logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 12/07/2016 lúc 08:05:00(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Người biểu tình thả bong bóng và hô khẩu hiệu chống Trung Quốc trong một cuộc tuần hành ở Philippines, 12/7/2016.

WASHINGTON — Trong một phán quyết quan trọng, Toà án Trọng tài Liên Hiệp Quốc bác bỏ những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong Biển Đông, nói rằng nước này không có “chủ quyền dựa trên yếu tố lịch sử” tại vùng biển rộng lớn này.

Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực tại La Haye là để đáp lại vụ khiếu kiện của Philippines vào năm 2013, Manila tố cáo Bắc Kinh là vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển – gọi tắt là UNCLOS, qua các hành động gây hấn của họ trên bãi cạn Scarborough, một bãi cạn nằm cách bờ biển Philippines khoảng 225 km.

Toà án Trọng tài Thường trực La Haye - PCA nói tuyên bố của Bắc Kinh đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông theo lằn ranh gọi là “đường chín đoạn” trải dài từ vùng duyên hải phía Tây Trung Quốc đi ngược lại với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, ấn định ranh giới biển của một nước trong phạm vi 12 hải lý từ bờ biển của nước này, và quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển của nước đó.

Trung Quốc đã phát động một chiến dịch chiếm đất quy mô, và một nỗ lực xây dựng quy mô trên khắp Biển Đông trong mấy năm gần đây. Nước này đã bồi đắp vô số bãi cạn thành những hòn đảo nhân tạo có khả năng làm nền cho các cơ sở quân sự, và cùng lúc, làm ngơ các tuyên bố chủ quyền cạnh tranh với Bắc Kinh đối với khu vực này từ Brunei, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan, cũng như từ Philippines.

Toà án La Haye cũng phán rằng không có hòn đảo nào tại quần đảo Trường Sa cho phép Trung Quốc có đặc khu kinh tế, và rằng các hoạt động xây cất trên Đá Vành Khăn đã gây “thiệt hại không thể cứu vãn được” cho hệ sinh thái của bãi cạn này.

Trung Quốc đã tẩy chay các thủ tục tố tụng tại toà, nói rằng Toà Trọng tài quốc tế không có quyền tài phán trong cuộc tranh chấp, và nhấn mạnh họ sẽ không chấp nhận, công nhận hoặc thực thi bất cứ phán quyết nào về Biển Đông, mặc dầu họ đã ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cùng với Philippines. Trong một thông báo công bố vài giờ trước khi Toà án La Haye loan báo quyết định của họ, Tân Hoa Xã nói rằng “toà án thao túng luật pháp” này đã đưa ra một “phán quyết không có cơ sở vững chắc.”

Bất chấp phán quyết đưa ra hôm nay, thứ Ba 12/7, Liên Hiệp Quốc không có cơ chế nào để buộc thực thi phán quyết của toà, dù là bằng hành động quân sự, hay các biện pháp chế tài kinh tế. Tuy nhiên, phán quyết này có thể mở đường cho các nước đối nghịch với Trung Quốc khác ở khu vực Á Châu-Thái Bình Dương đệ đơn khiếu kiện Trung Quốc, tăng sức ép đối với Bắc Kinh phải giảm thiểu sự hiện diện của họ trong Biển Đông. Hoa Kỳ cũng đã chống lại thái độ ngày một hung hãn hơn của Trung Quốc trong khu vực, và đã tổ chức một số cuộc tập trận hải quân, triển khai các tàu chiến tới gần các bãi cạn đã được bồi đắp xây dựng thêm để khẳng định quyền tự do hàng hải trên vùng biển này.



Phản ứng của Trung Quốc cũng có thể còn tùy thuộc vào các hành động của tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người đã kêu gọi đàm phán song phương để giải quyết vụ tranh cãi.

Trước khi toà án La Haye ra phán quyết, hàng chục người biểu tình ôn hoà tuần hành qua đại sứ quán Trung Quốc ở Manila, kêu gọi Bắc Kinh hãy rút ra khỏi các vùng biển của Philippines. Không có vụ bạo động nào xảy ra và cũng không có ai bị bắt.

Tại Bắc Kinh, bên ngoài đại sứ quán Philippines đầy những nhà báo và cảnh sát, nhưng không thấy có người biểu tình nào.

Ông Harry Kazianis, một nhà nghiên cứu cấp cao về Chính sách Quốc phòng tại Trung tâm vì Quyền lợi Quốc gia mới đây nói với Đài VOA rằng Trung Quốc có thể có 3 sự lựa chọn để đáp lại phán quyết của toà án La Haye.

Một là tiếp tục với hướng hành động hiện tại, hai là tuyên bố một khu nhận dạng phòng không – ADIZ trên Biển Đông, và lựa chọn thứ 3 là “bất hợp tác hay trở thành nước bất hảo”, có nghĩa là Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có thể tăng thêm áp lực trong khu vực.

Trung Quốc trong thời gian qua đã tiến hành một loạt cuộc diễn tập quân sự chung quanh quần đảo Hoàng Sa trong lúc chờ đợi phán quyết của toà hôm thứ Ba.
Theo VOA
phai  
#2 Đã gửi : 12/07/2016 lúc 08:16:29(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tòa Án Trọng Tài Thường Trực : Những điều cần biết

UserPostedImage
Trụ sở Tòa án Trọng tài Thường trực ở La Haye, Hà Lan. wikipedia

Ngày mai 12/07/2016 Tòa Án Trọng Tài Thường Trực (PCA – Permanent Court of Arbitration), một định chế ít được biết đến sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến Biển Đông.

Năm 2013, Manila đã hướng về tòa án quốc tế đặt ở La Haye, yêu cầu các thẩm phán tuyên bố các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh bao trùm lên hầu hết vùng biển chiến lược này, là bất hợp pháp. Theo Philippines, các yêu sách này vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện, tuyên bố sẽ không tuân thủ mọi phán quyết, dù đã phê chuẩn UNCLOS.

1 - Tòa Án Trọng Tài Thường Trực là gì ?

Có trụ sở tại La Haye (Hà Lan), Tòa Án Trọng Tài Thường Trực là cơ quan liên chính phủ thường trực đầu tiên nhận đứng ra giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua thủ tục trọng tài và « các phương tiện ôn hòa khác ».

Được khai sinh năm 1899 nhân Hội nghị Hòa bình La Haye lần thứ nhất, do Sa hoàng Nicolas đệ nhị của Nga triệu tập, mục tiêu của tòa án này là tìm kiếm « những phương cách hiệu quả nhất để bảo đảm cho mọi dân tộc lợi ích của một nền hòa bình thực sự và lâu dài ».

Các trọng tài dựa vào những hợp đồng, các thỏa thuận và hiệp ước khác nhau, như của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL) hay Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), để giải quyết. Hiện có 116 hồ sơ đang được nghiên cứu.

2 - Tòa Án Trọng Tài Thường Trực có phải là một tòa án thực sự ?

Cái tên Tòa Án Trọng Tài Thường Trực có thể gây hiểu lầm, vì đây không phải là một tòa án theo đúng nghĩa truyền thống, với các thẩm phán tuyên các bản án. Tòa Án Trọng Tài Thường Trực là một định chế thường xuyên, thông qua các phiên trọng tài để giải quyết những bất đồng cụ thể.

Các phiên tòa thường họp kín, không mở rộng cho công chúng hay báo chí, trừ phi có sự đồng ý của đôi bên.
3 - Tòa Án Trọng Tài Thường Trực hoạt động như thế nào ?

Một vụ kiện được đưa ra trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực khi các nỗ lực ngoại giao giữa hai Nhà nước thất bại, hay khi bất đồng xảy ra giữa một Nhà nước và một tổ chức công hoặc tư, hay có thể giữa hai đối tác tư nhân.

Một phiên trọng tài sẽ được chỉ định để phụ trách hồ sơ này. Gồm một, ba hay năm thành viên do các bên tranh chấp chỉ định, phiên tòa này do một trọng tài làm chủ tọa, và trọng tài này cũng phải được các bên đồng ý.

4 - Tòa Án Trọng Tài Thường Trực đặt ở đâu ?

Trụ sở Tòa Án Trọng Tài Thường Trực nằm trong Cung điện Hòa bình ở khu vực ngoại giao của La Haye, chung với Tòa Án Công Lý Quốc Tế (ICJ – International Court of Justice), định chế tư pháp cao nhất của Liên Hiệp Quốc.

5 - Các phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực có mang tính ràng buộc ?

Đúng vậy. Tất cả các quyết định của tòa, được gọi là phán quyết, mang tính bắt buộc đối với tất cả các bên tham gia vụ kiện, và phải được thực thi ngay. Tuy nhiên nếu một trong các bên không hài lòng về phán quyết, thì có thể yêu cầu Tòa Án Trọng Tài Thường Trực giải thích.

Nhưng làm thế nào để buộc các bên tôn trọng phán quyết của tòa là một điều rất khó khăn. Việc thực thi phán quyết thường là « gót chân Achille » của các định chế tư pháp quốc tế.

Các Nhà nước làm ngơ hoặc coi thường các phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực có nguy cơ bị mất uy tín, cộng đồng quốc tế không còn tôn trọng.
Theo RFI

Sửa bởi người viết 12/07/2016 lúc 08:19:21(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#3 Đã gửi : 12/07/2016 lúc 08:21:34(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vụ kiện Philippines-Trung Quốc : UNCLOS qua 4 câu hỏi

UserPostedImage
Lính Trung Quốc tuần tra gần một "bia chủ quyền" ở Trường Sa, 09/02/2016.
REUTERS/Stringer

Để giải quyết vụ Manila kiện yêu sách Biển Đông của Bắc Kinh, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực phải dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

1- UNCLOS được đặt ra để làm gì ?

Với ít nhất 320 điều khoản và 9 phụ lục, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển dự trù tất cả các phương diện điều tiết liên quan đến biển và đại dương, từ chủ quyền quốc gia cho đến việc khai thác các nguồn lợi kinh tế đáy biển, hay vấn đề hàng hải, tranh chấp giữa các nước.

2 - Nguyên nhân ra đời của UNCLOS ?

Đã từ lâu chỉ có nguyên tắc tự do trên biển được chấp nhận. Theo Liên Hiệp Quốc, nguyên tắc có từ thế kỷ 17 quy định « các quyền quốc gia và thẩm quyền xét xử liên quan đến các đại dương được giới hạn ở vòng đai hẹp bao quanh vùng duyên hải của một Nhà nước ». Phần còn lại của biển « được cho là mở rộng cho tất cả, không là của riêng một ai ».

Nhưng đến giữa thế kỷ 20, các công nghệ mới ra đời, nhất là kỹ nghệ khai thác dầu khí, đã gây ra căng thẳng dữ dội giữa các cường quốc biển, xung quanh vấn đề đánh cá và khai thác nguồn lợi thiên nhiên.

Năm 1945, Hoa Kỳ đơn phương mở rộng lãnh hải của mình. Tiếp theo là Achentina, Ethiopia, Ả Rập Xê Út, Indonesia, Philippines.

Bị xâm lấn từ khắp nơi và được thèm muốn, đại dương nay chất chứa nhiều mối nguy : tàu ngầm nguyên tử, các tàu chở dầu gây ô nhiễm và nhiều loại vũ khí khác.

Năm 1967, đứng trước « xung đột trước mắt có thể tàn phá các đại dương », đại sứ Malta tại Liên Hiệp Quốc, ông Arvid Pardo đã kêu gọi « một chế độ quốc tế hiệu quả về đáy biển và đáy đại dương ».

3 - UNCLOS ra đời từ bao giờ ?

Được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào tháng 4/1982, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển với 168 quốc gia thành viên, chính thức có hiệu lực kể từ ngày 16/11/1994 khi được quốc gia thứ 60 phê chuẩn.

4 - Những xung đột nào đã diễn ra ?

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển dự kiến bốn định chế tùy theo chọn lựa nhằm giải quyết bất đồng. Đó là Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển (ITLOS - International Tribunal for the Law of the Sea), Tòa Án Công Lý Quốc Tế (ICJ – International Court of Justice), trọng tài và cuối cùng là trọng tài đặc biệt.

Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển, định chế tư pháp của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển gồm có 21 thành viên độc lập do các Nhà nước liên quan bầu lên, đã xử lý 25 vụ kiện kể từ năm 1997 đến nay.

Trong vụ « cá ngừ vây xanh » chẳng hạn, Úc và New Zealand muốn Nhật Bản chấm dứt việc đơn phương đánh bắt thử nghiệm loại cá này, được tiến hành kể từ tháng 6/1999. Tòa án Quốc tế về Luật Biển đã ấn định hạn ngạch đánh bắt hàng năm, các biện pháp tồn trữ và quản lý hàng tồn.

Ngoài vụ Philippines kiện Trung Quốc đang được thụ lý, năm 2015 Tòa Án Trọng Tài Thường Trực đã ra phán quyết buộc Matxcơva phải bồi thường cho Hà Lan những thiệt hại do vụ khám xét tàu Arctic Sunrise năm 2013, bị giữ gần một năm trời ở Mourmansk (Nga). Chiếc tàu phá băng mang cờ Hà Lan do Greenpeace khai thác đã tiến hành chiến dịch bảo vệ môi trường, nhắm vào một giàn khoan dầu của tập đoàn Gazprom tại Biển Barents.
Theo RFI
phai  
#4 Đã gửi : 12/07/2016 lúc 08:23:57(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Châu Á sẽ nóng thêm sau phán quyết về vụ kiện Biển Đông

UserPostedImage
Người dân Philippines và Việt Nam biểu tình tại Manila hoan nghênh phán quyết của Tòa Án Trọng Tài, ngày 12/07/2016
TED ALJIBE / AFP

Tờ Financial Review của Úc hôm nay, 12/07/2016, đã trích dẫn ý kiến của nhiều chuyên gia châu Á báo động về tác động của phán quyết về vụ kiện Biển Đông lên tình hình châu Á. Những ý kiến này được trích ra từ các cuộc phỏng vấn được trang Asialink của Đại học Melbourne, Úc đăng tải.

Đối với chuyên gia Termsak Chalermpalanupap, thuộc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á- Yusof Ishak, Singapore, việc Tòa Án Trọng Tài Thường Trực bác bỏ bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc sẽ khiến Bắc Kinh thêm giận dữ và càng đẩy nhanh việc bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo tại các vùng đang tranh chấp ở Biển Đông.

Bà Elina Noor, giám đốc nghiên cứu an ninh và chính sách đối ngoại của Viện Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế, Malaysia, cũng quan ngại là sau phán quyết của Tòa hôm nay, căng thẳng ở Biển Đông sẽ gia tăng và trầm trọng thêm, với việc Trung Quốc tiếp tục xây đảo nhân tạo, một hành động theo bà là “vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC”. Bà Elina Noor cũng dự báo Bắc Kinh sẽ tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông và đưa thêm nhiều tàu xâm nhập các vùng đặc quyền kinh tế của những nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

Về phần mình, ông Ngeow Chow Bing, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Đại học Malaya, Malaysia, thì lo ngại là một phán quyết có lợi cho Philipines sẽ đẩy Trung Quốc đến tâm lý “một mình đương đầu với nhiều người”, với Philippines và rồi các nước tranh chấp khác trong ASEAN liên kết với hai đối thủ truyền thống của Bắc Kinh là Mỹ và Nhật tạo thành một mặt trận chống Trung Quốc. Theo vị chuyên gia này, điều đó sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại về địa chính trị.

Cũng quan ngại không kém, ông Suchit Bunbongkarn, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn của Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, Thái Lan, dự báo là việc Trung Quốc không tuân thủ phán quyết sẽ có tác động tiêu cực đến an ninh khu vực. Theo ông, phán quyết của Tòa Án Trọng Tài sẽ không giải quyết xung đột mà sẽ làm vấn đề thêm gay gắt.

Từ góc độ của Jakarta, ông Evan Laksmana, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Indonesia, cho biết nước này sẽ theo dõi sát phản ứng của Trung Quốc và sự leo thang căng thẳng có thể xảy ra ở Biển Đông. Dầu sao thì Jakarta sẽ tìm cách khai thác phán quyết ra hôm nay vì phán quyết này củng cố vị thế của Indonesia nếu nước này cũng đệ đơn kiện về những vụ đánh cá trái phép của tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.

Còn chuyên gia Lee Poh Ping, thuộc Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Đại học Malaya, thì lo ngại về một phán quyết hoàn toàn bất lợi cho Trung Quốc. Ông cũng sợ rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ dùng phán quyết này để thi hành chiến lược “bao vây” Trung Quốc, với lý do Trung Quốc là một quốc gia “côn đồ”, xem thường luật pháp quốc tế. Trong trường hợp đó, Bắc Kinh sẽ phản pháo bằng cách lôi kéo các nước Đông Nam Á khác.

Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển và Chiến lược, Philippines, ông Herman Kraft cũng dự đoán là sau phán quyết hôm nay, Trung Quốc sẽ gia tăng các hoạt động trên Biển Đông, đi xa hơn những gì mà họ đã làm để xác quyết chủ quyền trước khi có phán quyết. Theo chuyên gia này, nếu Việt Nam và Philipines đáp trả cái mà họ xem như là chiến thuật hù dọa của Trung Quốc, cộng thêm với việc hải quân Hoa Kỳ can dự nhiều hơn, điều này có thể tại ra một môi trường thù nghịch mà trong đó mọi quyết định vội vã có thể dẫn đến khủng hoảng.

Phó chủ tịch Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nayang, Singapore, chuyên gia Ong Keng Yong thì quan ngại cho sự đoàn kết nhất trí của khối ASEAN vì phản ứng của Trung Quốc sau phán quyết hôm nay sẽ gây khó khăn cho việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, việc thực thi DOC trên nguyên tắc sẽ dẫn đến một bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông COC, có tính chất ràng buộc pháp lý hơn. Tân chính phủ Philippines có thể sẽ buộc có thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc và điều này sẽ gây mất đoàn kết nội bộ ASEAN, cản trở sự đồng thuận trong việc ra các quyết định của khối này.
Theo RFI
phai  
#5 Đã gửi : 12/07/2016 lúc 08:26:39(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Biển Đông : Bắc Kinh bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng Tài

UserPostedImage
Trụ sở Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở La Haye, Hà Lan (Ảnh minh họa).
wikipedia

Không có gì ngạc nhiên, ngay sau khi Tòa Trọng Tài Thường Trực tại La Haye ra phán quyết phủ nhận các “quyền lịch sử” và yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc tại Biển Đông, hôm nay, 12/07/2016, Bắc Kinh đã thông báo “không công nhận và không chấp nhận” quyết định của Tòa.

Theo Tân Hoa Xã, “ Trung Quốc đã nhiều lần nói rõ là Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye (CPA) không có thẩm quyền pháp lý nào trong lĩnh vực này ”. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng ra tuyên bố khẳng định : “ Trung Quốc không chấp nhận và không thừa nhận ” quyết định của CPA.

Trang mạng của bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm nay đã đăng một tuyên bố dài khẳng định lại “các quyền lịch sử của Trung Quốc trên biển Hoa Nam ” (tức Biển Đông). Tuyên bố của bộ Ngoại Giao Trung Quốc còn nhấn mạnh : “ Trung Quốc kiên quyết phản đối một số quốc gia có hành động xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp một số đảo và bãi cạn thuộc quần đảo Nam Sa (tên Bắc Kinh gọi quần đảo Trường Sa) và phản đối các hoạt động xâm hại đến các quyền và lợi ích của Trung Quốc ” .

Tại Trung Quốc, trong những ngày qua, chính quyền đang cố gắng khơi dậy tinh thần dân tộc chủ nghĩa trong dân chúng, chứng tỏ quyết tâm không từ bỏ tham vọng ở Biển Đông dù CPA ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc.

Thông tín viên Heike Schmidt tại Bắc Kinh cho biết thêm tình hình :

« Cứ mỗi ngày Chủ nhật, tinh thần yêu nước lại như lên cơn sốt trên đường phố. Tiểu liên khoác trước ngực, hàng chục phụ nữ mặc áo dài hoa diễu hành qua các đường phố Bắc Kinh dưới lá cờ Trung Quốc. Mặc dù đó chỉ là những khẩu súng nhựa nhưng những phụ nữ hừng hực khí thế này có vẻ sẵn sàng bảo vệ tổ quốc như chủ tịch của họ, ông Tập Cận Bình mong đợi : Nhân dân trung Quốc không sợ những kẻ xâm lược. Chúng ta không gây rối nên chúng ta cũng không sợ gì. Đừng có nước nào hy vọng chúng ta sẽ phải nhịn nhục khi chủ quyền, an ninh và sự phát triển của chúng ta bị xâm phạm.

Không có chuyện nhượng bộ trên biển Hoa Nam (Biển Đông), nơi họ vẫn đưa tàu tuần tra tới và xây dựng các cảng quân sự. Giọng điệu dân tộc chủ nghĩa có chủ ý như vậy làm hài lòng người dân, theo nhận định của bà Yanmai Xie, thuộc tổ chức phi chính phủ International Crisis Group : Người Trung Quốc ủng hộ đường lối cứng rắn. Họ coi đó như là một bằng chứng cho thấy Trung Quốc có khả năng và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Thêm vào đó là giáo dục dạy rằng người Trung Quốc đã sống trong nhục nhã suốt 100 năm dưới ách đô hộ của Nhật Bản và đế quốc phương Tây. Cuối cùng họ có thể tự hào là người Trung Quốc.

Theo một thăm dò dự luận gần đây, 88% người Trung Quốc ủng hộ việc chính phủ của họ bác bỏ phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ra ngày hôm nay 12/07 liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ với Philippines».
Theo RFI
phai  
#6 Đã gửi : 12/07/2016 lúc 08:28:24(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Biển Đông: Philippines kêu gọi các bên liên quan kiềm chế

UserPostedImage
Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay phát biểu sau phán quyết của Tòa Án Thường Trực La Haye về vụ kiện Trung Quốc trên Biển Đông, Manila, 12/07/2016
REUTERS / Romeo Ranoco

Hôm nay, 12/07/2016, ngay sau khi Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye (CPA) ra phán quyết liên quan đến vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay đã có lời hoan nghênh phán quyết này.



Ông Perfecto Yasay cũng đồng thời khẳng định Philippinnes sẽ tôn trọng quyết định của Tòa Trọng Tài La Haye, coi đó là một đóng góp quan trọng vào nỗ lực giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Ông kêu gọi các bên liên quan hãy kiềm chế sau phán quyết của CPA.

Đối với người Philippines, đây là quyết định được mong đợi kể từ khi chính quyền của tổng thống Benigno Aquino khởi kiện cách đây hơn 3 năm, sau khi thấy các con đường ngoại giao đều dẫn đến bế tắc.

Thông tín viên RFI tại Manila Marianne Dardard cho biết thêm tình hình :

" Một quyết định lịch sử. Đó là đánh giá của người Philippines về phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực. Bởi các tranh chấp đã kéo dài từ nhiều năm nay. Mọi kế sách ngoại giao đều vô hiệu và giờ đây với Philippines thì đưa vấn đề ra tòa là cách làm duy nhất để đối phó trước sự lấn lướt của Trung Quốc.

Thách thức đối với Philippines trước hết là quyền đánh bắt và khai thác tài nguyên dầu mỏ trong vùng vốn nổi tiếng là dồi dào. Các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc lấn lên vùng đặc quyền kinh tế mà việc xác định đã khá rõ ràng. Những đòi hỏi đó có thể khiến Philippines mất 80% sản lượng đánh bắt hải sản trong vùng.

Là một người thực dụng, tân tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết sẵn sàng chia sẻ nguồn tài nguyên biển với Bắc Kinh. Nhưng liệu ông sẽ có được vị thế thực sự để đàm phán ? Trước khi được đắc cử tổng thống, ông cũng đã tuyên bố sẽ dùng xe lướt sóng ra cắm cờ philippines trên các đảo có tranh chấp… Là một người dân tộc chủ nghĩa hơn, tổng thống tiền nhiệm Benigno Aquino thậm chí còn so sánh các lãnh đạo Trung Quốc như Hitler ".
Theo RFI

Sửa bởi người viết 12/07/2016 lúc 08:32:25(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#7 Đã gửi : 12/07/2016 lúc 08:29:33(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Biển Đông : Việt Nam hoan nghênh phán quyết của Tòa Trọng Tài

UserPostedImage
Lê Hải Bình, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam. DR

Việt Nam, qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình, “hoan nghênh” phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực, nhắc lại lập trường đã được nêu trong tuyên bố ngày 05/02/2014 mà bộ Ngoại Giao gửi Tòa.

Tuyên bố của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam được đưa ra hôm nay, 12/07/2016, vẫn không kêu gọi tất cả các bên thi hành phán quyết mà chỉ tuyên bố “ ủng hộ mạnh mẽ ” việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông “ bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công Ước Liên Hiệp Châu Âu về Luật Biển năm 1982 ”. Đồng thời, Việt Nam tiếp tục khẳng định “chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Trả lời RFI Việt ngữ về phán quyết hôm nay, giáo sư Ngô Vĩnh Long, Đại học Maine, Hoa Kỳ, xem thắng lợi của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc cũng là thắng lợi của Việt Nam:
Về phản ứng của các nước khác, Nhật Bản, qua lời ngoại trưởng Fumio Kishida, cho rằng phán quyết của Tòa Án Trọng Tài là mang tính “ràng buộc về pháp lý” và tất cả các bên phải tôn trọng phán quyết này. Zealand cũng kêu gọi toàn bộ các bên tôn trọng phán quyết của Tòa về Biển Đông. Lập trường này dĩ nhiên là sẽ có ảnh hưởng đến quan hệ giữa nước này với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của New Zealand.

Về phần Ấn Độ thì thận trọng hơn. Theo lời một quan chức cao cấp, New Delhi đang “nghiên cứu” phán quyết về Biển Đông của Tòa Á0n Trọng Tài Thường Trực.

Đang có mặt tại Bắc Kinh để dự thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu – Trung Quốc, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk kêu gọi Trung Quốc phải “tôn trọng trật tự pháp lý quốc tế”.
Theo RFI

Sửa bởi người viết 12/07/2016 lúc 08:33:42(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.149 giây.