logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/11/2016 lúc 09:06:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,167

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Công nhân tại một xưởng may mặc ở tỉnh Bắc Giang ngày 21/10/2015

Sau khi hiệp định thương mại Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP được coi là ‘chết lâm sàng’ khi tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút lui, một chuyên gia cho rằng Mỹ nên theo đuổi các hiệp định song phương với các đối tác trong khu vực này.

Luật sư Sesto Vecchi của hãng luật quốc tế Russin & Vecchi trong 1 bài viết cho tờ The Hill có trụ sở ở Washington DC nói Mỹ nên tập trung vào một hiệp định thương mại song phương với Việt Nam với các điều khoản đã được thương lượng về cắt giảm thuế và bảo hộ lao động trong TPP.

Ông Vecchi, với hơn 35 năm kinh nghiệm hành nghề luật ở Việt Nam cho rằng quốc gia Đông Nam Á này là một trường hợp đặc biệt để Mỹ xem xét trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm cách theo đuổi một hiệp định thương mại khác với các nước trong khu vực để thay thế TPP.

TPP là một trong 3 hiệp định thương mại và đầu tư lớn nhất mà Mỹ từng thương lượng trong kỷ nguyên hậu chiến tranh. Hiệp định này xóa bỏ 18.000 loại thuế đối với các mặt hàng và dịch vụ của Mỹ và do đó sẽ làm tăng lượng hàng xuất khẩu và đầu tư của Mỹ vào châu Á, theo bài viết của ông Vecchi trên tờ báo chính trị chuyên đưa tin tức về Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng.

Theo lập luận của luật sư hàng đầu của hãng luật có trụ sở chính ở Washington và nhiều văn phòng trên toàn cầu, Việt Nam là một thị trường phát triển nhanh nhất đối với hàng xuất khẩu của Mỹ. Năm 2015, lượng hàng xuất khẩu từ Mỹ sang Việt Nam có mức tăng 24%/năm với tổng doanh thu lên tới 7.1 tỷ đô la và với các các loại thuế bảo hộ được xóa bỏ, theo các điều kiện thương lượng trong TPP, thì con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020. Hơn thế nữa, Mỹ là thị trường lớn nhất cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Luật sư Vecchi đã trả lời câu hỏi về việc tại sao chính phủ Việt Nam đồng ý với các điều kiện nghiêm ngặt trong TPP về các tiêu chuẩn cao hơn về lao động và chi phí lớn hơn về môi trường và cho phép một dòng chảy hàng hóa và dịch vụ của Mỹ vào Việt Nam? Đó là vì Việt Nam muốn xuất khẩu nhiều hơn các mặt hàng quần áo và giày dép vào thị trường Mỹ tiềm năng.
Việt Nam xuất khẩu gần 16 tỷ đô la hàng may mặc và giày dép vào Mỹ năm 2015 với các nhãn hàng nổi tiếng của Mỹ như Nike, Ralph Lauren và Calvin Klein. Mặc dù phải chịu mức phí lớn hơn do tiêu chuẩn về môi trường và lao động cao hơn, như các điều kiện của TPP đã được thương thảo giữa Việt Nam và Mỹ, nhưng các nhà xuất khẩu của Việt Nam sẽ có những lợi ích lớn khi được hưởng thuế suất thấp hơn vào Mỹ và gia tăng thị phần trên thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Trần Trường Thủy của Viện Nghiên Cứu Biển Đông cho rằng với một hiệp định thương mại song phương, Việt Nam sẽ không có nhiều lợi ích như Mỹ. Trên trang Twitter của mình, ông Thủy viết khi phản ứng về nhận định của luật sư Vecchi rằng: “Một TPP song phương sẽ làm thay đổi quan hệ thương mại Mỹ theo hướng là chỉ có lợi cho người Mỹ.”

Còn trong bài viết của mình, luật sư Vecchi nói một hiệp định thương mại song phương sẽ làm thay đổi mối quan hệ thương mại Việt-Mỹ theo hướng sẽ có lợi cho cả 2 bên nhưng cũng có những cái bị thiệt thòi. Theo phân tích của ông, công nhân Mỹ sẽ là những người được hưởng lợi nhiều nhất vì hàng nghìn việc làm với mức lương cao sẽ được tạo ra nhờ vào việc xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam trong tương lai và Việt Nam sẽ có được những tiêu chuẩn bảo vệ cao hơn cho môi trường và người lao động trong nước. Còn người bị thiệt thòi nhất, theo ông Vecchi là các nhà xuất khẩu Trung Quốc, vì họ sẽ mất đi thị phần và công việc do sự cạnh tranh tăng cao của Việt Nam.

Tuy nhiên, trong nước Mỹ, nhiều người dân và các chính trị gia phản đối các hiệp định thương mại tự do, bao gồm cả TPP, bởi họ cho rằng các hiệp định này lấy đi công ăn việc làm của họ. Bà Hillary Clinton, khi tranh cử tổng thống đã thay đổi quan điểm trước đây của bà từng ủng hộ TPP vì muốn giành các lá phiếu từ cử tri. Theo The Hill ghi nhận, Tổng thống Barack Obama cũng đã ngừng tìm kiếm sự phê chuẩn của quốc hội đối với TPP trong thời gian cuối nhiệm kỳ trước khi Tổng thống Đắc cử Donald Trump lên nhậm chức.

Còn theo ông Vecchi, một hiệp định TPP song phương sẽ làm mối quan hệ Việt-Mỹ sâu sắc hơn. Còn nếu không có TPP, tín nhiệm của Mỹ ở Việt Nam và khu vực sẽ dần mờ nhạt trong sự trỗi dậy của sức mạnh Trung Quốc.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 24/11/2016 lúc 09:09:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,167

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam chưa buông TPP

UserPostedImage
Toàn cảnh phiên khai mạc một kỳ họp của Quốc Hội Việt Nam ở Hà Nội, ngày 20/07/2016.



Việt Nam vẫn tiếp tục chờ đợi diễn biến ở chính trường Mỹ và cùng các nước trong khu vực bàn bạc về tương lai của Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương nếu Mỹ rút.

Tổng thư ký quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã nói như vậy với các phóng viên hôm 22/11. Truyền thông trong nước dẫn lời ông Phúc nói tại một cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp vừa qua của Quốc Hội rằng: “Ông Trump chưa chính thức trao đổi với phía Việt Nam; bên cạnh đó quá trình vận động bầu cử và sau khi đắc cử vẫn có sự thay đổi nên chúng tôi vẫn chờ đợi.”

Đầu tuần này, tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rút Mỹ khỏi hiệp định thương mại tự do được 12 nước trong vành đai Thái Bình Dương ký kết cuối năm ngoái sau hơn 5 năm thương thảo. Ngay sau tuyên bố của ông Trump, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho rằng TPP sẽ không còn ý nghĩa gì nếu không có Mỹ. Trước đó quốc hội Nhật Bản đã phê chuẩn TPP với mong muốn điều đó sẽ làm ông Trump thay đổi.

Hôm 15/11, Quốc hội New Zealand cũng đã thông qua TPP và cho phép chính phủ nước này tham gia vào hiệp định gói gọn 40% thương mại toàn cầu. Bộ trưởng Thương mại Todd McClay được Radio New Zealand trích lời nói dù có những rào cản nhưng New Zealand sẽ cho chính phủ mới của Mỹ thời gian để hoàn toàn xem xét nghị trình thương mại.

TPP phải có ít nhất 6 thành viên phê chuẩn và phải chiếm ít nhất 80% lượng GDP của khối. Với việc Mỹ chiếm 65% GDP của toàn khối, TPP sẽ không có hiệu lực nếu Mỹ không tham gia. Do đó, sau khi ông Trump tuyên bố rút lui khỏi hiệp định này, các thành viên đã ký kết TPP đang có các bất đồng về việc liệu có nên xúc tiến hiệp định thương mại này mà không có sự tham gia của Mỹ.

Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 23/11 cũng đã bày tỏ sự thất vọng trước việc ông Trump rút Mỹ ra khỏi TPP.

Australia, một thành viên tham gia TPP, cũng đang cân nhắc một hiệp định thương mại không có Mỹ. Đầu tuần này, thủ tướng Úc Malcolm Turnbull nói ông hy vọng ông Trump sẽ thay đổi ý định và ủng hộ TPP hoặc hiệp định này sẽ được duy trì dưới một dạng nào đó theo ý của tổng thống kế tiếp của Mỹ.

Việt Nam được coi là nước sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP nếu được thông qua. Theo đánh giá của các kinh tế gia, TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng 5.4% - tương đương với $6.1 tỷ đô la.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc được VNExpress trích lời nói với các phóng viên trong cuộc họp báo ở Hà Nội hôm 22/11 rằng: “Việt Nam mong muốn tham gia TPP và đã rất nỗ lực.” Ông Phúc cho biết vừa qua có nước đã phê chuẩn hiệp định; với Việt Nam sau khi chủ tịch nước báo cáo kết quả tham dự Hội nghị APEC 2016 và cuộc gặp cấp cao TPP tại Peru, Quốc hội sẽ xem xét cụ thể vấn đề.

Chính phủ Việt Nam đã hoãn phê chuẩn TPP tại kỳ họp Quốc hội vừa kết thúc tại Hà Nội vì muốn chờ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Cũng trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói Việt Nam đã tham gia 12 hiệp định thương mại tự do và sẽ tiếp tục phát triển kinh tế. Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cũng đã nói dù có TPP hay không thì các ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam như dệt may, thuỷ sản và giầy dép sẽ tiếp tục giữ thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.056 giây.