logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 11/03/2013 lúc 10:59:18(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Người Hoa luôn luôn ăn hiếp các nước nhỏ, cậy đông dân nên luôn luôn áp dụng chính sách lấy thịt đè người. Chính quyền Đại Hán độc đoán bên trong và bành trướng xâm lược bên ngoài. Trung Quốc lăm le nuốt chửng các nước láng giềng, tự nhận mình là trung tâm của thế giới. Trung Quốc thôn tính một phần lớn Mông Cổ, toàn bộ Tân Cương, Tây Tạng, Mãn Châu, tiêu diệt nền độc lập của các nước này. Trong thời hiện đại, Trung Quốc sáp nhập Tây Tạng vào lãnh thổ của mình và tiếp tục có các cuộc chiến tranh biên giới với các nước láng giềng như Nga, Ấn Độ, Việt Nam. Các cuộc chiến tranh liên quan tới Trung Quốc như chiến tranh Nha phiến, chiến tranh Trung-Nhật, chiến tranh Trung-Xô...Các nước láng giềng Trung quốc bao giờ cũng lo sợ sự bành trướng của Trung Quốc.
Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam, Thanh niên không thể bàng quan với thời cuộc. Nhờ vào Internet, đảng cộng sản Việt Nam dường như không còn kiểm soát được tất cả thanh niên trong xã hội.Các bạn trẻ đã dấn thân và vượt qua sự sợ hãi nhiều năm nay. Các nhà đấu tranh bày tỏ bất đồng chính kiến trên mạng được các giải thưởng, Việt Nam bị chỉ trích trước Hội đồng Nhân quyền LHQ, có nhiều người bị sách nhiễu, hù dọa, bị tống giam là chế độ sắp thay đổi.

Nhà sử học Trần trọng Kim, trong quyển Việt Nam Sứ lược viết “Nhìn lịch sử, từ cổ chí kim, từ đông sang tây, những triều đại, đế quốc sụp đổ là tự mình đánh mình, làm yếu mình trước, rồi nước ngoài đến xô đổ thêm vào."


Dại đa đảng hơn khôn độc độc đảng

Sửa bởi người viết 12/11/2019 lúc 11:27:19(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 11/03/2013 lúc 12:40:56(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
'Ba kịch bản chính trị Việt Nam'
UserPostedImage
BMI nói kịch bản tốt nhất là Đảng Cộng sản dần chuyển sang tự do hóa chính trị
Đảng Cộng sản Việt Nam đang phải đối diện với một nhiệm vụ khó khăn trong việc bảo vệ hệ thống độc đoán,

giữa lúc áp lực đòi cải cách dân chủ đang ngày càng tăng cao.

Đây là nhận xét của hãng tư vấn ở London, Business Monitor International ( Bấm BMI), được đưa ra trong bản

phúc trình mới nhất, dự báo tình hình kinh doanh của Việt Nam trong thời gian từ nay tới 2022.

Trong bản phúc trình mới nhất, công bố cho quý hai năm 2013, công ty độc lập chuyên thu thập và đánh giá rủi ro

chính trị và kinh doanh có trụ sở tại London nói rằng về ngắn hạn, mức độ rủi ro chính trị của Việt Nam là tương đối

thấp, nhưng về mặt dài hạn lại gây quan ngại.

BMI đánh giá rằng câu hỏi lớn nhất mà chính trị Việt Nam đang gặp chính là những lời kêu gọi đòi phải dân chủ

hóa, trong lúc về mặt chính sách ngoại giao thì việc Trung Quốc ngày càng lớn mạnh sẽ đẩy Việt Nam gắn bó hơn

với nhóm các nước Á châu có quan hệ gần gũi với Hoa Kỳ.

Theo cách tính toán xếp hạng của BMI, Việt Nam đạt 76,9, tức trên trung bình trong khu vực đối với mức rủi ro

chính trị ngắn hạn (73,2), đứng thứ chín. Đứng đầu là Singapore (94,8), tiếp theo là Brunei Darussalam (90,6).
Tuy nhiên, ở phần xếp hạng độ rủi ro dài hạn, theo BMI, Việt Nam chỉ đạt 57,7, dưới mức trung bình (62,6) và

đứng thứ 15 trên tổng số 21 quốc gia khu vực. Trong bảng này, Nam Hàn được cho là an toàn nhất, đạt 84,2

điểm, với Miến Điện đứng chót (37,5).

UserPostedImage
Hiện đang có nhiều kêu gọi phải sửa đổi điều 4 Hiến pháp, qua đó thách thức sự lãnh đạo độc

quyền của Đảng Cộng sản

BMI cũng đưa ra ba kịch bản cho khả năng thay đổi chính trị Việt Nam trong thời gian tới, gồm tình huống cơ bản,

tình huống tốt nhất, và tình huống xấu nhất.

Kịch bản một: Chế độ kỹ trị
Theo kịch bản này, Đảng Cộng sản VN biến chuyển thành một chế độ kỹ trị, theo đó BMI dự đoán Đảng sẽ

chuyển hướng để chính phủ nhắm vào việc duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo phân phối của cải một

cách tương đối hợp lý cho toàn bộ dân chúng.

Với hướng đi này, BMI nhận định nhiều thanh niên vào Đảng nhằm thăng tiến trong sự nghiệp và phục vụ đất nước

chứ không phải vì lý tưởng cộng sản.

Do vậy, BMI dự đoán các cải cách kinh tế sẽ được tiếp tục, bất chấp những lời chỉ trích từ các thành viên lớn tuổi,

bảo thủ trong Đảng.

Tuy nhiên, BMI đánh giá là trong kịch bản này, việc các nhà hoạt động đòi dân chủ và những người chỉ trích chính

phủ có những giai đoạn bị đàn áp mạnh tay chính là chỉ dấu cho thấy việc tự do hóa chính trị vẫn là điều chưa

được chấp nhận.

Kịch bản hai: Từng bước tự do hóa chính trị
Theo BMI, đây sẽ là tình huống tốt nhất, với việc Đảng Cộng sản áp dụng những chuyển biến nêu trong kịch bản

một, đồng thời kết hợp với việc dần dần tiến tới tự do hóa chính trị, như mở rộng vai trò của Quốc hội, chấp nhận

một cách dễ dàng hơn những ý kiến khác ở ngay trong cùng Đảng, tăng tính cạnh tranh chính trị trong các kỳ bầu

cử, và cho truyền thông hoạt động cởi mở hơn.

Theo kịch bản này, BMI cho rằng Việt Nam sẽ đi từ hệ thống độc đảng sang hệ thống một đảng nắm quyền chi

phối tương tự như mô hình ở các nước láng giềng Campuchia, Malaysia và Singapore, nơi chỉ có đảng cầm

quyền là có cơ hội thực sự để chiến thắng trong các kỳ bầu cử.
Nếu nhìn xa hơn, thì những gì đã xảy ra ở Nam Hàn, Đài Loan và Nhật Bản cho thấy mô hình hệ thống một đảng

nắm quyền chi phối rốt cuộc cũng sẽ mở đường cho phe đối lập. Tuy nhiên, BMI nhận định trong trường hợp Việt

Nam thì con đường này có lẽ chỉ xảy ra sau hơn một thập niên nữa.

Kịch bản ba: Bạo loạn và đàn áp bạo lực
Là khả năng xấu nhất, với những bước đi sai lầm nghiêm trọng về mặt chính sách, dẫn tới một giai đoạn biến động

kinh tế kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp cao và mức lạm phát chóng mặt khiến mức độ sung túc bị xói mòn, theo BMI.

Tình hình này sẽ thúc đẩy mạnh việc thay đổi thể chế, nhưng BMI đánh giá rằng trước các cuộc biểu tình rộng

khắp trên đường phố và sự thách thức toàn diện về cơ chế độc đảng lãnh đạo, một bộ phận trong Đảng sẽ ủng hộ

việc dùng các lực lượng an ninh đàn áp người biểu tình để tiếp tục níu giữ quyền lực.

Tuy nhiên, theo BMI, việc đàn áp bạo lực các cuộc biểu tình đường phố như từng xảy ra Bấm tại Bắc Kinh hồi

1989 hay tại Miến Điện hồi 2007 sẽ dễ khiến nhiều người thiệt mạng, và dẫn tới việc bị cộng đồng quốc tế áp lệnh

trừng phạt.

Mà nếu vậy, Việt Nam nhiều khả năng sẽ phải đương đầu với không chỉ tình trạng bị cô lập về mặt ngoại giao mà

còn bị suy yếu kinh tế do ảnh hưởng tới việc xuất khẩu và đầu tư trực tiếp của nước ngoài, BMI đánh giá.


*******************************************
BMI xếp hạng rủi ro chính trị dài hạn
*******************************************
1.Nam Hàn 84,2
2.Singapore 80,6
3.Đài Loan 75,4
4.Hong Kong 72,9
5.Trung Quốc 67,4
6.Malaysia 67,2
7.Ấn Độ 65,7
8.Brunei Darussalam 65,6
9.Philippines 62,8
10.Bangladesh 62,6
11.Thái Lan 61,8
12.Sri Lanka 60,2
13.Indonesia 60,0
14.Campuchia 58,9
15.Việt Nam 57,7
16.Bắc Hàn 55,2
17.Papua New Guinea 54,8
18.Pakistan 52,7
19.Bhutan 51,0
20.Lào 44,5
21.Miến Điện 37,5
Trung bình khu vực 62,6/toàn cầu 63,4/các thị trường đang nổi 59,8

Source: BBC
song  
#3 Đã gửi : 05/04/2013 lúc 04:31:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Kinh tế Việt Nam đang chết và cộng sản sẽ sụp đổ

UserPostedImage

Cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới 2008 đã làm điêu đứng những nên kinh tế lớn như mỹ và các nước tây phương Việt Nam cũng không ngoại lệ bởi đã tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc cắt giảm thuế quan đang diễn ra theo lộ trình từng năm thuế xuất từ 3 đến 5% vào năm 2015 và gia nhập hoàn toàn với thuế xuất bằng 0% vào năm 2018. Để bù vào việc thu thuế, cộng sản Việt Nam đã gia sức thu thuế trên đầu người dân, với những chiêu như xe chính chủ, tăng tiền phạt lỗi vi phạm giao thông như nghị định 71 (thu thuế đường bộ vào phương tiện xe cơ giới),... để lấy tiền nuôi 3 triệu đảng viên nhằm duy trì chế độ cộng sản lâu hơn nữa.


Bởi cái định hướng XHCN sự sụp đổ, của các tập đoàn kinh tế nhà nước như Vinasin, VinaLines là điều tất nhiên phải đến, hàng tỷ USD đã bị thua lỗ do cách làm ăn cửa quyền, và chạy vào túi lãnh đạo các tập đoàn trên. Mất tiền đã đành, nó như một gáo nước lạnh dội vào mặt các vị lãnh đạo CS Việt Nam lòi ra sự ngu dốt của đảng, những ngành làm ăn độc quyền mà đảng ưu ái không mở cửa cho tư nhân và nước ngoài tham gia, mà còn bể nợ thì thật là bẽ mặt bầu cua. Hậu quả của nó là nhà nước không dám đầu tư, bởi liên tục thua lỗ còn các công ty tư nhân thì vượt quá tầm, nên cộng sản Việt Nam bắt buộc phải in tiền, thu thuế cao đánh vào dân để nuôi đảng viên, dẫn đến lạm phát cao kỷ lục ở mức hai con số từ 2007 cho đến nay?


Do thất thu thuế bởi gia nhập WTO và để có tiền nuôi ba triệu đảng viên, rồi cấp một đống sổ hưu, và bù vào các khoản lỗ của các tập đoàn nhà nước đã vay mượn quốc tế, CSVN đã nghĩ ra nhiều độc chiêu để lấy tiền dân bằng nhiều cách, rồi đưa lên phương tiện truyền thông của đảng. Nếu không bị phản đối là sẽ áp dụng ngay như nghị định 71 vừa thông qua. Thu thuế tiền gửi ngân hàng, đánh thuế tiền lãi cổ phiếu, ngay đầu năm 2013 CS lên giá điện, đất giá nước phí truyền hình... chủ yếu luật ra là đánh vào dân.


Để lấy tiền tăng lương cho ba triệu đảng viên ngay ngày 2/7 tới ngày 4/4 bộ trưởng Vương Đình Huệ nói: “Theo Bộ trưởng Huệ, mức tăng dự kiến ban đầu lương tối thiểu chung năm 2013 từ 1.050.000 đồng/tháng lên mức 1.300.000 đồng/tháng. Để đáp ứng nhu cầu chi tăng lương này, nguồn ngân sách cần chi trong năm 2013 khoảng 60-65 ngàn tỉ đồng, đó là chưa kể cần thêm khoảng 29.000 tỷ đồng phụ cấp công vụ. Điều này vượt quá khả năng cân đối thu ngân sách, vì thực tế dự toán thu, mức tăng thu năm 2013 cũng có thể không đạt do dự báo tăng trưởng kinh tế chỉ dừng ở mức 5,8%.” - trích báo dân trí


Mới hôm 28.03.2013, trong lúc dân phản đối vì giá xăng dầu thế giới giảm thì xăng dầu tại Việt Nam lại tăng thêm 1.400 đồng/1lít, dẫn đến giá cả tăng theo bởi giá vận chuyển và chi phí nông nghiệp tăng, dẫn đến người dân lãnh đủ nhất là bộ phận công nhân lao động nghèo.


Các cách khác của CS gần đây cũng bị phản đối nhưng chúng sẽ thực hiện qua nay mai. Bởi họ buộc phải thu thuế để nuôi bộ máy cầm quyền, như thu phí đường bộ, thuế đất năm ngoái đến năm nay đã thông qua. Phạt xe chính chủ để người dân phải đóng thuế trước bạ sang tên xe, phạt mũ bảo hiểm không đúng chất lượng, thu thuế gửi vàng... và nhiều quái chiêu nữa chúng sẽ nghĩ ra để đánh thuế lên đầu số đông nhân dân Việt Nam.


Hiện dân tình cả nước đang thất nghiệp lên cao, kỷ lục bởi các tổng công ty nhà nước tư nhân và cả nước ngoài theo thống kê của báo đầu tư năm 2012 có đến 55.000 công ty đã phá sản và khoảng 50.000 công ty vừa và nhỏ biến mất (chết mất xác) hoặc không chính thức đăng ký phá sản theo luật doanh nghiệp. Trong 3 tháng đầu năm 15.300 doanh nghiệp đăng ký phá sản (1), các công ty phả sản có nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chính là do không được sự hỗ trợ của chính phủ về lãi suất vay vốn, lãi suất hiện nay cao kỷ lục năm 2012 là 20% năm và thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% dẫn đến phá sản. Dự đoán các công ty phá sản năm 2013: 150.000, vậy cộng với 105.000 doanh nghiệp phá sản trong năm 2012 là khoản 250.000 doanh nghiệp phá sản. Mỗi doanh nghiệp khoản 40 đến 50 người thì lượng công nhân thất nghiệp qua hai năm có thể lên đến hàng chục triệu người làđiều hiển nhiên. Và số đông đó sẽ đứng lên kết liễu chế độ cộng sản vào cuối năm 2013 hoặc đầu năm 2014 là điều chắc chắn.


Theo qui luật tự nhiên của động vật thì khi động ăn thịt nhiều lên thì số lượng động vật ăn cỏ sẽ ít đi, dẫn đến động vật ăn thịt sẽ tự ăn thịt lẫn nhau? Đó là qui luật sinh tồn của động vật. Còn đối với con người, khi đảng cướp bóc ngang nhiên hoạt động và gần đây nổi lên khắp các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn... mà không ngày nào báo chí không đưa tin. Khi đảng cướp không còn cướp được của dân nữa, chúng sẽ tự cướp lẫn nhau và ngày sụp đổ cả hệ thống đảng cướp là ngày không xa. Còn đối với dân bị áp bức dẫn đến đói khổ, lại phải đóng các khoản thuế cao để nuôi ba triệu đảng viên thì chế độ cộng sản sẽ sụp đổ là điều không thể tránh khỏi lửa đã ngút trời chỉ đợi một cơn gió.

Cù Huy Hà Bảo
danlambaovn.blogspot.com
xuong  
#4 Đã gửi : 11/05/2013 lúc 01:12:08(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thế nước từ lòng dân

Chu Vũ vương sai người đi quan sát động tĩnh của triều đình vua Trụ.

Người quan sát trở về bảo: Triều đình nhà Thương đã loạn rồi.

Vũ vương hỏi: Loạn đến mức nào?

Người quan sát đáp: Người tốt thì không thấy mà người xấu thì đầy đường. Vũ vương nói: Vẫn chưa phải là thời

cơ đã đến.

Người quan sát đi sang nước Thương, ít lâu sau về bảo:

– Thương triều càng loạn.

Vũ vương hỏi: Loạn đến mức nào ?

Người quan sát đáp: Những người hiền đức đều phải bỏ trốn.

Vũ vương nói: Vẫn chưa phải là thời cơ đã đến.

Người quan sát quay lại nước Thương một lần nữa. Ít lâu về bảo rằng: Thương triều loạn lớn rồi.

Vũ vương hỏi: Loạn đến mức nào?

Người quan sát đáp: Dân chúng oán ghét thâm gan tím ruột mà không ai dám hé răng.

–Vũ vương vỗ tay cười nói: Đã đến lúc rồi đó.

Chu Vũ vương tìm đến ông Lã thái công bàn mưu phạt Trụ

Lã thái công bàn:

– Tiểu nhân đầy đường thì nhân mạng rẻ rúng, người hiền trốn chạy thì kỷ cương bắt đầu tan vỡ, dân oán mà

không dám oán than là chính trị hà khắc đã quá mức, ta đem binh mà đánh sẽ thắng lớn.

Chu vũ vương điểm trên ba ngàn tinh binh tiến đánh nhà Thương, thế như chẻ tre, vài ngày bắt giết được Trụ

vương, tiêu diệt nhà Thương.

Xét tình hình chế độ CS hiện nay chẳng khác gì nhà Thương trước đây, người hiền tài muốn bỏ nước ra đi, tiểu

nhân đắc chí hoành hành làm xã hội nhiễu nhương, chính trị độc tài hà khắc không có đối lập, xã hội dân sự bị đàn

áp, người dân sống trong sợ hãi chỉ lo tìm miếng ăn không màng quốc sự, đất nước an nguy mặc kệ coi như

không phải việc của mình, đến đâu thì đến. Nguyên khí quốc gia đã suy vong đến cùng kiệt, xã hội chết lâm sàng

vì độc tài, tham nhũng, bất công và nghèo đói lạc hậu, thế hệ trẻ không có tương lai không lý tưởng phục vụ quốc

gia dân tộc vì không coi quốc gia dân tộc là của mình chỉ sống bằng hiện tại, não trạng thực dụng ấu trỉ . Tầng lớp

lãnh đạo thì sống xa hoa phè phỡn, coi khinh dân chúng như cỏ rác, biến quân đội ( lực lượng bảo vệ quốc gia,

quyết định sự an nguy của dân tộc và đất nước) thành gia nô cho đảng CS.

Đảng CS coi đất nước này như của riêng mình thì làm sao người dân có ý thức bảo vệ quốc gia, sống và làm việc

để phụng sự dân tộc vì một lẽ dể hiểu không ai muốn cống hiến tài năng và xương máu để bảo vệ cái không

thuộc về mình, chỉ là bị bắt buộc trong một tình thế nào đó mà thôi.

Danh dự quốc gia và lòng tự hào dân tộc bị xói mòn đến mức phá sản nên mới có những hiện tượng người phụ

nữ đi làm điếm khắp nơi nào có thể, công nhân xuất khẩu lao động bỏ trốn không muốn về nước, ai cũng nghĩ và

hành động vì chính mình mà không hề nghĩ đến thể diện quốc gia dân tộc.

Lãnh đạo thì hành xử vô liêm sỉ, chính sách đối ngoại mơ hồ nhận thù làm bạn, đem chiêu bài 16 chữ vàng và 4

tốt chụp lên đầu cả dân tộc, biến 85 triệu dân thành một bầy cừu, tầng lớp trí thức thì chỉ biết ăn theo đảng cầm

quyền mà không ý thức vai trò cao quý của mình trong xã hội.

Tầng lớp trí thức cũng vàng thau lẫn lộn, những người có thực tài, thực học cũng ngang bằng (thường thường là

lép vế ) so với những quan chức xài bằng giả, “học giả”. Trí thức bị đối xử như gia nô của đảng, phải quỵ lụy để

được tiến thân, trí thức chỉ biết sống vì cơm áo, trí thức bị làm nhục thì tìm đâu ra nhân tài hào kiệt để dẫn đạo

nhân dân.

Đảng CS giành lấy vai trò độc tôn lãnh đạo, biết lòng dân không phục đảng dùng nhà tù, công an và quân đội để

khuất phục dân, khủng bố dân bằng nhiều thủ đoạn cả tinh vi lẫn thô thiển khiến người dân căm giận nhưng không

dám hé răng phản kháng, lâu dần gần 70 năm ở miền Bắc và 38 năm ở miền Nam VN, đảng CS đã biến một dân

tộc anh hùng thành một bầy cừu ngoan ngoãn nhẫn nhục, điều này giúp cho đảng CS yên vị trên ngai vàng nhưng

đã hủy diệt hào khí quốc gia và niềm tự hào dân tộc, mà hào khí quốc gia và niềm tự hào dân tộc là hai cột trụ để

bảo vệ đất nước và chấn hưng dân tộc, CSVN đã đi theo lộ trình của thực dân Pháp nhưng tàn bạo và hà khắc

hơn rất nhiều.

Chính vì vậy mà nguy cơ bị cuốn vào quỹ đạo của Trung hoa là khó tránh được vì một dân tộc một đất nước nhu

nhược cầm đầu bởi một đảng cầm quyền không có viễn kiến không có mưu lược, không có tâm thức và ý chí

phục vụ đất nước và cực kỳ tham nhũng, thực dụng thì làm sao có thể tham gia vào cuộc chơi quốc tế đầy rủi ro?

Thế giới là một trường đua, không ai đợi ai, không ai nhường ai, sự thất bại của dân tộc này là cơ hội thành công

cho dân tộc khác, chỉ cần chậm chân, sai lầm là phải trả giá, bị vượt qua và chịu thiệt thòi.

CSVN chỉ chạy theo những con số ảo, những thứ danh hão nhằm mục đích tuyên truyền mỵ dân để biện hộ và

tìm kiếm sự chính danh và chính đáng cho một đảng cầm quyền độc tôn, độc đoán không được lòng dân như :

– Bằng mọi giá CSVN chiếm cho được vị trí số 1 về xuất khẩu gạo trên thế giới (nhưng chưa được).

Ai cũng biết rằng xuất khẩu gạo không mang lại nhiều ích lợi cho quốc gia. Bằng chứng cụ thể là người nông dân

trở nên nghèo hơn từ vị trí số 1, số 2 này, người nông dân cần giá lúa cao hơn để có thể tiếp tục sản xuất.

– Hiện nay chế độ CSVN có số Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ nhiều nhất Đông nam Á, tính bình quân theo đầu người

số lượng Giáo sư ,Tiến sĩ, Thạc sĩ xếp vào hạng nhiều nhất thế giới?!.

Điều này không làm thế giới nể phục chỉ tạo nên sự mỉa mai và cay đắng cho dân tộc khi người cải tiến chiếc máy

cắt cỏ thành máy gặt lúa lại là một nông dân!

Chưa bao giờ trong lịch sử, người VN cảm thấy tủi nhục như ngày hôm nay!

CSVN đàn áp mọi ý tưởng và hành động muốn thay đổi sang thể chế dân chủ để đưa đất nước thoát khỏi bế tắc,

họ ngụy biện rằng “dân chủ sẽ dẫn đến hỗn loạn” như Thái lan, như Đông Âu trước đây.

Nhưng ngày hôm nay Đông Âu đã phát triển ngoạn mục và bền vững, Thái lan cũng đã ổn định và phát triển tốt

đẹp hơn thì họ không nói gì về điều này!?.

CSVN biện minh rằng VN cần sự ổn định để phát triển kinh tế, nhưng hiện nay tình hình kinh tế sa sút, khủng

hoảng, thất nghiệp tràn lan và không có một cơ may nào để thoát khỏi trong những năm sắp tới thì họ lờ đi.

Nhìn thấy sự bế tắc trong lộ trình và chiến lược giữ nước và phát triển lâu dài , nhóm 72 Nhân sĩ trí thức đã góp ý

để sữa đổi Hiến pháp sang thể chế dân chủ, Hội đồng Giám mục VN, Giáo hội PGVN thống nhất, Giáo hội

PGHHTT đều có cùng một đòi hỏi, một ý chí …v v..

Đặc biệt là những người trẻ chủ xướng Tuyên ngôn công dân Tự do đã thể hiện lòng dân hiện nay , nhân dân VN

đã gởi đến đảng CS một Thông điệp rất rõ ràng và mạnh mẽ chưa từng thấy rằng: Chúng tôi muốn đất nước đi

theo con đường Dân chủ, có tự do chính trị, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, báo chí, tự do biểu tình và lập hội.

Nhân dân muốn hành xử quyền làm chủ đất nước và vận mệnh của mình bằng quyền lực của lá phiếu để thay đổi

chính phủ.

Nhưng cho đến nay đảng CSVN vẫn bỏ ngoài tai những nguyện vọng và đòi hỏi chính đáng đó, họ còn dùng

những thủ đoạn lố bịch để biện minh cho thái độ ngoan cố bất chấp lòng dân.

CSVN đang chơi một nước cờ liều lĩnh, họ vẫn cố bám quyền lực và đi ngược lòng dân khi biết rằng lịch sử đã

nhiều lần chứng minh một nguyên tắc “Dân chính là nước, nước có thể nâng thuyền và nước có thể lật thuyền”.

Những người CS cấp trung và cấp thấp là một bộ phận của nhân dân , họ có những quyền lợi tương đồng với đại

chúng . Điều này giúp họ dễ dàng hội nhập với phong trào quần chúng để cô lập ban lãnh đạo đảng CSVN là Bộ

chính trị và Trung ương đảng.

Người nào đứng về phía nhân dân thì tương lai sẽ mở cửa ra với họ, còn ai chống lại nhân dân là tự sát vì những

ủy viên Bộ chính trị và Trung ương đảng có hàng trăm triệu đến vài tỷ dola nên họ có cơ hội để đào thoát sang

một nước Châu Phi nào đó hy vọng tránh được sự trừng phạt của nhân dân và luật pháp (chỉ là hy vọng thôi), còn

những đảng viên không có những điều kiện đó phải ở lại và chung sống cùng nhân dân, nếu gây tội ác chẳng khác

nào tự đào hố chôn mình để phục vụ kẻ khác.

Lòng dân chính là ý trời không ai có thể chống lại được.

Đó là luận thế lúc thời bình, còn một khi thế giới và khu vực có biến thì sẽ là thảm họa cho đảng CS và tất cả

những đảng viên ăn theo vì lúc đó mọi việc đã quá muộn, mọi cơ hội đã mất.

Lòng dân tạo nên thế nước là vậy.

Tác giả: Huỳnh ngọc Tuấn
xuong  
#5 Đã gửi : 12/08/2013 lúc 08:04:10(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lê Hiếu Đằng : Cần cho lập thêm các đảng đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam
UserPostedImage
Luật gia Lê Hiếu Đằng
RFI/Capdevielle

Trong bài viết mang tựa đề đơn sơ là « Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh » đăng trên mạng Bauxite ngày hôm nay 12/08/2013, luật gia Lê Hiếu Đằng đã nói lên những trăn trở của mình về vấn đề đa nguyên đa đảng, về vấn đề độc lập, tự do dân chủ và hạnh phúc …
Bài viết trong những ngày thập tử nhất sinh tại bệnh viện của vị luật gia nguyên là Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, lại mang đầy chất lửa, đầy tính chiến đấu. Đặc biệt ông đã mạnh dạn đặt vấn đề thành lập các đảng đối lập, chẳng hạn một đảng dân chủ xã hội, thay vì đảng Cộng sản độc quyền như hiện nay. Ông thách thức bất kỳ lãnh đạo nào trong bộ máy của đảng Cộng sản trả lời ông một cách công khai về vấn đề trên.

RFI Việt ngữ đã trao đổi với luật gia Lê Hiếu Đằng hôm nay.


Tải để nghe Luật gia Lê Hiếu Đằng tại Sài Gòn


Theo RFI
xuong  
#6 Đã gửi : 15/08/2013 lúc 08:16:37(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bỏ Đảng
UserPostedImage
Từ trái qua: Chủ tịch Trương Tấn Sang, TBT Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bỏ phiếu tại Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội hôm 17/1/2011. AFP photo
Tờ báo The Epoch Times, được cho là gần gủi với phong trào Pháp Luân Công tại Trung quốc có hẳn một góc nhỏ để công bố số đảng viên đảng cộng sản Trung quốc rời khỏi đảng. Trong bài viết mới nhất của ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên lâu năm của đảng cộng sản Việt Nam có câu “tôi biết nhiều đảng viên đang muốn ra khỏi Đảng, hoặc không còn sinh hoạt Đảng (giấy sinh hoạt bỏ vào ngăn kéo). Vậy tại sao chúng ta hàng trăm đảng viên không tuyên bố tập thể ra khỏi Đảng và thành lập một Đảng mới”.
Trong suốt lịch sử Việt Nam hiện đại, không có một tổ chức chính trị nào ngự trị vũ đài chính trị của đất nước một cách tòan diện và dài lâu như đảng cộng sản. Đó là một tổ chức chính trị chặt chẽ, có sức hấp dẫn từ những năm đầu thế kỷ 20. Sức hấp dẫn ấy đến từ những lý tưởng công bằng xã hội, từ nỗi niềm mong ước giải quyết tòan diện các vấn đề của xã hội lòai người. Sự hấp dẫn cộng sản còn mạnh mẽ hơn nữa sau khi thí nghiệm đầu tiên được thực hiện tại nước Nga và các quốc gia phụ thuộc của nó, nơi mà thông tin ít ỏi được mang ra làm khơi gợi trí tò mò.

Bức màn sắt đã sụp đổ. Thí nghiệm cộng sản đầu tiên đã thất bại một cách rõ ràng, khó có lời biện hộ mang tính thuyết phục. Chỉ còn lại trên trần gian này những thí nghiệm cộng sản, biến thái với thời gian, trong cuộc hôn nhân đầy sóng gió của nó với kinh tế thị trường.
Một cán bộ giảng dạy có bằng Tiến sĩ, là đảng viên cộng sản dạy đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, đang rời khỏi đảng cho chúng tôi biết,

“Khoảng năm 2011 thì tôi thấy tình hình không ổn. Chính sách không ổn, thực tế không ổn, sự quản trị không ổn của một đảng duy nhất, nên tôi làm đơn xin ra khỏi đảng.”

Ngoài những lý do của sự hấp dẫn cộng sản là mong ước về công bằng xã hội đã đề cập bên trên, sự hấp dẫn của đảng cộng sản Việt Nam còn có lý do từ một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mà bao lâu nay Đảng đã rất thành công trong việc duy trì tính chính danh của mình. Từ cuộc đấu tranh đó đảng biện minh cho ngôi vị độc tôn của mình. Tuy nhiên lý do biện minh đó cũng đang bị thách thức. Một trong những thủ lĩnh phong trào sinh viên tại các thành thị miền Nam trước 1975 là Huỳnh Kim Báu nói với đài Á châu tự do,

“Chuyện công lao quá khứ với hiện tại là hai phạm trù khác nhau. Anh có thể có công với quá khứ nhưng bây giờ có tội với tương lai. Không thể xét đoán công với tội mà cả dân tộc này chịu sự cai trị của Đảng suốt đời như vậy. Trong khi đó dân tộc, đất nước có trước Đảng. Trước khi là một Đảng viên thì là người Việt Nam đã, cái đó là điều hiển nhiên cho nên không thể lấy lập luận đó để bảo vệ.”

Sự bất hợp lý của mô hình cai trị độc đảng đó được người giảng viên đại học đang rời khỏi đảng nêu rõ,

“Cái đa đảng nó làm cho nhiều trường phái đấu tranh với nhau, từ đó chọn ra cái tốt nhất cho đất nước, chứ kiểu độc tôn là hoàn toàn không ổn.”

Người giảng viên này cũng nói về sự khủng khiếp hiện tại ở Việt Nam khi chứng kiến sự cấu kết giữa đảng nắm quyền và các nhóm lợi ích, hiện đang chi phối xã hội.

Những đảng viên nông dân, một lực lượng quan trọng của đảng cộng sản, không có những lý luận về quản trị như trên, chắc là cũng không hiểu lý tưởng cộng sản ở những năm đầu thế kỷ 20 như thế nào, nhưng họ hòan tòan ý thức được là đứng trong hàng ngũ đảng cộng sản hiện nay là không cần thiết, khi cuộc sống của họ bị đe dọa bởi các nhóm lợi ích. Một nữ đảng viên ở làng Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, vì không chấp nhận giao đất cho các công ty, đã bị khai trừ khỏi đảng, bà nói với chúng tôi về chuyện đó không chút luyến tiếc,

“Bao năm phấn đấu vào đảng, nhưng nay họ làm sai, tôi không cần nữa. Bây giờ cần dân hơn cần Đảng. Thân mình mình phải lo, chứ khi người ta lo đến mình là mình toi rồi.”

Sự hấp dẫn của chủ nghĩa đã không còn nữa, cho nên đảng cộng sản phải lấy tư lợi ra để thu hút người vào đảng. Ông Lưu Hiểu Ba, người bất đồng chính kiến nổi tiếng đang bị cầm tù tại Trung Quốc viết rằng động cơ xin vào đảng của thanh niên Trung Quốc chỉ là tư lợi.

Người anh em của đảng Trung quốc là đảng Việt Nam cũng có cùng phương pháp. Người cán bộ giảng dạy ở TP HCM nói tiếp về nguyên nhân tại sao anh vào đảng,

“Lúc ấy tôi muốn lấy một học bổng trong chương trình liên kết với Đại học Curtin bên Úc, mà muốn như thế thì phải là đảng viên đảng cộng sản.”

Bỏ qua ý tưởng tư lợi, thì sự ham mê cống hiến có lẽ cũng là lý do của nhiều trí thức trẻ, với hòai bão được cống hiến, được làm khoa học, và trong một thời điểm lãng mạn nào đó của cuộc đời, nghĩ rằng đảng cộng sản sẽ giúp mình thực hiện hòai bão ấy. Khi được hỏi anh nhìn nhận như thế nào về cảm tình của giới trẻ có học thức hiện nay đối với đảng cộng sản, anh trả lời ngay lập tức là không hề có.

Nếu cách đây mấy mươi năm người cộng sản Nam Tư Milovan Djilas có nói:

"Nếu ở tuổi hai mươi mà không vào đảng thì là người không tim, nhưng đến tuổi 40 mà còn ở trong đảng lại là người không có trí."

Thì nay có lẽ giới trẻ Việt Nam không cần đến sự chênh lệch đến 20 năm để quyết định.
Theo RFA
xuong  
#7 Đã gửi : 25/08/2013 lúc 08:23:27(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Việt Nam không còn con đường nào khác

Xu hướng hội nhập thế giới trở nên tất yếu không gì cưỡng nổi, Việt Nam không còn con đường nào

khác con đường tự do dân chủ. Không những thế, nó là con đường sống còn của dân tộc Việt Nam đặt

trong bối cảnh thế giới hiện nay, khi nhìn lại chỉ còn vài "quốc gia cộng sản" đi ngược trào lưu tiến hóa

của xã hội loài người.


Bài viết* "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh"* của ông Lê Hiếu Đằng, đã được những trang báo:

Quân Đội Nhân Dân, Đại Đoàn Kết, Nhân Dân mang ra mổ xẻ, mà không, phải nói nó bị mang ra để chì

chiết, thóa mạ một cách phản động, phản khoa học và phản văn hóa như nhiều tác giả phân tích.

Những bài viết của ba trang báo này lẽ ra nên xoay quanh nội dung khoa học mà tác giả Lê Hiếu Đằng

đề cập để phân định trắng đen, ngược lại họ dùng sức khỏe vừa tạm hồi phục của ông như là một

phương tiện để biểu lộ tà tâm và bản chất vô nhân đạo, khi cố tình nhắc chữ "giường bịnh", "người bịnh"

nhiều lần. Điều đó thật khó che giấu tâm địa của họ trước dư luận.

Sai lầm, tội ác của ĐCSVN không chỉ đối với những người họ gọi là "đồng chí" mà tội ác của chính đảng

này còn lớn hơn nhiều lần, đối với dân tộc Việt Nam. Đó là điều cho đến nay thật khó chối cãi trong thời

đại Internet bùng nổ. Xin dẫn ra chứng cớ mới đây, ĐCSVN đã phá nát gia cang của gia đình thường

dân vô tội mà Luật sư Hà Huy Sơn cho biết[1]: (trích)

*"...Nhận tiện gặp luật sư, cô con gái lớn của bà Liên hỏi thủ tục thuận tình ly hôn ở tòa ra làm sao. Và cô

con gái bà Liên kể rằng vì thằng Kha, thằng Uy vướng vào chuyện như vậy nên ảnh hưởng anh rể nó

không được vào Đảng, có vào Đảng thì mới được đề bạt. Nếu vợ nó không chịu cách ly với gia đình

đằng nhà vợ thì nó ly dị và hai bên thuận tình vì con gái bà không thể cách ly với gia đình bố mẹ và 02

em ruột..."*
(hết trích).

Những kẻ hứa hẹn với con rể bà Liên nhìn hạnh phúc gia đình - tế bào đầu tiên và quan trọng nhất làm

nền tảng cho một xã hội nhân bản - sao thật giản đơn đến lạnh lùng và tàn nhẫn như thế(!). Đó có phải

thứ tư duy "búa liềm", hàng chục năm qua đập nát và xén đứt tất cả nhân tâm người Việt Nam, cũng như

để lại những di họa khôn lường cho đến nay chưa xóa nổi?!

Người anh rể của Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy thật khờ khạo và ảo tưởng về những lời hứa hão như

thế! Có lẽ ông ta chưa bao giờ tìm hiểu để biết "danh hiệu" "đệ nhất lật lọng" thuộc về "đảng ta" tồn tại

hàng chục năm qua. Tệ hơn, khi trót "nhúng chàm", người đàn ông đã phá tan gia đình mình, vô hình

chung cũng tự tay lái "chuyến xe cuộc đời" trượt dài trên con đường vong thân, vong bản. Không có gì

bảo đảm tốt đẹp hơn cho phần đời còn lại của người đàn ông này, khi chỉ vì "bả lợi danh", dù là thật đi

chăng nữa, lại đang tâm nghe lời "đảng dạy" bỏ rơi và đoạn tuyệt ân nghĩa vợ chồng - cha con. Đó là nỗi

đau của thường dân do ĐCSVN gây ra và nó cũng là nỗi nhục nhã ê chề của những
ai còn mơ tưởng đến "thiên đường XHCN". Một chính đảng như thế có nên "tự tưởng thưởng" danh hiệu

"đảng ta là đạo đức là văn minh" (?) "Đảng Cộng Sản Việt Nam bách chiến bách thằng", "đảng Cộng sản

Việt Nam quang vinh muôn năm", hay như Lê Duẩn nói [2]: "đảng ta, người lãnh đạo mọi thắng lợi của

cách mạng Việt Nam" bỗng trở nên thô bỉ hơn bao giờ hết!

Trong bài trả lời phỏng vấn BBC, ông Vũ Minh Giang, người được biết là giáo sư, nguyên Phó Giám đốc

Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay [3]:
"...chưa thấy có cơ sở pháp lý nào để cho phép việc thành lập các chính đảng mới ở Việt Nam, bên cạnh

Đảng Cộng sản..."

Thường dân chúng tôi muốn đặt câu hỏi:

- Đảng Cộng sản Việt Nam hiện đang hoạt động theo cơ sở pháp lý nào?

- Giấy phép hoạt động của ĐCSVN mang số hiệu gì? Ngày, tháng, năm được cấp? Người có thẩm

quyền nào ký? Cấp có thẩm quyền nào ban hành?

- Tất cả các bộ luật, nghị định, thông tư hiện hành có do bất kỳ ai mang danh "đảng viên ĐCSVN" ký phát

hành không?

- Người dân sống và làm việc theo Luật hay theo điều lệ đảng?

- Bằng chứng nào cho thấy người dân Việt Nam chọn ĐCSVN lãnh đạo?

Nói cách khác, ĐCSVN hoạt động bất hợp pháp và tiếm quyền dân hàng chục năm qua. Không chỉ Hiến

pháp Việt Nam không cấm lập đảng, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị

(CƯQTVCQDSCT), có hiệu lực từ 23/3/1976, sau đó Việt Nam tự nguyện tham gia và cam kết thực

hiện công ước vào ngày 24/9/1982 cũng nói rõ về tự do tư tưởng, tư do ngôn luận.

Trong Công ước này điều 1 khoản 3 viết:

*"Các quốc gia thành viên Công ước này, kể cả các quốc gia có trách nhiệm quản lý các Lãnh thổ uỷ trị

và các Lãnh thổ Quản thác, phải thúc đẩy việc thực hiện quyền tự quyết dân tộc và phải tôn trọng quyền

đó phù hợp với các quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc".*

Điều 2 khoản 1 viết:

*"Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh

thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền đã được công nhận trong Công ước này, không có bất

kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan

điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác".*

Do đó, cần xem lại hồ sơ cam kết tự nguyện gia nhập CƯQTVCQDSCT của Việt Nam do ai ký, vì Điều

48 CƯQTVCQDSCT viết:

*1. Công ước này để ngỏ cho bất kỳ quốc gia quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, hoặc thành viên của

bất kỳ tổ chức chuyên môn nào của Liên Hợp Quốc, hoặc cho bất kỳ quốc gia thành viên nào của Quy

chế Toà án Công lý quốc tế, cũng như cho bất kỳ quốc gia nào khác được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

mời tham gia Công ước này, ký kết.


2. Công ước này đòi hỏi phải được phê chuẩn. Các văn kiện phê chuẩn sẽ được nộp lưu chiểu cho

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.


3. Công ước này để ngỏ cho tất cả các quốc gia nêu ở khoản 1 điều này gia nhập.


4. Việc gia nhập sẽ có hiệu lực khi văn kiện gia nhập được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp

Quốc.


5. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thông báo cho tất cả các quốc gia đã ký hoặc gia nhập Công ước này

về việc nộp lưu chiểu của từng văn kiện phê chuẩn hay gia nhập.*

Hơn 30 năm qua, chẳng lẽ Việt Nam chưa nộp lưu chiểu cho Liên Hiệp Quốc? Trong khi đó, điều 49

viết:

*1. Công ước này sẽ có hiệu lực ba tháng sau ngày văn kiện phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập thứ 35

được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.


2. Đối với quốc gia nào phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước này sau ngày văn kiện phê chuẩn hoặc gia

nhập thứ 35 đã được lưu chiểu, thì Công ước này sẽ có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày nộp lưu chiểu

văn kiện phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập của quốc gia đó.*

Do đó, không tài nào tin được 31 năm qua Việt Nam quên "nộp lưu chiểu vănkiện phê chuẩn hoặc văn

kiện gia nhập".

Thời điểm ký vào Công ước này, người Việt Nam biết ông Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch Quốc hội

(4/1981 - 4/1987) và ông Trường Chinh là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (7/1981 - 6/1987). Chức vụ Chủ

tịch Hội đồng Nhà nước nghĩa là chức vụ Chủ tịch nước hiện nay do ông Trương Tấn Sang đảm nhiệm.

Nêu lại vấn đề lịch sử này nhằm chỉ rõ, Việt Nam tự nguyện cam kết với quốc tế cũng do những người

đứng đầu Quốc Hội hay đứng đầu Nhà nước, không một ông (bà) nào, dù là Tổng bí thư được phép ký

vào CƯQTVCQDSCT, thậm chí có ký cũng chẳng quốc gia nào công nhận. Do đó, ĐCSVN cần phải

nhận rõ: đảng phái không phải là tuyệt đối, bao trùm toàn xã hội như họ ngộ nhận đến mụ mị và mù

quáng.

Năm 2014, Việt Nam phải trình bày về tình trạng nhân quyền trước Liên Hiệp Quốc - điều hệ trọng mang

thể diện quốc gia, nó cũng không có chỗ cho ĐCSVN tham gia vào.

Đề nghị các luật sư, luật gia nghiên cứu, thảo luận CƯQTVCQDSCT và trình bày trước công luận: trong

trường hợp bất kỳ quốc gia nào (ví dụ như Việt Nam) đã tự nguyện ký gia nhập mà không thực hiện, hay

không thực hiện đầy đủ, thậm chí vi phạm nghiêm trọng, thì biện pháp gì để buộc quốc gia đó khắc phục

hoặc thủ tục tiến hành kiện ra tòa án quốc tế hay Ủy ban Nhân quyền LHQ ra sao.

Suy nghĩ và thao thức của ông Lê Hiếu Đằng về thành lập một chính đảng không nằm ngoài

CƯQTVCQDSCT mà Việt Nam đã tự nguyện tham gia. Nó cũng hoàn toàn phù hợp với Hiến Chương

Liên Hiệp Quốc.

Câu hỏi đọng lại cho đến hết bài viết này: Theo cam kết khi gia nhập WTO, đến 31/12/2018 Việt Nam

phải đoạn tuyệt với nền kinh tế phi thị trường, trong trường hợp không đáp ứng cam kết này thì hậu quả

gì xảy ra và người Việt Nam phải làm gì để khắc phục hậu quả (nếu có)?

Rất mong các luật sư, luật gia và những ai am hiểu về luật lệ quốc tế hãy vạch rõ tất cả và đề ra những

biện pháp khả thi để cứu quê hương trong cơn nguy khốn. Xin đừng để như tình trạng CƯQTVCQDSCT

như một nỗi hổ thẹn của thói trí trá, gian manh mà ĐCSVN đã gây ra để người Việt Nam chúng ta gánh

chịu hậu quả về nỗi nhục quốc thể trước toàn thế giới.

Nguyễn Ngọc Già
_________________


http://xuandienhannom.bl...ruoc-ngay-phien-toa.html[1]

http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&le

ader_topic=981&id=BT13121137141[2]

http://www.bbc.co.uk/vie...giang_on_new_party.shtml[3]

http://hcrc.hcmulaw.edu....:cong-c-quc-t-v-cac-quyn

-dan-s-chinh-tr-1966&catid=6:b-lut-nhan-quyn-quc-t&Itemid=20[4]

Ghi chú:

1/ Hiện nay một số quốc gia đã ký Công ước nhưng không thông qua

- Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (05 tháng 10, 1998).

- Comoros (25 tháng 11, 2008)

- Cuba (28 tháng 02, 2008)

- Nauru (12 tháng 11, 2001)

- São Tomé và Príncipe (31 tháng 10, 1995)

2/ Một số quốc gia khác không ký cũng không thông qua như: Malaysia, Myanmar, Ả Rập Saudi, Brunei

v.v...
http://vi.wikipedia.org/..._Qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF

_v%E1%BB%81_c%C3%A1c_Quy%E1%BB%81n_D%C3%A2n_s%E1%BB%B1_v%C3%A0_Ch%C

3%ADnh_tr%E1%BB%8B
Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ Việt Nam
phai  
#8 Đã gửi : 03/02/2014 lúc 10:23:30(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bỏ Đảng, và những thông điệp đầu năm của đảng

UserPostedImage
Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam. AFP
Năm 2013 chứng kiến nhiều đảng viên cộng sản cao cấp tuyên bố rời bỏ lý tưởng của mình. Nhân ngày sinh nhật đảng cộng sản VN 3/2, Kính Hòa xin điểm lại vài sự kiện bỏ đảng trong năm qua cùng những thông điệp đầu năm của lãnh đạo đảng về đảng của mình.

Nội lực và niềm tin của đảng có còn không?

Đến hẹn lại lên, ngày 3/2 năm nào cũng tưng bừng cờ hoa trên mọi nẻo đường của nước Việt Nam để mừng sinh nhật một đảng chính trị duy nhất nắm quyền từ hàng chục năm nay, đảng cộng sản Việt Nam. Trong bài phỏng vấn dành cho thông tấn xã nhà nước trước thềm năm mới âm lịch mang tựa đề: “Nội lực và niềm tin,” Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam nhắn gửi với các đồng chí của ông về cái gọi là mặt trái của nền kinh tế thị trường đã làm ảnh hưởng đến các đảng viên cộng sản như sau:

“Trong khi mặt trái của kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân; những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống...”

Không thấy ông Trọng định nghĩa về hai mặt trái phải của thị trường là như thế nào, nhưng quả là năm Quý Tỵ 2013 có nhiều đảng viên cộng sản không còn chung tư tưởng và tình cảm với đảng như ông Trọng mong muốn nữa. Trong một bài trả lời phỏng vấn đài RFA, ông Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập tại Việt Nam nói về sinh hoạt đảng và số lượng đảng viên hiện nay như sau,
Chỉ vài năm gần đây, có báo cáo của một số cơ quan Đảng thừa nhận khoảng 30% số đảng viên về hưu không sinh hoạt đảng.

Ở một góc độ khác, nhận định của giới quan sát và phân tích chính trị độc lập là có phần trái ngược và khác biệt lớn so với các báo cáo của đảng. Tức là có đến ít nhất 50% số đảng viên về hưu không sinh hoạt đảng, 30% đảng viên đã nhận thức về hiện trạng quá nhiều bất cập, mâu thuẫn và cả xung đột xã hội. Về việc lãnh đạo đảng xa rời thực tế, yếu kém trong công tác điều hành chính quyền - tỷ lệ này phải lên đến ít nhất 70% theo dư luận.

Hiện tượng rời bỏ đảng

Bản thân ông Phạm Chí Dũng là một đảng viên cộng sản, và trong những ngày cuối
năm Quí Tỵ ông chính thức tuyên bố rời đảng cộng sản. Trước đó, một đảng viên cộng sản thâm niên và nổi tiếng hơn là ông Lê Hiếu Đằng cũng tuyên bố rời bỏ chủ nghĩa cộng sản với lời tuyên bố ngắn gọn rằng để trở thành một người tự do.

Đầu năm 2014 lại thêm một đảng viên giữ chức vụ cao cấp khác là ông Đặng Xương Hùng, lãnh sự Việt Nam tại thành phố Geneva, Thụy sĩ tuyên bố rằng ông đã rời đảng cộng sản vào năm ngoái. Ông viết trong một thư ngỏ,

“Tháng 10/2013 tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam và chức vụ Vụ phó Bộ Ngoại giao, xin tị nạn chính trị tại Thụy sĩ để bắt đầu cuộc đấu tranh đòi dân chủ và tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam.”

Thực ra việc rời bỏ đảng này đã có từ lâu. Ngay sau thời điểm 1975, giai đoạn mà chủ nghĩa cộng sản lên cao nhất tại Việt Nam, nhiều đảng viên nổi tiếng đã rời bỏ lý tưởng thời thanh xuân của họ, như bà Dương Quỳnh Hoa, ông Nguyễn Hộ,…Và trong những năm đầu thế kỷ 21 này, tốc độ thông tin nhanh chóng đang làm mọi thứ dần trong suốt hơn, không đợi đến vài năm sau một đảng viên bỏ đảng mới được biết đến.

Phản ứng trước những thông tin bỏ đảng lan truyền nhanh chóng này, trên trang mạng của báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Việt Nam, ngày 9/1 đăng một bài viết của tác giả Hồ Ngọc Thắng được cho là viết từ nước Đức, mang tựa đề “Họ đã tự mình loại khỏi đội ngũ.” Trong bài viết tác giả đề cập đến nhiều đảng chính trị ở phương Tây và cho rằng việc ra khỏi đảng như vậy là bình thường, không có gì ồn ào.

Tác giả Hồ Ngọc Thắng có lẽ quên mất một điều là khác với các đảng chính trị phương Tây, là đảng cộng sản Việt Nam được Hiếp pháp của họ qui định rằng họ là những người duy nhất lãnh đạo tại Việt Nam. Và như vậy việc rời bỏ đảng này là một điều không bình thường đối với một đảng được qui định là cầm quyền mãi mãi, vì rằng người ta phù thịnh chứ chẳng phù suy.
Sự quan ngại của ông Tổng bí thư được thấy rõ qua hai từ nhận thức và tư tưởng trong thông điệp đầu năm của ông.

Những nhân vật đảng viên có tiếng trong hệ thống quyền lực dĩ nhiên là sẽ được truyền thông quan tâm. Nhưng theo như lời ông Phạm Chí Dũng mà chúng tôi đã dẫn ở phần đầu bài viết, thì còn nhiều đảng viên bình thường âm thầm rời bỏ đảng.

Chúng tôi hỏi chuyện một đảng viên là giảng viên đại học tại Sài Gòn. Anh cho biết là đã nộp đơn ra khỏi đảng cách nay chín tháng sau những băn khoăn và suy nghĩ,

“Khi gia nhập một tổ chức về tư tưởng, có định hướng về đường lối và liên quan đến công việc hàng ngày của mình, lại cảm thấy sự định hướng đó là không ổn, thì việc chia tay, hay không muốn sinh hoạt với nó nữa là chuyện đương nhiên. Mấy anh em có ngồi nói với nhau là không thể cứ nhụt dần dần với chính mình được, mình không dám nói gì, mình càng ở lâu thì mình càng cảm thấy khó chịu.”

Trong lúc ấy, không biết có trùng hợp với thời điểm mà ông Đặng Xương Hùng công khai quyết định từ bỏ đảng của ông hay không, một ngày trước giờ giao thừa, trang web của đảng cộng sản Việt Nam đăng bài viết của ông Lê Dân, Bí thư đảng ủy ngoài nước, tức là bộ phận đảng quản lý những đảng viên như ông Đặng Xương Hùng. Ông Lê Dân viết ca ngợi đảng bộ do ông quản lý như sau,

Công tác chính trị tư tưởng góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, có nhiều đóng góp thiết thực cho công cuộc đổi mới của đất nước; đấu tranh chống các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới.

Như vậy, mặc dù lo ngại về nhận thức và tư tưởng như lời ông Tổng bí thư, đảng cộng sản vẫn có tham vọng giữ vững đội hình của họ, ngoài ra còn mong muốn tác động đến cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

Vẫn chưa biết là liệu việc rời bỏ đảng có tiếp tục nhiều hơn nữa hay không, nhưng theo lời một người ở tuổi trung niên vừa nộp đơn xin bỏ đảng nói với chúng tôi rằng điều ông để ý thấy trong những giờ phút này của ngày 3/2, nhằm ngày mùng ba Tết năm Giáp Ngọ, là đảng cộng sản vẫn cho treo khắp nơi những khẩu hiệu mừng đảng mừng xuân nổi tiếng của mình, dường như để tương thích với lời ông Lê Dân trên kia là bảo vệ đảng rồi bảo vệ đất nước.
Theo RFA
phai  
#9 Đã gửi : 10/02/2014 lúc 09:20:17(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bỏ Đảng vì 'nhiều lý do khác nhau'

UserPostedImage
Ông Đặng Xương Hùng nói ông đã theo Đảng Cộng sản 30 năm
Cựu lãnh sự Việt Nam ở Thụy Sỹ, ông Đặng Xương Hùng, nói với BBC có nhiều yếu tố khác nhau khiến ông rời bỏ Đảng Cộng sản và xin tị nạn chính trị ở Thụy Sỹ.


Ông nói ông đã có 30 năm theo Đảng Cộng sản và đã phải quyết định "đi nốt con đường còn lại hoặc tỏ thái độ".

Một trong những lý do khiến ông rời bỏ Đảng là những thay đổi mà ông và nhiều người mong đợi đã không đến trong lần sửa đổi Hiến Pháp vừa qua.

"Cái thay đổi đó nó phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nó phù hợp với yêu cầu của cả dân tộc, nó phù hợp với xu thế chung của cả thế giới hiện nay, ông Hùng nói.

"Ta đã sang đến thế kỷ 21 rồi mà vẫn còn Chủ nghĩa Mác Lê-nin, vẫn còn tương tự như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba thì ra nước ngoài thật ngượng."

Khi được hỏi về lý do chính khiến ông có quyết định "tỏ thái độ" khi đã ngoài 50 và có nhiều năm làm việc trong ngành ngoại giao và liên quan những đồn đoán về những lý do cá nhân như vợ và con ông đã đang ở Thụy Sỹ, ông nói: "Thật ra tôi không loại bỏ bất cứ yếu tố nào cả.

"Bởi vì từ bỏ những yếu tổ đó là từ bỏ những sự thúc đẩy của quyết định của mình bởi vì quyết định của mình là sự giằng xé rất nhiều những yếu tố khác nhau, từ yếu tố quan điểm chính trị của mình cho đến yếu tố giàn xếp vấn đề gia đình, cho đến những yếu tố giằng xé quan hệ bạn bè rồi những yếu tố về đồng nghiệp, sự quan hệ với nhau bởi vì sự ra đi của mình có thể làm cho một số người rất khó xử.

"Tôi có thuận lợi hơn là tôi có vợ con ở bên này và cái đó là yếu tố thuận lợi hơn so với người khác để mình dễ vượt qua, dễ tỏ thái độ của mình."

Ông Hùng nói vợ ông và hai con sống và học tập ở Thụy Sỹ từ năm 2000 khi ông tới làm việc ở Bỉ lúc con trai ông mới chín tuổi và con gái ba tuổi.

Cựu lãnh sự nói thêm người thân của ông ở Việt Nam rất lo lắng và khuyên ông không nên nói thêm nữa trong khi "nhiều bạn bè im lặng và không có trao đổi tiếp tục nữa."

Ngoại giao 'kênh' với công an

Đề cập tới phiên điều trần nhân quyền hôm 5/2 của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, ông Hùng đánh giá Hà Nội đã có tiến bộ khi cả Thứ trưởng Hà Kim Ngọc và Đại sứ Nguyễn Trung Thành đều khẳng định phiên kiểm điểm nhân quyền vừa qua là trao đổi "hai chiều" và Việt Nam cũng cần "lắng nghe" ý kiến của các nước khác.

Nhưng ông nói ở Việt Nam có sự "kênh nhau giữa các bộ ngành" trong cách ứng xử về nhân quyền.

"Bộ Ngoại giao trong chừng mực nhất định họ cũng rất quan tâm đến nhân quyền cho người dân và người ta cũng rất quan tâm đến lo ngại của cộng đồng quốc tế đối với tình hình nhân quyền trong nước," ông Hùng nói.
"Tuy nhiên sự mong muốn đó của Bộ Ngoại giao không hẳn gặp phải sự đồng tình của các bộ khác, thí dụ Bộ Công an, Quốc phòng ... đều có những mục tiêu khác."

Cựu lãnh sự nói đối với một số chính trị gia Việt Nam "sự tồn vong" của Đảng được ưu tiên hơn "hòa nhập quốc tế" và ưu tiên này được đẩy lên cao trong thời gian gần đây.

Theo ông, Bộ Ngoại giao đã có những can thiệp để không xảy ra những vi phạm nhân quyền, những vụ bắt bớ mỗi khi Việt Nam cần có quan hệ tốt với các nước, nhất là Hoa Kỳ nhưng Bộ Công an có thể không nghe theo vì những lý do của riêng họ.

"Các bộ không bị ảnh hưởng về lợi ích mà chỉ có nhân dân là người được đưa ra làm vật bố thí cho căng thẳng giữa bộ này với bộ kia," ông Hùng nói.

Khi được hỏi về sự chi phối của Bộ Công an với những người công tác ở nước ngoài như trong thời gian ông làm lãnh sự ở Thụy Sỹ từ năm 2008-2012, ông Hùng nói tầm ảnh hưởng của công an Việt Nam không lớn bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Ông nói vai trò của công an ở các cơ quan ngoại giao chủ yếu là quản lý xuất nhập cảnh các đối tượng mà Việt Nam "không thích".

Ông dẫn ra trường hợp một linh mục 85 tuổi từng phục vụ trong chế độ cũ muốn từ Thụy Sỹ về Việt Nam sinh sống nhưng không thể nhập cảnh dù đã được cấp visa.

Tuy nhiên ông cũng nói ông đã can thiệp để tên của linh mục được đưa ra khỏi danh sách cấm nhập cảnh do hoàn cảnh đã thay đổi.

Ông Hùng nói với BBC ông hy vọng Thụy Sỹ sẽ chấp nhận đơn xin tị nạn của ông trên tinh thần tôn trọng nhân quyền.

Theo BBC
song  
#10 Đã gửi : 17/07/2021 lúc 02:07:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người ta thường nói: "Một sợi dây xích chỉ khỏe bằng mắt xích yếu nhất của nó". Ở những mắt xích yếu nhất (Năm 2020 đến 2030 là các năm yếu nhất của đảng búa liềm Việt Nam.)

Việt Nam sẽ trở thành một nước theo hệ thống đa đảng (2020 đến 2030)

Theo Diễn Đàn voatiengviet.com
song  
#11 Đã gửi : 12/12/2021 lúc 04:37:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thiên thời, địa lợi, nhân hòa Việt Nam trở nên một nước theo hệ thống đa đảng

Thời điểm dịch cúm Covid-19 bùng phát, tàu các nước Tự Do vào Biển Đông, hàng ngàn đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam suy thoái hay có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thế hệ trẻ Việt không có bị nhồi sọ về CNCS vì chủ nghĩa đó không còn hợp thời, đã bị đào thải, chống nhân loại, dân chúng bất mãn chế độ...
Do đó Việt Nam trở thành một nước theo hệ thống đa đảng trong vòng từ 2020 đến 2030

Theo ý kiến độc giả RFA tiếng Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.751 giây.