Để đối phó với cộng đồng người Việt hải ngoại, CSVN đã chuẩn bị có bài bản ngay từ lúc miền Nam sụp đỗ bằng cách cài người vào đoàn di tản,
một bổn củ soạn lại giống như cuộc di cư từ Bắc vào Nam năm 1954. Thời gian đầu CSVN tập trung vào việc kinh tài, mở những trung tâm chuyển
tiền về VN, tới khi người tỵ nạn có cơ hội đi về VN thì những cơ sở này thu hẹp lại và những con bài đã làm việc cho CSVN rút vào bóng tối, chờ dịp
thuận tiện lấy lại niềm tin của các lãnh tụ các đoàn thể, họ trở lại hoạt động mạnh mẽ hơn dưới chiêu bài chống cộng. Chính sách cài người, chúng
tấn công mọi mặt từ văn hóa, kinh tế, len lõi trong cộng đồng để lủng đoạn gây chia rẽ. Có những tên nằm vùng lúc nào cũng tỏ ra chống cộng hăng
say nhất để chiếm lòng tin của người tị nạn, sau khi lọt vào các tổ chức hải ngoại, họ sẽ khuynh đảo, lèo lái đường lối của tổ chức cộng đồng theo
quĩ đạo của CS, ban đầu họ dùng chính sách gây chia rẽ để làm tan rả cộng đồng. Nhiều hội đoàn được lập ra quá dễ dàng khi mà phong trào vượt
biển lên cao, những người đứng ra thành lập thường là những người không có kinh nghiệm sống với CS, nhẹ dạ cho nên họ dễ bị mua chuộc hay vì
những người được CS gài vào họ quá gian manh, cho nên lần hồi những tổ chức này được trao tay cho những CS nằm vùng. Chúng tung cán bộ văn
hóa dưới nhiều hình thức như trình diễn ca nhạc, kết hôn, du học. Một trong những hoạt động ngầm đáng ngại của chúng là cho cán bộ CS xâm nhập
cộng đồng dưới nhiều chiêu bài như làm thiện nguyện, giúp đở rộng rải các quĩ từ thiện. Có nhiều người tị nạn đã nhìn ra và cảnh giác, tiếc thay
những sự thật được phơi bày và vạch mặt nhưng một số người vì lý do thầm kín không chịu nhìn nhận hay sửa đổi.
Sách lược của CSVN đã đề ra và chuẩn bị kỷ càng cùng với nghị quyết 36, họ len lõi hoạt động ngầm trong cộng đồng, cán bộ trà trộn với người
vượt biên, các cán bộ CS này được trang bị vật chất cũng như kiến thức, được huấn luyện kỹ, có chỉ đạo trực tiếp từ các tòa đại sứ để hoạt động,
hội nhập, sinh hoạt. Ngược lại cộng đồng hải ngoại nhân sự ngày càng giảm theo thời gian, các thế hệ ra đi lúc đầu không còn tinh thần hăng say, tổ
chức lãnh đạo thiếu thống nhất, trong khi lớp trẻ không được hướng dẫn để thay thế, thế hệ thứ hai không được hổ trợ để lèo lái cộng đồng vì các
lảnh tụ già nua tham quyền, bè phái và cá nhân chủ nghĩa. Hơn bốn mươi năm qua đường lối cũng như hình thức tranh đấu của cộng đồng không thay
đổi cho phù hợp hoàn cảnh mới, không chuẩn bị cho một phong trào mới thiết thực.
Thực tế sau bốn mươi năm, người CS đã nắm thời cơ, chuẩn bị cán bộ, đưa sinh viên du học, cho phép người dân du lịch, đoàn tụ để cuối cùng
CSVN lợi dụng lòng nhân đạo và sự chia rẻ của cộng đồng hải ngoại, họ đã thực hiện những chính sách đã đề ra như:
Thứ nhất là tìm ngoại tệ, thu tóm ngoại tệ qua hình thức cứu trợ thiên tai, du lịch trong xứ.
Về văn hóa, họ mở các trường Việt ngữ với sách giáo khoa soạn thảo từ trong nước. Một số cá nhân vì không ý thức đã tham dự các buổi ca nhạc
mà ca sĩ toàn được đào tạo ở xã hội chũ nghĩa VN, hay tệ hại hơn là tổ chức ca nhạc tại gia với ca sĩ mất gốc hay ca sĩ đãng.
Về ăn uống, tiêu dùng, mọi người đều biết hàng hóa độc hại đều sản xuất từ Tàu hay VNCS, người Việt hải ngoại vẫn mua, vẫn ăn và tự mua thêm
dây thòng lọng để siết cổ mình.
Và gần đây, quan trọng hơn hết là CSVN cho thành lập những tổ chức, những hội đoàn với những thành phần được đào tạo ngay tại bản xứ, trình độ
kiến thức rất cao, cán bộ với tuổi đời rất trẻ, rất nhiệt tình sẳn sàng làm thiện nguyện và đặc biệt là họ có nguồn vốn phía sau rất dồi dào cho nên khi
tổ chức công việc gì họ không kêu gọi bất kỳ đóng góp nào của người tỵ nạn. Người Việt vốn thích mua vui và đựợc ăn uống không mất tiền nên
tham gia rất đông.
Để sống còn với chính sách mới của CS đè trên những người tỵ nạn, trước hết những người lãnh đạo cần sáng suốt, qui tụ những người nhiệt tâm
với lý tưởng tự do, sự sinh tồn của đất nước và dân tộc tập họp thành một khối, khối người Việt tị nạn cộng sản:
Các cựu quân nhân các binh chủng, các trường đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ nên ngồi lại để thống nhất thành một hội, HỘI CỰU QUÂN NHÂN
thay vì nhiều hội nhỏ.
Người Việt tị nạn của 43 tỉnh thành của bốn vùng chiến thuật thời VNCH, từ Quãng Trị đến Cà Mau nên tập họp lại thành một HỘI ÁI HỮU NẠN NHÂN
CỘNG SẢN.
Những người có học vị, chức vị dưới chế độ cũ nên giúp đở các bạn trẻ trưởng thành ở nước người tham gia tích cực vào sinh hoạt cộng đồng với
tinh thần tôn trọng tuổi trẻ và sự hiểu biết của họ.
Về đường lối tranh đấu thì chúng ta nên tạo cảm tình của người dân bản xứ; khi tranh đấu vạch mặt bọn CSVN thì nên nhân danh quyền lợi của đất
nước cưu mang mình chứ đừng nên hô hào tranh đấu vì quyền lợi của cộng đồng mình.
Về lãnh vực chính trị của một quốc gia, dầu là đảng phái nào họ cũng chỉ phục vụ cho quốc gia họ, người Việt tị nạn phải ủng hộ các chánh quyền sở
tại và các lãnh tụ cộng đồng không nên ra mặt đại diện tập thể để vận động cho một đãng phái nào vì nếu đảng đối lập nắm chánh quyền thì tập thể tị
nạn VN sẽ bị thất lợi và bị thiệt thòi.
Thói thường người Việt hải ngoại không thích giao tiếp với lớp người Việt ra nước ngoài không thuộc diện tị nạn CS hay vượt biên. Trong số những
người này họ có nhiều kinh nghiện sống với cộng sản, nhiều người thuộc lớp trẻ tha thiết với đất nước và dân tộc, can đảm dấn thân đấu tranh cho
quyền lợi quốc gia dân tộc sao ta không kết thân với họ, tại sao ta không kết hợp họ lại.
Những học giã, những lý thuyết gia VN hàng đầu ở hải ngoại có chương trình gì mới, sách lượt gì mới để đối phó với trào lưu tiến hóa, các vị nên
ngồi chung lại, đề ra cương lĩnh thiết thực mới cho phù hợp với đà tiến chung của người Việt.
Khi lập hội hay kết hợp các hội lại thành một khối phải tổ chức, tham khảo trên tinh thần dân chủ, không mập mờ và nhất là phải đặt quyền lợi tập thể
trên quyền lợi cá nhân, nếu không sẽ tiếp tục có sự chia rẻ. Chuyện cộng đồng là của chung, cho chung, đừng nhân danh học vị, học thức, tiền nhiều,
địa vị, bằng nầy, bằng nọ mà tiếp tục khuynh đảo các tổ chức cộng đồng.
Nguyễn Thúc Soạn