logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 07/08/2016 lúc 06:56:48(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ðoạn video được The New York Times đưa lên Facebook hồi tháng Sáu cho thấy cảnh người dân Cumaná (thủ phủ bang Sucre) tràn vào các siêu thị để cướp thực phẩm một cách kinh hoàng. Khắp Venezuela, nạn đói đang lan tràn cả nước, biến thành những cuộc bạo động không thể kiểm soát. Các xe vận tải chở thực phẩm được hộ tống bằng lực lượng vũ trang, thậm chí các lò bánh mì trong thành phố cũng được quân đội gác để chống cướp bóc… Thiên đàng xã hội chủ nghĩa ấy đã đặt dấu chấm hết với một bé gái 4 tuổi bị bắn chết khi cảnh sát nổ đạn cao su vào đoàn người tràn xuống đường gây bạo loạn để cướp thức ăn.

Theo khảo sát của Ðại học Simón Bolívar, có đến 87% người Venezuela cho biết họ không còn tiền để mua thực phẩm. Trung bình 72% lương tháng của người còn việc làm đã phải dùng để mua thức ăn. Kết quả một khảo sát khác của Trung tâm phân tích xã hội thuộc Liên đoàn giáo chức Venezuela cho biết, cách đây khoảng mười năm, người ta ném trứng để mua vui trong các kỳ lễ hội. Nhưng bây giờ thì trứng quý như vàng.

Theo IMF, tỷ lệ tăng trưởng Venezuela hiện đang bi đát nhất thế giới là âm tám phần trăm (-8%). Tỷ lệ lạm phát lại đứng đầu thế giới với 482%. Tỷ lệ thất nghiệp hiện tại là 17% nhưng có thể leo lên 30% trong vài năm tới. Chính phủ Nicolás Maduro phản ứng với lỗ hổng ngân sách bằng cách in tiền, khiến lạm phát càng tăng nhanh. Giá các loại nhu yếu phẩm cơ bản giúp một gia đình sống trong một tuần đã tăng hơn 25%, gấp 22 lần mức lương tối thiểu.

Ðiều khiến người dân phẫn nộ không chỉ là nạn đói đang hoành hành mà là tình trạng tham nhũng. Theo tổ chức Minh bạch Quốc tế, Venezuela hiện là quốc gia tham nhũng thứ chín thế giới. Trong một nước theo chủ nghĩa xã hội, mô hình chính trị được xem là không để xảy ra bất công xã hội. Nhưng thành viên gia đình Tổng thống Nicolás Maduro được xem là nhóm người giàu nhất Venezuela là bằng chứng hùng hồn nhất cho câu nói bất hủ của cố Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, “đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm.” Lời nói bất hủ ấy không chỉ đúng cho CSVN mà đúng cho hết những đảng cộng sản trên toàn thế giới.

Trở lại với Venezuela. Cuối thập niên 1980, chính từ những vụ bạo động kinh khủng bởi nạn đói và chính trị bất an, cuộc “cách mạng xã hội chủ nghĩa” của Hugo Chávez đã thành công. Bây giờ, nạn đói và chính trị bất an đã trở lại nhấn chìm chính cái thiên đường xã hội chủ nghĩa ấy. Khi người dân bị vét cạn niềm tin bởi một chế độ tham nhũng tồi tệ cùng sự yếu kém trong điều hành quản lý quốc gia; và khi nhà cầm quyền cương quyết đối đầu với người dân bằng bạo lực. Điều có thể chắc chắn được là chiến thắng không bao giờ thuộc về chính quyền.

CSVN hãy nhớ lấy tấm gương của người đồng chí Venezuela – thiên đường cộng sản còn sụp đổ thì một Việt nam chỉ còn là thời gian thôi.

Đối với Venezuela, giá dầu thô tuột giảm đến mức độ khó tin là nguyên nhân dẫn đến nạn đói đang hoành hành quốc gia này. Nhưng xét về mặt chính trị, người ta không thể chấp nhận lý do đó. Phe ủng hộ Tổng thống Nicolás Maduro thì cho rằng nạn đói là do phe chống đối cố tình tìm mọi cách để lật đổ ông. Còn phe chống đối Tổng thống thì cho rằng ông đã thất bại trong việc lèo lái đất nước cần được thay thế bằng một nhân tài khác. Còn những ai không ưa gì chế độ Cộng sản thì cho rằng CNXH (Socialism) là nguyên nhân dẫn đến cái đói ở Venezuela hiện nay.

Cái đói là thực nhất ở Venezuela. Nạn khan hiếm thức ăn là thực. Những dãy người xếp hàng rồng rắn chỉ để mua được chút thực phẩm còm. Nhiều vụ cướp bóc những cửa tiệm xảy ra như cơm bữa. Dân chúng hoảng hốt. Nạn đói đang rình rập khắp nơi. Đây là những gì người dân Venezuela đang nhìn nhau trong âu lo và thảng thốt.

Giá như căn bệnh của Venezuela giống như một khối u. Cắt đi là xong. Như thế sẽ đơn giản hơn cho mọi người. Nhưng không. Nó giống như người thiếu máu, kiệt sức, mất ngủ… Nó là tâm bệnh. Vì Venezuela nằm trên đống vàng đen nên một dạo được coi là thiên đường của CNXH. Venezuela có trữ lượng dầu hỏa lớn nhất hành tinh nên ngoại tệ mạnh cứ ùn ùn đổ vào đất nước này để đổi lấy dầu trong thời kỹ nghệ toàn cầu phát triển vượt bậc. (Mucho dinero!) Venezuela tha hồ chửi Mỹ và thóa mạ các tư tưởng tư bản chủ nghĩa. Rót tiền cho Cuba. Vung tay và bạo mồm. Venezuela từng là mạnh thường quân của nhiều nước ở Châu Mỹ La tinh… Nhưng thời vàng son của Venezuela đã nhanh chóng qua đi, thiên đàng nhờ tài nguyên thiên nhiên chứ không phải tài lãnh đạo của chính quyền đang đối mặt với nạn đói trên cả nước.

Đói với người nghèo là bình thường. Nhưng đói với giới trung lưu là bất thường. Venezuela giờ đây, người có tiền cũng đói. Bởi lẽ xã hội khan hiếm thực phẩm. Đồng tiền mất giá. Lạm phát phi mã. Tình trạng này càng tệ hại hơn khi giá dầu thô tuột giảm. Kinh tế toàn cầu khựng lại nên nhu cầu năng lượng bốc hơi trở nên khó tránh. Dầu thô cuối cùng chẳng là cứu cánh cho một chính quyền độc tài, tham nhũng và ngu dốt. Chỉ có những đôi mắt ngơ ngác, vô hồn của người dân Venezuela đã từ lâu sống quen với bao cấp nên hụt hẫng khi phải tự xoay sở.

Nhiều học giả cho rằng sau nhiều năm bóp nghẹt những khả năng tự lập bằng cách đưa ra những chính sách bao cấp cực đoan. Venezuela gần như cứ nằm một chỗ ăn không, cơ bắp không hoạt động, cuối cùng bây giờ đứng lên đã khó, nói gì đến chuyện bước đi, hay chạy nhảy. Điều này xem ra không phải không có lý. Nhưng ngẫm lại, phải chăng vì chính sách nuôi dân, bằng tài nguyên quốc gia để tranh thủ lá phiếu, tranh thủ tình cảm của dân chúng đã khiến cho Venezuela trở nên tệ hại như hôm nay.

Một chính sách sai lầm. Thủ lãnh của Venezuela là Hugo Chavez (Tổng thống thứ 64 của Venezuela cai trị đất nước này từ năm 1999 đến năm 2013). Giờ đến lượt người kế vị được ông chọn lựa là Tổng thống Nicolás Maduro (lên nắm quyền từ năm 2013). Với ngần ấy năm, gần hai thập niên trôi qua, lẽ ra Venezuela đã có đủ thời gian để đào tạo và có những chính sách phát triển hữu hiệu.

Nhưng không, Venezuela cứ bán dầu rồi tất tần tật mọi khoản chi đều trông vào tiền xuất cảng dầu thô ấy. Kết quả là hơn 31 triệu người dân Venezuela đang rơi vào cảnh đụng đến cái gì cũng thiếu. Thậm chí (nếu bạn còn nhớ), hồi Tổng thống Hugo Chavez bị ung thư, nền y học của Venezuela không có khả năng chữa trị mà phải qua Cuba điều trị. Giá như đừng chửi Mỹ, đừng quá sĩ diện với Mễ, ông ta có thể đã không chết quá sớm như vậy!

Để chạy tội, người ta phải nói dối. Hoặc viện dẫn những lý do này nọ để thoát hiểm trước búa rìu dư luận. Chủ nghĩa Xã hội của Venezuela không thể đứng vững nếu họ không hát bài ca con cá sống vì nước: Chúng ta liên tục bị những thế lực thù địch phản động chống phá từ bên ngoài. Dân Venezuela lâu nay (đã quen), chỉ cần được bao cấp là đủ. Chuyện những tờ báo đưa tin không quan trọng bằng có gạo, có đậu, có dầu ăn, có giấy vệ sinh, có TV để giải trí là đủ. Lại là đất nước có số thí sinh hoa hậu hoàn vũ nhiều nhất… Dân Venezuela vì thế đâu cần phải lo gì đến chuyện đại sự. Khái niệm nước đến chân mới nhảy gần như hoàn toàn không có ở đất nước được trời ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên.

Vậy có phải chính sách “bao cấp” (ubsidization) khi sử dụng một cách tùy tiện vì tin rằng dầu thô sẽ vĩnh viễn đủ để nuôi dân ăn không của nhà lãnh đạo theo CNXH của Venezuela là nguyên nhân của nạn đói hôm nay? Để trả lời câu hỏi này, người ta phải nhìn vào những cánh đồng bỏ hoang, những nhà máy lụi tàn vì đóng cửa lâu ngày, những khu nhà tồi tàn vì không trùng tu hay tái thiết, những cửa hàng chỉ bày bán hàng nhập cảng vì sản suất hàng tiêu dùng trong nước không hề có…

Địa ngục Venezuela hôm nay là sản phẩm (hoàn chỉnh), (đặc trưng) của chính sách bao cấp của nhà nước đánh bại sản xuất nông nghiệp và sản xuất hàng hóa trong nước. Tiền in ra quá dễ. Dầu thô cứ việc bơm lên rồi xuất cảng. Chính phủ nhập cảng hàng hóa từ các nước khác, rồi bán ra cho dân chúng qua hệ thống bao cấp với giá rẻ như cho. Khoản tiền bù lỗ trám vào đấy là tiền đem về từ xuất cảng dầu thô. Chính sách mị dân ấy của lãnh đạo Venezuela sau hai thập niên đã biến người dân Venezuela trở thành những người mất khả năng lao động.

Có thể nói chỉ cần giậm chân tại chỗ vài năm thôi đã là một trở ngại lớn. Kinh tế văn hóa xã hội của Venezuela đã bị kìm hãm gần hai mươi năm. Khoảng thời gian đó đủ để một thế hệ mới sinh ra. Hệ thống giáo dục thiếu mục đích thực tế. Sản xuất bị bỏ hoang. Các ý tưởng phát triển bị thui chột. Xã hội không được kích thích bởi những kế hoạch linh hoạt dẫn đến ý thức ỷ lại. Xã hội chỉ có tham nhũng và biển thủ. Venezuela vì có một trữ lượng dầu thô khổng lồ cuối cùng đã trở thành đại họa. Những thuận lợi trời ban chưa hẳn là những cái may mắn thực sự với đất nước này. Nhìn về Việt nam tiền rừng bạc biển như những trang sử mà tôi đã học thuở bé, nhưng Việt nam đã trong tay toàn trị của cộng sản hơn bốn mươi năm, có lẽ đến cái hồn người Việt trong nước cũng rách bươm rồi chứ nói gì tới cái bao tử như dân Venezuela bây giờ mới biết thế nào là thiên đường XHCN.

Nói đến bao cấp là nói đến tham nhũng. Hệ thống phân phối do một tổ chức độc quyền kiểm soát. Vì thế hàng hóa do chính phủ cung cấp đi ra thị trường chợ đen là chính vì đó là mảnh đất màu mỡ của chế độ bao cấp. Kinh nghiệm này những nước từng theo chủ nghĩa xã hội đều không thể quên được nỗi khổ của người nghèo trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Người giàu ít khổ hơn. Người nghèo xếp hàng từ 3 giờ sáng. Vào đến nơi, có khi chỉ mua được vài ký gạo. Có khi ra về tay không. Chế độ kiểm tra thành phần nhân khẩu của mọi gia đình với hàng lô câu hỏi rất phiền phức. Rồi chờ đợi. Có khi là hai ba tuần. Hai cân gạo. Hai cân đậu. Một chai dầu ăn.

Những thứ ấy trở thành hàng xa xỉ. Bao tử không thể không nổi loạn khi phải nhịn đói quá lâu. Xếp hàng rồi lại xếp hàng. Chưa bao giờ không khí ảm đạm đen tối lại phủ trùm Venezuela như hôm nay. Là người từng sống trong chế độ CSVN, có lẽ tôi hiểu được nỗi khổ hôm nay của người dân Venezuela hơn những người may mắn được sinh ra và lớn lên trong chế độ tư bản. Bởi bản chất của thị trường tự do là để cho xã hội phát triển tự do với hoàn cảnh của một xã hội. Nhưng với chế độ xã hội chủ nghĩa, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, mỹ ý ấy trở thành không tưởng vì đó là hoang tưởng. Sự cân bằng của xã hội đến từ cán cân cung cầu hợp lý. Nhưng chủ nghĩa xã hội tại Venezuela đã chứng minh được rằng thị trường tự do không thể hoạt động hữu hiệu khi cơ chế bao cấp được chống lưng.

Người muốn làm giàu chính đáng sẽ bị trói tay. Hoặc những tư tưởng làm giàu bằng cách đưa ra những sách lược táo bạo cũng sẽ bị siết cổ. Kết quả là những thế hệ công dân với các đặc tính thụ động, nhút nhát, ngờ vực, an phận, tham nhũng, luồn lách… đã thành hình. Bài toán của Venezuela cuối cùng đã có đáp số. Nhưng căn bệnh của Venezuela lại bất trị. Con bệnh không đủ can đảm để nuốt viên thuốc đắng.

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Nguyễn Trãi răn đời như thế trong Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt nam: Bình Ngô Đại Cáo. Có thể Venezuela đã cố tình “yên dân” bằng chính sách bao cấp. Nhưng chính sách ấy (đã được chứng minh) là không đem lại những lợi ích lâu bền cho dân tộc này. Phải thay đổi. Phải trừ bạo. Trừ tham nhũng. Trừ những chính sách mị dân đã làm hỏng đi khả năng tự lực cánh sinh của cả dân tộc.

Ai cũng biết, thuốc đắng đả tật. Dân Venezuela biết đâu sẽ đứng lên. Từ đổ nát. Từ thất bại. Giá trị của những bài học xương máu sẽ giúp họ vực lại. Bắt đầu từ những xây dựng cơ bắp để họ sớm có thể đứng lên, tập bước, tập đi… rồi tập chạy, tập nhảy như bao nhiêu quốc gia khác.

Venezuela hôm nay là nỗi đau của nhân loại về thảm họa cộng sản toàn cầu. Nhưng vài nước còn theo chủ nghĩa phi lý ấy lại càng chống lại người dân tàn bạo hơn. Biết đâu đó lại là cơ may cho nhân loại sớm kết thúc chủ nghĩa mù lòa ấy cho con người được sống bình an, tự tại như bao đời nhân loại khi chưa có chủ nghĩa quái thai xuất hiện…

Phan

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.082 giây.