logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 13/12/2016 lúc 10:20:35(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Tiến sỹ Henry Kissinger phục vụ nhiều đời tổng thống Hoa Kỳ

Cựu Ngoại trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, tiến sỹ Henry Kissinger đã có bài phát biểu tại diễn đàn giải Nobel Hoà bình hôm cuối tuần qua bất chấp phản đối từ một số giới ở Oslo, Na Uy.

Ông Kissinger, người được trao Giải Nobel Hòa bình năm 1973 cùng nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam, Lê Đức Thọ, đã dùng bài diễn văn ở Oslo để mô tả tổng thống vừa đắc cử Donald Trump "là tính cách chưa từng có trong lịch sử hiện đại của Hoa Kỳ".

Ông cũng nói cần thận trọng, không nên đánh giá ông Trump qua những lời 'đại ngôn' của ông ta.

Trước diễn đàn mang tên 'Nobel Peace Prize Forum Oslo' (10-11 tháng 12), tại Na Uy và trên thế giới đã có nhiều lời phản đối sự hiện diện của ông Kissinger.

Đơn phản đối ông đến Na Uy đã nhận được ít nhất 7000 chữ ký tính đến ngày 9/12.

Tại diễn đàn, hai cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, Henry Kissinger và Zbigniew Brzezinski có bài phát biểu về Hoa Kỳ và hòa bình thế giới sau bầu cử tổng thống (The U.S. and World Peace after the Presidential Election).

Theo các báo châu Âu, giới phản đối nhắc lại 'các tội ác chiến tranh' của ông Henry Kissinger ở Việt Nam, Campuchia, Đông Timor, và Nam Mỹ.
'Tội ác chiến tranh'

Những người phản đối nói rằng ông Kissinger đã 'đạo diễn' các đợt oanh kích bằng không quân tại Việt Nam và Campuchia nhằm vào thường dân và cũng đứng đằng sau các chế độ độc tài tàn bạo ở châu Mỹ La Tinh trong thập niên 1970 và 1980.

Nay họ đòi đem ông ra xử thay vì mời đến phát biểu tại Diễn đàn Giải Nobel Hòa bình.
uy thế, ông Kissinger, 93 tuổi, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ thứ 56, vẫn đọc bài diễn văn hôm 11/12.

"Ông ta cần bị đưa ra tòa," Herman Rojas, thân nhân của những nạn nhân thời kỳ độc tài Pinochet tại Chile nói với trang NTB.

Phát biểu bên ngoài tòa Aula tại Oslo cùng những người biểu tình khác, Herman Rojas gọi Kissinger là 'tên tội phạm chiến tranh'.

Richard Falk viết trên trang Global Rearch rằng "Kissinger đã dính líu trực tiếp hoặc gián tiếp đến tội ác hình sự của các chính phủ nước ngoài nhằm vào thường dân nước họ..."

"Chính quyền Hoa Kỳ đã tung ra đợt Ném bom Giáng Sinh để gây sức ép lên Hà Nội, và cũng để ủng hộ cho đồng minh tham nhũng ở Sài Gòn thấy là nước Mỹ không từ bỏ họ. Lê Đức Thọ, về phía mình, đã coi việc xấu xa đó (của Hoa Kỳ) làm lý do để không chấp nhận Giải Nobel Hòa bình, trong khi Kissinger thì chấp nhận nhưng cũng không đến dự lễ trao giải," ông Richard Falk viết.
Hết thời chính sách 'Một Trung Hoa'?

Gần đây dư luận phương Tây chú ý đến một cuộc gặp của ông Henry Kissinger với tổng thống đắc cử Donald Trump gần đây.

Được biết sau đó ông Kissinger cũng đã đi Bắc Kinh với tư cách thượng khách của chính quyền Trung Quốc và gặp Chủ tịch Tập Cận Bình.

Nhưng ngay khi ông Kissinger ở Bắc Kinh, ông Donald Trump có cuộc điện đàm với Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn, gây choáng váng cho Trung Quốc.

Được cho là người dàn xếp cho chuyến thăm của Tổng thống Richard Nixon sang thăm Mao Trạch Đông năm 1972, tiến sỹ Kissinger nêu ra định hướng để Hoa Kỳ lại gần Trung Quốc nhằm chống lại Liên Xô.

Sau đó, Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ Trung Quốc và cắt quan hệ với Đài Loan tức Trung Hoa Dân quốc.

Nay thì có vẻ như Donald Trump đang xem xét lại chính sách 'Một Trung Hoa' mà Kissinger và Brzezinski dày công vun đắp.

Theo một bình luận trên AFP (12/12/2016), thì ông Trump "đang thử thách quan hệ với Trung Quốc đồng thời lại ve vãn Nga".
Tin mới nhất từ Hoa Kỳ cho hay cũng hôm 12/12, bà Carly Fiorina, cựu ứng viên tổng thống, đã vào thăm và thảo luận về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ với ông Donald Trump ở văn phòng của ông tại New York.

Trả lời báo chí sau cuộc gặp, bà Fiorina nói hai người đã bàn về cách 'tái khởi động' chính sách ngoại giao của Mỹ.

Bà xác nhận ông Trump và bà chia sẻ quan điểm rằng "Trung Quốc là đối thủ đang lên quan trọng nhất".

Thậm chí bà Fiorina còn tìm cách 'lật ngược' các cáo buộc rằng tin tặc Nga có thể là tác giả các vụ tác động vào bầu cử Mỹ vừa qua bằng câu nói bà và ông Trump "thảo luận cả về vụ tin tặc, không rõ đó là tin tặc Trung Quốc hay chỉ là thứ ai đó nói là từ Nga", theo nguyên văn lời trích của AFP từ Washington DC.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.041 giây.