logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 04/09/2016 lúc 10:53:12(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Trước giờ chúng ta thường được thông tin của lề đảng nói rằng, tại vì chính quyền VNCH của Tổng thống Ngô Đình Diệm không chấp nhận bầu cử

để thống nhất vì sợ sẽ thất cử trước chính quyền VNDCCH của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

Qua nhiều sự nghiên cứu trung thực của nhiều người thì kết luận lại là những người CS đã nói đúng trong trường hợp bầu cử thống nhất đất nước

năm 1956 này. Và là một điều hiếm hoi mà họ đã nói thật, nhưng cũng chỉ nói thật được một nửa...

Như mọi người đều biết, sau chiến thắng vang dội của những người Việt Minh CS ở Điện Biên Phủ thì thế trận đã hình thành như sau. Toàn bộ vùng

núi phía Bắc giáp biên giới Trung Quốc đã lọt vào tay Việt Minh, và những người CS Trung Quốc, đã giành được toàn bộ Trung Hoa Đại Lục, đuổi

quân Tưởng ra Đài Loan trước đó vào năm 1949. Biên giới hai nước CS đã mở toang cửa cho từng đoàn xe tải Trung Cộng chở hàng, vũ khí từ Liên

Xô ùn ùn sang tiếp viện cho đồng mình mới là CS VN. Ngay trong chiến dịch Điện Biên Phủ thì cùng có trên 3000 cố vấn Trung Cộng tham chiến.

Hết hy vọng thành công trong quân sự, người Pháp không chịu nổi gánh nặng chiến tranh 9 năm trời nên đã muốn buông bỏ nhưng quân đội Quốc Gia

Việt Nam của Quốc Trưởng Bảo Đại thì chưa đủ mạnh để có thề thay thế quân Pháp làm chủ lực chống lại Việt Minh đang được sự trợ giúp vô cùng

mạnh mẽ của khối Cộng Sản, qua ngả Trung Quốc.

Cũng xin nói thêm về sự giúp đỡ của khối CS này cho Việt Minh. Thời điểm trước năm 1953- 54 khi đại nguyên soái Staline còn sống, thì mối quan

hệ đặc biệt thân thiết giữa Stalin và Mao Trạch Đông cũng như hai nhà nước CS này là vô cùng thân thiết. Chính vì sự giúp đỡ vật chất, khí tài,

chuyên gia của Liên Xô đã giúp cho CS Trung Quốc của Mao thắng quân QDĐ của Tưởng Giới Thạch và chiếm toàn bộ đại lục. Nhưng kể từ khi

Stalin chết năm 1953, những người kế thừa như Khorussop đã bất đồng quan điểm nghiêm trọng với Mao Trạch Đông, và dần dần hai nước từ bạn

biến thành thù. Thậm chí 2 nước còn xảy ra xung đột biên giới năm 1967. Và CS Bắc Việt cũng chịu sự thất thường của mối quan hệ này cũng như

sự viện trợ lên xuống tùy theo sự đóng băng của tình đồng chí giữa hai ông lớn CS. Nên có những sự kiện chính của đất nước Việt Nam trong thời

gian này cũng chịu ảnh hưởng của mối quan hệ giữa hai ông lớn này. Đó là sự kiện Cải Cách Ruộng Đất và ký Hiệp Định Giơnevo 1954, chia đôi đất

nước. Xin hẹn dịp khác sẽ trở lại vấn đề này.

Khi Hiệp Định Giơnevơ được ký kết thì phía của Quốc Gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc Trưởng và Ngô Đình Diệm làm thủ tướng đã ngần ngại

không tham gia. Sau cùng thì cử ông Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ dẫn phái đoàn qua Giơnever.

Khi Pháp phải chấp nhận ký hiệp định Genever 1954, thì chỉ có 7/9 nước tham gia ký Hiệp Định này. Và hai nước không ký chính là Hoa Kỳ và Quốc

Gia Việt Nam. Mặc cho Pháp thúc ép, và ngay cả QT Bảo Đại cũng thúc giục nhưng TTg Diệm vẫn cương quyết không chấp nhận ký hiệp định này,

vì lý do như vậy sẽ chia cắt lâu dài đất nước. Ông đã chỉ đạo cho ngoại trưởng Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn Quốc Gia Việt Nam dứt khoát không ký

với một tuyên bố long trọng trước tất cả các đoàn để bảo lưu ý kiến rằng:

"Việc ký hiệp định giữa Pháp và Việt Minh có những điều khoản gây nguy hại nặng nề cho tương lai chính trị của Quốc gia Việt Nam. Hiệp định đã

nhường cho Việt Minh những vùng mà quân đội quốc gia còn đóng quân và tước mất của Việt Nam quyền tổ chức phòng thủ quốc gia. Bộ Tư lệnh

Pháp đã tự ấn định ngày tổ chức tuyển cử mà không có sự thỏa thuận với phái đoàn Quốc Gia Việt Nam. Chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội

nghị Gienever ghi nhận một cách chính thức rằng, Việt Nam đã long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng

nguyện vọng sâu xa của người dân Việt. Chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ Việt Nam tự dành cho mình quyền

hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho toàn xứ

sở."

Và Quốc Gia Việt Nam và Hoa Kỳ đã không ký cái Hiệp Định Genever 1954 tai họa đó khi các cường quốc và VNDCCH đã ký. Ông ngoại trưởng

Trần Văn Đỗ đã bật khóc. TTg Ngô Đình Diệm thì tuyên bố treo cờ rủ vào ngày ký kết hiệp định vì biết trước sự chia cắt lâu dài đất nước. Và ông đã

có một câu nói nổi tiếng:

"Phải thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ"

Vốn là người quá rành những thủ đoạn của những người CS vì ông đã từng bị CS cầm tù nên có lẽ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm biết chắc rằng, CS sẽ

tráo trở chứ không bao giờ nghiêm chỉnh thực thi hiệp định cả. Ông nói rằng chẳng bao giờ có chuyện những người CS lại phải ký những hiệp định

hòa bình với người phía thế giới dân chủ cả, nếu họ không bị dồn vào chân tường. Và họ cũng chỉ ký vi tình thế nào đó bức bách thôi. Ngay khi chưa

ráo mực thì họ sẵn sàng xé tan hết cho dù mấy cái Hiệp Định như HD Giơ ne vơ. Được sự ủng hộ về mọi mặt của Hoa Kỳ, ông cùng chính phủ Quốc

Gia Việt Nam đã lao vào làm một khối lượng công việc khổng lồ như di dân vào Nam và ổn định nền kinh tế đã tan nát thời hậu chiến. Đây là thời

điểm mà ông Diệm và bào đệ là ông Nhu làm việc đến 18 - 20 giờ mỗi ngày. Ông nói phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống người dân khám khá lên là

những lá phiếu xứng đáng để hai miền thống nhất.

Ta sẽ sơ lược để tìm hiểu nhé. Thời điểm từ năm 1954, là năm ký Hiệp Định Giơnevơ cho đến năm 1956 là năm sẽ phải Tổng tuyển cử thống nhất

hai miền, thì như các bạn đã biết là công cuộc Cải Cách Ruộng Đất đang "Long Trời Lở Đất" trên khắp lãnh thổ miền Bắc của VNDCCH. Rồi những

cuộc di cư của hàng trăm ngàn đồng bào Công Giáo vào Nam vẫn tiếp diễn, khiến cho các vùng Công Giáo truyền thống như Bùi Chu, Phát Diệm...

vắng tanh, chỉ còn các cha ở lại để giữ tài sản Nhà Thờ. Vùng tập kết tự do cho dân di cư ở vùng Hải Phòng vẫn hoạt động trong thời hạn 300 ngày.

Ước tính có khoảng 900.000 ngàn đồng bào miền Bắc đã rời bỏ quê hương, mồ mả ông bà tổ tiên cùng nhà cửa ruộng vườn, gạt nước mắt bồng bế

nhau đến khu vực tập kết tự do chờ tàu há mồm để di cư vào Nam. Số người di cư này, vốn có sự căm thù hiển nhiên với CS, cộng với các Giáo

Phái Cao Đài, Hòa Hảo đều có mối căm thù không khoan nhượng với CS. Và hơn tất cả là tuyệt đại đa số người Miền Nam, miền Trung đều không

ủng hộ CS. Và thực tế trong cuộc kháng chiến 9 năm thì Việt Minh không thành công ở các lãnh thổ miền Nam và miền Trung như ở Miền Bắc được.

Các khối dân trên là một lực lượng gần như tất cả của Đệ Nhất VNCH đều ủng hộ tuyệt đối Chính phủ của ông Ngô Đình Diệm và hoàn toàn có thể

giúp chính phủ thắng cử, nếu có một cuộc bầu củ công bằng.

Ngược lại chỉ có khoảng 160.000 ngàn người vừa dân vừa quân đội của Việt Minh đã rời bỏ quê hương để tập kết ra Bắc. Bối cảnh thì như vậy, với

sự tan hoang của cả nông thôn miền Bắc lẫn lòng dân sau 2 năm CCRĐ, cộng với truyền thống thắng cử của nền dân chủ trước nền độc đảng thì hẳn

là ngược đời nếu cho rằng chính quyền Ngô Đình Diệm không dám Tổng tuyển cử vì sợ thất cử.

Theo các quan chức ngoại giao nước ngoài thì về cá nhân con người thì ông Ngô Đình Diệm là một con người nhỏ bé, và đã bắt đầu hơi đẫy ra với

tướng đi vội vàng của một người đã tới tuổi già, dễ gây cảm giác cho người tiếp xúc thấy ông là người đa cảm, yếu đuối. Ông không thích chốn đông

người mà ưa trầm tư suy ngẫm. Ông thường đến sớm hơn các em trước bàn thờ Chúa trong các lễ, và ở lại lâu hơn tất cả. Và người ta nghĩ rằng,

nếu không có ông em Ngô Đình Như thông làu kinh sử, thông tuệ hơn người thì Tổng Thống sẽ lúng túng lắm trong các buổi giao tế tiệc tùng. Thế

nhưng ông Diệm lại thường là người cương quyết và quyết định dứt khoát cùng ý trí thể hiện đến cùng mọi quyết sách hơn là ông em. Việc cương

quyết từ chối ký Hiệp Định chính thức ở Gioneve sẽ cho chính phủ của ông, như đã nói trong phần bảo lưu hội nghị, có "toàn quyền hoàn toàn tự do

hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho toàn xứ sở." Nói thẳng

ra là ông dành quyền đáp trả xứng đáng với miền Bắc bất cứ lúc nào, và bất cứ giá nào.

Quân đội quốc gia được tổ chức cơ động, có sức tấn công chứ không phòng thủ xé lẻ ra như 4 quân đoàn ở 4 quân khu như sau này. Các đơn vị biệt

kích gốc Bắc, Nùng Thái... được huấn luyện để nhảy ra Bắc hoạt động du kích. như những chuyến nhảy toán liên tục cho tới khi nền đệ 1 CH sụp đổ

năm 1963. Đệ nhị CH đã bị người Mỹ buộc đóng cửa các trại huấn luyện ở Lào. Các chương trình biệt kích cũ, "Bóng Ma Biên Giới" giải thể và trở

về với hoạt động nội địa với các tên như Biệt Cách 81. Với sự cương quyết, không bao giờ khoan nhượng với CS, ông đã làm tất cả để mơ một

ngày Lấp Sông Bến Hải, thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ.

"Nhưng Trời cao quen thói má hồng đánh ghen", Ông đã ngã xuống khi ước mơ thống nhất chưa thành.

Lịch sử ngắn ngủi sau đó đã chỉ ra rằng ông đã đúng, bởi khoan nhượng, hay hòa hoãn với CS là tự sát. Như Winton Shusin đã nói, một quốc gia hèn

nhát, không dám đối đầu sanh tử với kẻ thù thì trước sau gì cũng bị kẻ thù đánh gục trong một cuộc chiến tranh.

Việc từ chối Tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào năm 1956 của chính quyền miền Nam là có thật chứ không phải là bịa đặt của chính quyền Hà

Nội. Và chúng ta hiểu vì sao một con người Kính Chúa yêu nước, nhưng năm đó luôn đáu đáu trong lòng việc lớn nhất đời ông, đó là thống nhất đất

nước, thu giang san về một mối rồi rũ áo từ quan để trở về dòng tu cũ để đọc kinh dâng lễ, lại từ chối việc bầu cử để thống nhất đất nước vào năm

1956 ấy. Bởi vì ông biết là cuộc bầu cử ấy sẽ không bao giờ có.

Làm gì có chuyện chế độ CS miền Bắc lại cho phép cán bộ miền Nam tự do đi lại, căng quảng cáo, áp phích, tờ rơi hoặc gặp gỡ dân chúng miền

Bắc để vận động tranh cử? Rồi loa đài phóng thanh cứ ra rả ca ngợi miền Nam, đả kích CS ngay trên đất Bắc (Miền Bắc cũng được làm tương tự ở

miền Nam). Tóm lại làm gì có câu chuyện viễn tưởng đó, và ông Diệm biết điều đó hơn ai hết.

Và khi năm bầu cử 1956 đến, khi đó ông đã là Tổng Thống của nền Đệ Nhất Cộng Hòa, ông đã cương quyết bác bỏ mọi khả năng bầu cử để thống

nhất hai miền. Vì ông luôn mạnh mẽ tin rằng, chính quyền CS của ông Hồ Chí Minh sẽ không nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ trách nhiệm để có một

cuộc bầu cử hợp lệ, tự do và công bằng. Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sau đó cũng đã liên tiếp đưa ra các đề nghị bầu cử để thống nhất

đất nước theo Hiệp Định 1954, và thậm chí đưa ra Ủy Hội Giám Sát QT. Nhưng chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã

không trả lời. Rồi chiến tranh giữa hai miền nổ ra sau đó đưa đến bao cảnh tan nát điêu linh và kéo dài. Và bao giờ chính quyền VNDCCH cũng lên

tiếng tố cáo chính quyền VNCH của TT Diệm là kẻ chịu hoàn toàn trách nhiệm vì không chịu tham gia bầu cử để thống nhất hai miền. Điều đó cũng

không sai...

Nhưng trong vòng thân tình với báo giới quốc tế thì ông cố vấn Ngô Đình Nhu bao giờ cũng cười ruồi mà rằng: "Các bạn có thể tiếc nuối bất cứ cái

gì, nhưng đừng tiếc nuối câu chuyện bầu cử đó. Vì nó sẽ không bao giờ có cả. Chứ nếu có bầu cử thì cho dù chúng tôi có nhắm một mắt lại để cho

họ (CS) gian lận bầu cử thì chúng tôi vẫn thắng tuyệt đối. Vì biết chắc rằng họ cũng phá đám nếu thấy rằng họ không thể thắng. Họ không bao giờ có

thể thắng, nên không bao giờ có cuộc bầu cử đó".


Mai Tú Ân
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.155 giây.