logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 01/06/2016 lúc 07:44:13(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Câu chuyện nghe được giữa hai người bạn hàng xóm già, một nam một nữ, trong phòng sinh hoạt của một khu chung cư.

Cụ ông: “Hồi nào giờ, tui chỉ nghe nói mà cũng nghĩ rằng chúng ta mắc món nợ đối với những người chiến sĩ mang thương tật trên chiến

trường hay vị quốc vong thân vì họ hy sinh đi để chúng ta được sống. Chuyện này quá rõ ràng, chỉ những người không có đầu óc, không có

trái tim mới không biết hay phủ nhận. Tuy nhiên, người vượt biển, vượt biên mưu cầu một cảnh đời tốt đẹp hơn cho bản thân họ, gia đình họ,

là do ý muốn và lựa chọn của chính họ, thành hay bại mình đâu có xúi xử đâu để mà mang nợ? Chị thử làm ơn nói lại và nói cho rõ đặng coi tui

có bắt được ý của chị không nà?”

Cụ bà: “Ấy là tui nghĩ sao thì nói dzậy, sẵn bàn qua ba điều bốn chuyện trên trời dưới đất với anh thì tui nói luôn, anh hiểu thì tui cám ơn,

không hiểu thì tui xin lỗi chớ tui có cột nợ cho anh, kêu anh phải trả cho ai cái gì đâu mà anh thắc mắc dữ dzậy?”

Cụ ông: (hòa hoãn) Thưa với bà chị là tui không thắc mắc chi hết à nha! Chỉ là tui nghe chị nói chuyện ơn huệ này lần đầu, thấy lạ, nên thiệt

lòng muốn tìm hiểu chớ không có ý gì.

Cụ bà: Cha, anh nghe tui nói lần đầu chớ tui thì nghe hà rầm bao nhiêu năm nay rồi! Tui cũng chỉ học lại thôi vì cá nhân tui nghe một lần mà

nghĩ ngợi trăm lần, luôn cảm thấy mang nặng trong lòng ơn những người vượt biên, vượt biển kém may mắn, không tới được bến bờ tự do

như ước nguyện. Đối với tôi, những con người kiên cường, đem sinh mạng đánh cược với số phận trong một hay nhiều chuyến đi hiểm nghèo,

đầy bất trắc vì từ chối Cộng Sản, cũng không khác gì người binh sĩ cẩm súng ra trận, tranh đấu cho chính nghĩa. Chính sự quyết tâm của họ,

những bước chân của họ đã làm dậy sóng Biển Đông, khiến nhiều tổ chức nhân đạo như Cap Anamur của Đức, Medecins Sans Frontière của

Pháp cùng nhiều tổ chức cứu trợ tư nhân khác phải vội vã mướn tàu ra khơi và nước Mỹ bị dồn đến chỗ phải nhận cho thuyền nhân Việt Nam

được định cư tại Mỹ. Thống kê cho biết cứ 3 người ra đi thì có một người nằm lại giữa đường nhưng không ai chùn chân hết, cho tới khi cuộc

di tản lớn tới mức các quốc gia trên thế giới từng dang tay đón nhận người Việt tị nạn hết kham nổi thì họ đóng cửa các trạm tiếp cư. Hoa Kỳ

vì nghĩa khí và trách nhiệm, phải đẩy mạnh các chương trình ra đi trong trật tự để chấm dứt thảm nạn Biển Đông. Như dzậy, ông anh nghĩ

mình có mang ơn những người đã chết cho mình được sống không?

Mấy giây im lặng. Cụ ông chắc mải suy nghĩ về những chia sẻ của bà bạn già. Cụ bà có vẻ ngượng ngùng về sự lưu loát hiếm có của cụ vừa

rồi. Những khi việc tương tự như thế này xảy tới, cụ thường tự nhủ có lẽ ông thần khẩu hay đấng linh thiêng nào đó cảm thông nỗi lòng của cụ

nên đã đặt chữ nghĩa vào miệng cụ để cụ nói ra một cách suôn sẻ.

Như chưa trút hết những u uất chất chứa trong lòng, cụ nghẹn ngào nói tiếp: “Không biết ông anh sao chớ mỗi khi lễ lạt chi mà truyền hình

chiếu tới chiếu lui các cuộc diễn binh hồi trước 75, tui thấy là tui khóc hết nước mắt. Tinh là thanh niên thanh nữ hơi hới, con cái của bao nhiêu

gia đình và từng đó bà mẹ, người nào người nấy trẻ trung, khỏe mạnh, bước đi ngay hàng thẳng lối bên nhau, oai nghiêm trong bộ quân phục

giặt ủi cáo cạnh và trong tiếng nhạc quân hành rộn rã, những em trẻ đó bây giờ về đâu? Sung sướng hay khổ cực? Còn sống hay đã chết ra

sao? Cái gì hay ai đã đẩy chúng vào tăm tối? Có ai còn nhớ và được nhắc nhở hãy để lòng biết ơn chúng lúc này lúc khác không?

Cụ ông vẻ ngậm ngùi: “Chị nói nghe phải nhưng cuộc đời như dòng sông luôn trôi chảy về phía trước, nhìn lui, nhớ lại, đâu có ích gì? Biết ơn

thì ai lại không biết ơn những kẻ đã hy sinh, đã tàn phế, đã nằm xuống cho mình được tiếp tục sống nhưng biết ơn rồi làm chi đây? Cùng lắm

thì hàng năm ủng hộ đại nhạc hội gây quỹ Nhớ Ơn Anh ở hai miền Nam Bắc Cali, lấy tiền gởi về giúp đỡ thương phế binh được chút nào hay

chút nấy thôi chớ biết làm chi hơn?”

Cụ bà: “In tuồng bảy tám năm nay, việc tổ chức lớn lao hàng năm này đã phần nào giúp đỡ, an ủi được anh em thương phế binh bên nhà. Tui

còn biết có không ít các gia đình đồng hương khắp nơi đã kêu gọi nhau tiếp tay với Hội Thương Phế Binh ... Cô Nhi Quả Phụ Tử Sĩ, bảo trợ

trong khả năng họ một số anh em khác. Hồi tui còn đi làm, cô Y. trong hãng tui một mình lui cui rủ bạn đồng nghiệp ai vui lòng thì đóng góp

tháng $5 Mỹ kim và cô làm danh sách chi thu mỗi tháng, cả xấp giấy bốn năm tờ đâu ra đó, toàn là viết tay không hà mà chữ của cô đẹp thôi

là đẹp, nhận của ai, gởi cho ai, đều có biên nhận đàng hoàng. Tui thiệt là cảm kích tấm lòng của cô và bạn bè cô nhưng nhứt hạng là cô vì cô

khởi xướng và giữ sinh hoạt được bền lâu, gần hai thập niên qua tới nay vẫn còn tiếp tục.”

Cụ ngưng một chút, có lẽ để ôn lại hình ảnh cô Y. và những đồng nghiệp cũ của cụ một thời ở cái hãng sản xuất dụng cụ y tế bên Irvine. Rồi cụ

nói tiếp:

“Sở dĩ bền lâu là vì tấm lòng biết ơn đi kèm với nỗi quan hoài đến người đã từng hy sinh một phần thân thể quý báu để cho mình có ngày hôm

nay; đến người di tản phần số hẩm hiu gục ngã nửa chừng, làm viên gạch lót đường cho hàng hàng lớp lớp người sau nung chí quyết đi tìm tự

do.”

Cụ lại ngưng, ý chừng để lấy hơi hoặc để đè nén cảm xúc: “Tui nói, ông anh có thể cho là quá đà vì chính tui nhiều khi cũng hơi nghi nghi,

không biết mình có nhiều chuyện không mà tối ngày cứ nọ kia cho nó thêm rắc rối. Nói thiệt với ông anh, bưng chén cơm trắng, cơm nâu hay

chén cereal, đôi khi tô phở, tô bún, không khỏi chạnh lòng cảm ơn Trời cho mình sao mà có quá nhiều chọn lựa? Tối đi ngủ, có cái giường

nệm thơm tho, êm ái để ngả mình, tự nhủ lòng đang có nhiều người, thậm chí nhiều trẻ thơ, kém may mắn ở quốc nội hay quốc ngoại, nằm co

trên vỉa hè hay góc phố, chỉ thiếp đi khi cơ thể quá đỗi mệt mỏi, thì mới thấy sao mình có quá nhiều ơn phước? Nếu không làm gì để đền đáp

trong muôn một thì sao phải? Cho nên, cố ăn ở tử tế.”

Cụ ông bây giờ mới lên tiếng: “Hai chữ tử tế, xét thật khôn cùng đó bà chị! Nghe chị mà giựt mình, thấy tưởng dễ nhưng không dễ và để sống

được tử tế, có nước đi tu họa may. Nhiều khi tự mình căn cơ không có, nhiều khi là cây muốn lặng, gió chẳng dừng. Tui tự nghĩ với ai không

vội biết nhưng với con cái, mình có không tử tế bao giờ? Quá tử tế là chuyện thường, cha mẹ nào cũng làm hết sức họ cho con cái mà con cái

đối lại, có được bao nhiêu? Nước mắt chảy xuôi mà, chảy cho tới cạn mới thôi! Còn bạn bè hay người đời hả? Vay trả sòng phẳng là tử tế,

phải chị nghĩ vậy không?”

Tới đây, cụ ông nhìn cụ bà, ý hỏi: “Chị dám nói tui với chị bữa nay cùng ngồi trong căn phòng trang trí sang trọng, đẹp đẽ của khu chung cư

cao niên này, uống trà, nói chuyện đời bô lô ba la như nãy giờ, cũng là do con cái của chị và của tôi noi gương cha mẹ ăn ở tử tế nên mời cha

mẹ vô đây thay vì cõng cha mẹ bỏ lên rửng như câu chuyện cổ tích bất nhân trong truyện cổ Trung Hoa, có phải không?”

Cụ bà cười: “Ông anh kể câu chuyện cổ Trung Hoa đó mà không kể hết là không công bằng đó nha! Phải kể luôn cái đoạn đứa con thình lình

quay nhìn lui, thấy mẹ già rải hột bắp hay cái chi đó sau bước chân của nó thì tức lắm, trút mẹ già khỏi lưng và giận dữ hỏi “Bà làm cái gì

dzậy? Mắt bà đã lòa, chân bà đã yếu, nhắm có thấy hột bắp đặng tìm được đường về không mà làm dấu cho phí của?” Đứa con như bị sét

đánh ngang đầu và hóa sinh kiếp khác khi nghe mẹ già chậm rãi trả lời: “Con nói không sai, mẹ đâu còn thấy gì nữa nhưng mẹ làm dấu cho

con khi quay về làng, sợ con đi lạc trong rừng nhiều thú dữ.” Theo tui, hai chữ tử tế như ông anh nói, xét thiệt khôn cùng. Nó hơn cả sự sòng

phẳng nữa ông anh à!

Cụ ông lặng thinh rồi đứng dậy, rời ghế đi ra vườn lúc này hoa hồng nở tòe loe khắp nơi sau hàng rào khu chung cư. Cụ bà thấy lòng êm ả,

như buổi sáng với không khí ban mai mát mẻ bên ngoài mấy khung cửa sổ rộng, giữ nụ cười không thành tiếng trên đôi môi cụ thường phải bôi

Vaseline cho nó bớt khô nẻ, nghĩ thầm: “Sống tử tế thật không dễ! Nó cũng khó như hạnh phúc của đời người vậy!” Và cụ chợt nhớ mấy câu

thơ cụ thuộc nằm lòng không biết tự bao giờ, của thi sĩ Xuân Diệu:

Cô Hạnh Phúc, gớm, đợi chờ cô mãi, gây dựng cô, sứt mẻ những bàn tay, trật bả vai, rỏ máu những lông mày, nhưng cô đến, cả huy hoàng

trên trán, đâu đã muộn, hãy còn sớm chán...

Sung sướng quá, cụ vui vẻ nhủ thầm: Đúng vậy, đâu đã muộn để làm một người tử tế.

Khi trở về căn phòng riêng, cụ tò mò vào Internet, đọc được thêm hai câu tuyệt tác tiếp theo của nhà thơ:

Hội loài người vui vẻ lắm, ngày mai.
Tôi sẽ xin Đời, về một sớm mai...

Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.116 giây.