logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 08/05/2013 lúc 08:53:41(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Phóng viên Không biên giới (RSF) lên án việc công an Việt Nam dùng võ lực chống lại những blogger tham gia cuộc Dã ngoại Nhân quyền hôm 5/5 tại Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, và Nha Trang theo lời kêu gọi của Công dân Tự do trên mạng internet.

Trong thông cáo báo chí ngày 8/5, RSF nhấn mạnh họ rất bất bình khi thấy tình trạng bạo lực không thể chấp nhận này dường như là cách ứng phó tự động và có hệ thống của nhà cầm quyền Việt Nam đối với bất kỳ ai muốn thực thi quyền tự do bày tỏ quan điểm.

RSF kêu gọi chính phủ Việt Nam phải có biện pháp kỷ luật mạnh tay đối với các công an chịu trách nhiệm gây ra tình trạng bạo lực này.

Các buổi Dã ngoại Nhân quyền lần đầu tiên tại Việt Nam hôm 5/5 kết thúc bằng các cuộc bắt bớ, trấn áp tại công viên 30/4 ở Sài Gòn. Nhiều người bị đưa về đồn công an và bị hành hung, trong số này có các blogger Nguyễn Hoàng Vi, Vũ Sỹ Hoàng, Vũ Quốc Anh.

Một vụ hành hung nghiêm trọng tiếp theo xảy ra với gia đình blogger Hoàng Vi hôm 6/5 ngay trước trụ sở công an phường Phú Thạnh, quận Tân Phú khi cô cùng người thân và bạn bè trở lại đòi tài sản bị công an tịch thu trái phép trong vụ bắt giữ hôm trước. Tất cả nạn nhân, đa số là phụ nữ, bị nhóm người thường được mô tả là “quần chúng tự phát” đả thương vào mặt và đầu trước sự chứng kiến của công an mà không hề được can thiệp và bảo vệ.

Bị truy đuổi và bị ngăn không cho vào bệnh viện Tân Phú cấp cứu, nhóm của Vi đã chạy đến Văn phòng Công lý và Hòa bình của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn để tìm sự bảo vệ và được trưởng Văn phòng, Linh mục Đinh Hữu Thoại, tiếp nhận.

Linh mục Thoại mô tả tình trạng của các nạn nhân mà ông tận mắt chứng kiến sau vụ hành hung:
“Tôi chứng kiến cảnh thương tích. Mặt mũi bà Cúc (mẹ Hoàng Vi) bơ phờ, bị phỏng trên tráng. Hoàng Vi bị hoảng loạn tinh thần. Đặc biệt Thảo Chi (em Vi) răng gãy, máu mũi chảy ra lem luốc ướt cả cái áo thun. Anh Thi bị cục u trên đầu rất rõ. Cho nên, chúng tôi phải quyết định đưa đi cấp cứu ở bệnh viện quận 3. Chính tôi đưa đi vì tôi cũng lo sợ trên đường đi có thể an ninh vẫn tiếp tục đi theo quấy rối. Cho nên tôi trực tiếp đưa họ ra bệnh viện quận 3 để cấp cứu.”

Linh mục Thoại đã làm đơn tố giác tội phạm và phản đối hành vi xâm phạm tính mạng công dân, yêu cầu Công an và Viện Kiểm sát thành phố xử lý những kẻ phạm pháp và tiếp tay cho tội ác.

Linh mục Thoại:

“Lãnh đạo Công an hay Viện kiểm sát nhân dân thành phố mà không làm rõ việc này thì người ta sẽ thấy rõ bản chất của xã hội, của chính quyền này là cái gì. Trong hoàn cảnh của Việt Nam không an toàn, sự an ninh của người dân không được bảo đảm, tình trạng vi phạm pháp luật của giới công quyền rất lộ liễu và kéo dài lâu năm rồi. Cho nên khi người dân gặp khó khăn, họ không dám chạy vô những cơ quan bảo vệ dân như công an, mà họ chỉ cảm thấy an toàn khi chạy vô nhà thờ. Nó sẽ phơi bày ra với thế giới bên ngoài một đất nước không an bình. Ngay chính lực lượng bảo vệ dân lại quay qua đánh đập dân, xúc phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của họ nữa.”

Giới hữu trách Việt Nam và hệ thống báo chí do nhà nước kiểm soát trong nước không lên tiếng về sự kiện Dã ngoại Nhân quyền và về việc những người tham gia bị bắt bớ, hành hung.
UserPostedImage
Linh mục Đinh Hữu Thoại.
Blogger Châu Văn Thi, một trong những nạn nhân bị hành hung, nêu thắc mắc về lý do Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc trong khi lại ra tay trấn áp những người tham gia Dã ngoại để trao đổi và tìm hiểu về Nhân quyền, một sinh hoạt lành mạnh và cũng là quyền hợp pháp của con người.

Trong khi đó, các Công dân Tự do tiếp tục kêu gọi mọi người công khai phổ biến Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

Thông báo được loan truyền trên các trang mạng xã hội nói: “Việc thể hiện Quyền Làm Người tại Việt Nam dù ở hình thức đơn giản nhất thông qua một cuộc dã ngoại cũng đã phải đối diện với muôn ngàn khó khăn, trong đó, có cả máu và nước mắt.” Chính vì vậy, nhóm Công dân Tự do đề nghị mọi người hãy cùng nhau quảng bá Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền tại những nơi công cộng vào ngày Chủ nhật 12/5 tới đây.
Source: VOA
song  
#2 Đã gửi : 08/05/2013 lúc 10:47:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới lên tiếng: Công an dùng bạo lực đối với các blogger ở những buổi dã ngoại nhân quyền

Reporters Without Borders (Dân Làm Báo lược dịch) - Các blogger và cư dân mạng tham gia "Những buổi dã ngoại để thảo luận về nhân quyền" nơi công cộng ở một số thành phố Việt Nam vào ngày 05 tháng 5 đã bị tấn công thô bạo bởi công an, nhiều người đã bị giam giữ một thời gian ngắn.


"Chúng tôi kiên quyết lên án hành động bạo lực có chủ ý này của công an đối với những người cung cấp thông tin và chúng tôi đang rất lo âu khi thấy những hành vi bạo lực không thể chấp nhận như vậy có vẻ như là những phản ứng đương nhiên và có hệ thống từ các cơ quan chức năng đối với những nỗ lực cho tự do ngôn luận," Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới cho biết.
"Các nhà chức trách phải có biện pháp kỷ luật cứng rắn, làm gương đối với các nhân viên công an chịu trách nhiệm về vấn đề này."


Tổ chức bằng mạng Facebook, các buổi dã ngoại đã diễn ra tại Sài Gòn, Hà Nội, Nha Trang và các thành phố khác. Tại Nha Trang, bộ phận an ninh công cộng đã nhanh chóng ngăn chặn lối đi đến địa điểm tổ chức trong một công viên. Dây thép gai đã được dựng lên xung quanh công viên và công an đã đánh người tham gia với gậy gộc và thanh sắt.


Một số lượng lớn công an đã có mặt tại Hà Nội nhưng không ngăn cản những người tham gia tụ họp bên cạnh hồ Hoàn Kiếm thuộc trung tâm thành phố.


Phạm Thanh Nghiên, một blogger đang bị quản thúc tại gia ở Hải Phòng sau khi mãn hạn 4 năm tù vào tháng 9 năm 2012, đã cố gắng thể hiện sự ủng hộ với phong trào bằng cách tổ chức một bữa ăn ngoài trời trong khu vườn của mình với mẹ.


Nhưng khi cô bắt đầu đọc lớn bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, cô và mẹ cô bị tấn công bởi các công an đang có nhiệm vụ giám sát cô.


Tại Sài Gòn, các blogger Hành Nhân - Vũ Sỹ Hoàng và Nguyễn Hoàng Vi đã có thể tổ chức một cuộc họp mặt trong một công viên và phân phối các bản sao bằng tiếng Việt của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Họ được phép nói chuyện trong các nhóm nhỏ trong một giờ cho đến khi bị đuổi bởi các nhân viên thành phố thường phục với lý do rằng cần tưới cỏ.


Các nhân viên thành phố đã sử dụng vũ lực khi các bạn trẻ phản đối chuyện phải rời hiện trường. Hành Nhân và Vi đã bị đánh đập và bị bắt giữ. Công an đã giam giữ Vi tại đồn cho đến 3 giờ sáng ngày 6 tháng 5 và tịch thu điện thoại, máy tính bảng của cô mà không có một biên bản nào.


Công an cũng đã đánh đập em và mẹ của Vi là Nguyễn Thảo Chi bị gãy 3 chiếc răng và bà Nguyễn Thị Cúc bị bất tỉnh. Một công an đã dí một điếu thuốc vào trán của bà Cúc. Blogger Vũ Quốc Anh cũng bị bắt giữ, thẩm vấn và bị công an đánh đập.


Các blogger khác như Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị theo dõi từ nhà bởi an ninh để ngăn cản họ tham dự các cuộc tụ họp. Trước đó, Internet và kết nối điện thoại của họ đã bị cắt.

Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới
http://en.rsf.org/vietna...st-08-05-2013,44586.html

Dân Làm Báo lược dịch
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.085 giây.