logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/05/2016 lúc 08:14:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,338

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tổng thống Obama sẽ đến Hà Nội vào rạng sáng thứ Hai

UserPostedImage
Áp phích chào đón Tổng thống Mỹ Barack Obama bên ngoài một tiệm may tại Hà Nội, ngày 22/5/2016.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama rời Washington hôm qua 21/5, bắt đầu chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam.

Theo dự liệu, chuyên cơ Air force One chở nhà lãnh đạo Mỹ sẽ đáp xuống sân bay Nội Bài ở thủ đô Hà Nội vào khoảng 1 giờ sáng, giờ Việt Nam, ngày thứ Hai.

Truyền thông nhà nước Việt Nam cho hay sau nghi lễ đón tiếp chính thức vào sáng thứ Hai, Tổng thống Obama sẽ gặp Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Sau đó hai ông sẽ chủ trì một cuộc họp báo chung.

Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng sẽ gặp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Trưa thứ Ba (24 tháng 5), Tổng thống Obama sẽ đáp máy bay đến Sài Gòn.

Theo dự liệu, ông sẽ đi thăm chùa Ngọc Hoàng ở Quận 1, và sang ngày hôm sau ông sẽ gặp gỡ với các lãnh đạo doanh nghiệp trẻ ASEAN.

Sau đó, Tổng thống Mỹ sẽ rời Việt Nam để sang Nhật Bản dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 và đến thăm thành phố Hiroshima.

Nguồn: Reuters, VietnamNet, Jerusalem Post

Sửa bởi người viết 22/05/2016 lúc 09:16:16(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 22/05/2016 lúc 08:16:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,338

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Air Force One tới Hà Nội tối chủ nhật 22/05

UserPostedImage
Hình ảnh tổng thống Mỹ Barack Obama xuất hiện trên đường phố Hà Nội. Trong ảnh, hiệu chụp ảnh của ông Kiều Trí Huy, ngày 21/05/2016.
REUTERS/Kham

Khoảng 9 giờ 30 tối nay, 22/05/2016, giờ Việt Nam, tổng thống Mỹ đến Hà Nội. Với chuyến công du của tổng thống Barack Obama, Washington quyết tâm tăng cường quan hệ thương mại và chiến lược với Hà Nội trong bối cảnh Bắc Kinh chọn thái độ hung hăng tranh chiếm Biển Đông. Trong chương trình thăm viếng ba ngày, lãnh đạo siêu cường quân sự, kinh tế và dân chủ thế giới sẽ lần lượt hội kiến với các nhà lãnh đạo ở Hà Nội, đọc diễn văn và tiếp xúc với giới trẻ ở Sài Gòn.

Sau hai vị tiền nhiệm, George Bush và Bill Clinton, chuyến công du Việt Nam lần thứ ba của một tổng thống Mỹ, kể từ khi chiến tranh kết thúc, ghi dấu thành quả nỗ lực hâm nóng quan hệ giữa hai nước cựu thù, mà trước đây ít ai có thể dự đoán.

Chính quyền Hà Nội trông chờ được Washington hủy bỏ cấm vận vũ khí « sát thương ». Tuy nhiên, theo AFP, chính quyền Mỹ luôn gắn liền quyết định này với hồ sơ nhân quyền, không tiết lộ gì trước khi tổng thống Obama đến Hà Nội.

Nhiều tiếng nói cảnh giác chính phủ Mỹ là không nên quyết định vội vã, phải chờ chính quyền Việt Nam cải thiện nhân quyền trước đã.

Từ Washington, thông tín viên Jean Louis Pourtet phân tích :

"Chính quyền Mỹ mong muốn chuyến viếng thăm này là một thành công và nhấn mạnh đến những tiến bộ về hợp tác trong lãnh vực kinh tế lẫn ngoại giao giữa hai nước cựu thù. Việt Nam thì muốn trở thành một đối tác quan trọng trong hiệp ước thương mại tự do xuyên Thái Bình dương TPP. Tuy nhiên, có một áng mây đen đang bao phủ : đó là hồ sơ nhân quyền.

Tổng thống Obama bị sức ép từ cánh tả đến cánh hữu ở Mỹ nên ông không thể không đề cập đến những chủ đề gây bực bội cho phía Hà Nội. Tổng thống Mỹ cũng sẽ gặp các đại diện xã hội dân sự tại thành phố Hồ Chí Minh để đem lại hậu thuẫn cho họ.

Do vậy, trái với những tin đồn loan truyền trong mấy ngày qua, tổng thống Mỹ khó có thể thông báo quyết định bỏ cấm vận vũ khí sát thương nhân chuyến công du này cho đến khi nào Việt Nam cải thiện tình hình nhân quyền. Trong lúc mà, chính quyền Việt Nam, hiện trang bị vũ khí của Nga, muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp.

Washington đã giảm nhẹ lệnh cấm vận trang thiết bị quân sự cho Việt Nam vào năm 2014. Nhưng các biện pháp này chỉ liên quan đến thiết bị an ninh hàng hải, cho phép Việt Nam đối phó với chính sách bá quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Giới chuyên gia nghĩ rằng Washington sẽ từng bước tháo gỡ cấm vận, nhưng tùy theo nhịp độ cải tiến nhân quyền tại Việt Nam".

Trung Quốc : Mục đích thực của chuyến công du

Chính quyền Việt Nam cũng như dân chúng có nhiều lý do trông chờ chuyến viếng thăm này. Theo chuyên gia Murray Hiebert, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc Tế (CSIS), trong giới lãnh đạo hiện nay, nhiều người vẫn e ngại Mỹ, nhưng đe dọa của Trung Quốc đã làm thay đổi não trạng nghi kỵ và thúc đẩy Hà Nội bắt tay với Washington.

Từ Sài Gòn, thông tín viên Frederic Noir phân tích :

« Về mặt chính thức, mục đích của tổng thống Barack Obama tới Việt Nam là để bàn thảo về TPP - Hiệp định tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương. Tuy nhiên, không ai bị đánh lừa về chuyện này, ngoài lĩnh vực kinh tế, mục tiêu thực sự chuyến công du của tổng thống Mỹ mang tính chiến lược. Đó là nhằm gửi đến Bắc Kinh một tín hiệu mạnh, trong bối cảnh tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc khu vực gây lo ngại trong khu vực.

Trung Quốc không ngừng củng cố nhiều căn cứ tại quần đảo Trường Sa, mà Việt Nam đòi hỏi chủ quyền, với việc xây dựng các đườngg băng máy bay.

Cũng trong chuyến công du này, khả năng dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam cũng sẽ được đặt ra. Đây là một quyết định mang tính biểu tượng cao. Chính quyền Mỹ gắn liền triển vọng này với các cải thiện nhân quyền tại Việt Nam. Đây là một chủ đề rất nhạy cảm tại Việt Nam. Nhiều cuộc biểu tình trong thời gian gần đây liên quan đến các yêu sách về môi trường bị đàn áp.

Hôm thứ Sáu, 20/05, Hà Nội thể hiện một cử chỉ thiện chí với việc trả tự do cho một trong những nhà ly khai chính trị lâu năm nhất, ông Nguyễn Văn Lý. Linh mục Nguyễn Văn Lý bị giam giữ gần hai thập niên.

Về tình hình tại chỗ, nếu chuyến công du của tổng thống Barack Obama khiến giới trẻ Việt Nam chưa từng biết đến chiến tranh phấn khích, thì cũng không nên trông đợi những thay đổi lớn, với một bên là tổng thống Mỹ đã ở vào năm cuối của nhiệm kỳ, và bên kia là tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, vừa tái cử hồi đầu năm, với quan điểm được coi là bảo thủ trong quan hệ với Trung Quốc ».

Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 22/05/2016 lúc 08:19:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,338

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mục đích và ý nghĩa chuyến thăm VN của Tổng thống Obama

UserPostedImage
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.

Dường như sau một lần hoãn vào đầu tháng 11-2015 vừa qua, lần này chắc chắn Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đến thăm Việt Nam. Vì trong cuộc họp báo sáng 10/5, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc đã công bố chính thức, từ ngày 21 đến 28/5-2016 Tổng thống Obama sẽ đi thăm Việt Nam trước, sau đó ông sẽ đến Nhật Bản tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Ise-Shima. Nhân dịp này Ông cũng ghé thăm Thành phố Hiroshima, một trong hai nơi đã bị Mỹ ném bom nguyên tử trong Đệ nhị Thế chiến.

Vậy chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng Thống Hoa kỳ Barack Obama có mục đích và ý nghĩa gì?

Nhiều người cho rằng chuyến đi thăm Việt Nam chỉ ít tháng trước khi hết nhiệm kỳ cuối cùng của một vị Tổng Thống Hoa Kỳ chỉ như là người “cưỡi ngựa xem hoa”, thường mang ý nghĩa ngoại giao hơn là giá trị thực tiễn. Thế nhưng, theo nhận định của chúng tôi và có lẽ cũng của nhiều người thì chuyến đi Việt Nam lần này của Ông Obama có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có giá trị thực tiễn, dựa trên hai yếu tính sau đây:

Một là tính thống nhất trong mục tiêu và chính sách đối ngoại của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ thay nhau nắm quyền tại Hoa Kỳ. Theo truyền thống và kinh nghiệm thực tế, thường hai đảng này khác biệt nhiều trong chính sách đối nội, nhưng nhất quán trong chính sách đối ngoại trên nền tảng quyền lợi quốc gia; có khác chăng là phương cách, biện pháp thực hiện chính sách đối ngoại của mỗi đảng để mang lại nhiều lợi ích nhất cho quốc gia.

Hai là chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn chưa đủ thời gian để đạt mục tiêu, vẫn phải tiếp tục dù chính đảng nào nắm quyền. Đó là chính sách xoay trục chiến lược về Châu Á của Hoa Kỳ, nhằm ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc đang đe dọa quyền lợi và an ninh của các nước nhỏ hơn trong khu vực cũng như của Hoa kỳ.

Vì vậy, khi tham dự Hội Nghị G.7 sau chuyến đi thăm Việt Nam, có phần chắc Tổng thống Obama sẽ nêu bật cam kết của Hoa Kỳ tăng cường hợp tác về ngoại giao, kinh tế và an ninh quốc phòng với các nước và nhân dân trong khu vực này, vì an ninh và quyền lợi thiết thân của Hoa Kỳ.

Chẳng thế mà, khi đến Việt Nam để chuẩn bị cho chuyến đi của Tổng thống Obama, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel, đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương , trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 10-5 vừa qua đã cho rằng,tình hình Biển Đông là mối quan tâm lớn không chỉ đối với Hoa Kỳ mà của tất cả các nước; không chỉ đối với các nước có tuyên bố chủ quyền trong vùng biển này như Việt Nam, Philippines hay Malaysia mà còn là mối quan tâm của các nước khác trong khu vực và cộng đồng quốc tế.

Về quan hệ song phương, trong chuyến đi này, ngưới ta thấy cò hai vấn đề trọng yếu có phần chắc sẽ được Tổng thống Obama và giới lãnh đạo Việt Nam đưa ra thảo luận, đó là việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho với Việt nam.

Về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương như là một liên minh kinh tế phát triển khu vực, nếu được Quốc hội Mỹ phê chuẩn, văn kiện này sẽ giúp Việt Nam có cơ may thoát được ảnh hưởng chính trị và sự lệ thuộc kinh tế nặng nề đối với Trung Quốc.

Về lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Trợ lý Ngoại trưởng Russel cũng trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 10-5 vừa qua, nhấn mạnh, rằng Mỹ đã nói rõ hồi năm 2014 và hiện nay vẫn duy trì quan điểm là quyết định giải tỏa lệnh cấm bán vũ khí vẫn được xem xét dựa trên các tiến bộ Việt Nam đạt được trên các vấn đề căn bản về quyền con người. Trợ lý Ngoại Trưởng Mỹ nói: “Chúng tôi đã nói rõ ở thời điểm đó và điều đó vẫn đúng ở thời điểm này, đó là một trong những yếu tố quan trọng có thể dẫn đến dỡ bỏ lệnh cấm, là tiếp tục đà tiến trong việc Việt Nam đạt các tiêu chuẩn nhân quyền phổ quát cũng như đạt tiến bộ trong các cải cách tư pháp quan trọng. Với sự phát triển của Quan hệ Đối tác Chiến lược, chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc”.

Thực ra việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nếu xẩy ra chỉ có giá trị như một thông điệp gửi đến Trung Quốc, là Việt Nam đã đến gấn Mỹ hơn, để cảnh cáo rằng đứng lấn áp Việt Nam thêm nữa, đứng đẩy chúng tôi đến phải chọn lựa dứt khoát là đồng minh của Mỹ để được bảo vệ. Vì rằng, không có chỗ dựa đồng minh, dù Việt Nam có trang bị vũ khí đủ loại tối tân đến đâu, cũng không thể một mình đương đầu với Trung Quốc.

Vậy thì, mục đích chuyến đi Việt Nam của Tổng thống Obama, chỉ là dịp để Hoa Kỳ và Việt Nam duyệt lại và tái cam kết tiếp tục thực hiện những gì đã được thỏa thuận công khai hay bí mật đạt được trong chuyến đi Mỹ của phái đoàn do Tổng Bí Thư đảng CSVN dẫn đầu vào đầu tháng 7 năm 2015.

Qua thực tế, dường như Hoa Kỳ đã nhìn thấy vị thế khó khăn của một Việt Nam nhỏ yếu bên cạnh một Trung quốc to mạnh và đầy tham vọng đất đai, biển đảo và bá quyền. Do đó đã luôn mềm dẻo trong đối sách với đảng và nhà cầm quyền CSVN và tỏ ra cảm thông với đối sách “Đi giây” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc của Việt Nam. Mặc dầu Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam trở thành một đồng minh của Hoa Kỳ nằm trong vòng đai bao vây, gián chỉ tham vọng bành trướng của Trung Quốc, nhưng không thúc ép mà chỉ tạo áp lực nhẹ nhàng khi cần, để Việt Nam chủ động trong đối sách hai mặt với Trung Quốc nhằm thoát hiểm. Mặc dù Hoa Kỳ cũng mong muốn Việt Nam sớm có chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng và nền kinh tế thị trường tự do, như tiền đề để phát triển toàn diện đất nước theo định hướng của chiến lược toàn cầu, nhưng từ lâu đã không yểm trợ cho một cuộc lật đổ bằng bạo lực để thay thế, mà đã kiên trì thực hiện chính sách “Cải tạo chế độc độc tài toàn trị, độc đảng” thành chế độ “Dân chủ pháp trị, đa đảng” để chuyển đổi một cách hòa bình trong môi trường “Mật ngọt kinh tế thị trường”. Quá trình chuyển đổi này đã được khởi sự từ hơn 20 năm qua, kể từ khi Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (1995) và Việt Nam cũng đã khởi sự chính sách “Mở Cửa”.

Đến đây có thể kết luận rằng, chuyến thăm Việt Nam năm 2016 lần này của Tổng Thống Barack Obama sẽ có ý nghĩa như là sự hậu thuẫn mạnh mẽ Việt Nam nhằm thúc đẩy quá trình “chuyển đổi chế độ độc tài qua dân chủ”. Vì quá trình “chuyển đổi” tịnh tiến sau 20 năm (1995-2015) đã hội đủ “các điều kiện cần”, đó là Việt Nam nay đã có nền kinh tế thị trường mà chính phủ Việt Nam rất mong muốn nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, sẽ được Mỹ xem xét việc công nhận Việt Nam hội đủ các yếu tính của nền kinh tế thị trường, bên cạnh mong muốn được dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Bây giờ chỉ cần “Đảng và Nhà nước ta” thực hiện “điều kiện đủ” là chủ động kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình chuyển đổi trong vòng 5 năm tới (2016-2021) là Việt Nam hoàn tất tiến trình chuyển đổi toàn diện cả kinh tế lẫn chính trị; để Việt Nam có cơ hội trở thành một nước dân chủ với nền kinh tế thị trường tự do, hội nhập hoàn toàn với thế giới văn minh, đưa Việt Nam phát triển toàn diện đến phú cường, tạo thế lực để bảo vệ được chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, biền đảo của Tổ Quốc.

Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo hàng đầu đảng CSVN và nhà cầm quyền trong chế độ độc tài toàn trị “Đỏ vỏ xanh lòng” hiện nay tại Việt Nam nghĩ sao? Nhân dân đang chờ hành động thực tiễn như câu trả lời của Quý vị.
Thiện Ý (VOA)
co  
#4 Đã gửi : 22/05/2016 lúc 11:06:00(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Tổng thống Obama đến Hà Nội

UserPostedImage
Tổng thống Mỹ Barack Obama rời khỏi Air Force One sau khi hạ cánh tại sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội vào ngày 22 Tháng 5 năm 2016.
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đến Hà Nội vào lúc 9:32 tối ngày 22 tháng 5 năm 2016 (giờ địa phương), khởi đầu chuyến viếng thăm Việt Nam kéo dài 3 ngày.

Theo chương trình được các viên chức Nhà Trắng nói với báo chí, sáng nay Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ dự buổi lễ đón tiếp, trước khi hội đàm cùng Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang về nhiều đề tài khác nhau, trong đó có cả tình hình an ninh khu vực và quốc tế. Sau hội đàm, 2 vị nguyên thủ sẽ có cuộc họp báo.

Cũng ngày hôm nay, Tổng Thống Obama sẽ gặp Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, gặp Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bà Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc hồi 1975, ông Obama là vị tổng thống Hoa Kỳ thứ 3 ghé thăm Việt Nam. Hai vị tổng thống Mỹ khác cũng đã đến Hà Nội là ông Bill Clinton hồi năm 2000, và ông George W. Bush hồi năm 2008.

Bên cạnh những hoạt động mang tính cách chính phủ và chính phủ, Tổng Thống Hoa Kỳ còn dự kiến gặp gỡ thành viên xã hội dân sự, tuy không rõ là có bao gồm các nhóm xã hội dân sự tự phát hay không.

Trong thời gian ở Hà Nội, Tổng thống Barack Obama sẽ có bài phát biểu về quan hệ Việt-Mỹ, gặp mặt và nói chuyện với doanh nhân, sinh viên tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế.

Sau đó, Tổng thống Obama sẽ đến Thành Phố Hồ Chí Minh, tiếp xúc với thành viên Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á, doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp.

Những hoạt động này chứng tỏ nghị trình Việt Nam của Tổng thống Barack Obama chú trọng tới phương cách để tăng cường quan hệ đối tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, nhân dân với nhân dân, an ninh, nhân quyền cùng các vấn đề khu vực và thế giới.

Chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang xảy ra ở Biển Đông, vùng biển đang tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Ngay sau khi nhậm chức hồi đầu năm 2009, Tổng Thống Obama quyết định thực hiện chính sách chuyển trục về Châu Á, nhiều lần nói Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực quan trọng trong chính sách đối ngoại của nước Mỹ, đồng thời ông cũng nhiều lần khẳng định sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại đây là điều cần thiết phải làm để bảo vệ ổn định và hòa bình cho vùng đất huyết mạch của nền kinh tế Hoa Kỳ và kinh tế toàn cầu.

Đối với Trung Quốc, Tổng Thống Obama và các viên chức cao cấp trong chính phủ do ông lãnh đạo cũng thường xuyên lên tiếng phản đối chính sách quân sự hóa Biển Đông mà Bắc Kinh đang thực hiện. Bên cạnh những lời phản đối đó, Hoa Kỳ đã nhiều lần đưa tàu chiến và máy bay thám thính bay sát những khu vực đảo Bắc Kinh tự nhận chủ quyền thuộc về họ.

Căng thẳng Biển Đông cộng với mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam dẫn đến câu hỏi lớn được đưa ra tại Washington D.C. trước khi Tổng Thống Obama lên đường đi Hà Nội. Câu hỏi này là liệu ông Obama có dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận võ khí mà Hoa Kỳ đang áp dụng với Việt Nam hay không.

Trước khi Air Force One cất cánh hồi trưa Thứ Bảy vừa rồi, có những dấu hiệu cho thấy nhiều khả năng Tổng Thống Obama sẽ loan báo quyết định bãi bỏ cấm vận, nhưng đến giờ vẫn chưa rõ ở mức độ nào, tức chỉ bãi bỏ một phần hay sẽ dỡ bỏ hoàn toàn.

Hai ngày trước đây, một nhà ngoại giao Châu Á yêu cầu không nêu tên nói với Đài Á Châu Tự Do chúng tôi rằng theo ông biết, Tổng Thống Obama sẽ loan báo dỡ bỏ lệnh cấm vận võ khí đối với Việt Nam, nhưng với một số điều kiện đi kèm.

Nhà ngoại giao Châu Á nói tiếp điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ bãi bỏ từng phần, bãi bỏ tới đâu, ở mức độ nào thì tùy thuộc vào thiện chí của phía Việt Nam.

Trước ngày Tổng Thống Hoa Kỳ lên đường sang thăm Việt Nam, một số vị dân cử Dân Chủ lẫn Cộng Hòa cùng với các tổ chức tranh đấu, bảo vệ quyền làm người đã lên tiếng kêu gọi Tổng Thống Obama đừng vội bãi bỏ cấm vận võ khí, cho tới khi Việt Nam cải tiến tình trạng nhân quyền.

Những lá thư gửi cho Nhà Trắng đều nhắc đến sự kiện vẫn còn những nhà tranh đấu ôn hòa bị công an Việt Nam bắt giữ, bị bỏ tù, quản chế, kêu gọi Tổng Thống Obama nên đòi hỏi Hà Nội tức khắc trả tự do cho những tù nhân lương tâm đang bị giam cầm.

Thứ Sáu tuần trước, Hà Nội đã trả tự do cho một nhà tranh đấu nổi tiếng là Linh Mục Nguyễn Văn Lý, và điều này được nhiều người bình phẩm, gọi là món quà của Đảng Cộng Sản Việt Nam dành cho ông Obama trước khi ông đến Việt Nam.

Bên cạnh việc trả tự do cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do chúng tôi cũng được biết là nhà nước Việt Nam cũng đề nghị thẳng với một số tù nhân lương tâm, nói sẽ cho họ ra khỏi trại giam nhưng với điều kiện phải đồng ý rời Việt Nam, sang Hoa Kỳ định cư.

Ít nhất 2 trường hợp được giới thạo tin ở Washington nói đến, là trường hợp của anh Trần Huỳnh Duy Thức và trường hợp của anh Nguyễn Văn Đài. Cả 2 nhân vật này đều từ chối đề nghị của phía công an, và anh Trần Huỳnh Duy Thức còn tuyên bố sẽ tuyệt thực để phản đối hành động mà công an đối xử với ông trong tù.

Trong thư đề ngày 19 tháng Năm năm 2016 gửi Tổng Thống Hoa Kỳ, ông Brad Adams, Giám Đốc Khu Vực Châu Á của Human Rights Watch nói rõ Tổng Thống Obama phải cương quyết đòi hỏi Việt Nam trả tự do cho những nhà hoạt động ôn hòa, cũng như đòi hỏi Việt Nam không được sách nhiễu những nhà tranh đấu và phải chấm dứt cách hành xử buộc tù nhân lương tâm phải sống lưu vong.

Anh Trần Huỳnh Duy Thức hiện đang thụ án 16 năm tù với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Anh Nguyễn Văn Đài bị bắt từ giữa tháng Mười Hai năm ngoái, đến giờ thân nhân vẫn chưa biết anh đang bị giam giữ ở đâu.

Chuyên cơ Air Force One chở Tổng Thống Hoa Kỳ hạ cánh ở phi trường Nội Bài, Hà Nội, chỉ ít giờ đồng hồ sau khi cuộc bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp vừa mới kết thúc.

Tin chúng tôi ghi nhận được cho hay cuộc đếm phiếu đã bắt đầu từ lúc 7 giờ tối chủ nhật, ngày 22 tháng 5, tức ngay sau khi các phòng phiếu đóng cửa.

Kết quả chính thức sẽ được công bố trễ nhất là 20 ngày sau đó.

Được chú ý đến nhiều nhất là cuộc bầu chọn 500 đại biểu quốc hội trong số 870 ứng cử viên, tất cả đều được đảng đưa ra tranh cử hay chấp thuận cho ghi danh tranh cử. Số ứng cử viên độc lập chỉ có 11 người.

Như thường lệ, truyền thông Việt Nam đồng loạt đưa tin nói tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao, tất cả các tình thành đều ở mức 90% trở lên.

Một số nhà hoạt động mà Ban Việt Ngữ chúng tôi tiếp xúc được nói rằng họ tẩy chay bầu cử, không chấp nhận lối “đảng cử dân bầu”.
Theo RFA
co  
#5 Đã gửi : 22/05/2016 lúc 11:20:43(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Tổng thống Obama đến Việt Nam


Tổng thống Obama vừa chính thức đặt chân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến viếng thăm lịch sử kéo dài 3 ngày tại Việt Nam.

Theo tác giả Gardiner Harris với bài viết đăng trên New York Times vài giờ sau khi Air Force One hạ cánh tại sân bay Nội Bài, Obama đến Việt Nam với mục đích kéo Việt Nam ra khỏi quỹ đạo của Tàu cộng. (1)

Theo New York Times, vấn đề nhân quyền vẫn còn là trở ngại cho việc bang giao chặt chẽ giữa 2 nước. Báo này vạch rõ rằng những tên côn đồ được bảo trợ bởi nhà nước vẫn thường xuyên tấn công và bắt giam những nhà bất đồng chính kiến.

Ông Ben Rhodes, cố vấn an ninh quốc gia của Obama tuyên bố trước chuyến đi của phái đoàn tổng thống là mục tiêu của lần ghé thăm này là để thảo luận vấn đề thảo gỡ cấm vận về vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

Điều này sẽ giúp cho Việt Nam gia tăng khả năng phòng chống quân sự trong thời điểm tranh chấp chủ quyền với Tàu cộng. (2)

Theo BBC và Wall Street Journal (3), để bày tỏ thái độ quan tâm đến vấn đề nhân quyền, trong chuyến viếng thăm 3 ngày này thì Tổng thống Obama dự trù sẽ gặp gỡ với một số nhà bất đồng chính kiến và hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo những thông tin mà CTV Danlambao có được từ LSQ Hoa Kỳ thì cho đến giờ này vẫn chưa có lịch trình chính thức cho việc gặp gỡ chính thức này.

Trong lãnh vực quan tâm đến nhân quyền, tờ báo Telegraph của Anh quốc đã đăng tin ca sĩ Mai Khôi, người được xem là "Lady Gaga của Việt Nam" - theo Telegraph - đã bày tỏ nguyện vọng rằng tổng thống Obama phải tạo áp lực lên nhà cầm quyền CSVN trong vấn đề nhân quyền và cần lắng nghe tiếng nói của những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam. (4)

Ra đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ, người được xem là đang giữ chức vụ quyền lực nhất thế giới, không thấy có sự hiện diện của những lãnh đạo đứng đầu đảng cộng sản, nhà nước, chính phủ, quốc hội. Thay vào đó là một thiếu nữ trao bó hoa cho tổng thống Obama.
UserPostedImage
Photo Doug Mills/The New York Times
Sau màn đón tiếp ngắn gọn tại sân bay quốc tế Nội Bài, ông đã lên xe về khách sạn Marriott (Mỹ Đình, Hà Nội).

Nhiều người dân Hà Nội đã đổ ra đường chào đón nồng nhiệt khi đoàn xe hùng hậu của vị tổng thống Hoa Kỳ đi ngang qua.

Thái độ của người dân Việt Nam khi đón tiếp Obama hoàn toàn trái ngược với những gì xảy ra trước đó trong chuyên thăm của chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình.

Tổng thống Obama dự trù sẽ gặp tứ trụ triều đình gồm có Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân - những người được đảng cử và ngồi vào nhiệm kỳ mới trước khi quốc hội nhiệm kỳ mới được bầu - và Nguyễn Phú Trọng, TBT đảng CSVN.

CTV Danlambao
_________________
(1) http://www.nytimes.com/2...am-obama-china.html?_r=0
(2) http://www.bbc.com/news/world-asia-36354326
(3) http://www.wsj.com/artic...rengthen-ties-1463933484
(4) http://www.telegraph.co....listen-to-dissidents-at/
song  
#6 Đã gửi : 23/05/2016 lúc 07:36:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,338

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hoa Kỳ-Việt Nam cùng bắt tay chống Trung Quốc

UserPostedImage
Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang và tổng thống Mỹ Barack Obama họp báo tại phủ Chủ tịch, ngày 23/05/2016.
REUTERS/Carlos Barria

Chuyến công du của tổng thống Mỹ Barack Obama từ ngày 23-25/05/2016 được hai nhật báo Pháp Le Figaro và La Croix đề cập trong số ra ngày 23/05 với cùng một nhận định : « Hoa Kỳ-Việt Nam, bắt tay nhau chống Trung Quốc ».

Cả hai nhật báo Pháp đều nhấn mạnh rằng chuyến công du đầu tiên của ông Obama tại Việt Nam đánh dấu mong muốn xích lại gần nhau giữa Hoa Kỳ với cựu thù Việt Nam tại vùng Biển Đông nơi Bắc Kinh không ngừng tăng cường ảnh hưởng. La Croix và Le Figaro cùng điểm lại những chuyến công du trước đây của cựu tổng thống Bill Clinton, người đã mở đầu cho thời kỳ bình thường hóa quan hệ giữa hai cựu thù, tiếp theo là tổng thống George W. Bush.

Theo La Croix, chưa bao giờ Trung Quốc lại đẩy Việt Nam và Hoa Kỳ gần nhau hơn như bây giờ. Còn Le Figaro thì nhận định, tổng thống Obama có ba ngày để vận động cho chiến dịch tái cân bằng tại châu Á của Washington.

Trước những hành vi ngày càng hung hăng của Bắc Kinh tại khu vực Biển Đông, Nhà Trắng đã liên tục đưa ra những cử chỉ thân hữu với chế độ cộng sản, được đánh giá là nước đi đầu để đối phó với Trung Quốc. Trong chuyến công du lần này, ngoài tinh thần tăng cường mối quan hệ thương mại và chiến lược với Hà Nội, tổng thống Obama còn quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, bất chấp các chỉ trích từ phía các tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền.

Nhận định về mối quan hệ giữa hai cựu thù, nhật báo La Croix trích phát biểu của giáo sư Jonathan London, chuyên gia về Việt Nam tại đại học Hồng Kông, khẳng định : « Cả hai Nhà nước đã trở thành những đối tác cần thiết của nhau ». Còn Le Figaro trích phát biểu của nhà sử học Dương Trung Quốc : « Quá trình hòa giải ngày có nhiều tiến triển. Chúng tôi nhìn nhận Hoa Kỳ như một yếu tố tích cực mà chúng tôi có chung lợi ích, đặc biệt là để chống lại Trung Quốc ».

Trong chuyến công du của tổng thống Mỹ, hàng loạt hợp đồng thương mại cũng được ký kết, như hợp đồng mua máy bay Boeing của hãng hàng không Vietjet.

Về lĩnh vực quân sự, cả La Croix và Le Figaro có chung quan điểm rằng Hà Nội đang muốn đa dạng hóa các đồng minh của mình để tránh bị phụ thuộc vào vũ khí của Nga. Theo Le Figaro, từ tuần trước, rất nhiều tập đoàn quốc phòng Hoa Kỳ đã đến Hà Nội, như Lockheed Martin, để đàm phán các hợp đồng với Việt Nam. Trên bàn đàm phán là các hợp đồng về việc bán máy bay trinh sát P3-Orion mà Hà Nội muốn trang bị để theo dõi tầu ngầm của Trung Quốc ngoài khơi Biển Đông.

Ngoài các tập đoàn Mỹ, nhiều nhà sản xuất vũ khí châu Âu cũng nỗ lực hiện diện tại Việt Nam. Hà Nội đang nghiên cứu một số khả năng mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp hay Griffin của Thụy Điển.

Giải thích về khuynh hướng ngả sang Mỹ để đối phó với những hành vi bồi đắp và quân sự hóa khu vực Biển Đông của Trung Quốc, ông Nguyễn Ngọc Trương, chủ tịch Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quốc tế, nhận định với Le Figaro : « Trong nội bộ (đảng Cộng sản Việt Nam) đã có nhiều cuộc tranh luận căng thẳng. Chúng tôi phải tìm ra một điểm cân bằng giữa Bắc Kinh và Washington. Để thúc đẩy trọng lược chiến lược của mình, chúng tôi phải có mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ ».

Sự thay đổi quan điểm cũng được ghi nhận trong giới lãnh đạo Việt Nam, thông qua nhận định của ông Murray Hiebert, thuộc Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies), được nhật báo công giáo La Croix trích dẫn : « Dĩ nhiên giới tinh hoa Việt Nam vẫn nghi ngờ Hoa Kỳ, nhưng quyết tâm bành trướng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Biển Đông đã làm thay đổi thật sự quan điểm của họ và đẩy họ xích lại gần Hoa Kỳ ngày càng nhanh hơn ».
Theo RFI
song  
#7 Đã gửi : 23/05/2016 lúc 07:38:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,338

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trung Quốc ngầm cảnh cáo Mỹ về quan hệ với Việt Nam

UserPostedImage
Tổng thống Obama trong cuộc hội đàm với chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, ngày 23/05/2016, tại Hà Nội.
Reuters

Sau khi tổng thống Obama chính thức loan báo quyết định bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, mở đường cho Hà Nội mua các thiết bị quân sự của Mỹ, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã tuyên bố trong cuộc họp báo hôm nay, 23/05/2016, tại Bắc Kinh : « Là một nước láng giềng với Việt Nam, chúng tôi hoan nghênh việc Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ. Chúng tôi hy vọng là những quan hệ như thế sẽ đóng góp cho hòa bình và an ninh khu vực ».

Nhưng trong khi đó, báo chí chính thức của Trung Quốc thì lại ngầm cảnh cáo Mỹ về quan hệ với Việt Nam. Trong một bài bình luận tối qua, 22/05/2016, tức là vào lúc tổng thống Barack Obama đặt chân đến Việt Nam, Tân Hoa Xã cũng viết rằng Trung Quốc « vẫn hoan nghênh việc Hà Nội cải thiện quan hệ với các nước khác, kể cả với Hoa Kỳ ». Tuy nhiên, hãng tin này cảnh cáo ngay rằng Hoa Kỳ không được sử dụng việc cải thiện quan hệ này như là một công cụ để « đe dọa hoặc gây tổn hại các lợi ích chiến lược của một nước thứ ba ».

Theo các chuyên gia, Bắc Kinh chắc chắn sẽ có phản ứng tiêu cực khi thấy Việt Nam được giúp nâng cao khả năng chống lại những tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Như lời nhà phân tích Murray Hierbert, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS, được đài CNN trích dẫn hôm nay, Bắc Kinh có thể sẽ xem việc Hoa Kỳ giúp Việt Nam nâng cao khả năng phòng thủ ở vùng Biển Đông như là một nỗ lực nhằm ngăn chận những hành động xác quyết chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo đang tranh chấp.

Về phần chuyên gia về quan hệ Mỹ -Trung Orville Schell thì cho rằng việc bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam đối với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ là một biểu tượng cho thấy chính sách xâm lấn Biển Đông của ông đã đẩy xa các nước láng giềng như thế nào.

Việc bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam được loan báo vào lúc căng thẳng Mỹ-Trung ngày càng gia tăng trên vấn đề Biển Đông, đặc biệt là sau khi bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đưa ra báo cáo bày tỏ mối quan ngại về việc Trung Quốc tăng tốc bồi đắp và quân sự hóa các đảo tranh chấp. Trong cuộc họp báo ngày 16/05, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hồng Lỗi khẳng định rằng những hoạt động nói trên của Trung Quốc ở Biển Đông chỉ mang tính phòng thủ và nguyên nhân chính gây ra các căng thẳng đó là do Hoa Kỳ gia tăng sự hiện diện ở Biển Đông, đưa chiến hạm và phi cơ đến vùng này để biểu dương lực lượng với lý do « bảo đảm tự do hàng hải ».

Trong cuộc họp báo hôm nay tại Hà Nội, tổng thống Obama đã nhấn mạnh rằng Mỹ và Việt Nam có mối quan ngại chung về các vấn đề trên biển và cả hai đều thấy tầm quan trọng của việc duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông. Theo lời ông Obama, tuy vẫn chủ trương không đứng về phe nào trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Washington ủng hộ một giải pháp ngoại giao dựa trên các « chuẩn mực quốc tế », chứ không phải dựa trên việc nước nào mạnh hơn và áp đảo hơn.

Lập trường nói trên không có gì mới, nhưng việc tổng thống Obama nhắc lại ngay trong ngày đầu của viếng thăm Việt Nam chắc sẽ khiến Trung Quốc càng quan ngại về sự thắt chặt quan hệ Mỹ-Việt, cho dù quyết định bãi bỏ cấm vận vũ khí trước mắt chỉ mang tính biểu tượng hơn là làm thay đổi cán cân lực lượng giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Theo RFI
song  
#8 Đã gửi : 23/05/2016 lúc 07:48:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,338

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mỹ-Việt đồng ý tăng cường các mối quan hệ song phương

UserPostedImage
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang trong buổi tiệc trưa tại Trung tâm hội nghị quốc tế ở Hà Nội, ngày 23/5/2016.

HÀ NỘI—Hoa Kỳ và Việt Nam hôm nay đồng ý tăng cường các mối quan hệ song phương, với việc Tổng thống Barack Obama loan báo dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam. Thông tín viên Cindy Saine của đài VOA gởi về bài tường thuật từ Hà Nội.

Tổng thống Obama hôm nay đã được nghênh đón trọng thể tại Hà Nội khi ông bắt đầu chuyến viếng thăm chính thức đến Việt Nam.

Tại cuộc họp báo chung, Chủ tịch nước Trần Đại Quang loan báo nhà lãnh đạo Mỹ đã trao món quà mà Việt Nam mong muốn nhất từ Washington.

Việt Nam đánh giá cao quyết định của Hoa Kỳ gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Việc này cho thấy quan hệ hai nước đã được bình thường hóa hoàn toàn.

Sự cải thiện các mối quan hệ, kể cả lãnh vực quân sự, giữa Washington và Hà Nội diễn ra trong lúc Việt Nam cảm thấy lo ngại về những hành vi của Trung Quốc mà nhiều người cho là hung hãn ở Biển Đông, nơi hai nước có những vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

Tuy nhiên, Tổng thống Obama nói quyết định cho phép bán vũ khí cho Việt Nam không “căn cứ vào Trung Quốc”, mặc dù giới hữu trách ở Bắc Kinh có phần chắc sẽ không chấp nhận sự diễn giải đó.

Vì tất cả những công việc mà chúng ta làm chung với nhau trong mọi lãnh vực – từ kinh tế, thương mại, an ninh cho tới cứu trợ, nên chúng ta không nên có một lệnh cấm bao quát bao trùm mọi thứ.

Việt Nam và Hoa Kỳ giờ đây dường như đồng ý với nhau là hai bên vẫn còn bất đồng ý kiến về vấn đề gai góc nhất trong mối quan hệ song phương: Tình hình nhân quyền tệ hại ở Việt Nam.

Ngày mai, Tổng thống Obama sẽ gặp gỡ những người thuộc xã hội dân sự tại Hà Nội trước khi lên đường đến Sài Gòn, là nơi mà trọng tâm của chuyến viếng thăm sẽ chuyển sang lãnh vực mậu dịch và các mối liên hệ kinh doanh.

Tòa Bạch Ốc cho biết thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã tăng gần gấp ba trong 7 năm qua, lên tới hơn 45 tỉ đô la mỗi năm.
Theo VOA
song  
#9 Đã gửi : 23/05/2016 lúc 07:51:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,338

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Gs Ngô Vĩnh Long: Biển Đông là chất keo gắn kết Mỹ và Việt Nam

UserPostedImage
Tổng thống Mỹ Obama và chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang. Ảnh tại Hà Nội ngày 23/05/2016. Reuters

Quyết định giải tỏa hoàn toàn cấm vận vũ khí đối với Việt Nam được Tổng thống Mỹ Barack Obama loan báo tại Hà Nội vào hôm nay quả là đã đánh dấu một bước tiến mới trong bang giao Việt Mỹ, với việc hai bên hoàn toàn bình thường hóa quan hệ quốc phòng. Theo giới quan sát, chính vấn đề Biển Đông, với tham vọng độc chiếm ngày càng rõ nét của Trung Quốc, là chất keo gắn kết Mỹ và Việt Nam, với nhân tố an ninh và quốc phòng ngày càng nổi bật.

Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI, giáo sư Ngô Vĩnh Long, trường Đại Học Maine (Hoa Kỳ) đã không ngần ngại cho rằng chính tham vọng Biển Đông của Trung Quốc đã thúc đẩy ông Obama gỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí đối với Việt Nam:

Ngô Vĩnh Long: Tổng thống Barack Obama, trong chuyến đi này, đã củng cố quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam trên nhiều mặt. Và như tuyên bố chung cho biết thì hai bên nhất trí lấy hợp tác phát triển làm trọng tâm trong quan hệ giữa hai nước.

Vấn đề Biển Đông, với tham vọng độc chiếm càng ngày càng rõ nét của Trung Quốc, rõ ràng là lý do thúc đẩy tổng thống Obama tuyên bố gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Nhưng ông đã rất khéo léo khi trả lời báo chí rằng quyết định đó không nhằm vào Trung Quốc hay dựa trên bất cứ một tính toán gì khác, mà là dựa trên tiến trình rất lâu dài của việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.

Lợi ích của Mỹ, về lâu về dài, là bảo vệ an ninh trên biển cả để duy trì vị thế toàn cầu của Mỹ, mà sức mạnh trên biển trong thế kỷ vừa qua là yếu tố tối quan trọng. Biển Đông là nơi mỗi năm hơn một nửa trọng lượng mậu dịch trên biển của toàn cầu được di chuyển qua lại. Những thách thức càng ngày càng mạnh bạo của Trung Quốc ở Biển Đông đe doạ an ninh của toàn thế giới cũng như xói mòn uy thế của Mỹ và làm suy yếu vị thế của Mỹ trong khu vực và trên toàn cầu.

Vì Việt Nam là nước bị thiệt thòi lớn nhất trước sự đe doạ và bành trướng của Trung Quốc, Biển Đông là chất keo gắn kết Mỹ với Việt Nam trong hiện tại và trong tương lai.

RFI: Chuyến thăm này của ông Obama, theo giáo sư, sẽ mang lại cho Việt Nam điều gì trên hồ sơ Biển Đông?

Ngô Vĩnh Long: Chuyến đi này, ngoài việc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí vừa được đề cập đến, Mỹ và Việt Nam đã ký cam kết trên nhiều lãnh vực để tạo “lòng tin chiến lược” với nhau.

Việc thúc đẩy phê chuẩn và thi hành hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngoài ảnh hưởng tích cực về thương mại và kinh tế cho Việt Nam, còn nối kết 12 nước thành viên trong quan hệ an ninh và quốc phòng để bảo vệ lợi ích chung trên biển. Do đó, những cam kết vừa đạt được trong chuyến thăm này của ông Obama cũng góp phần đáng kể cho hồ sơ Biển Đông về xa về dài.

Trước mắt thì tổng thống Obama tuyên bố ngày hôm qua là: “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cử máy bay đến các vùng biển mà luật pháp quốc tế cho phép. Chúng tôi hy vọng các bên tranh chấp giải quyết tranh chấp hòa bình".

RFI: Việt Nam nên làm gì để tận dụng cơ hội Mỹ đang hết sức quan tâm đến Việt Nam? và dư luận thế giới đang chú ý theo dõi chuyến công du của ông Obama?

Ngô Vĩnh Long: Chủ tịch nước Trần Đại Quang tuyên bố sau khi đã hội đàm với tổng thống Obama là chính phủ Việt Nam “tôn trọng nhân quyền… đang tiếp tục thể chế hóa cụ thể quyền con người… quyền công dân…” Những cam kết này được dư luận thế giới theo dõi.

Vì lợi ích của Việt Nam về lâu về dài, các cơ quan của chính phủ Việt Nam, từ trên xuống dưới, nên cố gắng thi hành triệt để những cam kết đó.
Theo RFI
song  
#10 Đã gửi : 23/05/2016 lúc 07:55:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,338

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với cựu thù Việt Nam

UserPostedImage
Tổng thống Obama phát biểu trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, ngày 23/5/2016.

Chính Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang là người bất ngờ thông báo tin này tại một cuộc họp báo chung với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Hà Nội sau cuộc hội đàm song phương. Ông Quang nói Hoa Kỳ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đã áp dụng lâu nay đối với Việt Nam.

Ông Quang nói Washington và Hà Nội đã đồng ý củng cố quan hệ hợp tác về thực chất và chiều sâu, biến công cuộc hợp tác thành cơ sở trong sự hỗ trợ quân sự, thương mại, y tế và trao đổi giữa nhân dân hai nước. Ông Quang hoan nghênh quyết định này như một sự kết thúc một “chương đau khổ.”

Tổng thống Obama đã xác nhận tin này: Ông nói: “Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán thiết bị quân sự cho Việt Nam đã áp dụng khoảng 50 năm nay” Ông nói thêm, “Việc bán này vẫn sẽ phải đáp ứng những điều kiện gắt gao, bao gồm những điều kiện về nhân quyền, nhưng sự thay đổi này bảo đảm là Việt Nam tiếp cận được với các thiết bị cần thiết để tự bảo vệ.”

Tổng thống Obama nói trong thế kỷ vừa qua, Hoa Kỳ và Việt Nam đã chứng kiến sự hợp tác và xung đột, và sau hơn 20 thập niên bình thường hóa quan hệ, bang giao đã “đạt tới một thời điểm mới.”

Đáp lại câu hỏi của một phóng viên về thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong khu vực, tổng thống Obama nói quyết định vừa kể không dựa vào Trung Quốc. Ông nói quyết định được dựa trên ý muốn hoàn tất một tiến trình lâu dài đã bắt đầu hai thập niên trước đây của nhiều cựu chiến binh trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, trong đó theo lời ông, có cả cựu tù binh chiến tranh là Thượng nghị sĩ Cộng Hòa John McCain.

Phản ứng của Trung Quốc
UserPostedImage
Phát Ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh không bình luận về lý do khiến Hà Nội muốn dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí.

Trung Quốc đã phản ứng một cách dè dặt trước thông báo hôm nay. Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nối. “Là một nước láng giềng thân cận với Việt Nam, chúng tôi hoan nghênh mối quan hệ hợp tác bình thường giữa Việt Nam và các nước khác, và chúng tôi hy vọng chắc rằng một diễn biến như thế trong bang giao song phương là thuận lợi cho hòa bình và an ninh trong khu vực.”

Bà Hoa Xuân Oánh không bình luận về lý do khiến Hà Nội muốn dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, mà chỉ nói rằng, “Có thể quý vị nên hỏi Việt Nam. Lệnh cấm vận vũ khí là sản phẩm của thời Chiến tranh Lạnh. Lẽ ra lệnh này không nên tồn tại. Chúng tôi đặt hy vọng vào một mối quan hệ bình thường giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Nhưng hôm qua, Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc đã đăng một bài xã luận nói rằng, “quyết định theo tính toán sẽ chỉ phục vụ cho các mục đích chiến lược của chính Washington trong khi Hoa Kỳ tìm cách tái quân bình ở vùng châu Á Thái Bình Dương.”

Nhân quyền

UserPostedImage
Tổng thống Obama nói Mỹ và Việt Nam vẫn còn những bất đồng về nhân quyền, và mỗi thương vụ bán vũ khí sẽ được xét duyệt trên căn bản từng trường hợp một.

Tổng thống Obama nói Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn còn những bất đồng về nhân quyền, và mỗi thương vụ bán vũ khí sẽ được xét duyệt trên căn bản từng trường hợp một. Nhưng ông nói thời điểm là đích đáng để dỡ bờ một “lệnh cấm bao quát” dựa vào sự cách biệt về ý thức hệ. Ông viện dẫn một mức độ mới về sự tin tưởng và đối thoại giữa quân đội hai nước, và tỏ dấu hiệu có thể có thêm những tàu bè của Hoa Kỳ cập cảng ở Việt Nam “theo lời mời” của chính phủ ở Hà Nội.

Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đã khơi ra một phản ứng gây gắt từ phía ông Phil Robertson, phó giám đốc đặc trách châu Á của tổ chức Human Rights Watch. Ông Robertson nói: “Trong khi ông Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí thì chính quyền Việt Nam bận bắt giữ ký giả Đoan Trang và các nhà hoạt động nhân quyền và blogger khác ngoài đường phố và trong nhà họ. Trong một quyết định bất ngờ, Tổng thống Obama đã từ bỏ lợi thế còn lại của Hoa Kỳ để cải thiện nhân quyền ở Việt Nam, và cơ bản không nhận được điều gì.”

Hai nhà lãnh đạo cũng loan báo các thỏa thuận thương mại mới lên tới 16 tỷ đôla.
Theo VOA
xuong  
#11 Đã gửi : 24/05/2016 lúc 01:31:32(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tổng thống Mỹ cổ vũ cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam

UserPostedImage
Cảnh thanh niên chờ vào Trung Tâm Hội Nghị Mỹ Đình (Hà Nội) để nghe tổng thống Mỹ Obama nói chuyện ngày 24/05/2016.
Reuters

Nhân ngày thứ hai trong chuyến công du Việt Nam, một nước cựu thù do một đảng duy nhất cầm quyền, tổng thống Mỹ Barack Obama vào hôm nay, 24/05/2016, đã nhiệt thành cổ vũ cho mối quan hệ Mỹ-Việt, một nền dân chủ và tự do cho Việt Nam. Theo hãng tin Pháp AFP, thông điệp của ông Obama đã được đón nhận nồng nhiệt với từng tràng pháo tay vang vội hội trường.

Sau khi gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam, thông báo bỏ cấm vận vũ khí, chứng kiến nghi lễ ký kết các hợp đồng thương mại hơn 11 tỷ đôla Mỹ, ăn bún chả, uống bia ở ngoài phố và tiếp xúc với một nhóm nhà hoạt động nhân quyền, tổng thống Mỹ Barack Obama đã dành thời giờ để cổ vũ cho giá trị của tự do, dân chủ trước cử tọa 2000 người trong đó có các nhà lãnh đạo Việt Nam.

Trong thông điệp ứng khẩu tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, và được trực tiếp truyền hình vào sáng nay trước khi lên đường vào Sài Gòn, tổng thống Barack Obama thẳng thắn đề cập đến một số vấn đề vẫn bị chính quyền Việt Nam xem là điều nhạy cảm hay cấm kỵ.

Trong bối cảnh hàng loạt ứng cử viên độc lập bị ngăn chận không được tham gia cuộc bầu cử quốc hội hai ngày trước, tổng thống siêu cường số một bằng giọng nói nhiệt thành khẳng định « Bảo đảm các quyền (tự do dân chủ) không phải là mối đe dọa cho đất nước. Khi các ứng cử viên được tranh cử tự do thì đất nước được ổn định hơn, vì tiếng nói của người dân được tôn trọng ».

Tại một nước mà báo chí bị kiểm duyệt và chỉ đạo chặt chẽ, tổng thống Barack Obama nhấn mạnh đến quyền tự do báo chí : báo chí đuợc tự do, dân sẽ tin vào chế độ. Khi báo chí tự do, phóng viên và blogger mới có thể tố cáo những vụ tham ô hay lạm quyền. Những người cầm quyền buộc phải trả lời về trách nhiệm của họ và như thế tạo ra niềm tin nơi dân chúng.

Do một sự trớ trêu của lịch sử, tổng thống Mỹ biết rõ Việt Nam kỳ vọng vào sức mạnh và ủng hộ của kẻ thù cũ trước tham vọng bá quyền của láng giềng « liền núi liền sông ». Không gọi tên Trung Quốc nhưng tổng thống Barack Obama cảnh cáo thái độ « nước lớn hiếp đáp nước nhỏ » tại Biển Đông.

Ông nhấn mạnh đến mối quan hệ mỗi ngày mỗi tốt đẹp với Việt Nam, ông ý thức những khó khăn do quá khứ để lại nhưng bây giờ hai nước cùng nhìn về tương lai. Khen ngợi thành quả « phi thường » chống nạn nghèo đói, tổng thống Mỹ kêu gọi thanh niên Việt Nam « tự mình quyết định tương lai của mình ».

Theo nhận xét của AFP, thông điệp nhiệt thành của tổng thống Mỹ đã được giới trẻ Việt Nam nhiệt tình ủng hộ. Một sinh viên đại học ngoại thương bày tỏ : "Tôi rất ấn tượng. Tôi sung sướng được thấy tận mắt tổng thống Mỹ. Một giấc mơ đã thành hiện thực. Từ trước đến nay, tôi không bỏ sót thông điệp nào của tổng thống Obama…qua YouTube. Tôi đồng ý với tổng thống Mỹ về nhân quyền, tôi có quyền nói lên những gì tôi nghĩ."

Cũng theo AFP, trước đó, tổng thống Obama đã gặp một số đại diện của xã hội công dân và than phiền là có một số nhà họat động được mời nhưng « không đến được ». Luật sư Hà Huy Sơn, thường biện hộ cho các thành viên bảo vệ nhân quyền, cho biết ông bị công an ngăn chận. Họ nói ông đi đâu cũng được trừ đến Sứ Quán Mỹ. Mạng xã hội loan tin tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà báo Đoan Trang bị câu lưu. AFP cũng không liên lạc được với hai nhà họat động này.

Trong khi đó, nữ ca sĩ Mai Khôi, một trong những nhà hoạt động dân chủ tiếp xúc được với tổng thống Mỹ cho rằng « đây là sự kiện quan trọng, chứng tỏ sự hiện hữu của phong trào vì xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam đã được chính thức công nhận ».

Khoảng một trăm ứng cử viên độc lập, cũng như ca sĩ Mai Khôi, bị chế độ dùng hình thức hiệp thương dàn dựng để gạt ra khỏi danh sách ứng cử viên và tiếp tục gây khó dễ.

Tuy nhiên, có một dấu hiệu cho thấy Hà Nội đã tiến bộ hơn Bắc Kinh : diễn văn của tổng thống Mỹ được truyền hình trực tiếp chứ không bị cắt xén như ở Trung Quốc.

Sáng nay, dân chúng Hà Nội lại có dịp biểu dương lòng mến mộ đối với tổng thống Mỹ. Hàng ngàn người đứng dọc hai bên đường dẫn về phi trường Nội Bài, tiễn chân phái đoàn tổng thống vào Sài Gòn, một thành phố đầy dấu ấn lịch sử trong quan hệ Mỹ-Việt và cũng là lá phổi, là thủ đô kinh tế của Việt Nam.
Theo RFI
xuong  
#12 Đã gửi : 24/05/2016 lúc 02:44:14(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Truyền thông Trung Quốc : Obama "nói dối"

UserPostedImage
Tổng thống Mỹ Obama lúc kết thúc cuộc họp báo tại Hà Nội, ngày 23/05/2016.
Reuters

Hôm nay, 24/05/2016, báo chí chính thống của Trung Quốc lên tiếng cho rằng ông Obama đã « nói dối » khi cho biết việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Hoa Kỳ đối với Việt Nam không nhằm vào Trung Quốc. Bắc Kinh cáo buộc Washington muốn « kìm hãm Trung Quốc».

Trong ngày đầu tiên ở Hà Nội hôm qua, ông Obama đã thông báo sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam sau 41 năm. Chính quyền Bắc Kinh quan tâm nhiều đến sự kiện này bởi vì nó liên quan đến những tranh chấp ở Biển Đông cũng như chiến lược xoay trục qua châu Á Thái Bình Dương của Mỹ.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo cho rằng phát biểu của ông Obama là « một lời nói dối xoàng xĩnh ». Thêm vào đó, Hoa Kỳ muốn lợi dụng Việt Nam để tăng thêm căng thẳng ở Biển Đông, và việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận là không thực thế.

Gần đây, Hoa Kỳ đã cho các tàu chiến di chuyển trong khu vực 12 hải lý của một số đảo do Trung Quốc kiểm soát, với tuyên bố là để đảm bảo tự do hàng hải trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng quân sự hóa trong khu vực đang tranh chấp.

Tương tự như Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, có Việt Nam nhưng không có Trung Quốc, việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí, theo tờ báo, cho thấy Hoa Kỳ muốn kìm hãm Trung Quốc qua ba lĩnh vực : hệ tư tưởng, quân sự, và kinh tế thương mại.
Theo RFI
nga  
#13 Đã gửi : 24/05/2016 lúc 10:55:40(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Vì sao Mỹ bất ngờ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam?

UserPostedImage
Tổng thống Obama loan báo quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hà Nội, ngày 23/5/2016.

Tháng Năm 2016. Dù Tết nguyên đán đã trôi qua từ lâu, nhưng Bộ chính trị mới ở Việt Nam hoàn toàn có lý do để sung sướng khi hát lại một điển ngữ “Mùa xuân ấm áp sẽ đến sau mùa đông lạnh giá”.
‘Mùa xuân ấm áp sẽ đến sau mùa đông lạnh giá’
Chỉ ít giờ đồng hồ sau khi đặt chân đến Hà Nội, Tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố một quyết định gây chấn động: Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam sau 41 năm dựng rào chắn.
Khỏi phải nói, chính quyền còn lâu mới biết tôn trọng nhân quyền đã thỏa mãn đến choáng váng. Nước Mỹ quá đẹp. Mỹ từ ca ngợi tuôn ra như suối chảy. Việt - Mỹ đã hoàn toàn bình thường hóa quan hệ… Mỹ tràn đầy cơ hội bán vũ khí cho Việt Nam…Vai trò của Mỹ được nâng tầm…Obama trong lòng người dân Việt Nam…Lòng tin chiến lược vv…
Nhưng không tờ báo nhà nước nào đả động nguồn cơn chính yếu vì sao Việt Nam đang tha thiết muốn được dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí: có những dấu hiệu nào đó cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị một kế hoạch tập kích đất “Giao Chỉ”, không phải ở thì tương lai xa mà có thể ngay trong vài năm tới, thậm chí ngay trong một số tháng tới.
21/5/2016, chỉ một ngày trước khi Tổng thống Obama đến Hà Nội, Tổng cục 2 thuộc Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập một đơn vị tình báo mới mang tên T1.
“Tình báo Quốc phòng phải phục vụ đắc lực, hiệu quả hơn nữa cho Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội kịp thời phát hiện, đánh giá đúng tình hình để xác định chủ trương, sách lược và biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, nhất là bị động, bất ngờ về chiến lược” - một yêu cầu gần như điều lệnh quân sự được giới lãnh đạo đảng đặt ra.
Việc công bố trên báo chí về thành lập một đơn vị tình báo của Bộ Quốc phòng có thể được xem là bất thường, nếu đối chiếu với truyền thống bảo mật tuyệt đối về thông tin của những cơ quan đặc biệt, nhất là cơ quan tình báo thuộc tầm “chiến lược”.
Hầu như tương tự với sự kiện trên, kịch bản người Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương là khó hình dung nhất trong tất cả các kịch bản đã được nêu ra trước chuyến công du Việt Nam của Obama.
Từ ‘chưa có quyết định nào’…
Tại cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 10 Tháng Năm, 2016, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã bắn một tín hiệu đủ rõ khi nói rằng “chưa có quyết định nào” về lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Trước chuyến đến Hà Nội của Obama chỉ vài ngày, Phó cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống - ông Ben Rhodes - còn cho rằng "Chúng tôi đã không thực hiện quyết định cuối cùng liên quan đến vấn đề này, chúng tôi hy vọng rằng đây sẽ là chủ đề thảo luận với Việt Nam". Dựa theo tin tức đó, một tờ báo của Việt Nam bình luận “Như vậy gần như chắc chắn lệnh cấm vận vũ khí mà Mỹ áp đặt lên Việt Nam sẽ chưa thể được dỡ bỏ ngay trong chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama. Diễn biến mới chắc chắn sẽ làm không ít người phải cảm thấy thất vọng, vì đa phần các dự đoán đều cho rằng đây chính là “món quà” Tổng thống Obama dành tặng riêng Việt Nam”.
Với khá nhiều chuyên gia quốc tế và quốc nội, khả năng triển vọng nhất là Mỹ sẽ chỉ gỡ bỏ thêm một phần lệnh cấm vận, nhưng kèm theo những điều kiện cụ thể về nhân quyền. Việc dỡ bỏ hoàn toàn, nếu có, chỉ có thể diễn ra vào cuối năm 2016 hoặc sang năm 2017.
Trong bối cảnh đó, sự kiện Tổng thống Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đã có cái gì đó phi logic khi có đến nửa trăm nhà hoạt động nhân quyền và xã hội dân sự độc lập ở hai miền Bắc - Nam Việt Nam bị công an thẳng tay ngăn chặn “không cho đi đón Obama”.
Vậy khi đột ngột quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương, người Mỹ nhận được gì từ chính quyền Việt Nam? Cải thiện nhân quyền, gia tăng hiện diện quân sự tại Đà Nẵng và Cam Ranh, hay cả hai?
… đến giả thiết nào?
Giả thiết đầu tiên là đơn giản nhất nhưng khó tin nhất: Washington cảm thấy lệnh cấm vận đã tồn tại quá lâu và “đã đến lúc gỡ bỏ”. Nhưng có lẽ chỉ vài phần trăm trong giới quan sát tin rằng Mỹ - quốc gia khởi nguồn chủ thuyết thực dụng - làm điều này một cách ngẫu hứng.
Giả thiết thứ hai là cuộc mặc cả về cải thiện nhân quyền với Hà Nội.
Trước chuyến công du Việt Nam, khó có thể cho rằng Tổng thống Obama và đoàn tùy tùng của ông có thể dễ dàng bỏ qua áp lực từ Quốc hội Mỹ về vấn đề nhân quyền. Khi đó, phần lớn giới nghị sĩ Mỹ đã quyết liệt yêu cầu Obama phải tỏ thái độ với Hà Nội, và Mỹ sẽ không thể có nhân nhượng nào nếu Việt Nam vẫn tiếp tục bắt bớ bất đồng, sách nhiễu các nhà hoạt động nhân quyền và gần đây đánh đập dã man nhiều người dân đi biểu tình vì môi trường.
11 tháng Năm, 2016 - Ngày Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 22, Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Scott Busby còn khẳng định trước cộng đồng người Việt tại Washington: “Trong khi xây dựng mối liên hệ mạnh mẽ hơn với Việt Nam, tôi xin cam đoan với quý vị rằng nhân quyền vẫn là hàng đầu trong lịch trình của chúng tôi.”
Với giả thiết thứ hai này và nếu Mỹ không thay đổi quan điểm về ưu tiên nhân quyền ngay tại thời điểm Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí, hẳn chính quyền Việt Nam đã phải có một nhượng bộ đủ lớn về cải thiện nhân quyền để có thể nhận được “món quà” từ phía Mỹ. Trong trường hợp khả quan, sự nhượng bộ đó phải là một cam kết có lộ trình rất chi tiết của Việt Nam về cải thiện nhân quyền, bao gồm cải cách luật pháp, tự do tôn giáo, tự do báo chí, Công đoàn độc lập và Xã hội dân sự.
Thế nhưng hàng loạt biểu hiện rõ như ban ngày khi công an Việt Nam chỉ trả tự do trước thời hạn án tù giam có 3 tháng cho duy nhất trường hợp Linh mục Nguyễn Văn Lý - trước khi Obama đến Hà Nội, còn giới hoạt động nhân quyền Việt Nam bị công an ngăn cấm thô bạo và còn bị bắt cóc - khi Obama đã đến Hà Nội…, cho thấy giả thiết về cải thiện nhân quyền là quá khó để đứng vững.
Cùng lúc, nhiều tổ chức quốc tế như Ân xá quốc tế, Theo dõi nhân quyền quốc tế và một số nghị sĩ Mỹ phải bày tỏ phản ứng bất lợi cho Tổng thống Mỹ: cho đến tận bây giờ, Việt Nam vẫn chưa có bất cứ một cải thiện nào “có thể chứng minh được” về nhân quyền mà đủ để Mỹ dang tay tự hủy bỏ một trong những đòn bẩy dân chủ then chốt là lệnh cấm vận vũ khí.
Một phóng viên của đài BBC có mặt tại Hà Nội là Jonathan Head bình luận: việc cân nhắc về nhân quyền với khả năng bỏ cấm vận vũ khí dường như đã được để sang một bên. Điều trớ trêu là phóng viên này đã trở nên một nhân chứng sống cho bình luận của mình khi ông bị chính quyền Việt Nam tước quyền tác nghiệp báo chí ngay vào ngày đầu tiên Obama có mặt tại Hà Nội.
Sau hết, chỉ còn là chủ đề lợi ích - giả thiết thứ ba. Đến lúc này và nếu có thể, hãy nhớ lại triết lý của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát ra vào năm 2013: Nơi nào Mỹ và Việt Nam có lợi ích chung, nơi đó hai bên có thể làm việc cùng với nhau”.
Nơi nào vậy?
Biển Đông!
Còn Cam Ranh?
Không quá khó đoán là lợi ích lớn nhất của Mỹ ở Biển Đông là bảo đảm an ninh an toàn hàng hải cùng tàu bè kinh thương của Mỹ. An ninh Biển Đông lại liên quan mật thiết với các căn cứ quân sự của Việt Nam ở Cam Ranh và Đà Nẵng. Vài ngày trước khi Tổng thống Obama đến Hà Nội, đã xuất hiện tin tức về “có khả năng Mỹ được đặt thiết bị quân sự ở Đà Nẵng để giúp phòng tránh thiên tai”. Phải chăng đó là tiền đề cho sự hiện diện cao hơn và dày hơn của đội ngũ cố vấn và binh lính Mỹ ở vùng duyên hải miền Trung Việt Nam?
Nếu quả thật Mỹ nhận được cam kết của Việt Nam về tăng cường hiện diện quân sự Mỹ ở khu vực Biển Đông, thậm chí có cả một thỏa thuận ngầm nào đó về việc tàu chiến Mỹ có thể ra vào quân cảng Cam Ranh, đó sẽ là lý do đủ lớn và đủ vững để Mỹ thấy “đã đến lúc” dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương.
Bên lề giả thiết trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bất ngờ có chuyến làm việc ở nước Nga của Putin chỉ ít ngày trước khi Obama đặt chân đến Việt Nam. Trong thời gian Thủ tướng Phúc lưu lại Moscow, vài tờ báo Việt Nam phóng tác “Nga có thể trở lại Cam Ranh”. Nhưng sau khi ông Phúc trở về, đã không có bất cứ tin tức nào được công bố trên báo chí về sự “trở lại” ấy. Kết hợp với nhiều thông tin trước đây, có thể xác nhận rằng nước Nga hầu như không còn mặn mà với Cam Ranh, cũng như Việt Nam không nằm trong sơ đồ chiến lược của “Sa hoàng mới”.
Một chi tiết khác cũng rất đáng chú tâm: ngoài Ngoại trưởng John Kerry, có cả Cố vấn an ninh Susan Rice cũng tháp tùng Tổng thống Mỹ trong chuyến thăm Việt Nam. Sự có mặt cùng lúc của bộ ba quyền lực này cho thấy những vấn đề an ninh quan trọng như có bỏ lệnh cấm vận vũ khí hay không chỉ được quyết định vào phút cuối, căn cứ vào một hệ thống kịch bản đã được soạn sẵn.
Thể diện Mỹ: ‘được ăn, được nói, được gói mang về’
Tất nhiên khi công bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí, Tổng thống Obama có lưu ý việc bán từng mặt hàng vũ khí sẽ được xem xét căn cứ vào tình hình nhân quyền của Việt Nam cũng như mục đích sử dụng vũ khí. Nhưng nhiều dư luận cho rằng đây là một câu thòng “cho có” và ý nghĩa của câu này là khá tối nghĩa.
Nếu giả thiết về “thỏa thuận quân sự” giữa Mỹ và Việt Nam là có cơ sở, đó có thể là lý do giải thích vì sao chuyến đến sân bay Nội Bài của ông Obama lại phải dời lại đến đêm 22/5, thay vì buổi sáng hoặc buổi chiều 22/5 là thời gian diễn ra bầu cử quốc hội và cũng là thời gian có thể nổ ra nhiều cuộc biểu tình môi trường. Đến Hà Nội khi màn đêm đã đen đặc, Obama đã không được hưởng không khí đón tiếp nồng hậu vào ban ngày ban mặt của người dân chứ không phải chính quyền Việt Nam.
“Thỏa thuận quân sự” cũng có thể là lý do để giải đáp việc Tổng thống Mỹ lại chọn đến thăm “chùa lạ” - ngôi chùa có tên “Ngọc Hoàng” do người Trung Quốc lập, toàn thờ người Trung Quốc và chẳng hề tiêu biểu cho “truyền thống văn hóa Việt Nam” như một số ai đó trong “bộ tham mưu liên quân Mỹ - Việt” tư vấn cho Obama.
Và càng có thể là lý do để khiến thể diện Mỹ xuống cấp đến thê thảm khi có đến hơn phân nửa khách xã hội dân sự do chính Tổng thống Obama mời vào buổi sáng ngày 24/5 đã bị công an Việt Nam dùng nắm đấm nhốt ở nhà hoặc ở đồn - một sự thật “được ăn, được nói, được gói mang về” dành cho vị thế người đứng đầu cường quốc số 1 thế giới mà có lẽ Quốc hội và người dân Mỹ kiêu hãnh không thể tưởng tượng nổi.

Theo Blog của Phạm Chí Dũng (VOA)
nga  
#14 Đã gửi : 24/05/2016 lúc 10:59:19(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Nghĩ về quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam

UserPostedImage
Người dân ở TpHCM chờ đón Tổng thống Obama, ngày 24/5/2016.

Nhân chuyến công du của Tổng thống Barack Obama tại Việt Nam, chúng ta thử nghĩ về mối quan hệ (chính trị) giữa hai nước từng là kẻ thù của nhau trong suốt thời chiến tranh Việt Nam.

Nhắc đến chữ “kẻ thù”, xin lưu ý là, với các chính khách Mỹ, như họ thường nói, chỉ có những lợi ích quốc gia vĩnh viễn nhưng không có bạn hay kẻ thù vĩnh viễn. Bạn hay thù có thể thay đổi từng lúc, tuỳ theo quyền lợi quốc gia của họ. Mà quyền lợi quốc gia của Mỹ, trong giai đoạn hiện nay cũng như trong vài thập niên tới, chủ yếu nằm ở vùng châu Á – Thái Bình Dương nơi họ bị thách thức lớn nhất từ một cường quốc mới nổi: Trung Quốc. Có thể nói toàn bộ chiến lược quay về với châu Á và Thái Bình Dương của Mỹ đều xuất phát từ những đe doạ đến từ Trung Quốc.

Về phương diện chính trị và quân sự, những đe doạ từ Trung Quốc chủ yếu diễn ra trên mặt biển. Chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, nếu xảy ra, chắc chắn sẽ xảy ra trên biển. Có hai vùng biển chính có thể biến thành chiến trường: Hoa Đông và Biển Đông. Khả năng bùng nổ xung đột lớn ở biển Hoa Đông tương đối ít vì ở đó Trung Quốc phải đối đầu với một kẻ thù rất giàu và cũng rất mạnh, hơn nữa, có quan hệ liên minh chiến lược chặt chẽ với Mỹ: Nhật Bản. Chỉ có ở Biển Đông là Trung Quốc có nhiều ưu thế nhất. Tất cả các đối thủ của Trung Quốc ở vùng biển ấy đều nhỏ và yếu hơn Trung Quốc hẳn. Bởi vậy, để bành trướng lãnh hải và lãnh thổ, chắc chắn Trung Quốc sẽ chọn hướng Biển Đông của Việt Nam. Mà họ đã bắt đầu tiến trình bành trướng ấy thật. Từ hơn một năm nay, họ đã bồi đắp các bãi đá thành đảo nhân tạo và biến chúng thành các căn cứ quân sự. Các nhà bình luận chính trị dự đoán không lâu nữa, Trung Quốc sẽ tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.

Đối diện với nguy cơ bành trướng ấy của Trung Quốc, Mỹ tuyên bố chính sách chuyển trục về châu Á – Thái Bình Dương. Ở vùng này, Mỹ đã có bốn đồng minh lâu đời và đáng tin cậy nhất: Úc, Nhật, Hàn Quốc và Philippines. Từ mấy năm nay, Mỹ ra sức tăng cường hợp tác với nhiều quốc gia khác trong khu vực. Liên quan đến Biển Đông, ngoài Philippines, các nước được nhắm tới đầu tiên là Malaysia, Singapore và Việt Nam. Trong số đó, Việt Nam chiếm vị trí quan trọng hàng đầu vì Việt Nam có đảo và vùng biển bị tranh chấp nhiều nhất. Có thể nói chiến lược đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông của Mỹ sẽ phụ thuộc khá nhiều vào thái độ của Việt Nam: Nếu Việt Nam đồng tình với việc xâm lấn của Trung Quốc, Mỹ sẽ mất đi một chỗ dựa quan trọng. Quan trọng nhưng không phải bất khả thay thế: Mỹ vẫn còn nhiều đồng minh khác trong khu vực.

Về phía Việt Nam cũng vậy. Trừ phi Việt Nam cam tâm bán đứng Biển Đông cho Trung Quốc, cách duy nhất để Việt Nam có thể bảo vệ chủ quyền của mình trên Biển Đông là phải liên kết với Mỹ. Trước hết, cần loại trừ ngay khả năng Việt Nam có thể một mình bảo vệ được chủ quyền của mình. Tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay khác hẳn những năm 1978-79. Để tự vệ, Việt Nam cần có đồng minh. Từ mấy năm nay, Việt Nam cố sức xây dựng đối tác chiến lược với nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng những quốc gia thực sự có thể giúp Việt Nam trong thế trận đương đầu với Trung Quốc rất hiếm. Ngay cả Nga, nước Việt Nam hy vọng nhất, mới đây cũng tuyên bố ủng hộ Trung Quốc trong chính sách phi quốc tế hoá các tranh chấp ở Biển Đông. Ấn Độ cũng không phải là nước đáng tin cậy: Một mặt, Ấn Độ có truyền thống phi liên kết lâu đời; mặt khác, về quân sự, Ấn Độ cũng không phải là đối thủ của Trung Quốc. Đó là chưa kể, về quyền lợi, không có lý do gì để Ấn Độ chọn đứng hẳn về phía Việt Nam. Một số quốc gia khác, như Úc hay Nhật chỉ có thể trở thành hữu dụng khi Mỹ cũng nhập cuộc. Thành ra Việt Nam chỉ có một đồng minh duy nhất có động cơ và đủ khả năng để giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông: Mỹ. Không còn nước nào khác. Tuyệt đối không.

Bởi vậy, có thể nói tuy cả hai có cùng quyền lợi trên Biển Đông nhưng rõ ràng là Việt Nam cần Mỹ hơn là Mỹ cần Việt Nam.

Đó là trên nguyên tắc.

Trên thực tế, cho đến nay, nước bày tỏ nhiều thiện chí nhất là Mỹ chứ không phải Việt Nam. Để củng cố mối quan hệ song phương, Mỹ có hai nhượng bộ chính: Một, thừa nhận thể chế chính trị phi dân chủ của Việt Nam (qua việc tiếp đón Nguyễn Phú Trọng ở Nhà Trắng, và những cam kết không xâm phạm vào thể chế của nhau) và hai, làm ngơ trước những sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại Việt Nam khi quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Trong khi đó Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền. Thả người này ra, họ lại bắt người khác. Trong nhà tù của họ, do đó, lúc nào cũng đầy những tù nhân lương tâm, không có tội nào khác ngoài việc đòi hỏi dân chủ hay chống lại Trung Quốc.

Ở phương diện này, có thể nói Việt Nam đã “thắng” Mỹ.

Có điều, đó chỉ là những cái “thắng” tạm thời. Về lâu về dài, để xây dựng cái Nguyễn Tấn Dũng gọi là “niềm tin chiến lược”, hai bên cần chia sẻ với nhau những bảng giá trị chung, trong đó, nổi bật nhất là những vấn đề liên quan đến nhân quyền. Không có sự chia sẻ ấy, mọi sự hợp tác đều vẫn bị giới hạn. Chính sự giới hạn đó sẽ làm Việt Nam bị thiệt khi thực sự đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông.

Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.609 giây.