logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 07/05/2016 lúc 11:37:34(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tổng thống Obama chúc mừng Ngày của Mẹ

UserPostedImage
Tổng thống Barack Obama phát biểu tại Nhà Trắng hôm 6/5.

Trong bài phát biểu hàng tuần, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama gửi lời chúc mừng tới các bà mẹ ở khắp nơi, trong đó có cả Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama.

Ông Obama kêu gọi mọi người “dành đôi chút thời gian để nói lời cám ơn tới những người mẹ luôn dành tình yêu thương đặc biệt” cho con cái.

Tổng thống Mỹ nói tiếp: “Mẹ đẻ, mẹ nuôi, mẹ đơn thân, mẹ đỡ đầu, bà, hay dì…, hoặc bất kỳ ai mà quý vị nghĩ tới khi tới Ngày của Mẹ”.

Ông cũng nhấn mạnh tới việc hỗ trợ cho tất cả các ông bố bà mẹ như việc cho các ông bố bà mẹ nghỉ phép được hưởng lương khi sinh con, cho nghỉ ốm, hay hỗ trợ cho các nhân viên mang thai, chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ em, chế độ làm việc công bằng và chế độ làm việc linh hoạt cùng mức lương tối thiểu.

Ông cũng kêu gọi Quốc hội Mỹ hành động đối với các đề xuất trên nhân Ngày của Mẹ.

Ngày của Mẹ ở Mỹ năm nay rơi vào ngày mai, 8/5.
Theo VOA

Sửa bởi người viết 08/05/2016 lúc 09:40:42(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 08/05/2016 lúc 09:42:33(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thế giới mừng Ngày của Mẹ

UserPostedImage
Ngày của Mẹ để mừng và cảm tạ tất những gì người mẹ đã làm.



Hôm nay Mỹ và nhiều nước trên thế giới mừng Ngày của Mẹ.

Ngày của Mẹ để mừng và cảm tạ tất những gì mà mẹ đã làm.

Theo truyền thống con cái tặng hoa cho mẹ, và đãi bữa ăn tối trịnh trọng trong ngày dành cho Mẹ,

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vinh danh phu nhân Michelle trong phát biểu hàng tuần, cám ơn bà về cách đặc biệt mà bà đã làm nhiệm vụ quan trọng nhất – đó là làm mẹ.”

Quốc hội Mỹ đặt Ngày của Mẹ là ngày lễ chính thức vào năm 1914. Tổng thống Obama nhân ngày này hối thúc Quốc hội thông qua thêm các biện pháp quan trọng để vinh danh phụ nữ, bắt đầu bằng một số trong các sáng kiến của chính quyền của ông đề ra.

Tổng thống Obama nói: “Nếu Quốc hội có thể đặt ngày này là ngày lễ, chắc chắc Quốc hội có thể hậu thuẫn cho điều đó bằng những việc làm có ý nghĩa. Trong đó có chế độ nghỉ hộ sản được trả lương cho các bà mẹ và ông bố, nghỉ bệnh, nhà ở cho người lao động mang thai, chăm sóc y tế, chăm sóc trẻ em với giá cả có thể kham nổi, điều kiện linh động tại nơi làm việc, lương bổng bình đẳng, và mức lương tối thiểu phù hợp. Bảo đảm cho mẹ của chúng ta được đối xử công bằng là điều tối thiểu chúng ta có thể làm.”

Bà Anna Jarvis, người khởi xướng Ngày của Mẹ vào năm 1908 bắt đầu bằng cách vinh danh những hy sinh của người mẹ dành cho con cái.

Bà Jarvis thoạt đầu xem Ngày của Mẹ như là một lễ mừng riêng tư trong gia đình. Tuy nhiên khi ngày này trở thành ngày lễ chính thức, các công ty kinh doanh hoa, thiệp chúc mừng đã cùng với nhiều nhà kinh doanh khác đã nhanh chóng nhảy vào thương mại hóa ngày lễ này.

Bà Jarvis thất vọng về điều đó, và bà đã thậm chí vận động chính phủ bỏ ngày này ra khỏi lịch chính thức của Mỹ, trước khi bà mất năm 1948.

Nhưng Ngày của Mẹ vẫn được duy trì. Đó là một trong những ngày lễ được nhiều người đón mừng nhất và là một trong những dịp lễ mà người tiêu thụ chi tiêu nhiều nhất.
Theo VOA
xuong  
#3 Đã gửi : 08/05/2016 lúc 10:26:21(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ngày của Mẹ, viết cho các bà mẹ khác mình!

Rời khỏi đồn công an sau 7 tiếng bị tạm giữ vì đi biểu tình, yêu cầu chính phủ minh bạch thông tin liên quan đến thảm họa môi trường tại 4 tỉnh ven biển miền Trung, về nhà đập vào mắt là cảnh bạn bè bị đánh. Vừa đau vừa mệt, xót nhất là thấy ảnh hai mẹ con Ubee bị đánh giữa vòng tay bạn bè.

Nhưng không xót bằng đọc các comment của các bà mẹ thông thái đang ra sức tấn công Hoàng Mỹ Uyên ở nhà chị Quyen Tran.

Thật lạ đời khi các mẹ tự cho mình khôn ngoan và thương con hơn người khác.

Sự lựa chọn của các mẹ, các chị là cho con đi du học, bảo bọc con theo kiểu các chị muốn.

Khác nhau về cách giáo dục con cái là chuyện bình thường!

Nhưng lạ đời ở đây là cách tấn công nạn nhân là hai mẹ con bị bạo lực thay vì lên án việc công an côn đồ đánh đập người mẹ và hành vi giành giật đứa con ra khỏi tay mẹ mình.

Chọn cách tấn công nạn nhân thay vì đối diện nguyên nhân để chứng minh mình thông thái là cách mà nhiều người trong xã hội này đã làm. Chính vì thế cứ khôn ngoan dạy nhau mà sống, bỏ mặc mọi thứ ngoài kia vì chả ảnh hưởng gì đến mình.

Và sự bỉ ổi của những kẻ lên án các bà mẹ là im lặng trước tội ác đánh vào mẹ con.

Hôm nay các mẹ các chị hăng hái kết án người khác ham like, háo danh, đem con ra làm lá chắn, lợi dụng con nít... gõ phím ào ào mà quên mất rằng hành vi của mình đang dạy con cái mình về sự thông cảm, chia sẻ và thương xót.

Không ai có thể nhận mình yêu con cái người khác hơn họ.

Và cũng không ai có thể nhận rằng mình giáo dục con cái người khác tốt hơn họ.

Tâm lý tấn công nạn nhân thay vì nói không với nguyên nhân gây ra vấn đề là tâm lý chung của xã hội.

Khó có thể thay đổi được khi các mẹ, các chị toàn nhân danh tình yêu của mình để dạy dỗ và kết án người khác.

Mong ước được sống trong một xã hội có môi trường trong lành, an toàn được điều hành bởi một chính phủ minh bạch có trách nhiệm là điều tôi nghĩ là ai cũng muốn.

Vì vậy các mẹ các chị có thể chọn sự im lặng, chọn cách cư xử khôn vặt cũng chả sao, chỉ xin đừng biến mình thành kẻ vô cảm và tàn ác với người khác. Chỉ vì họ dạy con cái mình khác các mẹ, các chị!

Ngày của Mẹ, chúng ta đều là Mẹ, thông thái hay dại khờ gì thì cũng nên dạy con trẻ biết yêu thương.

Hãy tôn trọng sự khác biệt của người khác, đừng biến mình thành một bà mẹ thông thái đầy dã tâm qua câu chữ hả hê.

Và sau cùng, đất nước này cần sự hy sinh, ít ra là tối thiểu của bất kỳ một người Việt Nam còn có chút lòng với đất nước. Để cho con cái cùng đồng hành với Mẹ xuống đường tôi muốn chúng học bài học về tình yêu cần phải có hy sinh.

Không có một tình yêu nào là miễn phí.

Nhất là tình yêu quê hương và lòng ái quốc.

Nhất là yêu tổ quốc Việt Nam trong thời đại ngày hôm nay.

Nhất là khi ở đất nước này, để yêu thương tổ quốc, con người phải tranh đấu, phải trả giá để đổi lấy yêu thương.


Mẹ Nấm
xuong  
#4 Đã gửi : 08/05/2016 lúc 10:30:01(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lòng mẹ như biển Thái bình!

Ngày 8 tháng 5, 2016 là ngày Lễ Mẹ hiền hay ngày Từ mẫu hay lễ Mẫu thân. Đây là dịp nhiều người nhắc tới những tấm gương từ mẫu, hy sinh

trọn đời cho con cái. Có người ví von nếu cha mẹ sống tới 100 tuổi thì lo lắng cho con tới 99 năm trong cuộc sống của họ. So sánh có chút

khoa trương nhưng nhìn chung chính xác.

Chân dung người mẹ thường được viết bằng mồ hôi và nước mắt và đôi khi bằng máu chỉ vì con. Chỉ cần đọc các tin sau đây trong đầu năm

2016 có thể thấy rõ điều này.

Bà mẹ Nigeria hy sinh và dũng cảm cứu con thoát biển lửa

Câu chuyện bi hùng mới xảy ra vào 30 tháng 4, 2016 và được các cơ quan thông tấn và báo chí trên thế giới từ Reuters tới Daily Mail đăng tải

với lời khen ngợi một bà mẹ can đảm phi thường sẵn sàng hy sinh để bảo vệ con trong một trận hỏa hoạn bùng lên ở một cao ốc ở

Pyeongtaek, Nam Hàn.

Lửa phát xuất từ hai tầng lầu phía dưới và khói cuồn cuộn bốc lên và những lưỡi lửa của hỏa thần như một quái thú vươn lên tầng cao muốn

thiêu đốt tất cả.

Tầng cao là thảm cảnh bốn mẹ con kẹt cứng không đường lên và cũng chẳng đường xuống. Bà mẹ trẻ trạc chừng 30 tuổi đầu tóc rũ rượi trong

ánh lửa mà người phía dưới đều nhìn rõ từng nét hoảng loạn hiện trên khuôn mặt, bà ta kêu gào và luống cuống chỉ biết ôm ghì lấy ba con nhỏ,

đứa nhỏ nhất mới 1 tuổi và lớn nhất mới 4 tuổi.

Một mình bà mẹ trẻ này có thể thoát hiểm trước khi lửa bốc cao nhưng còn con thơ, tính mạng chúng sẽ ra sao? Hàng xóm, người đi đường tụ

lại phía dưới mỗi lúc một đông nhưng đều bất lực và chỉ hy vọng mong manh xe chữa lửa tới kịp thời may ra cứu được vài mạng!

Ai cũng biết nạn nhân không còn lối thoát và nếu có sinh lộ thì con đường duy nhất là nhảy từ cửa sổ tầng ba xuống đất. Hành động này có thể

xảy ra với một người trưởng thành, với quyết định thà bị tử thương còn hơn bị thiêu sống. Nhưng còn ba em nhỏ thì sao?

Cũng may đúng là lúc cứu tinh xuất hiện. Daniel Raimondo, một hạ sĩ quan không quân Mỹ đóng ở căn cứ không quân Osan Air Base đi ăn trưa

cùng bè bạn ngang qua và khi thấy đám cháy và nhận ra tính mạng bà mẹ và con thơ đang treo trên sợi tóc thì chạy lại. Người chiến binh này

bình tĩnh, hô hào đồng ngũ, và người xung quanh xúm lại và mượn chăn mền từ một cửa hàng gần đó và chăng rộng những vật dụng ra thành

một cái lưới vải, hy vọng sẽ đỡ người từ trên cao nhảy xuống.

Nhưng ai sẽ là kẻ thoát thân trước? Nguy cơ tới quá gần khói mịt mù hơi lửa nung nấu. Bầy trẻ khóc thét và người mẹ nghẹt thở và cái chết tới

gần từng gang. Bà mẹ có khả năng tự cứu mình. Nhưng không, bà ta mím môi ôm con quyết định chết thì chết cả.

Người phía dưới giục giã:

-Thả trẻ xuống mau. Chúng tôi đỡ!

-Yên tâm đi! Từng bé một nhắm cho kỹ thả xuống đây… nếu không sẽ không kịp!

Ngọn lửa tới rát mặt và những lời khuyên nhủ càng vọng to và khẩn thiết. Người mẹ quyết định rất mau.

Không hiểu từ đâu có một sức thúc đẩy vô hình, chỉ thấy bà mẹ can đảm giơ cao đứa con lớn lên. Đứa trẻ giãy giụa trong không gian rồi rời

bàn tay mẹ và rơi xuống kèm theo một lời thốt ra khiến ai nghe cũng động lòng:

– Con ơi, mẹ thương con lắm! Con chết… sẽ đợi mẹ chết theo!

Trong ánh lửa là ánh sáng của nhiều mobile phone thu cảnh bi hùng, trong tiếng kêu là tiếng đập của hàng trăm con tim vì hồi hộp. May mắn

thay đứa trẻ lọt vào tấm lưới cứu tinh phía dưới. Nhiều tiếng reo mừng:

– An toàn! Bé an toàn! Tiếp tục… chúng tôi đón bé khác!

Bà mẹ hình như tự tin hơn buông đứa thứ hai xuống. Đức trẻ sợ hãi lịm đi, như một tĩnh vật rơi thẳng, cho tới lúc được hứng vào tấm chăn phía

dưới mới khóc thét lên.

Bà mẹ khựng lại một giây ôm đứa nhỏ nhất không nỡ rời, và rồi quyết định thả nó xuống với lời đứt ruột nghẹn ngào:

– Nếu con chết… mẹ …sẽ chết theo! Con mới có sữa bú!

Không gian đang ồn ào bỗng nhiên như ngưng đọng và chỉ bật lên sinh khí với tiếng khóc của trẻ và tiếng reo mừng phía dưới.

Thấy con an toàn bà mẹ mới nghĩ tới việc cứu mình. Trong khói mịt mù không thấy đường, bà ta ta buông mình xuống. Tấm thân nặng nề

không rơi trúng lưới vải phía dưới mà chúi một chút về phía dưới. Tuy nhiên, có người nhanh trí đẩy một chiếc đệm để đón hiền mẫu.

Bịch một cái bà mẹ rơi xuống, an toàn

Vừa mở mắt ra. Bà mẹ òa lên khóc. Và hỏi:

– Con tôi đâu chúng có bị thương không?

Nhiều tiếng đáp lên đồng thời:

– Tất cả đều an toàn !.

Bả mẹ mở to mắt nhìn người chung quanh và chỉ thốt lên một tiếng cám ơn rồi ngất đi.

Trước đó để động viên tinh thần người đàn bà trong tình trạng kiệt sức vì hít khói độc và qua cơn xúc động kinh hoàng Daniel Raimondo nói:

– Cô yên tâm! Tất cả an toàn. Vừa rồi cô bay trong không gian đẹp quá, hùng quá như một nữ siêu nhân.

Đúng là một “nữ siêu nhân” (supergirl) có tên là Precious Enyioko, 30, gốc Nigeria nhưng là siêu hiền mẫu của thời đại chúng ta.

Precious Enyioko không phải phụ nữ duy nhất gặp cơn nguy biến lo cứu con chứ không lo thoát hiểm một mình. Mà còn một phụ nữ ở Úc và

tuổi đời mới 27, có con thơ mới hai ngày tuổi cũng tạo một hành vi hy sinh dũng cảm.

Bà mẹ ở Sydney cứu con trong trận hỏa hoạn giữa đêm khuya

Nguồn tin từ Úc cho biết, môt đám cháy xảy ra vào đầu tháng ba, 2016 tại Lakemba, tây nam Sydney vào một đêm thứ năm. Ngọn lửa bùng

lên vào lúc 9:30 tối trong nhà khi bà mẹ trẻ nấu nướng và người phụ nữ không thể bế con thơ mới ra đời hai ngày và một đứa trẻ thoát hiểm

bằng cửa chính vì lửa đã lan tới đó. Bà ta đành bế con lên lầu hai và ra cửa sổ kêu cứu. Cũng may một người đi đường và là hàng xóm thấy

tiếng kêu nên chạy tới.

Bà mẹ hoảng hốt nhờ ông ta tìm cách đưa hai đứa trẻ ra khỏi ngọn lửa đang bùng lên dữ dội và được đồng ý. Ông này nhanh trí kéo tấm nệm

giường ra trải dưới đất ngay dưới cửa sổ và dùng tay lần lượt đỡ hai đứa trẻ tới chỗ bình an

Hai đứa trẻ an toàn phía dưới lại là lúc bà mẹ gục xuống vì khói độc không còn sức tự cứu.

Nạn nhân bám vào bậu cửa sổ và trong nguy cơ không chết vì khói cũng mất mạng vì lửa thiêu. Đúng lúc xe cứu hỏa tới và nạn nhân được đưa

xuống và chở tới bệnh viện St George.

Phụ nữ phần đông tính thường nhu thuận và tình mẫu tử vốn là sợi dây bền chặt hơn cả keo sơn ràng buộc mẹ và con. Trong lúc nguy hiểm,

nhiều phụ nữ thoát khỏi sự mềm yếu và trở nên quả cảm chỉ vì thương con, sẵn sàng làm bất cứ việc gì để cứu trè thơ mà mình ấp ủ nâng niu

như bảo ngọc trong tay. Hẳn người mẹ nghĩ: “Mình chết thì được nhưng không để ngọc quý của mình bị thiêu đốt hay vỡ tan…”

Hành vi này thường thấy trong xã hội khi giá trị tinh thần được đề cao và khi lòng vị kỷ bị xã hội lên án. Không mấy ai quên truyện Anh phải sống

trong tập truyện ngắn của hai cây viết tiền chiến Khái Hưng và Nhất Linh trong Tự lực văn đoàn.

Truyện kể lại hai vợ chồng một dân nghèo ven sông Hồng, Thức và Lạc, vào mùa nước lũ chèo chống chiếc thuyền con ra sông cái vớt củi từ

thương nguồn dạt về để mang ra chợ bán. Đó là phương tiện kiếm miếng cơm duy nhất, bất chấp sinh mạng của đôi vợ chồng nghèo vì họ có

tới ba đứa trẻ phải nuôi trong năm đói kém.

Tấn bi kịch trong tuyện phản ảnh cảnh thực ngoài đời, đã khiến biết bao độc giả, của bao thế hệ khi đọc đã mủi lòng vì tình mẫu tử thiêng liêng

khiến bà mẹ quên mình hy sinh cho mạng sống của con thơ:



“Bỗng mùa nước mặn năm ngoái, bác phó Thức nghĩ ra được một cách sinh nhai mới. Bác vay tiền mua một chiếc thuyền nan, rồi hai vợ chồng

ngày ngày chở ra giữa dòng sông vớt củi. Hai tháng sau, bác trả xong nợ, lại kiếm được tiền ăn tiêu thừa thải.

Vì thế năm nay túng đói, vợ chồng bác chỉ mong chóng tới ngày có nước to.

Thì hôm qua, cái ăn, trời bắt đầu đưa đến cho gia đình bác.

Nghĩ đến đó, Lạc mỉm cười, se sẽ đặt con nằm yên trên cái tã, rồi rón rén bước ra ngoài, lên đê, hình như quả quyết làm một việc gì.



***



Ra tới đê, Lạc không thấy chồng đâu.

Gió vẫn to, vù vù gầm thét dữ dội và nước vẫn mạnh, réo ầm ầm chảy quanh như thác. Lạc ngước mắt nhìn trời; da trời một màu đen sẫm.

Chị đứng ngẫm nghĩ, tà áo bay kêu phần phật như tiếng sóng vỗ mạnh vào bờ. Bỗng trong lòng nẩy ra một ý tưởng, khiến chị hoảng hốt chạy

vụt xuống phía đê bên sông.

Tới chỗ buộc thuyền, một chiếc thuyền nan, Lạc thấy chồng đương ra sức níu lại cái gút lạt. Chị yên lặng đăm đăm đứng ngắm đợi khi chồng

làm xong công việc, mới bước vào thuyền hỏi:

– Mình định đi đâu?

Thức trừng mắt nhìn vợ, cất tiếng gắt:

– Sao không ở nhà với con?

Lạc sợ hãi ấp úng:

– Con… nó ngủ.

– Nhưng mình ra đây làm gì?

– Nhưng mình định đem thuyền đi đâu?

– Mình hỏi làm gì? Ði về!

Lạc bưng mặt khóc. Thức cảm động:

– Sao mình khóc?

– Vì anh định đi vớt củi một mình, không cho tôi đi.

Thức ngẫm nghĩ, nhìn trời, nhìn nước, rồi bảo vợ:

– Mình không đi được… nguy hiểm lắm.

Lạc cười:

– Nguy hiểm thời nguy hiểm cả… Nhưng không sợ, em biết bơi.

– Ðược!

Tiếng “được” lạnh lùng, Lạc nghe rùng mình. Gió thổi vẫn mạnh, nước chảy vẫn dữ, trời mỗi lúc một đen. Thức hỏi:

– Mình sợ?

– Không.

***



“Hai vợ chồng bắt đầu đưa thuyền ra giữa dòng, chồng lái, vợ bơi. Cố chống lại sức nước, chồng cho mũi thuyền quay về phía thượng du,

nhưng thuyền vẫn bị trôi phăng xuống phía dưới, khi nhô, khi chìm, khi ẩn, khi hiện trên làn nước phù sa, như chiếc lá tre khô nổi trong vũng

máu, như con muỗi mắt chết đuối trong nghiên son.

Nhưng nửa giờ sau, thuyền cũng tới được giữa dòng. Chồng giữ ghì lái, vợ vớt củi.

Chẳng bao lâu thuyền đã gần đầy, và vợ chồng sắp sửa quay trở vào bờ thì trời đổ mưa… Rồi chớp nhoáng như xé mây đen, rồi sấm sét như

trời long đất lở.

Chiếc thuyền nan nhỏ, đầy nước, nặng trĩu.

Hai người cố bơi nhưng vẫn bị sức nước kéo phăng đi…

Bỗng hai tiếng kêu cùng một lúc:

– Trời ơi!

Thuyền đã chìm. Những khúc củi vớt được đã nhập bọn cũ và lạnh lùng trôi đi, lôi theo cả chiếc thuyền nan lật sấp…

Chồng hỏi vợ:

– Mình liệu bơi được đến bờ không?

Vợ quả quyết:

– Ðược!

– Theo dòng nước mà bơi… Gối lên sóng!

– Ðược! Mặc em!

Mưa vẫn to, sấm chớp vẫn dữ. Hai người tưởng mình sống trong vực sâu thẳm. Một lúc sau, Thức thấy vợ đã đuối sức, liền bơi lại gần hỏi:

– Thế nào?

– Ðược! Mặc em!

Vợ vừa nói buông lời thì cái đầu chìm lỉm. Cố hết sức bình sinh, nàng mới ngoi lên được mặt nước. Chồng vội vàng đến cứu. Rồi một tay xốc

vợ một tay bơi. Vợ mỉm cười, âu yếm nhìn chồng. Chồng cũng mỉm cười. Một lúc, Thức kêu:

– Mỏi lắm rồi, mình vịn vào tôi, để tôi bơi! Tôi không xốc nổi được mình nữa.

Mấy phút sau, chồng nghe chừng càng mỏi, hai cánh ta rã rời. Vợ khẽ hỏi:

– Có bơi được nữa không?

– Không biết. Nhưng một mình thì chắc được.

– Em buông ra cho mình vào nhé?

Chồng cười:

– Không! Cùng chết cả.

Một lát — một lát nhưng Lạc coi lâu bằng một ngày — chồng lại hỏi:

– Lạc ơi? Liệu có cố bơi được nữa không?

– Không?… Sao!

– Không. Thôi đành chết cả đôi.

Bỗng Lạc run lêng khẽ nói:

– Thằng Bò! Cái Nhớn! Cái Bé!… Không?… Anh phải sống!

Thức bỗng nhẹ hẳn đi. Cái vật nặng không thấy bám vào mình nữa. Thì ra Lạc nghĩ đến con đã lẳng lặng buông tay ra để mình xuống đáy

sông, cho chồng đủ sức bơi vào bờ.


Ðèn điện sáng rực xuống bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc. Hai đứa con gái nhỏ đứng bên

cạnh. Ðó là gia đình bác phó Thức ra bờ sông từ biệt lần cuối cùng linh hồn kẻ đã hy sinh vì lòng thương con.

Trong cảnh bao la, nước sông vẫn lãnh đạm chảy xuôi dòng.”

Chu Nguyễn

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.613 giây.