logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 19/09/2016 lúc 07:17:55(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ta có thể có tất cả mọi hy vọng hợp lý. Nhưng nếu những hy vọng ấy không thiết thực thì chúng ta rốt cuộc sẽ chỉ theo đuổi lý tưởng hy vọng mù

quáng. Hy vọng phung phí dễ dẫn đến tuyệt vọng chỉ khi chúng ta thấy hy vọng ấy không thành. “Trong tất cả cái ác hy vọng là cái ác lớn nhất vì nó

kéo dài sự đau khổ của con người.”
Phải chăng hy vọng luôn luôn quả là điều tuyệt diệu? Hay ngược lại phải chăng hy vọng là hình thức hèn nhát về đạo đức mà cho phép chúng ta thoát

khỏi thực tại và kéo dài đau khổ của kiếp người?

Zeus ở núi Olympus trừng phạt thần Prometheus bằng cách xiềng ông vào tảng đá. Vĩnh viễn mỗi ngày chim ưng ăn gan ông. Mỗi đêm gan ông mọc

trở lại. Tội của ông là trao cho con người món quà lửa và, qua đấy, khả năng sáng tạo nghề nghiệp, kỹ thuật và điều chúng ta thích gọi là nền văn

minh.

Ai cũng biết chuyện này. Ít ai biết về món quà thứ hai của Prometheus. Trong vở bi kịch “Prometheus bị xiềng” của Aeschylus, đội đồng ca tra hỏi

không thương xót vị thần bị xiềng xích này. Họ hỏi ông ngoài ra ông còn cho con người cái gì khác nữa. Có, ông đáp, “tôi khiến cho con người không

nhìn thấy trước số phận bi thảm của họ.” Làm sao ông làm được điều ấy, họ hỏi? Lời đáp của ông thật sâu sắc: “Tôi đã gieo vào lòng họ những niềm

hy vọng mù quáng.”

Rõ ràng chính hy vọng mù quáng này tôi nghĩ chúng ta nên cố gắng từ bỏ. Hy vọng ấy không phải là quá tự tin, mà là sai lầm. Như Napoleon sáng

suốt từng nói, “người lãnh đạo là người buôn hy vọng” người mà trị vì nhờ luôn luôn khẳng định viễn cảnh tươi sáng bất chấp tất cả các bằng chứng

ngược lại.

Tôi nghĩ ta nên sáng suốt nhìn mọi sự theo quan điểm khác, quan điểm rất xưa và rất Hy Lạp. Như những câu chuyện của chúng ta định hình nên

chúng ta như những công dân, những câu chuyện của họ đã định hình nên họ và có thể biết đâu cũng định hình nên chúng ta. Vì thế, để tôi kể các

bạn nghe một câu chuyện nhỏ, nhưng có lẽ chuyện khủng kiếp nhất từ đời xưa.

Trong tác phẩm “Lịch sử Chiến tranh Peloponnese”, Thucydides, sử gia nghiêm túc và không cảm tính, tả lại cuộc đối thoại giữa các đại biểu của đảo

Melos ở biển Aegean, mà liên minh với Sparta, với các sứ giả của lực lượng quân sự Athen xâm lăng. Các sứ giả cho người Melos một chọn lựa rất

đơn giản: Đầu hàng chúng tôi hay bị tiêu diệt.

Thay vì chỉ đầu hàng, người Melos cố chống đỡ. Họ bày tỏ hy vọng người Sparta sẽ đến cứu họ. Người Athen bình thản chỉ ra rằng gánh vác nhiệm

vụ ấy là việc cực kỳ nguy hiểm đối với người Sparta cho nên rất khó xảy ra chuyện đó. Họ cũng nói đúng một điều nữa, “Chúng tôi là chủ nhân của

biển cả.” Người Sparta có lực lượng bộ binh rất hùng mạnh, nhưng trên biển họ không sánh với hải quân Athen.

Người Melos viện cớ rằng nếu họ đầu hàng người Athen thì họ sẽ mất cả mọi hy vọng. Còn nếu họ tiếp tục chống trả thì “chúng tôi vẫn còn có thể hy

vọng đứng thẳng.” Người Athen đáp quả thật hy vọng đúng là nguồn an ủi lớn, nhưng thường là an ủi hão huyền. Họ nói tiếp rằng người Melos sẽ hiểu

thế nào là hy vọng khi hy vọng làm họ thất vọng, “vì hy vọng thường phung phí.”

Người Athen cố gắng thuyết phục người Melos một cách rất rõ ràng và không kém phần tàn nhẫn rằng họ không nên quay sang hy vọng mù quáng

kiểu Prometheus khi họ bắt buộc phải từ bỏ những hy vọng hợp lý. Hy vọng hợp lý chẳng mấy chốc có thể trở nên bất hợp lý. Họ nói tiếp “Đừng

giống như những kẻ tầm thường mà thay vì có thể dùng phương tiện của con người để tự cứu mình khi họ bắt buộc phải từ bỏ những hy vọng hợp lý

thì họ lại quay sang những hy vọng mù quáng vào bói toán, sấm ngữ và những điều khác tương tự mà hủy diệt con người bằng cách cho họ hy vọng.”

Đến đây, người Athen ngừng tranh luận để cho người Melos suy xét lại lập trường của họ. Như thường xảy ra trong các cuộc thương lượng chính trị,

người Melos quyết định vẫn giữ nguyên chính lập trường ấy mà họ đã thông qua trước cuộc tranh luận với các sứ giả. Họ giải thích rằng “chúng tôi

tin tưởng vào sự may mắn mà các thần linh sẽ ban cho chúng tôi.” Trong tuyên bố cuối cùng, người Athen kết luận rằng “Các ông đã đánh cuộc tất

cả mọi thứ vào sự tin tưởng vào hy vọng… rồi các ông sẽ mất sạch tất cả.”

Sau khi bắt đầu bao vây thành phố Melos và sau nhiều cuộc giao chiến qua lại giữa hai bên, người Athen đã mất kiên nhẫn với người Melos và

Thucydides thuật lại một cách rất kiệm lời không ngờ, “Họ giết tất cả đàn ông trông độ tuổi quân dịch và bắt tất cả phụ nữ và trẻ em làm nô lệ.”

Những chế độ dân bầu có thể trở thành độc tài, các chính quyền dân chủ có thể trở thành thối nát, và những quân đội xâm lăng thường hành xử rất

đáng sợ. Điều chúng ta cần khi đối diện với điều mà Nietzsche gọi là “sự thật chính xác, không thể nào tranh cãi,” là không phải hy vọng, mà là “can

đảm đối diện với thực tại.”

Ta có thể có tất cả mọi hy vọng hợp lý. Nhưng nếu những hy vọng ấy không thiết thực thì chúng ta rốt cuộc sẽ chỉ theo đuổi lý tưởng hy vọng mù

quáng (và vì vậy tuyệt vọng). Hy vọng phung phí dễ dẫn đến tuyệt vọng chỉ khi chúng ta thấy hy vọng ấy không thành. Nietzsche viết, “Trong tất cả cái

ác hy vọng là cái ác lớn nhất vì nó kéo dài sự đau khổ của con người.” Bám vào hy vọng thường làm cho chúng ta càng đau khổ hơn.

Simon Critchley
Trần Quốc Việt dịch
______________
Simon Critchley là giáo sư triết ở New School for Social Research ở New York, Hoa Kỳ.

Nguồn:
Trích dịch từ báo The New York Times số ra ngày 20/4/2014
http://opinionator.blogs...on-nearly-all-hope/?_r=0
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.066 giây.