cá bị chết đã xảy ra thường xuyên ở đảo PAG-ASA? Năm ngoái, những cư dân xác nhận với chúng tôi rằng các tàu TQ đã thường xuyên thả hóa chất xuống để phá hủy san hô và sinh vật biển. Chúng tôi đã nói điều này và sẽ tiếp tục thông báo đến mọi người, rằng TQ đang lấy đi các hoạt động kinh tế của cộng đồng cư dân tại nhóm đảo Kalayaan (Thị Tứ) nhằm đẩy cư dân ra khỏi đó và cô lập các hòn đảo. Với mục đích, sau khi cư dân đi khỏi, các hoạt động quân sự của TQ sẽ chiếm đảo dễ dàng hơn."

Có người cho rằng, nếu tỉnh táo sâu chuỗi ta sẽ thấy Bắc Kinh đã chớp thời cơ tin Formosa xả thải để rải một lượng độc tố cực lớn xuống biển, khiến cá chết nhằm hướng mọi nghi ngờ dồn vào ban lãnh đạo Việt nam đã đi đêm với Formosa. Điều này sẽ khiến cho họ phải gấp rút đối phó để tránh việc có một làn sóng rút lui của FDI, cộng với việc ngư dân miền Trung sẽ bỏ biển. Khi đó, đội tàu cá quốc doanh vũ trang của Trung quốc sẽ tràn ra biển để tìm cách gây hấn với lực lượng của Việt nam hiện đóng quanh các đảo đang kiểm soát.

Nhận định này trùng hợp với thông tin do chính quyền Hải Nam xác nhận với Reuters là: "Đội tàu đánh cá Trung Quốc ở đảo Hải Nam được tổ chức thành đội ngũ, học tập quân sự, trang bị vũ khí, được cấp xăng và nước đá miễn phí để vừa đánh bắt hải sản vừa "bảo vệ chủ quyền" ở Biển Đông." Điều đó cho thấy, nhận định này có nhiều cơ sở để tin được.
UserPostedImage
Vệt nước đỏ đục dài 1,5km xuất hiện ở bãi biển xã Nhân Trạch sáng 4-5 - Ảnh Tuổi trẻ

Mới nhất, đồng loạt báo chí ở Việt nam vừa đưa tin, đã phát hiện một vệt nước màu đỏ gạch dài khoảng 1,5 km ở bờ biển thuộc xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình bắt đầu từ ngày 4 tháng 5 vừa qua và bị nghi ngờ là do thủy triều đỏ. Được biết, trước đây vùng biển Quảng Bình từng xuất hiện vệt nước màu đỏ, nhưng lần này vệt nước màu đỏ đậm đặc hơn và dài 1,5 km, khiến người dân vô cùng lo lắng. Một cán bộ thuộc xã Nhân Trạch giấu tên cho RFA biết về hiện tượng này vào sáng hôm nay như sau: “Ở Nhân Trạch xuất hiện một vệt nước trải dài 1,5 km. Hiện tại Sở Tài Nguyên - Môi trường tỉnh Quảng Bình đã về lấy mẫu và đi kiểm tra. Ủy Ban Nhân dân Xã đã ra thông báo trong hai ngày 5 và 6 tháng 5 các tàu thuyền không được ra khơi. Kết quả thì chưa có và có thể ngày mai, ngày mốt sẽ có kết quả từ Sở Tài nguyên - Môi trường.”.

Trước đó, ngày 19/4, Chủ tịch xã Vĩnh Thái Ngô Thế Thành có công văn báo cáo UBND huyện Vĩnh Linh cho biết: "Một số ngư dân tại đia phương đánh cá ở khu vực cách bờ 20 hải lý vùng Quảng Bình, Quảng Trị có báo cáo lại rằng: Sau khi lặn sâu cách mặt nước biển khoảng 5m thì thấy cá chết rất nhiều, nhiều cá chết nổi trên mặt. Nước biển màu đỏ nâu. Ngư dân cảm thấy tức ngực và khó thở nên không dám lặn nữa.". Đây là một hiện tượng xảy ra mang tính cục bộ tại một khu vực trên biển. Điều đó cho thấy, việc biển miền Trung bị một bàn tay lạ cố ý đầu độc bằng hóa chất là việc đã hiện hữu và là sự thật.

Tại sao khu vực biển Đà Nẵng sát với quần đảo Hoàng sa hiện Trung quốc đang quản lý không bị nhiêm độc, mà chỉ có vùng biển 4 tỉnh miền Trung lại nhiễm độc trầm trọng?

Cộng với việc, chưa bao giờ người ta được chứng kiến báo chí của nhà nước, lại được đưa tin quyết liệt và thoải mái như vụ các chết ở Miền Trung và các tin tức thất thiệt và bịa đặt. Như các tin: clip video cá chết sau 2 phút, hay người thợ lặn ở Hà tĩnh mất tích, cũng như chuyện chuyện thợ lặn Vũng Áng tử vong ở bệnh viện Huế v.v... Có ý kiến cho rằng, đang có một thế lực trong Đảng muốn làm trầm trọng hơn nữa sự việc này, đồng thời nhằm kích động sự phản ứng của người dân cũng như để đánh lạc hướng dư luận?

Kết

Những điều nêu trên vẫn dừng lại ở mức dự đoán vì chưa có các bằng chứng xác thực để khẳng định. Tuy vậy, các diễn biến ở Việt nam hiện nay cho thấy, đã có hiện tượng ngư dân bỏ biển do thủy sản đánh bắt được vì không có khả năng tiêu thụ. Đó có thể được coi là sự thành công bước đầu của Trung quốc, trong chính sách lấn Biển Đông. Với Trung quốc thì họ có thể làm mọi thứ, mọi cách để phục vụ cho mưu đồ của họ. Việc họ nhân cơ hội Formosa xả thải trong quá trình chạy thử để thả hóa chất độc xuống biển nhằm đầu độc biển miền Trung, như họ đã từng làm ở nhóm đảo Kalayaan (Thị Tứ) nhằm đẩy cư dân ra khỏi đó và cô lập các hòn đảo. Với mục đích, sau khi cư dân đi khỏi, các hoạt động quân sự của TQ sẽ chiếm đảo dễ dàng hơn là điều hoàn toàn có thể.

Khả năng thủ phạm là Formosa Vũng áng, với bằng chứng là hàng trăm tấn hóa chất độc hại được nhập về, cộng với hệ thống thoát nước thải và việc họ thuê các cơ quan chức năng ở Hà tĩnh trong việc theo dõi chất lượng nước thải, là cơ sở để chúng ta có thể nghi ngờ. Nhưng không thể vội vã khẳng định họ là thủ phạm được.

Việc chính quyền Việt nam đã xúc tiến mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực hải dương học, địa chất ven biển, kỹ thuật bờ biển và môi trường, để điều tra à xác định nguyên nhânsự cố môi trường khu vực biển miền Trung Việt Nam thời gian qua là điều đáng hoan nghênh. Trên cơ sở đó mới có thể có kết luận chính xác và khách quan về nguyên nhân cũng như thủ phạm.

Ngày 04/05/2015

Kami (RFA)
xuong  
#4 Đã gửi : 05/05/2016 lúc 05:35:05(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Liên Hiệp Quốc lên tiếng về vụ cá chết ở Việt Nam

UserPostedImage
Một người phụ nữ cầm tấm bảng với nội dung "Chúng tôi muốn sống" trong cuộc biểu tình về vụ cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam, ngày 1 tháng 5 năm 2016.



Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở khu vực Đông Nam Á (OHCHR) hôm thứ Năm đã bày tỏ lo ngại về tác động của vụ cá chết hàng loạt dọc bờ biển miền trung của Việt Nam đối với việc thụ hưởng quyền con người của quốc gia này, đặc biệt là quyền y tế và thực phẩm.

Văn phòng Khu vực cũng quan ngại về việc xử lý các cuộc biểu tình nổ ra sau vụ cá chết, và kêu gọi chính quyền tôn trọng quyền tự do tập hợp, phù hợp với luật quốc tế.

Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải tôn trọng đầy đủ quyền tập hợp ôn hòa, được bảo đảm trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.

Quyền có môi trường an toàn, sạch sẽ, lành mạnh và bền vững là không thể thiếu đối với các quyền con người, bao gồm quyền được sống, sức khỏe, thực phẩm, nước, vệ sinh môi trường, đã được công nhận trong Công ước Quốc tế về Văn hóa, Kinh tế, Quyền lợi Xã hội mà Việt Nam là một thành viên.

Ông Laurent Meillan, Quyền đại diện Khu vực của OHCHR, nói: “Chính quyền Việt Nam cần áp dụng các khuôn khổ pháp lý và pháp luật để chống lại tác hại môi trường gây cản trở việc thụ hưởng các quyền con người, và đảm bảo rằng tất cả những người bị ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là ngư dân, có quyền tiếp cận các biện pháp hiệu quả”.

Ông Meillan nói thêm: "Chúng tôi kêu gọi Chính phủ [Việt Nam] tiến hành một cuộc điều tra độc lập, toàn diện và khách quan về những trường hợp được báo cáo sử dụng quá nhiều lực lượng cán bộ thực thi pháp luật”.

Ngày 1 tháng 5 vừa qua, hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình ở nhiều khu vực, bao gồm cả thủ đô Hà Nội. Ở Tp. Hồ Chí Minh, đám đông khoảng 1,000 người đã mang các biểu ngữ “hãy trả lại biển sạch cho chúng tôi” và “ngừng xả nước thải vào biển”.

Cuộc biểu tình đã trở thành một thách thức lớn đối với tân chính phủ Việt Nam. Chính phủ cho biết hiện không có bằng chứng cho thấy trách nhiệm là do công ty Formosa gây ra. Cá có thể bị chết bởi chất độc thải ra từ các hoạt động của con người hoặc do hiện tượng ‘tảo nở hoa’ hay còn gọi là ‘thủy triều đỏ’.

Truyền thông Việt Nam đã không đưa tin về các cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật 1/5.

Theo The Online Citizen, VOA

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.188 giây.