logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 24/08/2016 lúc 08:33:20(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Người xưa thường nói văn chương để lụy một đời. Dính vào nó là chắc chắn mang nhiều khổ lụy. Khổ lụy có nhiều cách. Ai cũng xúc động cả nhà Tiền Quân Nguyễn Văn Thành bị nạn vì bài thơ ngông của con trong đó hai câu kết có thể hiểu là chống chế độ, muốn thay đổi vương quyền đang bao trùm thời đại. Sơn tể phen nầy dù gặp gỡ, Giúp nhau thay đổi hội cơ này. (Trần Trọng Kim dịch) Ai cũng vừa thương vừa tiếc cho việc làm của giám khảo Cao Bá Quát khi không biết thí sinh là ai mà chỉ vì lân tài khi thấy bài văn hay, bèn lấy muội đèn sửa lại những chữ kỵ, húy cho nên bị biếm, bị giáng. Còn biêt bao nhiêu người khác lụy với văn chương nên nghèo suốt đời như Tản Dà, và hầu hết các nhà văn Việt Nam từ trước đến nay.

Hiện tại thì cái lụy có nhiều cách. Nào như TS Nguyễn Đình H. suốt đời chỉ biết ba con chữ và cả phòng từ điển vậy mà vì cho in hồi ký nên thiên hạ thơ rơi nào là thứ trốn lính, không ra sức khi đất nước trong cảnh dầu sôi lửa bỏng… nhiều nhiều lắm, không thể nói hết. Chuyện nay rồi cũng có lúc sẽ rõ ràng đen trắng. Đồ tôi muốn nói cái lụy vì một câu thơ của một nhân vật đặc biệt, chuyện xảy ra tương đối lâu, chuyện trắng đen hầu như chưa ngã ngũ vì thời cuộc chạy với tốc lực của ngựa kỳ ngựa ký, vì đất nước trải qua một cuộc bể dâu ai đâu rảnh rỗi ngồi nhắc đến câu thơ này câu thơ nọ…

Những năm cuối thập niên sáu mươi báo chí Sài Gòn đưa ra một câu thơ trong bài thơ nào đó của ông già gân: Ngồi buồn gải dái, dái lăn tăn để rồi tán hươu tán vượn là ông làm thơ tục tỉu, đã không xứng đáng là người làm thơ thì chớ, cũng không đáng mặt người trong hàng ngũ lãnh đạo nhà nước.

Đồ tôi không thấy tác giả trả lời dầu rằng ông ở vị thế gọi là quyền chức. Cũng không thấy những đồ đệ bao vây ông vòng ngoài vòng trong luôn luôn thầy thầy, em em, thầy thầy, con con lên tiếng biện hộ giảng minh cho thầy. Và rồi nhiều người, dưới ảnh hưởng của bài báo đó, có cái nhìn thiên lệch về tài đức và khả năng văn chương của ông.

Người nghe nói thì nhiều. người có dịp đọc nguyên bài thơ thì ít. Đồ tôi ở trong số đó, dầu rằng vẫn phục tài ông già gân khi làm Đô Trưởng đã không dùng công xa mà đi xe đạp. Phục ông vì dính dáng vào những vụ phản đối chánh quyền khi chánh quyền trổ ngón độc tài. Nhưng cái khí tiết chánh trị không thể bảo vệ được khả năng văn chương. Đồ tôi vẫn coi ông Đô Trưởng từng làm thầy Việt văn của trường Nguyễn Đình Chiểu mấy chục năm trước chẳng qua là người muốn nổi, nổi trong chánh trị lẫn văn chương bằng những chuyện… hơi khác bàng dân thiên hạ.

Rồi thời gian qua đi. Bao nhiêu sóng lớp phế hưng. Ông già mang vô mình cái chức vụ thuyền trưởng, được nhận cho cầm tay lái khi tàu sắp chìm. Ông muốn cứu tàu, cứu người trên tàu, nhưng ông quẹo tay mặt tay trái, chạy tới chạy lui gì cũng có người cản đản. Ông làm gì cũng không được, đành mang tiếng kể bất thức thời vụ… Vô trí, vô mưu.
UserPostedImage
TVH (1902-1982) và cháu ngoại.

Đồ tôi sẽ không nói tới ông nếu không có cơ may đọc nguyên tập thơ của ông: Lao Trung Lãnh Vận. Người làm thơ đã đoán biết sẽ có công luận về sau nên đã viết lạc khoản cho tập thơ:

Mấy vần thơ lạnh ở trong lao,
Khéo, vụng dầu ai hiểu thế nào;
Thương, cũng cám ơn; cười cũng chịu,
Hỏi người thông cảm độ chừng bao?

Trong tù dĩ nhiên là lạnh lẽo. Làm thơ trong tù không thể lạc quan được. Thơ tù đương nhiên lạnh, đương nhiên nói nhiều những chuyện thuộc về mình. Cái tôi xấu tốt vì thế dễ phô bày. Người thương, người cười cũng có. Và tác giả chấp nhận tất cả dầu rằng chấp nhận với nỗi chán chường, người thông cảm chắc chắn sẽ không nhiều!

Và thật vậy. Hầu như cả nước lúc tập thơ của ông ra đời đều không thông cảm. Ờ mà tại sao ông ngồi tù? Ông nói: Ngày thứ bảy 12-11-1960, lối 17 giờ, tôi bị Nha Cảnh Sát và Công An Quốc Gia đòi đến rồi câu lưu luôn để cứu xét vì tôi bị tình nghi liên can trong biến cố 11-11-60. Ông không nói mình oan hay ưng. Ông không biện minh hay phủ hào quang cho chuyện mình làm. Ông chỉ nói nằm trong đó nhớ chuyện " ngồi trăng" của Học Lạc, bèn sáng tác một bài thơ tương tợ:

Này anh, này cụ, này là chú,
Lóc cóc vào đây ngồi một lũ.
Những tưởng buồn như chó mất nhà,
Nào ngờ vui quá bài xôm tụ.
Thân nầy dầu vướng chốn lao lung,
Nỗi ấy vẫn ghi trong phế phủ.
Xuống chó lên voi lắm chuyện đời!
Xưa nay diễn biết bao nhiêu vụ!

Đồ tôi thích nhứt hai câu kết: sóng lớp nầy xô lớp khác, phế phế rồi lại hưng hưng. Chuyện khá thường tình, không gì đáng thắc mắc. Cặp kết như một lời tuyên bố chắc nịch: không có gì lạ mình từng lên voi bây giờ xuống chó. Giờ xuống chó rồi sau nữa lại lên voi. Ý như bi quan, nhưng thật ra là thái độ của thức giả biết chuyện tuần hoàn phải có ở đời. Nhưng mà chắc ông trong tập thơ phải nói rõ hơn chút xíu rằng tại sao mình bị bắt chớ? Có! Ông nói trong bài thơ sau đây, tôi chỉ xếp thành câu văn những lời của Bà thân mẫu tôi đã nói với tôi trong giấc chiêm bao:

Vì chưng bẻm mép mới vào đây,
Câm họng đâu ra đến nỗi nầy.
Dân chúng sướng; đồ: dân chúng khổ,
Nước nhà yên; bảo: nước nhà nguy!
Dở hay mặc kệ thằng cha nó!
Còn mất can chi lão nội mầy?
Nếm thử mùi tù cho đáng kiếp;
Từ rày chừa bỏ tật thày lay.

Ờ, vậy thì ông phản đối nhà cầm quyền vì không biết đến thực trạng nước nhà trong cảnh sanh linh dồ thán. Được! Nhưng thái độ ông trong tù như thế nào?

Ra đi người bảo khổ đa nghe!
Ai ngỡ vào đây sướng quá nè.
Sáng hưởng bánh tây dồn thị nguội!
Đêm nằm ghế bổ xủ màn the.
Đèn chong thường bữa soi tràn cửa,
Lính gác thâu canh diễu khắp hè.
Giả lảng cười vui cho hết buổi,
Bên lòng nặng trĩu mối còn đe.

Ông không thấy mình khổ khi bị mất tự do. Ông nói như người xưa làm thơ khẩu khí. Ông chấp nhận hiện trạng và vui với những gì mình đang đối diện dù rằng trong thâm tâm ông lo không biết rồi đây chuyện gì sẽ tới cho mình. Chính quyền lúc đó đang say quyền lực, đang giận vì những chuyện nuôi ong tay áo. Không biết họ sẽ sử dụng quyền của kẻ mạnh tới mức nào.

Nhưng mà thầy Đồ nầy! Vẫn chưa nghe thầy Đồ nói tại sao ông ta nói chuyện tăn tăn?

Ấy, chuyện đâu còn đó. Thử tưởng tượng ra ngồi trong xà lim nhỏ. Chung quanh không có gì ngoài bản thân ta. Không có gì để làm cho qua ngày qua tháng. Tắm rửa ư, không thể như ở ngoài. Ghẻ chốc, nấm mốc những chỗ da non được cơ phát triển. Ngứa ngáy khó chịu. Những sinh hoạt con người bị bóp tới tối thiểu. Đề tài dễ dàng sẽ là những chuyện thấy trước mặt. Ông nói trong lao có cụ Cử Tạ Chương Phùng, thân phụ của sử gia Tạ chí Đại Trường tuy tuổi đã cao song còn vui tính, hay nói giỡn cho anh em đỡ buồn, thường than phiền rằng: Cảnh trong lao không đến kham khổ, chỉ thiếu "ma femme" là đáng buồn thôi. Ông, TVH, làm bài sau đây như để chọc quê người bạn tù ở xà lim kế:

Suốt ngày ăn ngủ, ngủ rồi ăn,
Chưa thấy chuyện gì, chuyện khó khăn.
Nằm khểnh sờ môi râu tủa tủa,
Ngồi rù gải háng: dái tăn tăn.
Làm sang phe phảy tay còn quạt,
Đi tắm trần truồng mổng thiếu chăn.
ĂN, NGỦ, ỈA xong; đầy đủ cả,
Muốn chi chi nữa biết mần răng!

A! té ra ông làm thơ trêu người chớ không phải tự vịnh. Chuyện gãi không phải của ông. Cử chỉ thô, ngôn từ tục vì vậy có thể coi như không cấu thành tội. Nhưng ông mang tội khác: cái tội không để ý rằng thi trung hữu họa, trong thơ có hình vẽ, ông đã vẽ ra một hình thù quá đen cho chế độ đến nỗi không vừa lòng mấy ông nhà báo. Thơ phải thanh tao, ông thành thật quá, mô tả chân phương quá như là bôi xấu những người đã bắt ông. Làm cho chế độ của họ bị vết nhơ. Cái lụy ông phải mang là thơ của ông cũng bị nhơ theo. Người ta chỉ còn nhớ chuyện gãi, chuyện tăn tăn, Chuyện muốn chi chi nữa biết mần răng. Chuyện trần truồng mổng thiêu chăn. Người ta quên những thứ khác.

Chánh trị là giai đoạn. Rồi sự bắt bớ nầy nọ sẽ được quên vì lịch sử quá dài theo thời gian không sách vở nào ghi chép hết được. Còn văn chương là thứ ít oi, câu thơ của ông sẽ được bộ nhớ của độc giả giữ lâu lắm mới kick out. Ông sẽ còn bị buộc tội dài dài vì dám viết dái tăn tăn… chừng nào người ta còn truyền tụng thoại ngồi rù gãi háng!

Mong Đồ tôi giải oan được cho ông phần nhỏ, dầu rằng chưa bao giờ được làm việc hay diện kiến với ông. Chỉ là chuyện thuần túy văn chương và sự công bình.
Thầy Đồ Họ Tăng

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.088 giây.