Xin thân gửi đến các bạn trẻ Việt Nam, sinh từ năm 1970 của thế kỷ 20 đến nay, và trong tương lai:
Từ năm 1975 đến nay 2016, đã 41 năm qua, đảng cướp cộng vẫn đang cai trị toàn dân Việt Nam, đang nắm quyền ăn cướp trong tay. Họ có công an, có quân đội, sẵn sàng trấn áp người dân, thì việc gì họ phải lo sợ đến chuyện vạch mặt, chỉ tên. Họ ăn cướp có hệ thống, có chính sách, từ trung ương đến địa phương, theo chủ trương ăn cướp của đảng cướp đề ra, chứ đâu phải vài cá nhân lẻ tẻ, mà chúng ta cần vạch mặt, chỉ tên. Mà giả dụ, có vạch mặt, chỉ tên, thì chúng ta làm được gì.
Chúng ta nên hiểu rõ sự khác biệt giữa: trộm, cắp, và cướp. Chỉ có trộm, hay cắp mới cần trá hình. Kẻ cướp không cần trá hình, tránh né ai cả. Cướp cá nhân thì ngang nhiên dùng hung khí xông đến uy hiếp nạn nhân, để cướp của. Nhưng với đảng cướp, đang nắm quyền cai trị cả nước, thì hoàn toàn khác hẳn. Họ thản nhiên cướp, qua cái gọi là quy định nhà nước, thì người dân chúng ta làm được gì.
Ngày 26 tháng 3 năm 1970, tại Cần Thơ, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc lệnh số 003/60 ban hành luật người cày có ruộng.
Ông nói: “Hôm nay là ngày vui sướng nhất của đời tôi.”
Luật này qui định, điền chủ chỉ có thể giữ lại 15 hecta để trực canh. Số đất còn lại sẽ được chính phủ mua lại với giá đất lúc bấy giờ một cách thỏa đáng. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ ra 45 triệu dollars, mua lại đất của các đại điền chủ ở Miền Nam, cấp miễn phí 1,5 triệu hecta ruộng lúa cho 800 ngàn gia đình nông dân, đồng thời cấp giấy chứng nhận sở hữu ruộng đất cho họ ngay tại chỗ. Mỗi gia đình nông dân ở miền Nam được cấp 3 mẫu, miền Trung và Cao Nguyên, mỗi gia đình nông dân được cấp 1 mẫu.
Chưa hết. Ngoài việc cấp ruộng, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa còn phải thành lập một hệ thống Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp trên toàn quốc, giúp người dân vừa lãnh đất ruộng, được ưu tiên mượn tiền với lãi suất thấp nhất, để mua hạt giống, phân bón, máy móc, dụng cụ nông nghiệp. Bởi từ trước đến nay, cả đời họ chỉ là tá điền, là những kẻ làm thuê cho điền chủ, ruộng đất không có đã đành, tiền bạc chỉ đủ sống qua ngày. Bây giờ được cấp đất mà không có tiền mua hạt giống, phân bón, máy móc canh tác, thì cũng như không.
Một Chương Trình Phát Triển Ngư Nghiệp cũng tương tự như thế để giúp đỡ dân chúng làm nghề biển. Và một hệ thống Ngân Hàng Phát Triển Kỹ Nghệ nhằm giúp đỡ các công ty, nhà máy, sản xuất kỹ nghệ trong nước.
Những thế hệ trẻ Việt Nam, của thế kỷ 21 hôm nay nghe những điều này, chỉ có thể cho là chuyện hoang đường, bịa đặt. Chúng ta không thể nào tin được những điều kỳ dị như thế.
Ngoài việc phải tận lực đổ máu chống trả bọn cướp từ miền Bắc tràn xuống quyết liều mạng cướp chính quyền miền Nam, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa còn phải nặn đầu, vắt óc tìm mọi cách lo đời sống của từng người dân. Năm 1965, Lý Quang Diệu từng mơ ước Singapore được như Sài Gòn của Việt Nam Cộng Hòa, lúc bấy giờ. Đây không phải là điều bịa đặt. Hơn 50 năm sau, tên cướp ngày Đinh La Thăng cũng xác nhận lại vào ngày 29/3/2016.
Nhưng phần lớn người dân Việt Nam lúc bấy giờ, cả Bắc lẫn Nam, không muốn sống bình yên.
Họ chỉ muốn rước cướp vào nhà.
Vốn đã ngu muội, thêm cái máu ăn cướp, nên họ bị đảng cướp này gạt nặng. Cũng vì máu ăn cướp luôn sôi sục, nên chỉ cần nghe đến chữ cướp là trong đầu họ đã vẽ ra hình ảnh say sưa, ăn nhậu, tưng bừng trong tương lai. Ở Bắc thì liều chết tràn vào Nam để cướp chính quyền. Ở Nam thì liều mạng vùng lên cướp chính quyền. Dân chúng hai miền cùng hừng hực theo đảng cướp vùng lên giết người, phá nát chính thể tự do dân chủ của Việt Nam Cộng Hòa, để giúp đảng cướp này cướp chính quyền Miền Nam của chế độ tự do Việt Nam Cộng Hòa, nhằm áp đặt quyền cai trị của đảng cướp lên toàn cõi Việt Nam. Thế là cái khẩu hiệu Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc bắt đầu xuất hiện trên tất cả mọi loại giấy tờ văn kiện ở Việt Nam. Ai cũng phải viết, và ai cũng biết đó chỉ là khẩu hiệu ghi trên giấy.
Những thế hệ thanh niên của những năm 1930, 40, 50, 60 của Miền Bắc ở thế kỷ trước, đội nón cối, mang dép râu, vác AK, B40, vượt Trường Sơn, lòng rực lửa căm thù, cắt máu ăn thề quyết một lòng Sinh Bắc Tử Nam, đã tạo nên một xã hội Việt Nam hôm nay trong thế kỷ 21. Một xã hội ở đâu cũng có cướp. Cướp từ trên xuống dưới.
Một đảng cướp thì nghề của họ là ăn cướp. Cả trong ngôn ngữ cũng luôn ẩn hiện một chữ cướp. Cướp chính quyền, mà sau đó không cướp đất đai, tài sản của dân chúng thì cướp làm gì. Chẳng lẽ họ đi cướp chính quyền để sau đó làm tôi mọi cho dân chúng hay sao. Cướp của, cướp nhà, cướp đất, mới là mục tiêu tối hậu của việc cướp chính quyền.
Sau khi cướp được chính quyền, họ thiết lập một tổ chức cai trị mafia. Họ ra luật của kẻ cướp để cướp đất đai, tài sản của người dân, là việc phải tiến hành theo kế hoạch và chủ trương của đảng cướp đã đề ra từ lúc khởi nghiệp. Than phiền hay bất mãn thì làm được gì.
Khi bị cướp nhà, cướp đất, vài cá nhân lẻ tẻ, tức khí, nổi máu, vùng lên chống lại việc cưỡng chế để thu hồi đất đai thì cũng chẳng làm được gì cả. Trường hợp Đoàn Văn Vươn xảy ra ở Tiên Lãng năm 2009 là một bằng chứng điển hình.
Tình trạng cướp nhà cướp đất này không phải là vấn đề địa phương, hay cục bộ. Nó là một chính sách ăn cướp dài hạn và trường kỳ của bè đảng cướp trên toàn cõi Việt Nam. Ngày nào họ còn nắm quyền cai trị, ngày đó người dân chúng ta vẫn còn bị cướp, qua mọi hình thức. Từ cướp nhà, cướp đất, đến cướp công. Không ai thoát khỏi. Chỉ là vấn đề: ở đâu, làm sao, và lúc nào. Những đợt đổi tiền vào những năm 1975, 1978, 1985 là những kế hoạch ăn cướp công sức của người dân, qua số tiền để dành sau bao nhiêu năm đổ mồ hôi, sôi nước mắt.
Một ví dụ khác cho; ở đâu, làm sao và cách nào. Năm 1993, đảng cướp này đã có kế hoạch ra luật bắt người dân chúng ta đội nón bảo hiểm. Mỗi cái nón họ chỉ cần cướp 1 USD. Chúng ta có thể ước tính được số tiền này. Tuy nhiên, vì tranh giành, và lúc bấy giờ Tàu cộng chưa sản xuất kịp xe gắn máy và nón đủ đem qua Việt Nam, nên họ còn chần chừ nhiều năm. Tháng 6/2006, Nguyễn Tấn Dũng vừa lên nắm quyền thủ cướp liền ra luật đội nón bảo hiểm để bảo đảm an toàn cho dân chúng. Đúng ra vụ này là cú cướp chót của Phan Văn Khải. Nhưng. “Mày hốt nhiều rồi, lại sắp hết nhiệm kỳ ăn cướp. Phải để lại đó cho tao.” Thế là vừa lên ngai, tướng cướp Nguyễn Tấn Dũng hốt cú đầu. Có nơi, trước trạm xét, công an cho người nhà mở quán cho thuê nón bảo hiểm để đội khi đi ngang trạm xét, qua khỏi trạm trả nón lại. Một xe gắn máy tông phải người đi xe đạp, có thể người đi xe đạp bị té ngã đập đầu chết. Vì luật quy định đi xe đạp không cần an toàn. Người lớn chở trẻ con đi xe gắn máy, gặp tai nạn, có thể đứa trẻ bị té ngã đập đầu chết. Vì LUẬT quy định trẻ con không cần an toàn. Thế mà họ gọi là luật an toàn giao thông thì cũng vui. Nhưng người dân chúng ta phải đóng tiền cho họ. Chúng ta đều biết đội nón bảo hiểm nhưng luôn cảm thấy không an toàn.
Chúng ta nêu ra ở đây không phải để cười, dù là cười mỉa mai. Sau khi họ ra luật đội nón bảo hiểm, đi xe gắn máy, không đội nón bảo hiểm lại càng nguy hiểm đến tính mạng hơn. Không phải vì tai nạn giao thông, mà bị công an cộng sản còng tay bắt đem về đồn đánh đến chết. Quả là một nghịch lý không tưởng tượng nổi. Một xã hội đầy những nghịch lý chết người như vậy mà chúng ta cam chịu cúi đầu bình thản sống thì không còn lời nào để nói.
Về xe gắn máy. Một chiếc Wave, vào lúc đầu, khoảng năm 2000, Tàu cộng làm ra bán cho họ với giá 200 USD, họ đem về Việt Nam bán lại cho dân chúng với giá 1000 USD. Quá rẻ so với Honda Dream lúc bấy giờ, giá khoảng 2000 USD. Họ đã hốt gọn 800 USD cho mỗi chiếc Wave. Sau này, khi thị trường đã bão hòa, họ rao bán ba chiếc với giá 1000 USD.
Đó là đám cướp đầu sỏ cấp cao. Còn đám cướp con cấp thấp họ có cách khác. Một ví dụ, khi thổi phạt họ tìm mọi lý do đem về đồn giam xe. Bỏ ra ngoài việc luộc xe, luộc máy, và tiền lót túi. Xe đem về đồn, điều đầu tiên là họ rút hết xăng để tránh gây “cháy nổ.” Mỗi chiếc xe bị giam, trung bình có hai lít xăng. Một ngày họ giam 100 chiếc, tức đã có 200 lít xăng ngon lành. Thêm nữa. Đến cuối tháng, chưa đủ sở hụi, công an giao thông chận vài chiếc xe khách lại, và nói với mấy người tài xế: “Tụi bay tự rút thăm với nhau đi. Đứa nào bốc trúng thì đóng tiền phạt.” Nói là phạt, nhưng ai cũng hiểu, kể cả công an, đó là cướp. Ăn cướp, dù lớn hay nhỏ, cũng phải bóp đầu nặn óc tìm ra cách gì, lúc nào và ở đâu.
Nếu chúng ta tiếp tục, cúi đầu, mong được sống yên thân, chờ bị cướp, hay với hy vọng kẻ bị cướp không phải là mình, chỉ là tự gạt. Làm sao chúng ta thoát khỏi. Không cách này thì bằng cách khác. Không lúc này thì vào lúc khác mà thôi.
Trở lại việc thu hồi đất. Để tránh phẫn nộ trong dân chúng, họ cũng giả vờ đền bù với cái giá rẻ mạt. Nếu cần họ đưa công an, quân đội, dùng bạo lực cưỡng chế. Lúc đó họ sẽ bảo là luật pháp nhà nước đã quy định. Thế là họ cứ tự nhiên, thong thả, hết cướp nhà, cướp công, đến cướp đất, từ Nam ra Bắc. Bất cứ lúc nào họ muốn. Tình trạng chúng ta như một đàn gà nuôi trong chuồng. Vấn đề chỉ là; lúc nào họ muốn ăn cháo gà, và con nào cần cắt cổ, vặt lông. (Xin tìm đọc Trại Súc Vật - Animal Farm, của George Orwell, xuất bản 8/1945, sẽ hiểu.)
Khi hết nhiệm kỳ ăn cướp, những đầu sỏ đảng cướp, đem gia đình ra ngoại quốc sống, để những đầu sỏ khác lên cướp tiếp. Những đầu sỏ cướp như Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng đã dọn hết gia đình, cơ ngơi, tài sản cướp được sang Hoa Kỳ sống nhàn nhã. Riêng đầu sỏ cướp Nguyễn Xuân Phúc hiện nay thì nhà cửa, đất đai, và vợ con của ông ta đều ở Mỹ. Có đất nước nào kỳ lạ như Việt Nam chúng ta. Những kẻ đầu sỏ nắm quyền lãnh đạo thì đem gia đình ra ngoại quốc sống. Đối với họ, Việt Nam chỉ là nơi để họ cướp của, không phải là nơi để gia đình vợ con của họ sống. Người dân Việt Nam vẫn tiếp tục than thở, như từng than thở trong 40 năm qua: “Các anh làm như thế thì khổ cho chúng tôi quá.” Đến đời con cháu chúng ta, chắc chắn, cũng vẫn tiếp tục câu này. Và họ thì vẫn tiếp tục hành nghề ăn cướp. Trừ phi chúng ta quyết tâm đổi mới cuộc sống cho chính mình, và cho con cháu.
Sau 1975, khi cộng sản cướp chính quyền Miền Nam và cai trị toàn cõi Việt Nam, họ ra luật người dân không có quyền sở hữu đất đai. Đây là bộ luật ăn cướp mà chúng ta không nhận ra. tất cả ruộng đất là tài sản của nhà nước. Tức của họ, của đảng cướp đang nắm quyền cai trị. Người dân chúng ta chỉ là những kẻ tá điền, những kẻ nô lệ, làm công suốt đời, xong tiếp đến đời con cháu. Đất ruộng là họ cho chúng ta làm thuê, trong thân phận tá điền, nộp tô. Đất xây nhà là họ cho mượn ở tạm. Ngày trước điền chủ là cá nhân, chỉ sử hữu một vài trăm mẫu. Bây giờ điền chủ là cả một đảng cướp đang nắm quyền cai trị, có quyền sở hữu toàn cõi Việt Nam. Lúc nào cần lấy họ lại ra những nghị định quy hoạch đất đai. Bởi nhà nước chỉ cho người dân mượn. Lúc nào cần thì nhà nước lấy lại, bất cứ lúc nào, nên họ gọi là thu hồi. Họ thu hồi, tức là bao lâu nay họ chỉ chúng ta mượn tạm, bây giờ họ đòi lại. Chúng ta không có quyền sở hữu, ruộng đất mình đang cày cấy, nhà cửa mình đang trú ngụ. Những bằng khoán, sổ xanh, sổ đỏ, sổ vàng, cũng chỉ là những tờ giấy lộn, họ chỉ gạt người dân để điều khiển giá bất động sản lên xuống theo từng thời kỳ. Tiền giấy in hình hồ cộng của họ còn không có giá trị hối đoái quốc tế, thì những loại sổ hồng, sổ tím này có giá trị gì.
Nhưng chưa hết đâu. Vẫn còn lâu dài.
Bây giờ người dân có than thở, hay tiếc nuối, thì cũng đã muộn. Một bài học lớn cho người dân Việt Nam chúng ta khi chỉ muốn sống chung với cướp. Học chưa xong bài học lịch sử này chúng ta phải tiếp tục đóng học phí để học tiếp. Từ đời ông bà, đến cha mẹ, sang đời con cháu.
Tình trạng xã hội Việt Nam hôm nay, là kết quả của sự ngu dốt, và máu ăn cướp, của những thế hệ đi trước. Họ ngu dốt vì đem mạng sống của mình lót xác cho bước chân của đảng cướp, và hủy diệt tương lai con cháu. Vì có máu ăn cướp, nên khi nghe đảng cướp hô hào vùng lên cướp chính quyền là họ say máu chạy theo hăm hở giết người, mong cướp của.
Năm 1987, vào lúc cuối đời, văn nô Chế Lan Viên, từng gục đầu phục vụ cho đảng cướp, bày trò ấm ớ, để gạt mình và mong gạt mọi người lần cuối trước khi chôn xác. Trong bài Ai - Tôi, ông văn nô này cố rặn ra một đoạn như sau:
Mậu Thân, 2.000 người xuống đồng bằng.
Chỉ một đêm, còn sống có 30.
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi! Tôi - người viết những câu thơ cổ võ.
Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong.
Đọc đến đây, chúng ta nên nhận ra khả năng giết người của một vài dòng chữ. Đây không phải là lời buộc tội hay cường điệu. Mà chính là lời tự thú, vào lúc cuối đời, của kẻ sát nhân. Ở đây, ông ta chỉ nêu ra một trận đánh nhỏ. Trong chiến dịch vùng lên cướp chính quyền Miền Nam, trong dịp Tết Mậu Thân, 1968, số người chết vì những dòng thơ viết mướn ăn tiền của ông ta còn nhiều hơn nữa. Đây là một vài hình ảnh, và kết quả do sự ngu muội của những người Việt Nam trong thế kỷ trước. Ngoài ra, ông ta chỉ đề cập đến những cán binh cộng sản Bắc Việt. Ông không hề nhắc đến sinh mạng của hàng ngàn người dân Miền Nam vô tội, chết tức tưởi oan khiên trong ba ngày Tết truyền thống của dân tộc, cùng những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh, chống trả lại âm mưu cướp chính quyền của đảng cướp Hà Nội. Qua lời tự thú ở trên, với 1970 người cán binh nón cối đã chết trong chỉ một đêm, tổng số người Việt Nam hai miền đã chết riêng trong trận này chúng ta có thể ước tính là 5253 người, gồm cả 328 chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa (tỉ lệ 1/6), và 2955 thường dân vô tội ở Miền Nam (tỉ lệ 1,5/1), không kể bị thương và tàn tật suốt đời.
Trước dịp Tết Mật Thân, 1968, cộng sản Bắc Việt đề nghị Việt Nam Cộng Hòa ngưng chiến một tuần. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từng nói: “Đừng nghe những gì cộng sản nói. Mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm.” Tuy nhiên, vì truyền thống văn hóa dân tộc, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đành phải chấp nhận ba ngày ngưng chiến, để dân chúng và binh sĩ Miền Nam có cơ hội sum họp gia đình, vui hưởng chút thanh bình hiếm hoi trong ba ngày Tết. Đã có âm mưu trước của kẻ cướp, họ âm thầm chuyển quân, chờ đúng vào lúc tiếng pháo Giao Thừa nổ vang đón Tết Mậu Thân, là khắp Miền Nam đoàn quân giải phóng vùng lên cướp chính quyền. Thế là:
Tổ quốc vấn khăn tang, mây che phủ đầu.
Trên thành phố thân yêu, xóm làng, thị trấn, thân yêu.
Hàng vạn nhà ra tro, ra khói, bốc cao trời.
Hàng vạn người dân không cơm, không áo, rét căm căm.
Hàng vạn người dân tay ôm, tay bế, bỏ quê nhà.
.........
Ô hay, ô hay. Chiến tích giải phóng hòa bình.
Những gì người đã hứa; nào là dân chủ, tự do.
Người hãy nhìn; chân tay xương máu của dân mình.
Người hãy nhìn; con đê phơi xác chết phân thây.
Người hãy nhìn; trên con sông trôi xác chết vật vờ.
Trên gốc rạ, trên lúa, trên cây.
Trên bụi cỏ, trên rẫy, trên nương.
Qua những lời ca đầy tang thương, bi hận trong bài Vuốt Mặt, nhạc sĩ Anh Việt Thu cho thế hệ Việt Nam chúng ta hôm nay thấy lại cảnh đón Tết Mậu Thân 1968, ở miền Nam mà họ vẫn gọi là chiến thắng. Khắp nơi, đâu đâu cũng xác người, xác người, và xác người. Một hình ảnh chỉ cần nghe nhắc đến, một người Việt Nam bình thường phải cảm thấy rùng mình kinh hãi. Ông nhạc sĩ này sau ngày 30/4/1975 đã tự tử vì không muốn sống trong xã hội chỉ gồm những con người dã thú.
Thế là, kể từ đó, những ngày Tết đầu năm truyền thống của người Việt Nam, không còn là ngày mừng Xuân, mà vĩnh viễn là ngày giỗ của bao nhiêu gia đình, nhất là đồng bào ở Huế, để tưởng nhớ ông bà cha mẹ đã bị chết thảm khốc, đau thương, vì cái chiến dịch cướp chính quyền của đảng cướp hiện nay gây ra. Những thân nhân ở miền Bắc không thể biết chính xác ngày giỗ của ông bà cha mẹ họ. Nhưng ít ra cũng có 1970 gia đình có cha ông đã chết ngay vào đêm Giao Thừa như Chế Lan Viên đã tự thú. Nêu ra ở đây để chúng ta cùng nhận ta sự lưu manh và tàn ác của đảng cướp này đối với dân tộc Việt Nam.
Những thế hệ người Việt từng thề Sinh Bắc Tử Nam đó không bao giờ có cơ hội nghe được lời tự thú này của Chế Lan Viên. Họ cũng không có cơ hội nghe câu nói của Lê Duẩn: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô, Trung Quốc.” Quả thật thảm thương cho số kiếp ngu muội của những kẻ đánh thuê. Đã chết một cách oan khiên, tủi hận, lại còn gây khổ nạn cho con cháu nhiều đời sau.
Điều khó khăn nhất cho người ngu dốt là tính ngông cuồng, kiêu căng, tự cao, tự đại. Lúc nào cũng tự cho mình hay mình giỏi, biết hết mọi chuyện. Gặp người lương thiện thì không sao. Nhưng gặp kẻ lưu manh, chắc chắn họ bị nó sử dụng, đến tán mạng cũng không hề hay biết. Nhưng khổ nỗi. Đã ngu muội thì làm sao phân biệt được kẻ lưu manh và người lương thiện. Hàng triệu sinh mạng của các thế hệ đi trước đã chết thảm khốc, lót xác cho đảng cướp trong mưu đồ cướp chính quyền và tài sản dân chúng, cũng đáng để cho chúng ta hôm nay suy nghĩ, để nhận ra bài học lịch sử viết bằng máu này. Chúng ta nên thận trọng điều này. Không khéo, thay vì đội nón cối, mang dép râu, đeo AK, vác B40, vượt Trường Sơn như những thế hệ đi trước, chúng ta hôm nay vẫn đang tiếp tục truyền thống ngu muội hôn ám này, nhưng trong một bối cảnh lịch sử khác: nghe iPhone, cầm iPad, lướt trên Net, đọc email, xem youtube.
“Đường vinh quang xây xác quân thù.” Quân thù nào ở đây? Hay chỉ là một đám ngu muội, say máu giết người cướp của, đem sinh mạng mình làm kẻ đánh thuê cho Nga cho Tàu, rước cướp vào nhà để hủy diệt tương lai con cháu. Họ ngu muội tự nguyện xích chân vào những khẩu cao xạ 12,7 ly, vào xe tăng đại pháo, nhằm lót xác cho tên đầu sỏ cướp nước, nhe hàm răng vẫu vui cười hớn hở, nâng những ly rượu đỏ màu máu, reo mừng chiến thắng ở Hà Nội, và ký công hàm trao Hoàng Sa cho Tàu. Ngày nào người dân Việt Nam chúng ta còn lải nhải mấy câu hát cướp nước của văn nô Nguyễn Văn Cao, ngày đó dân Việt Nam còn phải chịu khổ nạn triền miên.
Chúng ta, những người Việt Nam sinh ra từ 1970 đến nay, là nạn nhân của những thế hệ ngu dốt và nặng máu ăn cướp, sinh ra từ những năm 20, 30, 40, 50, 60 của thế kỷ trước. Chúng ta muốn hành nghề ăn cướp thì không kể ở đây. Nếu muốn thay đổi cuộc sống, cho chính mình, cho con cháu, chỉ có một cách duy nhất. Phải cùng nhau đuổi cướp. Như ngày 10/5/2016 vừa qua, dân chúng cả làng ở Hà Tĩnh vác dao, vác gậy rượt đuổi đám công an cộng sản chạy quắn đít. Tuy nhiên, trên bình diện cả nước, lẻ tẻ vài ngàn người cũng chẳng ăn thua gì.
Chúng ta không cần phải cầm dao, cầm súng, nghiến răng đòi “xây xác quân thù.” Trong lòng cứ mãi sôi sục căm thù chắc chắn chúng ta sẽ làm mồi cho bọn lưu manh, như đã từng xảy ra trong thế kỷ trước. Kẻ thù của dân tộc Việt Nam chúng ta là sự ngu dốt, hèn hạ, ích kỷ, tham lam, côn đồ. Nó nằm ngay trong đầu của mỗi chúng ta. Nó hiện ra trong từng nhận thức, suy nghĩ, và hành động của từng người. Nó hiện ra trong từng câu từng chữ khi ghi comment trên Net. Chúng ta không căm thù ai cả. Chúng ta không cầu xin ai cả. Chúng ta chỉ lấy lại quyền sống của mình và giữ gìn cho con cháu. Thỉnh cầu, kiến nghị họ nên lo cho dân cho nước, chứng tỏ chúng ta chưa hiểu gì về họ cả. Triệu triệu người cùng xuống đường biểu tình phản kháng, từ ngày này, sang tháng khác, qua năm nọ, thì mới được. Vài trăm người, vài ngàn người, trong một dân số 93 triệu, và ồn ào trong vài tiếng đồng hồ, cũng chỉ là muối bỏ biển. Họ phải tốn ít nhất 40 năm mới cướp được toàn cõi Việt Nam. Chúng ta không thể nào xuống đường biểu tình vài ngày mà lấy lại được. Tiếp tục trùm chăn, lo sợ, ích kỷ, trông chờ người khác làm giùm, thì cứ ngồi đó chờ ngày bị cướp. Điều này chắn chắn không thể thoát khỏi. Vì tất cả chúng ta đang sống dưới sự cai trị của một đảng cướp.
Bảo rằng làm vậy ai lo kiếm tiền nuôi gia đình. Nếu nghĩ như vậy thì cứ tiếp tục sống trong kiếp nô lệ, sống kiếp đàn heo trong chuồng chờ ngày bán thịt. Một con heo phải cần có thời gian vỗ béo trước khi bán thịt (Animal Farm – George Orwell). Chờ khi nào cần cướp thì họ ban hành quy định nhà nước và thản nhiên thu hồi đất đai, hoặc đổi tiền để cướp tất cả tài sản bao nhiêu năm đổ mồ hôi, sôi nước mắt mình tạo ra. Điều này chắc chắn sẽ phải xảy ra. Không thể nào chúng ta thoát khỏi.
Những nạn nhân bị cướp nhà, cướp đất hiện nay, cũng từng chỉ muốn yên phận lo làm ăn và nuôi gia đình. Mang tư tưởng này trong đầu là sai lầm, nguy hiểm, và tai hại vô cùng. Không những cho mình mà cả tương lai con cháu. Họ chỉ cần có vậy. Họ sẽ hài lòng xoay tay nói: “Như vậy là tốt lắm. Cứ ngoan ngoãn sống trong chuồng. Không được ồn ào, chạy nhảy lung tung. Tao sẽ cho lũ mày ăn cám rau đầy đủ. Khi nào tới đợt, tao sẽ kêu lái thịt đến đây cân ký.” Hãy nhìn công lao của những người dân bao nhiêu năm qua, và kết quả ngày hôm nay như thế nào. Kêu oan, khiếu kiện, với kẻ cướp chỉ chứng tỏ mình không hiểu cướp là thế nào. Tốn công vô ích.
Khi muốn cướp của, một tên cướp sẽ dùng dao, hay búa, để uy hiếp nạn nhân. Nhưng với một đảng cướp đang nắm quyền cai trị, khi cướp họ sẽ dùng luật. Sau đó, nếu cần họ sẽ dùng công an, quân đội, xe tăng, thiết giáp để trấn áp và cưỡng chế những kẻ không chịu tuân hành theo quy định luật pháp của nhà nước. Cùng là kẻ cướp, nhưng cấp độ, và cách thức, khác nhau ngàn vạn lần như thế. Bởi vậy, họ mới cần cướp chính quyền. Đây là điều cần phải làm trước tiên. Một khi đã cướp được chính quyền, toàn thể dân chúng và đất đai sẽ là nguồn tài nguyên vô tận để họ thay phiên nhau cướp.
Khi gặp một kẻ cướp xông đến cướp điện thoại đang cầm trên tay, có thể nào chúng ta tẩn mẩn thuyết giảng: “Anh không nên làm như vậy, tội nghiệp tôi lắm. Anh lấy đi làm sao tôi liên lạc với người nhà. Anh nên ăn ở hiền lành để đức cho con cái sau này.” Không khéo, sẽ bị nó đấm một cái sặc máu mũi trước khi nó nhét iPhone vào túi quần, và bỏ đi, để dạy chúng ta bài học khôn, biết thế nào là kẻ cướp.
Cướp bè đảng đang nắm quyền cai trị cả nước còn tàn bạo hơn nhiều. Năm 2008, họ sẵn sàng điều động quân đội, xe tăng, thiết giáp, tàn sát cả làng dân tộc Tây Nguyên để thu hồi đất, bán cho Tàu cộng xây dựng dự án Bauxite. Chúng ta không hề biết việc này, cứ mãi đâm đơn khiếu kiện và kêu oan. Gửi thỉnh nguyện thư, khuyên họ nên lo cho dân là điều khôi hài và ấu trĩ. Bởi chúng ta chưa hiểu chữ cướp trong tiếng Việt có nghĩa như thế nào, diễn tả một loại người thế nào. Nếu chưa hiểu, chúng ta phải tiếp tục học bài. Dĩ nhiên, phải đóng học phí. Bao lâu cũng không sao. Càng lâu càng tốt.
Chúng ta không nên hiểu lầm rằng học phí phải đóng chỉ là tiền bạc, tài sản, và nhà đất. Những thế hệ trước đây, phải đóng học phí cho sự ngu dốt bằng chính sinh mạng của họ, và tương lai con cháu, tức chúng ta hôm nay. Không kể Hoàng Sa và Trường Sa, hiện nay trên lãnh thổ đất liền của Việt Nam đã có 17 vùng gọi là tô giới Tàu cộng, nằm rải rác ở những nơi trọng yếu. Từ Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Quy Nhơn, Cần Thơ, v.v... Tô giới là vùng đất của Tàu cộng, người Việt không được bước vào, dù Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc. Con số 17 này sẽ không ngừng ở đây. Chúng ta hãy nghĩ đến một ngày con số tô giới là 50, 100, 300 thì số phận người Việt chúng ta sẽ ra sao. Sự tàn ác của Tàu cộng chúng ta không cần nói đến ở đây. E rằng, đến lúc đó chúng ta mới thực sự biết mình phải đóng học phí bằng cách nào.
Bị một vài dùi cui công an đánh bật máu khi đi biểu tình bảo vệ môi trường biển, cá chết ở Vũng Áng, thì chưa ăn thua gì đâu. Nên biết rằng, hiện nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều người cha mẹ bán máu nuôi con. Nhưng họ không dám xuống đường phản đối, vì sợ công an đánh đổ máu mũi. Không phải họ thiếu lòng hy sinh hay ươn hèn. Nhưng họ quá ngu muội. Tầm nhìn xa không lâu hơn một tuần lễ. Tầm nhìn rộng không vượt khỏi mấy tấm vách lá xiêu vẹo che mưa nắng. Thế là họ tiếp tục đi bán máu nuôi con đến hết kiếp. Nhưng tương lai con cháu họ cũng chẳng khá gì hơn. Không khéo, chúng ta cũng đang làm công việc bán máu này, nhưng dưới một hình thức khác. Muốn hết ngu dốt phải đóng học phí, dù đó là trường học hay trường đời.
Cái giá của tự do dân chủ, luôn phải trả bằng máu. Một bằng chứng lịch sử để chúng ta cùng suy nghiệm. Để phá nát nền tự do dân chủ của Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam, đảng cướp cộng Miền Bắc cũng phải tốn rất nhiều máu. Máu của hàng triệu người Việt Nam ngu dốt, ở hai miền, bị họ lừa gạt và lợi dụng. Và máu của hàng triệu người Miền Nam tỉnh táo, một lòng vì quốc gia dân tộc, quyết liều mạng chống trả để bảo vệ người dân. Muốn xây dựng, kể cả đập phá, một nền tự do dân chủ, bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng đều phải trả giá bằng máu. Đất nước Hoa Kỳ có được ngày hôm nay cũng không ngoại lệ.
Không nhận ra được điều này, tức chúng ta đang tự gạt mình. Tuy nhiên, khi chấp nhận trả giá, chưa chắc chúng ta phải đổ máu. Nhưng không dám trả giá, chắc chắn số phận chúng ta còn thảm khốc hơn đổ máu ngàn lần. Bằng chứng. Ngày 10/5/2016 ở Hà Tĩnh, vừa qua, nếu một vài người xuống đường, chắc chắn bị công san bắt đem về đồn đánh đập, không chết cũng bị tét đầu đổ máu. Tuy nhiên, khi tất cả dân làng cùng vùng lên, cả đám công an phải vác súng, vác khiêng bỏ chạy thục mạng, để giữ mạng sống. Kết quả không có người nào bị công an bắt cả. Chúng ta nên nhận ra một điều. Vì quá sợ hãi nên họ mới ra tay trấn áp. Vấn đề là chúng ta có thắng nổi sự sợ hãi của chính mình hay không. Nếu không, chúng ta nên tiếp tục hành nghề bán máu nuôi con.
Vừa qua, trong chuyến viếng thăm Việt Nam, ngày 24/5/2016, tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama có nói với tuổi trẻ Việt Nam chúng ta rằng: “Số phận nằm trong tay các bạn. Your destiny is in your hands.” Đây không phải là một câu nói đùa.
Mỗi chúng ta, dù muốn hay không, vẫn đang quyết định số phận của mình và tương lai con cháu. Những thế hệ Việt Nam ngu dốt đi trước đã tạo nên tình trạng ăn cướp hôm nay. Bây giờ đến phiên chúng ta, dù muốn hay không, vẫn phải quyết định số phận của mình và cho con cháu. Ngồi yên, than trách, cũng là một cách quyết định, giúp đảng cướp tiếp tục sống lâu, sống mạnh hơn nữa. Tùy ở mỗi chúng ta tự quyết định. Không ai làm giùm cho chúng ta được cả.
Chúng ta nên nhớ, từ thời hồ chí minh, 1930, đến nay, trước sau họ vẫn là một đảng cướp. Chưa nhận ra điều này tức vẫn chưa nhận ra cốt lõi của vấn đề. Than trách, khóc lóc, van nài, kiến nghị, kêu oan, buồn hận, thỉnh nguyện, khiếu kiện, bất mãn, tức giận, chửi mắng, nguyền rủa, kể cả lột áo quần trần truồng nằm lăn lộn dưới đất để phản đối, hay khóc lóc thắp nhang vái lại họ thương tình. Tất cả đều vô ích. Bởi vì chúng ta vẫn chưa biết họ là ai cả.
Điều hay của người dân Việt Nam chúng ta là; với một chính phủ, như Việt Nam Cộng Hòa, lo tốn máu, bảo vệ sinh mạng và chăm lo đời sống dân chúng, thì vùng lên đánh phá, để cướp chính quyền. Trong khi đó, dưới sự cai trị của một đảng cướp, chúng ta chỉ dám thắp nhang khóc lóc, vái lạy, van xin khi bị cướp. Cảnh người dân thắp nhang vái lạy công an cưỡng chế:
https://www.youtube.com/watch?v=07TyVCuoIR4Hiểu rõ vấn đề mà không chịu đổ mồ hôi, sôi máu mắt, ra tay hành động, để giải quyết, thì cũng vô ích.
Chúng ta nên nhớ rằng, cũng vì những nhận thức, suy nghĩ, và hành động, của nhiều thế hệ đi trước đã tạo nên một xã hội ăn cướp tại Việt Nam hiện nay, và có nguy cơ mất nước. Họ không hèn. Liều chết, lội bộ vượt Trường Sơn, cắt máu ăn thề, quyết Sinh Bắc Tử Nam thì làm sao gọi là hèn được. Vẫn có những người nặng lòng yêu nước. Trước khi bỏ xác trên rừng Trường Sơn vẫn mơ ngày giải cứu đồng bào Miền Nam thoát ách cai trị dã man của Mỹ, Thiệu. Họ chỉ ngu muội, hôn ám, nên bị đảng cướp xử dụng xương máu, mà không hề hay biết, lại còn cúi đầu, cong lưng thờ lạy. Sau 30/4/1975, chiến dịch 4V được bộ đội cộng cối thực hiện để bần cùng hóa Miền Nam. Đó là chiến dịch ăn cướp tài sản đầu tiên tại miền Nam sau khi cướp chính quyền: Vào Vơ Vét Về. Khi vào Sài Gòn, nhìn thấy sự trù phú giàu mạnh của Miền Nam, dù đã tơi tả, xơ xác sau 4V, bà Dương Thu Hương ngồi bệt xuống đất ôm đầu khóc tức tưởi. Khóc vì nhận ra cả đời mình bị lừa gạt. Khóc vì sự ngu muội của chính mình. Đó là những người may mắn còn sống sót, và còn có khả năng nhận thức. Hàng triệu người Việt Nam khác bỏ xác trên rừng Trường Sơn, hay vùi thây nơi đồng bằng Nam Bộ, không có cơ hội này.
Chúng ta, những thế hệ sinh ra từ 1970 trong thế kỷ 20 đến nay, là nạn nhân do sự ngu dốt của những thế hệ đi trước. Sinh ra trong một gia đình thất học, nghèo khổ. Cha mẹ cả đời chỉ biết kiếm sống bằng nghề nhặt rác. Muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn, cho chính mình và con cháu sau này, chúng ta phải làm việc gấp mười, gấp trăm, gấp ngàn lần hơn, mới mong thoát khỏi kiếp sống dơ bẩn, hôi thối hiện nay. Ngoài việc phải đi nhặt rác kiếm sống qua ngày, chúng ta phải cắn răng vượt sông, vượt suối, lội bộ đến trường. Phải uống nước lã dằn bụng đói, phải căng mắt thức khuya học bài. May ra, một ngày nào đó mới thoát khỏi kiếp sống cơ cực hiện nay. Nếu không, chúng ta vẫn tiếp tục truyền thống nhặt rác cho đến hết đời. Và truyền lại cho con cháu một di sản đầy hôi thối, dơ bẩn, của một bãi rác đầy mầm bệnh tật.
Xã hội Việt Nam chúng ta đang sống hôm nay, là di sản ngu muội, hôn ám, và tàn ác của những thế hệ đi trước để lại. Bởi vì dù là kẻ cướp, họ vẫn là người Việt Nam. Đã là người dân Việt Nam, chúng ta chỉ có hai cách sống. 1. Cúi đầu lặng lẽ để được yên thân tiếp tục sống qua ngày, trong xã hội ăn cướp hiện nay và chờ ngày mất nước. Lúc đó con cháu chúng ta sẽ còn thảm khốc ngàn lần hơn cuộc sống tồi tệ của chúng ta hôm nay, trong kiếp nô lệ cho giặc Bắc. 2. Phải đổi mới cuộc sống, để chúng ta và con cháu còn có cơ hội làm người Việt Nam, sánh vai cùng thế giới. Không có cách nào khác.
Những thế hệ hệ đi trước đã thất bại trong vai trò lịch sử của họ. Đã sinh ra làm người Việt Nam, dù muốn hay không, chúng ta cũng phải chấp nhận vai trò lịch sử của mình. Thất bại như những thế hệ đi trước, hay đổi mới cuộc sống, hoàn toàn do chúng ta. Không có cách nào khác. Thất bại, hay thành công, đều có cái giá của nó. Cái giá do sự thất bại của các thế hệ đi trước, chúng ta đã hiểu, và đang nhận lãnh. Hôm nay chúng ta tiếp tục thất bại trong vai trò lịch sử của mình. Chính chúng ta phải trả giá cho sự thất bại này. Và không chỉ có vậy, con cháu chúng ta sẽ phải gánh chịu hậu quả này. Cái giá cho sự thất bại luôn luôn là tai họa thảm khốc.
Những gì đã xảy ra trong lịch sử quá khứ, chúng ta không thể thay đổi được. Chúng ta không nguyền rủa quá khứ. Hàng triệu người Việt Nam cả hai miền Nam Bắc đã dùng máu của họ để viết nên những trang lịch sử này, dù là tồi tệ, thê lương. Điều chúng ta phải làm là nhận cho ra, và học cho xong, bài học lịch sử của người đi trước để lại. Học chưa xong, bắt buộc phải đóng học phí tiếp tục học mãi. Cái giá cho bài học lịch sử này, không chỉ là tài sản, đất đai, tiền bạc, mà còn là chính sinh mạng mình và, quan trọng hơn nữa, tương lai con cháu. Như những thế hệ trước đây đã, và hôm nay chúng ta phải, gánh chịu.