logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 14/04/2013 lúc 07:59:12(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
BS Phạm Hồng Sơn bị ngăn không cho gặp ĐSQ Hoa Kỳ

UserPostedImage
(Từ trái) Luật sư Nguyễn văn Đài, ông Frank Jannuzi và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Photo courtesy Nguyen Van Dai

Bắt về phường
BS Phạm Hồng Sơn: Họ mời luật sư Nguyễn văn Đài và tôi nhưng cuộc gặp đã không thực hiện được vì sự ngăn chặn của chính quyền Việt nam.

Trước khi cuộc đối thoại nhân quyền lần thứ 17 giữa hai chính quyền Việt Nam và Hoa Kỳ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 12 tháng tư vừa qua, phía đại sứ quán Hoa Kỳ thông báo cho tôi biết là họ muốn gặp tôi và luật sư Nguyễn Văn Đài vào 15 giờ chiều ngày 13 tháng 4 tại khách sạn Metropole. Thông báo đó được đưa ra khoảng 1 tuần lễ trước đó. Đến chiều ngày 12 tháng tư, tôi thấy xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường từ phía giới chức Việt Nam; tức họ cho rất nhiều cảnh sát mặc thường phục đến quanh nhà tôi và họ đi theo tôi. Cho đến ngày hôm sau, sự xuất hiện nhiều hơn và họ lập chốt chắn ngay trước cổng nhà tôi. Họ cắm những bảng cấm lại gần, cấm chụp ảnh. Họ cho người đến rất đông.

Theo tinh thần hẹn thì tôi vẫn đi vì tôi nghĩ mình là một công dân tự do, không ai có thể ngăn cấm tôi được. Trước khi đi, tôi cũng có trao đổi với sứ quán; nhân viên sứ quán cũng lo lắng và nói sẽ gửi xe đến đón tôi. Nhưng khi đến giờ tôi đi ra ngoài thì chính quyền đã có một xe ô tô chặn ngang ngõ, tôi không thể đi ra ngoài. Sau đó họ dùng vũ lực ép tôi lên xe và họ đưa tôi về trụ sở phường cách đó chừng 100 mét. Khi về phường họ cố tình giữ chân tôi ở đó, đến 18:20 tôi mới trở về được. Trong cuộc ngồi chừng 5 tiếng đồng hồ ở đó, công an vẫn dùng những chiêu bài cũ mang tính chất … hỏi han, nói có một tố cáo nên họ mời tôi ra làm việc; nhưng thực chất theo tôi nghĩ đó không phải là điều gì quá đặc biệt đối với tôi. Tôi hiểu nên tôi không chú trọng, và ngồi đó cho đến lúc nào về thì về thôi.
Sự kiện xảy ra một cách đơn giản như thế; tuy nhiên về mặt ngoại giao của quốc gia cũng như về quyền tự do của người dân thì đó là một điều đáng buồn, một sự rất xấu đối với giới chức, chính quyền.

Gia Minh: Viên chức, nhân viên nào ở phường làm việc với bác sĩ, và ông phản đối việc làm đó của họ thế nào?

BS Phạm Hồng Sơn: Những người làm việc với tôi không phải công an phường mà là nhân viên an ninh từ ba bộ phận: từ quận, thành phố và bộ công an, tổng cục bảo vệ chính trị 5. Công an phường thì hầu như không làm việc gì với tôi, họ chỉ hiện diện ở đó mà thôi.

Đương nhiên tôi phản đối vì hành động đó là phi pháp, chà đạp pháp luật một cách trắng trợn. Cũng như mọi khi, tôi phản đối. Mình dùng từ ngữ ôn hòa thôi; nhưng kiên quyết phản đối bằng cách không trả lời những câu hỏi họ đưa ra, không ký vào bất kỳ văn bản nào. Như mọi khi họ làm biên bản một cách chiếu lệ của cơ quan Nhà nước. Đối với tôi đó là một điều hết sức phỉ báng. Những nhân viên an ninh làm việc đó họ nói họ cũng hiểu, và cuối cùng tôi đi về thôi.

Chính quyền VN ngày càng vi phạm nhân quyền

Gia Minh: Bác sĩ nhận thấy khi phía Hoa Kỳ muốn gặp những người như bác sĩ và luật sư Nguyễn Văn Đài là họ muốn biết tình hình thực tế tại Việt Nam qua những người đang sống ở Việt Nam nhân dịp đối thoại nhân quyền; và làm những việc như thế có gây ảnh hưởng; vậy bác sĩ thấy tình hình nhân quyền tại Việt Nam hiện ra sao so với những điều mà các cơ quan truyền thông và viên chức nhà nước nêu ra?

BS Phạm Hồng Sơn: Đối với câu hỏi này chúng ta nhìn nhận từ hai góc độ; thứ nhất từ góc độ chính quyền và thứ hai từ góc độ người dân. Từ giới chức chính quyền, thì tình hình nhân quyền hiện nay tại Việt Nam rất xấu, có những dấu hiệu xấu đi vì những hành xử bất hợp pháp, những hành xử chà đạp nhân quyền, chà đạp những quyền tự do của công dân.

Chỉ ngay trong một tuần lễ vừa rồi thôi có những sự kiện ‘gây hấn’ với người dân rất nhiều. Như việc công dân Nguyễn Chí Đức bị đánh, bị hành hung; rồi việc nhà giáo Nguyễn Mạnh Hùng bị thẩm vấn mất mấy ngày; trường hợp gia đình mục sư Nguyễn Công Chính gần đây bị hành xử một cách bạo lực…

Rất nhiều những trường hợp khác xảy ra mà chúng ta không thể kể hết được trong một vài phút. Đó là về mặt chính quyền đối xử với người dân là hết sức xấu. Còn về phía ý thức của người dân, chúng ta thấy đáng mừng vì ngày nay người dân càng có những phản kháng mạnh mẽ hơn đối với hành vi, thái độ của chính quyền. Hiện nay chúng ta thấy rất nhiều tiếng nói bày tỏ công khai phản đối những hành xử phi pháp, chà đạp nhân quyền của phía chính quyền, cũng như tiếng nói bày tỏ chia xẻ đối với người bị nạn.

Người dân có nhận thức hơn
Gia Minh: Chính quyền bao giờ cũng nói là những người bị bắt vi phạm luật, vậy đối với những người đó họ nói thế nào với phía chính quyền?

BS Phạm Hồng Sơn: Tôi nghĩ phản ứng của người dân trước những hành xử vi phạm pháp luật từ phía chính quyền, theo tôi nghĩ tùy vào trường hợp của mỗi cá nhân. Chúng ta thấy nhiều anh chị em hiện nay họ dùng cách thức kiện. Kiện và đề đạt những đơn đến cơ quan chức năng để tố cáo, đòi hỏi cơ quan chức năng phải xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của các giới chức. Có người lên tiếng qua những cơ quan truyền thông quốc tế như RFA, BBC… cũng như các cơ quan truyền thông của người dân ví dụ như Dân Làm Báo, và những trang khác.

UserPostedImage
Hình ảnh anh Nguyễn Chí Đức sau khi bị chặn đánh hôm 8 tháng 4 vừa qua. (Source blog Teu)
Đối với bản thân tôi việc phản đối những hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan chính quyền hiện nay, tôi sẽ có những phản ứng khác. Tất nhiên có thể bằng những cách như tôi vừa nói, và cho đến hiện nay còn tùy thuộc nhiều vào vấn đề cụ thể.Nhưng có thể nói hiện nay người dân Việt Nam hiện có những nhận thức tốt hơn về vấn đề nhân quyền và có ý thức chủ động hơn trong việc đấu tranh đòi quyền con người cho mình.

Gia Minh: Cám ơn bác sĩ Phạm Hồng Sơn.

Source: RFA

Sửa bởi người viết 14/04/2013 lúc 08:08:34(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 14/04/2013 lúc 08:09:45(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cấm tiếp xúc nhân đối thoại nhân quyền

UserPostedImage
Ông Sơn nói ông hy vọng sẽ không bị cản trở vì Việt Nam và Hoa Kỳ có đối thoại nhân quyền


Việt Nam ngăn cản hai nhà hoạt động gặp các quan chức Hoa Kỳ ngay sau đối thoại song phương về nhân quyền lần thứ 17 hôm 12/4.


Hai nhà hoạt động bị chặn bất chấp việc Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội cho xe tới đón tận nhà là luật sư Nguyễn Văn Đài và bác sỹ Phạm Hồng Sơn.

Ông Sơn nói với BBC hôm 14/4 rằng phái đoàn đàm phán của Hoa Kỳ đã thông báo với ông và luật sư Đài từ trước đối thoại với phía Việt Nam rằng họ muốn gặp hai ông tại khách sạn Metropole ở Hà Nội vào chiều 13/4.

Tuy nhiên ông Sơn nói lực lượng an ninh Việt Nam đã dùng "vũ lực" đưa ông lên ô tô và đưa về trụ sở công an giữ trong vài tiếng để ngăn ông gặp phía Hoa Kỳ.

Ông Sơn nói: "Trước buổi gặp dự kiến đó thì chúng tôi cũng nghĩ rằng nó sẽ diễn ra suôn sẻ... nhưng mà rất kỳ lạ là từ chiều ngày 12/4 tôi nhận thấy rằng xung quanh nhà tôi ...bắt đầu xuất hiện rất nhiều nhân viên an ninh mặc thường phục, họ đến gần như là họ thể hiện sự thị uy, họ đi theo tôi mỗi khi tôi đi ra ngoài.

"Cho đến sáng ngày 13/4 thì họ lập một chốt gác rất lớn trước nhà tôi...

"Đến buổi chiều khoảng 14:10 phút tôi đi ra ngoài thì đã thấy một xe ô tô màu trắng ... chắn ngay trước cửa ngõ và khi tôi đi ra ngoài thì đột nhiên có một đám người mặc thường phục trông rất hầm hố, họ từ trong xe bước ra và xung quay đấy họ ép tôi và bắt tôi lên xe và đi."

UserPostedImage
Ông Đài gọi hành động của công an và an ninh Việt Nam là 'màn kịch'

Ông Sơn nói trước đó Đại sứ quán Hoa Kỳ đã thông báo cho ông biết đã cho xe tới đón ông và ông vẫn tin rằng ông sẽ đi được vì hai bên Việt - Mỹ đã vừa có đối thoại nhân quyền trong khi quyền tự do đi lại là điều "rất là bình thường".

Ông cũng nói phía công an đã "lấy cớ" là có đơn tố cáo ông "cáo về bài phỏng vấn trên BBC về Hiến pháp" và đưa ra các vấn đề khác nữa để hỏi ông trong khoảng năm giờ bị tạm giữ.

'Ăn vạ'

Trong khi đó luật sư Nguyễn Văn Đài thông báo trên trang Facebook để ngỏ của ông hôm 13/4:

"Từ hôm đầu tuần, mình đã nhận được lời mời của Sứ quán Hoa Kỳ đến nói chuyện với Ngài Daliel Baer, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ.

"Nhưng hôm qua an ninh thông báo không cho mình đi. Mình đã báo cho Sứ quán [Hoa Kỳ] biết việc đó.

"Trong cuộc họp tối qua với Bộ Ngoại giao và Bộ CA của VN, phía Hoa Kỳ đã nêu sự vụ này. Sau đó 2 Bộ của VN đã đồng ý cho mình đi gặp Trợ lý Ngoại trưởng HK vào chiều nay.

"Nhưng sáng nay, phía an ninh VN lại lật lọng, cho 1 lực lượng đông đảo an ninh và cảnh sát đến bao vây khu vực nhà mình. Sử dụng biển báo "RESTRICTED AREA"; NO FOREIGNERS; NO CAMERA trên con đường vào nhà mình."

Sau đó tới 14:00 cùng ngày, ông Đài tiếp tục thông báo: "Thưa bà con cô bác, lúc này xe của tòa sứ quán Hoa Kỳ đã tới đón, nhưng xe bị chặn bên ngoài. Quan chức chính trị Hoa Kỳ Michael Orona không thể vượt qua được hàng rào an ninh dày đặc."

Ông cũng nói phía an ninh Việt Nam đã "huy động đảo chục bà phụ nữ ra định nằm ăn vạ quan chức ngoại giao Hoa Kỳ."

Việt Nam trong khi đó luôn nói rằng họ tôn trọng quyền tự cho của công dân và chỉ xử lý những người vi phạm pháp luật.

Họ cũng đã không ngăn cản cuộc gặp của hai ông Sơn và Đài với Phó giám đốc điều hành Tổ chức Ân xá Quốc tế Frank Jannuzi, Tham tán chính trị Đại sứ quán Hoa kỳ Mark Lambert cùng Viên chức chính trị Michael Orona tại khách sạn Metropole hôm 27/2.

Bác sỹ Sơn nói với BBC vụ việc vừa qua cho thấy một số người trong chính quyền có thực tâm mong muốn cải thiện tình hình nhân quyền nhưng bị những người theo chủ trương cứng rắn ngăn chặn.
Source: BBC
xuong  
#3 Đã gửi : 16/04/2013 lúc 08:50:17(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Việt Nam ngăn cản người bất đồng chính kiến gặp giới chức Hoa Kỳ

UserPostedImage
Phát ngôn nhân bộ ngoại giao Hoa Kỳ Patrick Ventrell. video caption

Cũng tin liên quan đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Patrick Ventrell, mới đây tỏ ý quan ngại trước việc chính quyền Việt Nam ngăn cản các nhà bất đồng chính kiến gặp gỡ đại diện của Hoa Kỳ dự đối thoại nhân quyền Việt Mỹ vừa diễn ra hồi tuần rồi tại Hà Nội.

Ông Ventrell cho biết cuộc đối thoại nhân quyền giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã diễn ra thẳng thắn và trên tinh thần xây dựng. Chủ đề của cuộc thảo luận bao gồm tự do tôn giáo, pháp quyền, tù nhân lương tâm, quyền của người lao động và tự do ngôn luận.

Phó trợ lý ngoại trưởng Dan Baer, đã gặp linh mục Nguyễn Văn Lý trong tù. Tuy nhiên chính quyền Việt Nam đã tìm mọi cách ngăn cản các nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và Phạm Hồng Sơn được găp Phó trợ lý Dan Baer như kế hoạch đã định.

Đối thoại nhân quyền Việt Mỹ dự định diễn ra vào hồi cuối năm ngoái đã phải hoãn lại cho đến tận năm nay. Có nhiều lý do được đưa ra bao gồm những chỉ trích cho rằng tình hình nhân quyền Việt Nam xuống dốc gần đây đã làm trì hoãn cuộc gặp.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.088 giây.