logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/07/2016 lúc 08:44:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hai phóng viên chiến trường Dương Phục và Vũ Thanh Thủy trong ngày ra mắt hồi ký (Thanh Phong/Viễn Đông)

WESTMINTER - Hai phóng viên chiến trường Dương Phục & Vũ Thanh Thủy vừa từ Houston, Texas đến Nam California ra mắt tập Hồi Ký mang tên: Phóng Viên Chiến Trường - Tình Yêu - Ngục Tù và Vượt Biển tổ chức tại Trung Tâm Công Giáo VN vào lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật 17.7.2016, được đồng hương Nam California đón nhận nồng nhiệt.

Cuốn hồi ký dầy 696 trang do tủ sách Tiếng Quê Hương ấn hành. Hình bìa do Đinh Tiến Luyện trình bày; phía trên, ảnh phóng viên Dương Phục đang làm phóng sự ngoài chiến trường, phía dưới, vợ ông, phóng viên Vũ Thanh Thủy cũng đang làm nhiệm vụ tại đài phát thanh Quân Đội trước 1975.

Nhà văn Trần Phong Vũ viết lời giới thiệu đầu tiên sau đó là nhà văn Dương Kiền, bình luận gia Nguyễn Đạt Thịnh rồi đến các ông Đinh Tiến Luyện, Nguyễn Ngọc Bảo, Lê Văn, Văn Quang, mỗi người dành cho tập Hồi Ký hai ba trang giới thiệu và không ngớt lời khen ngợi tác giả và tác phẩm.

Hội trường Trung Tâm Công Giáo đầy ắp người tham dự, trong đó có người đã từng làm việc chung với phóng viên Dương Phục, Vũ Thanh Thủy như nhà văn Huy Phương và nhiều thân hữu của hai tác giả. Sau nghi thức chào cờ, người phát biểu đầu tiên là bà Yến Tuyết, một khuôn mặt quen thuộc trong cộng đồng, một chuyên viên thuyết trình về các vấn đề sức khỏe, chương trình CalOptima, Medical, Medicare v.v..và hôm nay, nhiều người mới biết thêm, trước 1975, bà Yến Tuyết từng là Biên Tập Viên Tin Tức của Đài Phát Thanh Quân Đội cho đến 12 giờ trưa ngày 30.4.1975, ngày VNCH bị bức tử, và là đồng nghiệp, là bạn lâu năm của hai tác giả. Sau khi cám ơn anh Dương Phục và chị Vũ Thanh Thủy đã nói thay cho các phóng viên chiến trường, những người phóng viên được vinh danh một cách khiêm tốn vì họ là những chiến sĩ không vũ khí, cám ơn các cơ quan truyền thông đã loan báo tin buổi ra mắt sách, bà Yến Tuyết khơi lại chuyện xưa: “Khi anh Dương Phục đang có mặt tại mặt trận An Lộc, hay cùng với chị Vũ Thanh Thủy đi qua Đại Lộ Kinh Hoàng mà họ mô tả trong cuốn hồi ký, anh Dương Phục đã gửi về đài phát thnah quân đội những bản tường trình sống động, có tiếng đạn rơi gần kề hay ở phía sau lưng và biên tập viên tin tức chúng tôi thâu lời tường trình ấy qua điện thoại rồi phát lên làn sóng của đài phát thanh quân đội. Vào thời điểm đó, những phóng viên chiến trường làm cho đài phát thanh có năng khiếu tường trình tại chỗ rất hiếm, và anh Dương Phục là một trong số ít người có khả năng đó...” Sau lời phát biểu, bà Yến Tuyết mời mọi người theo dõi trên màn ảnh một đoạn video ngắn 5 phút, trích trong một phóng sự dài của Đài Truyền Hình ABC, do ký giả Stone Phillips của chương trình “20/20” đi theo chị Vũ Thanh Thủy lên con tàu Pháp về tận vịnh Thái Lan,và đoạn anh Dương Phục công tác tại trại tỵ nạn Palawan, Phi Luật Tân.
UserPostedImage
Th/T Hồ Đắc Huân tặng p/v Dương Phục tấm ảnh cách nay 43 năm (Thanh Phong/Viễn Đông)

Sau bà Yến Tuyết, nữ tài tử Kiều Chinh, , nhạc sĩ Nam Lộc, bà Bùi Bích Hà, nhà văn Trần Phong Vũ thay phiên nhau lên nói về tập hồi ký và hai tác giả. Nữ tài tử Kiều Chinh cho rằng, hồi ký này cần phải được dựng thành một cuốn phim dài, một cuốn phim vĩ đại do chính người trong cuộc nói lên nỗi kinh hoàng của chiến tranh và ngục tù cộng sản mà không một phóng viên ngoại quốc nào có thể dàn dựng trung thực được.

Nhạc sĩ Nam Lộc cho biết, ông rất lười đọc sách, mỗi lần cầm cuốn sách đọc được vài trang là mắt nhíu lại buồn ngủ, không đọc tiếp được. Vậy mà cuốn hồi ký của Dương Phục, Vũ Thanh Thủy dầy 700 trang, trong chuyến bay dài hơn 10 tiếng đồng hồ, ông đã đọc một lèo hết tập sách mà không hề buồn ngủ. Gấp sách lại, ông ước chi tác giả viết thêm vài ba trăm trang nữa để ông đọc. Bà Bùi Bích Hà trích nhiều đoạn trong tập hồi ký để nói về Tình Yêu của hai tác giả. Nhà văn Trần Phong Vũ, một người có con mắt sắc bén và có sự nhận định trung thực khi giới thiệu, nói: “Nội dung hồi ký là thảm cảnh chiến tranh, tù ngục và cạm bẫy trên biển Đông. Ba chủ điểm này đặt vào bối cảnh tang thương, bi đát khoảng 10 năm chót cuộc chiến tranh Quốc - Cộng trên hai bình diện tập thể - cá nhân mà gia đình nhỏ của cặp phóng viên chiến trường Dương Phục và Vũ Thanh Thủy là biểu tượng. Trong tình huống thê lương, tuyệt vọng nhất giữa đêm đen, vẫn còn le lói chút ánh sáng yêu thương – tình vợ chồng, tình ruột thịt, tình nhân loại và cao vời hơn, siêu thoát hơn là niềm tin yêu, tín thác nơi Thượng Đế. Đó là niềm tin và thái độ tín thác bất khả tư nghì, trí khôn loài người khó tìm được câu trả lời.”

Cựu Thiếu Tá Hồ Đắc Huân, một trong ba tác giả cuốn Quân Sử VNCH bất ngờ lên sân khấu trao tặng phóng viên Dương Phục tấm ảnh Dương Phục chụp chung với một bộ đội Việt Cộng khi anh tháp tùng phái đoàn quân sự bốn bên ra Hà Nội chứng kiến việc Bắc Việt trao trả tù binh Mỹ, và một tài liệu “Hà Nội 1973” phỏng vấn Thiếu Tá Phạm Huấn và Thiếu Úy Dương Phục sau chuyến ra Hà Nội quan sát vụ thả tù binh Mỹ. Tấm hình do Thiếu Tá Hồ Đắc Huân sưu tầm được, còn tài liệu ông xin được của nhà báo Phạm Phong Dinh. Phóng viên Dương Phục cám ơn Th/T Hồ Đắc Huân và cho biết, ông chỉ xin nửa tấm hình,còn nửa kia có tên bộ đội VC thì chắc ông sẽ cắt hắn ra.

Như tựa đề cuốn hồi ký, Tình Yêu, Ngục Tù và Vượt Biển , cả ba vấn đề được hai phóng viên chiến trường viết riêng rẽ từng đề mục. Người đọc sẽ say mê với từng chi tiết về cuộc đời riêng của hai người, cảm phục tinh thần chiến đấu của những người lính VNCH qua phóng sự về Mặt Trận An Lộc, Cổ Thành Quảng Trị, về Mùa Hè Đỏ Lửa và những đau khổ xót xa trên đại lộ kinh hoàng, đầy dẫy xác chết đè lên nhau và bàng hoàng, đau đớn khi chứng kiến những chiếc xe tăng cộng quân tiến vào Saigon, và toàn miền Nam sụp đổ. Rồi xúc động dâng trào khi đọc những đoạn phóng viên Vũ Thanh Thủy kể lại gian nan, khốn khó trên biển Đông, nhất là lúc hai hai ba lần bị hải tặc Thái Lan suýt làm ẩu nếu không có bé Su mới sanh bồng trên tay.

Các độc giả may mắn thoát khỏi Việt Nam trước ngày 30.4.1975 nên tìm đọc tập hồi ký này để biết tất cả diễn biến xẩy ra với người dân Saigon trong ngày đại nạn 30.4.1975.
Muốn có sách xin liên lạc qua ĐT: (713) 917-0050 hay email cho: radiosaigonhouston.com hoặc liên lạc với hai tác giả tại địa chỉ: 10613 Bellaire Blvd,Suite 900,Houston, TX. 77072.

Thanh Phong/Viễn Đông
phai  
#2 Đã gửi : 27/10/2016 lúc 05:19:21(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ra mắt hồi kí 'Tình yêu, Ngục tù và Vượt biển'

Hôm Chủ Nhật 23/10 vừa qua, buổi ra mắt hồi ký “Tình Yêu, Ngục Tù, và Vượt Biển” của hai cựu phóng viên chiến trường Dương Phục và Vũ Thanh Thuỷ đã diễn ra tại nhà riêng của ông bà Charles Cường và Kim Yến tại tiểu bang Virginia. Giống như tựa đề: Tình Yêu, Ngục Tù và Vượt Biển, cuốn hồi ký của hai phóng viên chiến trường Việt Nam Cộng Hoà nói về cuộc đời thăng trầm cùng với những biến cố lịch sử của dân tộc. Không giống như rất nhiều cuốn hồi kí khác về giai đoạn từ năm 1970, “Tình yêu, Ngục tù và Vượt Biển” là những quan sát sắc sảo qua con mắt của những phóng viên chiến trường dạn dày khói lửa, là những trải nghiệm vừa bi thương nhưng cũng vô cùng lãng mạn của cặp vợ chồng nên duyên trong bom đạn chiến tranh, cùng vượt qua những biến cố khủng khiếp của cuộc đời và cả những lần thoát chết tưởng chừng như chỉ có trong tiểu thuyết. Nói về tựa đề cuốn hồi ký, ông Dương Phục chia sẻ: “Cuộc đời chúng tôi đi làm phóng viên chiến trường vào sinh ra tử rồi bị đi tù, rồi vượt biển, những chúng tôi nghĩ rằng trên tất cả mọi sự thì tình yêu phải được đặt cao lên trên hết, nó không phải là tình yêu vợ chồng lứa đôi mà là tình người, và trước hết là tình yêu thiên chúa đã che chở chúng tôi suốt qua tất cả những đoạn đường đó.” Giống như nhiều người lênh đênh trên biển tìm đến bến bờ tự do, Dương Phục và Vũ Thanh Thuỷ đã không may đụng độ hải tặc Thái Lan, và phải trải qua những tháng ngày kinh hoàng trong hang ổ của bọn cướp tại một hòn đảo nhỏ có tên Koh Kra. Bà Vũ Thanh Thuỷ: “Trong 21 ngày đêm trên đảo Kra, chúng tôi phải chạy trốn một cái cuộc săn người, săn như săn thú, trốn trên hang động, trên cây cao, trong các bụi rậm đầy rắn rết” Ông Dương Phục: “Dĩ nhiên là buồn phiền đau khổ uất ức lắm, thế nhưng cái giá phải trả cho tự do chúng tôi đành phải chấp nhận” “Tình Yêu, Ngục Tù và Vượt Biển” không đơn thuần là một câu chuyện mang màu sắc cá nhân như nhiều cuốn hồi kí khác, nó còn là nỗ lực của Dương Phục và Vũ Thanh Thuỷ góp một mảnh ghép, tuy nhỏ nhưng chân thực, vào bức tranh miền Nam Việt Nam trước 75, về chế độ VNCH mà theo hai tác giả, là đã bị truyền thông phản chiến và lực lượng học giả thiên tả của Mỹ bóp méo một cách nghiêm trọng. Bà Vũ Thanh Thuỷ: “Nếu không biết thì không thể nào mà thương, quý, trọng được, thành ra hy vọng qua cuốn sách này chúng tôi gửi một cái thông điệp đến giới truyền thông Hoa Kỳ để họ nhìn lại và có một cái nhìn đứng đắn hơn, công bằng hơn đối với Việt Nam Cộng Hoà.” Cuốn “Tình Yêu, Ngục Tù và Vượt Biển” do Tủ sách Tiếng Quê Hương phát hành, có giá bìa là 30 đô la Mỹ.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.070 giây.