logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 11/04/2013 lúc 07:59:50(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Khu phố Phú Mỹ Hưng, một trong những khu nhà cao cấp ở Sài Gòn.
AFP photo

Xét những cuộc tranh luận, thảo luận thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đặc biệt là cuộc tranh luận của những người có liên quan (từng học hành, thi cử) trong nền giáo dục Cộng sản xã hội chủ nghĩa, và hiện tại, họ tranh luận trong sinh quyển này xuất phát từ những quyền lợi thiết thân từ kinh tế, văn hóa, khoa học cho đến chính trị, xã hội… Có thể gọi đó là những cuộc tranh luận thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Gần đây nhất, có tính điển hình nhất có lẽ là cuộc pháo kích của bầu Đức vào tiến sĩ Alan Phan, có thể nói đây là cuộc pháo kích mang tính tranh luận rất Cộng sản xã hội chủ nghĩa điển hình!

Có ba đặc điểm để nhận biết về nó: Tính khoa học; Tính văn hóa; Tính nhân văn. Bởi vì, khi một cuộc tranh luận hay pháo kích, châm ngòi để tranh luận (có thể là thông qua bài phát biểu trên báo chí, một bài viết ngắn trên blog hoặc một cuộc trả lời phỏng vấn nhắm về đối tượng tiềm năng nào đó…) diễn ra, việc đầu tiên, người ta bắt buộc phải xét về tính khoa học của nó, thứ đến là bề dày, tầm văn hóa của người tranh luận/pháo kích và cuối cùng, khía cạnh nhân văn cũng được xem xét trong tổng thể cuộc tranh luận hay pháo kích đó.

Xét về cuộc pháo kích của ông Đoàn Nguyên Đức, giám đốc Hoàng Anh Gia Lai sau khi tiến sĩ Alan Phan đã đưa ra nhận định về thị trường bất động sản Việt Nam và đi đến kết luận phải để nó rơi tự do, cho nó chết đi, sẽ mang đến ổn định xã hội. Ông Đức nói: Alan Phan là ai? Trong lịch sử, ông ấy đã làm gì cho đất nước Việt Nam? Đối với thị trường BĐS, ông Alan Phan có dự án nào ở VN không? Câu trả lời là “không có”. Ông ấy có một công ty nào thành đạt không? Câu trả lời cũng là “không”. Một người không biết gì mà lại đi khuyên những người biết gì, giống như một người không biết đá banh mà lại nói chuyện đá banh hoặc chẳng khác nào một cậu sinh viên lại “lên mặt” dạy toán cho GS.Ngô Bảo Châu… Chính phủ “cứu” BĐS”. Chính phủ không phải cứu thị trường mà chỉ “hỗ trợ” để tạo thị trường thanh khoản tốt hơn, tập trung vào phân khúc nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội chứ không phải nhà có giá trị cao. Không có Nhà nước nào bỏ tiền ra hỗ trợ cho bất cứ một doanh nghiệp nào, trong quá khứ không có và tương lai cũng sẽ không bao giờ có. Tiền này là Chính phủ hỗ trợ cho những người mua nhà và những người thu nhập thấp có điều kiện mua nhà để ở. Chính phủ hoàn toàn không can thiệp vào doanh nghiệp, không trực tiếp đưa tiền cho doanh nghiệp.

Không cần bàn thêm về những câu hỏi và luận điểm đầy tính chụp mũ, bẻ sang hướng đời tư mà ông Đức đã ném về phía ông Alan Phan. Ở đây, câu hỏi được đặt ra là vấn đề ông Đức nói có liên quan gì đến bài viết của tiến sĩ Alan Phan?
Đọc và phân tích tất cả những luận điểm của ông Đức, chỉ có một luận điểm ở phần cuối phát biểu là có liên quan, nhưng mà liên quan như thế nào? Ông Đức nói chính phủ không rót tiền để cứu bất động sản, hỗ trợ doanh nghiệp mà thực tế là giúp nhân dân có điều kiện để mua nhà để ở (?).

Vì sao ông Đức lại phủ nhận việc chính phủ rót tiền cứu doanh nghiệp? Trên thực tế, mọi công trình bất động sản ở Việt Nam đều đụng chạm đến đất đai của nông dân, và đi khắp đất nước này, có thể trả lời chính xác 100% rằng không có một công trình nào là không có tiêu cực, không có áp phe giữa cán bộ, quan chức và tư bản đỏ để ép nhân dân chịu mất đất với giá đền bù rẻ mạt, cuối cùng, nhân dân phải mua lại một diện tích rất nhỏ ngay trên mảnh vườn cũ hoặc trong khu tái định cư với giá trên trời.

Giả sử nhà nước thu hồi đất ở và đất vườn của 100 gia đình nông dân, trung bình đất ruộng và vườn nhà nông mỗi gia đình chừng 1000 mét vuông, như vậy, đã có 100.000 mét vuông đất (đó là chưa kể đến những gia đình mất cả vài ngàn mét vuông đất thổ cư và đất ruộng). Trong khi đó, mức chênh lệch giữa giá đền bù và giá bán quá cao, người dân nhận đền bù với mức giá vài chục ngàn cho đến vài trăm ngàn đồng mỗi mét vuông, nhưng phải mua lại đất tái định cư (dù đã có “ưu tiên”) với giá cao gấp vài chục lần, bị thu hồi cả ngàn mét vuông, nhưng tiền đền bù lại không đủ mua vài trăm mét vuông để xây nhà trở lại. Như vậy, chỉ riêng việc bán đất trở lại cho “chính chủ” của nó, doanh nghiệp bất động sản cũng đã thu lại được tiền vốn đền bù, khoản lãi nằm trong quỹ đất rất lớn dôi ra sau khi bán lại cho “nhân dân chính chủ” để họ làm nhà.

Và để có được thao tác thu hồi, mua bán này, nhà doanh nghiệp (tư bản đỏ) bắt buộc phải toa rập, chung chi với nhà cầm quyền để có nó. Và chắc chắn là khoản tiền chung chi, lót tay quan chức này không hề nhỏ chút nào. Chính vì những khoản này mà giá thành đầu tư cho quĩ đất để xây dựng chung cư, nhà, nói chung là bất động sản sẽ đội lên rất cao, dẫn đến giá nhà khi bán ra thị trường cũng cao ngất, vượt ngoài khả năng chi trả của người dân. Một khi khả năng chi trả nhân dân không đáp ứng với “thời giá”, chuyện thị trường bị đóng băng sẽ là chuyện hiển nhiên.

Trong tình thế này, chính phủ buộc phải ra tay cứu doanh nghiệp, phải chọn lựa một giải pháp tình thế không có lợi: Rót tiền cho dân vay để mua nhà ở.

Nhìn bên ngoài, rất dễ ngộ nhận rằng nhà nước đã đối xử tốt với dân, hỗ trợ cho dân có phương tiện để mua chỗ an thân. Nhưng trên thực tế, chính phủ làm như thế là để cứu các doanh nghiệp để bất động sản thoát giai đoạn đóng băng mà hoạt động trở lại, có như thế thì các khoản vay của doanh nghiệp cũng sẽ có cơ hội hoàn trả cho ngân hàng nhà nước, khỏi phải tuyên bố phá sản. Vì, không có gì nguy hiểm và tai hại hơn đối với chính phủ một khi các doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản. Nó sẽ kéo theo hàng ngàn mắc xích tội lỗi, tham nhũng và hối lộ giữa bộ máy nhà nước với các doanh nghiệp bất động sản. Có thể nói, cứu doanh nghiệp là cứu chính phủ, cứu doanh nghiệp thì phải tìm cách để lừa dân mua nhà giá đắt.

Trong khi đó, nếu thả thị trường bất động sản rơi tự do, một hệ quả duy nhất xảy ra: Giá bất động sản sẽ thấp dần xuống đến mức khả dĩ, hợp với nhu cầu nhân dân. Doanh nghiệp bất động sản thua lỗ.

Đến đây, có thể nhận ra một cách dễ dàng vì sao ông Đoàn Nguyên Đức lại phản ứng gay gắt và xúc phạm tiến sĩ Alan Phan một cách không cần suy nghĩ như vậy. Vì, đơn giản, tiến sĩ Alan Phan đã dựa vào khoa học và tính nhân văn để phân tích thị trường bất động sản Việt Nam, ông đã đưa ra nhận định có lợi cho thị trường tự do ở Việt Nam và có lợi cho nhân dân nghèo (chiếm đại bộ phận dân tộc Việt). Chính những phân tích của tiến sĩ Alan Phan đã động chạm trực tiếp lợi nhuận và sự sống còn của các doanh nghiệp bất động sản tại Việt Nam. Một khi đã động chạm đến tiền và tiền đồ của doanh nghiệp Việt, thì điều gì xảy ra (nó cũng đang xảy ra) chắc không cần đoán thêm.

Vấn đề cần đặt ra câu hỏi là liệu bài phát biểu của ông Đoàn Nguyên Đức có tính khoa học, có tính văn hóa và nhân văn hay không? Xin trả lời: Nhận định của Đoàn Nguyên Đức không có tính khoa học (vì nó không được phân tích và chứng minh bằng những thao tác căn bản của khoa học, nó cũng không có tính nhân văn vì nó xuất phát từ quyền lợi phe nhóm, quyền lợi của những người giàu và các quan chức, đứng về phía những cuộc áp phe có tính chất mờ ám, nó không đứng về phía đại bộ phận nhân dân nghèo khổ.

Nhưng, lời phát biểu này rất có “văn hóa”! Đó là loại văn hóa chung chi, “cùng hội cùng thuyền”, đút lót và đi đêm giữa tư bản đỏ và nhà cầm quyền để thao túng quyền lực, tàn sát thiên nhiên, thâu tóm đất đai để làm lợi phe nhóm và chia chác… Những thứ văn hóa Cộng sản xã hội chủ nghĩa mà ông Đức thụ đắc được (không qua trường đại học nào) đã giúp ông hãnh tiến trên con đường sự nghiệp thì tiến sĩ Alan Phan hoàn toàn không có được (cho dù ông đã mài mòn đũng quần trên ghế nhà trường và ghế giảng đường, đi ăn cơm góp tứ xứ để giảng cho sinh viên và tư vấn kinh tế cho các quốc gia, kể cả Việt Nam và đã bạc tóc để viết nên nhiều đầu sách có giá trị cho bộ môn kinh tế học, góp phần không nhỏ vào kho tàng khoa học về kinh tế của thế giới!).

Chính vì cái lỗ hổng rất lớn về “văn hóa” Cộng sản xã hội chủ nghĩa của tiến sĩ Alan Phan mà Đoàn Nguyên Đức đã không ngần ngại tuyên bố tiến sĩ Alan Phan rất là “vô văn hóa”!

Đến đây, có thể kết luận một cách rất ABC rằng: Đoàn Nguyên Đức rất “có văn hóa”, tiến sĩ Alan Phan rất “vô văn hóa”!
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.086 giây.