logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 03/09/2016 lúc 09:57:01(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

UserPostedImage
Hệ thống chống tên lửa Terminal High Altitude Area Defence - THAAD của Mỹ. Ảnh minh họa.
REUTERS/U.S. Department of Defense

Nguyệt san Le Monde Diplomatique, số tháng 9/2016 có một bài viết đặc sắc về chiến lược tái võ trang của Mỹ trước mối đe dọa đến từ hai hướng : Nga và Trung Quốc. Ngay trên trang nhất, tờ báo chạy một tựa lớn nói rõ : « Tại Washington, những kịch bản cho một cuộc xung đột quy mô lớn », ngay bên dưới tiểu tựa « Tái võ trang đối phó với Matxcơva và Bắc Kinh ».

Theo Michael Klare, giáo sư tại Hampshire College, Amherst (Massachusetts), tác giả bài viết, ba khối quân sự hàng đầu thế giới hiện nay đều đang phô trương cơ bắp : Trung Quốc với chính sách áp đặt sự đã rồi tại Biển Đông, Nga với động thái thôn tính Crimée và gây rối tại miền đông Ukraina, Mỹ và NATO với phản ứng triển khai các đơn vị chiến đấu gần biên giới Nga và thiết lập lá chắn chống tên lửa đạn đạo ở Đông Âu.

Đối với tác giả, quả là « trong giới cầm quyền tại Mátxcơva, Bắc Kinh và Washington, các thành phần diều hâu đang vươn lên trở lại… » và « các chiến lược gia phương Tây không còn loại trừ giả thuyết nổ ra một cuộc chiến tranh toàn diện ».

Mở đầu bài phân tích, giáo sư Klare nêu bật thực tế là trong thời gian gần đây, các vấn đề như cuộc đua vào Nhà Trắng, hậu quả của vụ Brexit, hay cách thức chống khủng bố quốc tế, đã rất thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông và giới chính khách. Thế nhưng các vấn đề này chỉ đóng một vai trò tương đối nhỏ trong các cuộc trao đổi trong giới tướng lãnh, đô đốc và bộ trưởng quốc phòng.

Điều mà giới này quan tâm không phải là những xung đột với cường độ thấp mà là những điều được họ gọi là « những cuộc chiến tranh mở rộng », những xung đột trên quy mô lớn với các cường quốc hạt nhân như Nga và Trung Quốc. Các chiến lược gia phương Tây đang lên kế hoạch đối phó với một cú sốc mới kiểu này, tương tự như vào thời kỳ gay gắt nhất của cuộc Chiến Tranh Lạnh trước đây.

Kịch bản chống Nga

Đối với giáo sư Klare, chuyển biến về mặt tư duy đó, mà các phương tiện truyền thông không chú ý tới, đã kéo theo những hệ quả nặng nề, bắt đầu bằng tình hình căng thẳng gia tăng giữa Nga và phương Tây, hai bên gờm nhau để sẵn sàng đáp trả nếu bị đối phương tấn công.

Điều đáng lo ngại hơn, theo Le Monde Diplomatique, là nhiều lãnh đạo chính trị đang cho rằng vấn đề không còn là chiến tranh có thể bùng lên hay không nữa, mà là chiến tranh có thể bùng lên bất cứ lúc nào. Cái nguy hiểm là trong lịch sử, chính suy nghĩ kiểu vừa kể đã dẫn đến những phản ứng quân sự, trong khi mà người ta hoàn toàn có thể dùng đến một giải pháp ngoại giao.

Theo giáo sư Klare, tâm lý hiếu chiến chung đó được thấy qua các báo cáo hay nhận định của các quan chức quân sự phương Tây cấp cao tại các cuộc họp và hội nghị khác nhau mà họ tham gia.

Một báo cáo tóm tắt các quan điểm được trao đổi tại cuộc hội thảo do Viện Nghiên cứu Chiến lược Mỹ INSS tổ chức vào năm 2015 ghi rõ : « Trong nhiều năm qua, đối với cả Bruxelles lẫn Washington, Nga không còn là một ưu tiên trong các chương trình quốc phòng. Nhưng trong tương lai, tình hình sẽ không như thế nữa ».

Sau vụ Nga can thiệp vào Crimée và miền đông Ukraina, « nhiều chuyên gia đã cho rằng tình hình xấu đi đến mức chiến tranh có thể bùng lên (...). Đó là lý do tại sao [họ] xét thấy cần thiết phải tập trung sự quan tâm vào khả năng nổ ra xung đột với Mátxcơva ».

Theo giáo sư Klare, các chiến lược gia Mỹ và NATO đã dự trù khả năng chiến tranh bùng lên ở sườn phía đông châu Âu, bao phủ Ba Lan và các nước Baltic, dùng đến các loại vũ khí quy ước công nghệ cao. Chiến sự cũng có thể lan qua vùng bán đảo Scandinavia, và khu vực quanh Hắc Hải, và kéo theo việc dùng đến vũ khí hạt nhân.

Nếu trước đây, kịch bản này chỉ được nghiền ngẫm trong các học viện quân sự và trung tâm tham vấn chiến lược, thì giờ đây, nó đã có dấu hiệu được tiến hành, với quyết định của Mỹ phân bổ lại các khoản chi phí quốc phòng, quan tâm nhiều hơn đến « sự cạnh tranh giữa các đại cường », và khả năng đáp trả « một kẻ thù có tầm cỡ » như Nga và Trung Quốc.

Các quyết định tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7/2016 vừa qua, ít hôm trước loan báo của Luân Đôn về dự án hiện đại hóa các tên lửa hạt nhân Trident phóng đi từ tàu ngầm, đã cho thấy là kịch bản chiến tranh với Nga không còn là lý thuyết nữa.

Kịch bản đối phó với Trung Quốc

Theo giáo sư Klare, ngoài đối thủ là Nga, các chuyên gia phân tích châu Âu và Mỹ cũng thường xuyên nhắc đến chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Khi biến các rạn san hô hay bãi đá ngầm tại vùng Trường Sa thành các hòn đảo nhỏ cho phép đặt các cơ sở quân sự quan trọng, Bắc Kinh đã làm cho Washington vừa bất ngờ, vừa lo ngại, vì Hoa Kỳ thường xem khu vực này là « cái hồ của Mỹ ».

Đối với giáo sư Klare, phương Tây đã sửng sốt trước uy lực quân sự ngày càng mạnh của Trung Quốc. Dĩ nhiên, Hoa Kỳ vẫn có ưu thế trên không và trên biển trong khu vực, nhưng tính chất táo bạo trong các động thái của Bắc Kinh đã cho thấy là Trung Quốc đang trở thành một đối thủ không thể coi thường.

Các chiến lược gia Mỹ do vậy đã thấy rằng không còn con đường nào khác là duy trì một ưu thế công nghệ vượt trội để ngăn không cho các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng làm hại đến các quyền lợi của Hoa Kỳ.

Và điều đó giải thích vì sao gần đây những lời cảnh báo về nguy cơ chiến tranh trên quy mô lớn thường xuyên được nhắc đi nhắc lại để biện minh cho những chi tiêu bổ sung vào việc trang bị cho quân đội những loại vũ khí cực kỳ tối tân, có khả năng đương cự với « một kẻ thù tầm cỡ ».

Giáo sư Klare đã nêu bật hai ví dụ : Lầu Năm Góc sẽ mua thêm một loạt tầu ngầm nguyên tử tấn công lớp Virginia, và các khu trục hạm tối tân lớp Burke để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc trên Thái Bình Dương. Mỹ cũng đã bắt đầu triển khai hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD thuộc loại tiên tiến nhất của mình trên lãnh thổ Hàn Quốc.

Trên danh nghĩa, hệ thống này nhắm vào Bắc Triều Tiên, nhưng người ta có thể xem đấy là một mối đe dọa nhắm vào Trung Quốc.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.082 giây.